BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MƠN: PHƯƠNG PHP LN NGHIÊN CU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU
Đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID 19 ĐỐI VỚI SINH VIÊN IUH
Lớp học phần: DHCNTT16C
Nhóm: 4
GVHD: PGS.TS. Trần Nguyễn Minh Ân
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021
0
0
Tieu luan
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
MƠN: PHƯƠNG PHP LN NGHIÊN CU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU
Đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID 19 ĐỐI VỚI SINH VIÊN IUH
Lớp học phần: DHCNTT16C
Nhóm: 4
STT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
2
3
4
5
Đỗ Trung Kiên
Đỗ Trọng Nhân
Lê Huỳnh Đức Huy
Nguyễn Minh Nhật
Đặng Thị Ngọc Lan
19506011
20091441
20081701
20091521
20101361
Chữ ký
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021
0
0
Tieu luan
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
TỔ GIO DỤC HỌC
BẢN CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
(ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CU)
Học kỳ 1 năm học 2021 - 2022
Nhóm: 4
Lớp: DHCNTT16C
Đề tài: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐỐI VỚI SINH VIÊN IUH
Điểm tiểu luận nhóm:
CLOs
Nội dung
Phần
mở đầu
(2)
CL 2
Hình
thức
(0.5)
CL 4
Trích
dẫn và
tài liệu
tham
khảo
(2)
Điểm
Lý do chọn đề tài
/0.50
Mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
/0.50
/0.25
Đối tượng/
phạm vi nghiên cứu
/0.25
Ý nghĩa khoa học
/0.25
Ý nghĩa thực tiễn
/0.25
Dàn ý
/0.25
Nội dung
/1.25
Thiết kế nghiên cứu
/0.25
Phương pháp nghiên cứu
/1.25
Chọn mẫu
/0.50
Bảng khảo sát
/1.00
Diễn đạt/ Chính tả
/0.25
Hình thức trình bày
/0.25
Paraphrasing
/0.75
Tổng
quan tài
liệu
(1.5)
Phương
pháp
nghiên
cứu
(3)
Nhận xét
Ghi nguồn đầy đủ cho
các trích dẫn trong bài
Trình bày trích dẫn trong
bài
Số lượng/ chất lượng tài
liệu tham khảo
Trình bày danh mục
TLTK
/0.25
/0.25
/0.25
/0.50
Tổng điểm (a)
/9.00
Điểm của các thành viên
0
0
Tieu luan
CLO
CLO 4
STT
Họ và Tên
Xếp loại
Điểm quy đổi
(b)
1
Đỗ Trung Kiên
A
/1.0
2
Đỗ Trọng Nhân
A
/1.0
3
Lê Huỳnh Đức Huy
B
/1.0
4
Nguyễn Minh Nhật
B
/1.0
5
Đặng Thị Ngọc Lan
B
/1.0
GV chấm bài 1
Điểm tổng kết (a+b)
GV chấm bài 2
0
0
Tieu luan
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.
Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2.
Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 1
3.
Câu hỏi nghiên cứu:................................................................................................ 2
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu........................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................3
1.
Các từ khóa.............................................................................................................3
2.
Các khái niệm......................................................................................................... 3
3.
Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Trong Và Ngồi Nước....................................5
Chương 2: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP.......................................................................11
1.
Thiết kế và phương pháp nghiên cứu....................................................................11
1.1.
Thiếết kếế nghiến cứu..................................................................................................................11
1.2.
Phương pháp nghiến cứu.........................................................................................................11
2.
Chiến lược chọn mẫu............................................................................................12
3.
Thiết kế công cụ thu thập thông tin.......................................................................13
3.1.
Công cụ thu thậ p thơng tn.......................................................................................................13
3.2.
Quy trình thiếết kếế cơng cụ thu thậ p thông tn..........................................................................13
3.3.
Mô tả công cụ thu thậ p thơng tn.............................................................................................13
4.
Quy trình thu thập thơng tin..................................................................................14
5.
Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu.....................................................................14
CẦU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN........................................................................15
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................15
Chương 2: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP...................................................................15
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................15
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.......................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16
PHỤ LỤC A....................................................................................................................... 18
0
0
Tieu luan
Tên đề tài: ĐNH GI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH
COVID 19 ĐỐI VỚI SINH VIÊN IUH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, đại dịch COVID19 là một vấn đề nổi trội và cấp bách của thế
giới. Dịch bệnh đã gây ra rất nhiều trở ngại, khó khăn về mọi mặt nhất là đời sống và
kinh tế của người dân trên toàn thế giới mà tiêu biểu là đối tượng sinh viên. Theo
nghiên cứu của Jamil 1 “Những gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng
đến mọi quốc gia, cả giàu và nghèo, và sinh viên từ những nhóm thiểu số phải đối mặt
với nhiều thách thức hơn. Ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và dung lượng
băng thông thấp, cơ hội học tập trực tuyến bị hạn chế đáng kể. Các trường cao đẳng
và đại học ở những quốc gia có thu nhập thấp phải vật lộn để triển khai những chương
trình đào tạo từ xa có chất lượng, do thiếu những học giả có kinh nghiệm và thiếu
nguồn lực”. Như vậy đại dịch covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người
dân cả nước nói chung và sinh viên nói riêng. Có thể nói đại dịch đã ảnh hưởng đến
mọi mặt về đời sống, học tập, công việc, định hướng tương lai,… của sinh viên. Vì vậy
ta cần một bài luân văn chi tiết về những khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với
sinh viên nói chung và sinh viên iuh nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính:
-
Đánh giá những tác động của đại dịch coivd 19 đối với sinh viên iuh.
-
Đưa ra các giải pháp phù hợp.
2.2.
Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện mục tiêu chính trên, nhóm đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đối với đời sống xã hội(kinh tế, chính trị,
xã hội,...) của việt nam, thế giới và sinh viên nói chung.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đến môi trường học tập của sinh viên iuh.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đến kết quả học tập của sinh viên iuh.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đến quan hệ xã hội giữa sinh viên iuh và
cộng đồng.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đến cơ hội việc làm của sinh viên iuh.
1
0
0
Tieu luan
-
Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch covid 19 lên sinh viên iuh.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đã đặt ra, nhóm đề xuất các câu hỏi nghiên cứu cho đề
tài như sau:
-
Đại dịch covid 19 ảnh hưởng đối với đời sống xã hội kinh tế, chính trị, xã hội,...)
của việt nam, thế giới và sinh viên nói chung như thế nào?
-
Đại dịch covid 19 tác động đến môi trường học tập của sinh viên iuh như thế nào?
-
Đại dịch covid 19 tác động đến kết quả học tập của sinh viên iuh như thế nào?
-
Đại dịch covid 19 tác động đến quan hệ xã hội giữa sinh viên iuh và cộng đồng như
thế nào?
-
Đại dịch covid 19 tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên iuh như thế nào?
-
Giải pháp nào giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch covid 19 lên sinh viên iuh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài ” Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đối với quá
trình học tập của sinh viên iuh ”, nhóm sẽ tiến hành khảo sát các sinh viên thuộc trường
IUH. Trong đó, đối tượng chính của nghiên cứu là các sinh viên chịu ảnh hưởng lớn bởi
dịch covid 19.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Đánh giá tác động của dịch bệ đại dịch covid 19 đối với môi trường học tập của
sinh viên iuh.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đối với kết quả học tập của sinh viên iuh.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đối với quan hệ xã hội giữa sinh viên iuh
và cộng đồng.
-
Đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đối với cơ hội việc làm của sinh viên iuh.
-
Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch covid 19 lên sinh viên iuh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đã có một số nghiên cứu về đề tài này nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về
đối tượng là sinh viên trường iuh. Nghiên cứu này sẽ đánh giá một cách có hệ thống các
ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến sinh viên iuh từ đó có những đóng góp nhất định vào
2
0
0
Tieu luan
hệ thống tri thức của Việt Nam và thế giới về ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với con
người mà cụ thể là đối với sinh viên.
5.2.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các giảng viên, sinh viên của nhà trường
IUH hiểu biết rõ hơn các tác động của đại dịch covid 19 đối với sinh viên iuh, từ đó đưa ra
các giải pháp nhầm giải quyết hoặc hạn chế những tác động tiêu cực đến sinh viên iuh.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các từ khóa
1.1.
Từ khóa tiếng việt: lý thuyết tác động, mơ hình tác động, covid 19, quan
hệ xã hội, quá trình học tập, kết quả học tập, cơ hội việc làm
1.2.
Từ khóa tiếng anh: impact theory, impact model, covid 19,
public
elationship, study process, learning outcomes, employment opportunity
2. Các khái niệm
2.1. Đại dịch covid 19
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) 2 covid 19 là tên gọi chính thức của bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) - Sars-CoV-2 gây ra, là đại dịch
truyền nhiễm phạm vi toàn cầu. Virus Corona hay Sars-CoV-2 là chủng virus mới, chưa
từng xuất hiện ở người. Nguồn gốc tên gọi từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là
“vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này bên ngoài được bao bọc bởi những chiếc gai,
tương tác với thụ thể trên tế bào trong cơ thể vật chủ theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ
khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng
12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, ban
đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên
nhân”. Sau vỏn vẹn 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona
đã lây lan nhanh chóng, tác động ngày càng nghiêm trọng tới các lĩnh vực y tế, kinh tế, xã
hội. Thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối với tỷ lệ thất
nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
2.2. Sinh viên trường iuh
Sinh viên trường iuh là những người đăng ký vào trường iuh tham gia các lớp
học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo mơn học theo hướng dẫn của
người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào
mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng
chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó.
2.3.
Q trình học tập, Môi trường học tập và Kết quả học tập
3
0
0
Tieu luan
2.3.1 Quá trình học tập
Quá trình học tập 3được định nghĩa là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi
các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cơ, bạn bè và
có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thơng tin khác nhau. Là một q trình lâu dài,
địi hỏi người học phải khơng ngừng nỗ lực, kiên trì để đạt được mục tiêu mình đặt ra. Trên
thực tế để quá trình học tập đạt được hiệu quả cao có rất nhiều yếu tố tố tác động như yếu
tố chủ quan về thái độ trách nhiệm của người học. Ngồi ra cịn những yếu tố khác mà
quan trọng nhất là môi trường học tập.
2.3.2 Môi trường học tập
Theo bài báo của Dino Kinder 4 môi trường học tập được định nghĩa là những tác
động kích hoạt, kích thích học tập từ bên trong và cả bên ngồi. Mơi trường học tập
góp phần quyết định cho sự tập trung vào trọng tâm, vào học tập. Cải thiện cơ sở vật
chất, trang bị hồn thiện mơi trường học tập giúp thoải mãi vui vẻ, tạo nhiều hứng
thú cho học tập. Môi trường học tập là tập hợp của âm thanh xung quanh, ánh sáng,
cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án, phương pháp giảng dạy, … các yếu tố này sẽ góp
phần làm cho mơi trường học tập, thân thiện tốt hơn, hoặc cũng có thể làm xấu đi và
ảnh hưởng tới tâm lý người học.
2.3.3 Kết quả học tập
Kết quả học tập 5được định nghĩa là những kỳ vọng của học viên về những gì họ sẽ có
thể đạt được hoặc hồn thành khi kết thúc q trình giảng dạy trong một khóa học. Kết quả
học tập khơng cho biết các loại hoạt động sẽ được thực hiện trong suốt thời gian của khóa
học, khơng chỉ ra phương pháp luận mà người dạy sẽ sử dụng để giảng dạy chủ đề cho
người học. Kết quả học tập thực sự là kết quả mong muốn dưới dạng những gì giáo viên
mong đợi ở học sinh của họ khi kết thúc giảng dạy trong một khóa học. Các giáo viên ngày
nay viết ra kết quả học tập dưới dạng các động từ có thể đo lường được để tránh bất kỳ sự
nhầm lẫn hoặc hiểu sai.
2.4.
Quan hệ xã hội và cơ hội việc làm
2.3.4 Quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội 6được định nghĩa là những quan hệ giữa người với người được hình
thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn
hóa, v.v... Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau nhưng
khơng phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội. Được hình thành từ tương tác xã hội,
những tương tác này không phải là ngẫu nhiên mà thường phải có mục đích, có hoạch
định, có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mơ hình tương tác. Nói cách khác, các
chủ thể hành động trong mơ hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa
nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần như khơng có ý thức, như thói quen. Hai cá nhân
ngẫu nhiên lần đầu gặp nhau có chào hỏi, trao đổi, trò chuyện nhưng lần gặp sau lại không
nhận ra nhau, hoặc không tiếp tục chào hỏi, trao đổi, trị chuyện thì giữa họ chưa thể coi là
4
0
0
Tieu luan
có mối quan hệ xã hội. Trái lại, nếu như ở những lần gặp gỡ sau các cá nhân đó lại tiếp tục
sự giao tiếp và phối hợp hành động thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Quan
hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được
hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại, v.v... Các tương tác này cịn
có thể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác nhau.
2.3.5 Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm7 được định nghĩa là những gì chúng ta có thể nắm bắt được nhằm giúp
thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt hơn. Cơ hội việc làm là do chính bản thân tạo ra,
do đó phải linh hoạt trong mọi tình huống để có thể nắm bắt cơ hội một cách dễ dàng. Cơ
hội việc làm chỉ đến khi có đủ sự kiên trì và nhẫn nại để tìm kiếm nó.
3. Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Trong Và Ngồi Nước
3.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Mr Dũng và các cộng sự 8 cho thấy chỉ 36% sinh viên cho rằng có
khơng gian riêng tư để học tập trược tiếp và không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn cũng chỉ đạt
20,9%; chỉ 29% sinh viên không bị người nhà làm phiền và cảm thấy thoải mái, tự do đi lại
chỉ chiếm 26,3%. Cùng với những rào cản tâm lý mà sinh viên gặp phải như khó tập trung
hay thiếu động lực trong việc học. Cũng trong nghiên cứu trên cho thấy phần lớn khó
khăn sinh viên gặp phải trong q trình học online đó là về thực trạng internet yếu và
không ổn định.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy 9 đồng thời
cho thấy quá trình tương tác giữa người dạy và người học cũng phần nào cho thấy sự ảnh
hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Cụ thể, chỉ có 11,5% sinh viên cho rằng sinh viên
và giảng viên tương tác tốt với nhau và tỉ lệ cho rằng thầy cô giáo dạy sinh động và thu hút
nhue trên lớp chỉ chiếm 26,7%. Nghiên cứu trên cho thấy sinh viên đang gặp khó khăn
trong việc học trực tuyến như là môi trường học tập không tốt và sự tương tác thấp của
sinh viên với giáo viên trong quá trình học là những khó khăn mà sinh viên gặp phải
trong quá trình học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh covid-19.
Theo kết quả nghiên cứu về sự tác động của Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của
sinh viên ĐHQG-HCM10. PGS.TS Nguyễn Phương Thảo, Trưởng nhóm nghiên cứu cho
biết đối với thanh thiếu niên nói chung và sinh viên nói riêng, dịch bệnh Covid-19 đã và
đang là mối lo ngại hàng đầu, ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm thần. Kết quả khảo sát cho
thấy, trong các áp lực tâm lý mà sinh viên phải chịu thì vấn đề được ghi nhận cao nhất với
65,1% sinh viên là áp lực học tập trực tuyến. Vì lý do trang thiết bị và căng thẳng liên
quan đến đại dịch, cả vì sự mất đi môi trường nề nếp của trường học cùng sự hỗ trợ chính
thức hoặc khơng chính thức của nhà trường, cũng như lo lắng về sự an toàn khi phải sống
đại dịch, hồn cảnh khó khăn hoặc nguy hiểm mà sinh viên có xu hướng lo lắng về việc
5
0
0
Tieu luan
này. Ngồi ra, cịn có áp lực tâm thần lớn khác lên sinh viên là: có tới 58,9% sinh viên có
nỗi lo lắng khả năng đóng học phí ; khoảng 27,7% sinh viên có mâu thuẫn với gia đình
trong vấn đề thấu hiểu; hay 27,1% sinh viên làm việc quá sức .
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam11 cho thấy đại dịch covid 19 làm ảnh hưởng rất nhiều
đến sinh viên về cả thể chất lẫn tinh thần. Về mặt thể chất thì khi học trực tuyến quá nhiều
thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mắt, cột sống, hơ hấp…; cịn về mặt tâm lý, làm giảm khả
năng giao tiếp với giảng viên và sinh viên, học trực tuyến kéo dài gây ra áp lực tâm lý cho
sinh viên vì lý do thiết bi, hoàn cảnh, áp lực học tập. Và cũng đã đưa ra những giải pháp để
nâng cao tinh thần học tập cho sinh viên đó là hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện cho các sinh
viên gặp khó khăn. Bên cạnh đó tích cực tun truyền và khuyến khích sinh viên tham gia
các hoạt động của cộng đồng để giảm thiểu thiệt hại về mặt tâm lý mà đại dịch covid 19
gây ra.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thuận12, Chủ nhiệm cấp cao bộ mơn Kinh
doanh Kỹ thuật số Đại học RMIT, đại dịch COVID-19 đã thay đổi mạnh mẽ nhiều hoạt
động hằng ngày, bao gồm cả việc dạy và học. Tiến sĩ Thuận cho biết: Học tập trực tuyến sẽ
là tương lai của bất kỳ nền giáo dục nào. Do đó, nghiên cứu trên hướng tới cung cấp những
hiểu biết sơ bộ về cách các tổ chức giáo dục có thể tạo ra mơi trường học tập trực tuyến
giàu tính hợp tác và thu hút người học. Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên đánh giá cao sự
hiện diện đầy đủ của người dạy. Sinh viên cảm thấy rất tốt khi có thể tương tác liên tục và
hai chiều với giảng viên. Họ cũng cho rằng việc sử dụng hiệu quả và thường xuyên các
công cụ truyền thông xã hội giữa giảng viên và sinh viên, và giữa sinh viên với nhau, là
điều rất cần thiết cho quá trình học tập trực tuyến.
Theo nghiên cứu của Trần Thị Vân Hoa, Phạm thị Huyền, Nguyễn Quỳnh Hoa 13 học tại
trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng rất nhiều đến ngành
giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong bối cảnh dịch covid -19 , ngành
giáo dục đưa ra những giải pháp thăm dò và thận trọng chuyển hình thức đào tạo tập trung
sang hình thức đào tạo không tập trung. Nhiều trường đã chuyển dần từ thế bị động sang
thế chủ động, dịch bệnh covid 19 không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình học tập của
sinh viên. Dù vậy nhà trường và sinh viên cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc học trực
tuyến như học sinh và giảng viên cần thay đổi thói quen học tập, cơ sở hạ tầng chưa đồng
bộ ,thiếu trang thiết bị và cần thời gian để có thể thích ứng với công nghệ và phương pháp
dạy học mới. Bên cạnh đó cũng là một cơ hội cho ngành giáo dục, đó là đẩy nhanh đẩy
nhanh q trình ứng dụng cơng nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nhà trường như
giảng dạy, nghiên cứu khoa học, số hóa học liệu và thông tin quản lý để tiến tới xây dựng
trường đại học thơng minh. Bên cạnh nhưng khó khăn nhiều trường đại học cũng đưa ra
giải pháp như: đầu tư sử dụng thống nhất một phần mêm để đảm bảo về an ninh mạng ;
nhà trường cầ phương án số hóa tồn bộ cơ sở dữ liệu để có thể giảng dạy và học tập, bên
cạnh đó cần có chính sách để có thể hỗ trợ sinh viên học trực tuyến ..v.v
6
0
0
Tieu luan
Theo nghiên cứu Ngơ Thị Lan Anh, Hồng Minh đức 14. Năm 2020 là một năm biến
động cho thế giới cũng như ngành giáo dục. Vì vậy nhiều nhà trường đã chuyển qua
phương pháp học trực tuyến. Nghiên cứu nói về thực trạng học trực tuyến. Lợi ích của
việc học trực tuyến là có thể linh hoạt trong việc học, đơn giản, dễ tiếp cận có thể học mọi
lúc mọi nơi. Bên cạnh đó đào tạo trực tuyến cũng khơng như đào tạo truyền thống như là
giảm sự tương tác của giáo viên với sinh viên, làm thay đổi thói quen học tập, về cơ sở hạ
tầng và giáo trình. Mặc khác, cịn một hạn chế đó là sự thiếu chủ động trong học tập, trong
khi môi trường học tập trực tuyến địi hỏi tính độc lập và tự giác cao. Bên cạnh đó nghiên
cứu cũng chỉ ra những giải pháp để nâng cao chât lượng đào tạo trực tuyến trong các
trường đại học. Để có một mơi trường học trực tuyến tốt thì ngành giáo dục và đào tạo cần
công tác đánh giá và đảm bảo chất lượng học trực tuyến. Vì vậy các trường nên đổi mới
phương thức quản lý sát sao, phát triển nguồn nhân lực, cải tiến phương pháp và nâng cao
chất lượng giảng dạy, cũng như khả năng tiếp cận công nghệ của các giảng viên trong
trường.
Theo Lê Nguyễn Lam Ngọc15, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Quốc tế,
ĐHQG-HCM khó khăn trong học tập và đời sống của sinh viên là.Về học tập, sinh viên
quan tâm nhất đến chất lượng dạy học trực tuyến . Những khó khăn khi học trực tuyến là
chất lượng đường truyền khơng tốt, máy tính trục trặc thiết bị nghe nhìn; ít tương tác với
giảng viên và thành viên trong lớp và mệt mỏi về tâm lýkhi học tập trước màn hình thiết bị
điện tử quá lâu trong nhiều ngày. Điều này vừa ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức
và sức khỏe của sinh viên nhất là sức khỏe tinh thần khi khơng thể trị chuyện trực tiếp như
khi học tại lớp.Về đời sống, có nhiều khó khăn mà sinh viên phải đối mặt. Tình trạng giãn
cách buộc sinh viên phải tuân thủ các quy tắc phịng, chống dịch do đó phải ở tại nhà hoặc
hạn chế đi lại . Cơ hội gặp gỡ thầy cô, anh chị và bạn bè khơng như trước đó. Hoạt động
vốn dĩ rất sôi nổi hằng năm của các câu lạc bộ/đội/nhóm hoặc các buổi giao lưu sinh viên
trong và ngoài trường hầu như tất cả đành phải tạm gác lại. Đây là một thiệt thịi lớn, khi
khơng những việc học bị hạn chế bởi hình thức online mà những hoạt động ngoại khóa
càng bị giới hạn hơn, khơng thể đáp ứng nhu cầu giao lưu, học hỏi và rèn luyện các kỹ
năng xã hội của sinh viên. Đại dịch còn tác động đến cơ hội nghề nghiệp của mỗi sinh
viên, đặc biệt là sinh viên sắp tốt nghiệp. Dịch bệnh làm nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng
cửa ngừng hoạt động hoặc cắt giảm nhân sự, nên nhu cầu tuyển dụng khơng cịn nhiều và
đa dạng như trước, dẫn đến nỗi lo khơng có cơ hội việc làm và thất nghiệp. Dịch bệnh
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công việc làm thêm của một số sinh viên, nhất là là các
sinh viên xa nhà, dẫn đến những khó khăng trong sinh hoạt và chi tiêu hằng ngày. Hơn hết,
vì nhu cầu việc làm để trang trải chi phí cuộc sống mà nhiều sinh viên đã bị lừa đảo tài sản
và sức lao động.
3.2.
Nghiên cứu ngoài nước
Theo nghiên cứu của Sneha Gautam, Shamsunnahar Setu, Golum Quader Khan,
Md. Badiuzzaman Khan16 đã phân tích về tác động của covid 19 đến sức khỏe, kinh tế và
7
0
0
Tieu luan
môi trường của Bangladesh. Bài viết cho ta biết khái quát về đại dịch covid 19 , các tác
động tiêu cực của covid 19 đối với kinh tế , sức khỏe và mơi trường. Cập nhật tình hình
hiện tại của covid 19 ở Bangladesh. Có các bảng đánh giá về tình hình dịch bệnh tại
Bangladesh. Phân bố dân cư và cách phòng chống dịch bệnh của Bangladesh. Bài viết đưa
ra các kết luận từ các nghiêng cứu trên.
Theo Jamil Salmi1 nghiên cứu về Tác động của COVID-19 đến giáo dục đại học nhìn
từ quan điểm cơng bằng thì đại dịch covid 19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến mọi quốc gia và
sinh viên từ nhóm thiểu số chịu nhiều khó khăn thách thức hơn cả. Cơ hội học tập trực
tuyến bị hạn chế đáng kể ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và dung lượng băng
thông thấp. Các trường cao đẳng và đại học ở các quốc gia có thu nhập thấp khó khăn triển
khai những chương trình đào tạo từ xa có chất lượng, do thiếu thiếu nguồn lực và những
giảng viên có kinh nghiệm.Theo như nghiên cứu cho thấy dịch bệnh covid-19 ảnh hưởng
rất nhiều đến ngành giáo dục và sinh viên trên toàn thế giới.Dịch bệnh covid làm gián đoạn
đến quá trình học tập của sinh viên khi họ phải đối mặt với khó khăn kinh tế, suy sụp tinh
thần. Bên cạnh đó sinh viên vùng sâu, vùng xa còn phải đối mặt với đường truyền internet
yếu. Và cũng theo nghiên cứu đó đã chỉ ra được một vài giải pháp như những chính sách
giảm nhẹ của quốc gia và của trường đại học.
Covid 19 có tác động tiêu cực về nhiều mặt của sinh viên. Theo nghiên cứu của Ms
Dennon 17 thì tác động của COVID-19 đối với sinh viên đại học là rất lớn. Điều đó cho
thấy sự ảnh hưởng rất lớn về nhiều mặt của dịch bệnh đối với sinh viên trên tồn thế giới
nói chung và sinh viên iuh nói riêng. Đại dịch covid 19 đã khiến hàng nghìn trường cao
đẳng và đại học, cũng như các cấp học khác phải đóng cửa trên tồn quốc thúc đẩy việc sử
dụng hình thức đào tạo từ xa ở tất cả các cấp học. Cho đến năm nay, sự thay đổi trực tuyến
của các trường đại học tuy chậm nhưng vẫn ổn định. Trong khi sinh viên đăng ký vào giáo
dục trực tuyến tăng qua từng năm, điều này cho thấy nền giáo dục thế giới đang chuyển
biến và tuy sự chuyển biến này không mang hiệu quả cao nhưng là điều cần thiết và phù
hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại.
COVID19 có tác động rất lớn đến việc học của sinh viên cụ thể, theo nghiên cứu của
Peter Hancock18 thì đại dịch COVID 19 đã làm giảm đáng kể tỷ lệ ghi danh, kết quả học
tập và khả năng tốt nghiệp trung học đúng hạn, theo báo cáo kết quả học tập mới nhất do
Ủy ban Giáo dục Bang Illinois công bố gần đây. Điều này cho thấy sự giảm mạnh của sinh
viên trong học tập. họ gặp phải những khó khăn do covid gây nên.
Theo nghiên cứucủa Simon Burgess và Hans Henrik Sievertsen 19 cho thấy việc
đóng cửa các trường học, cao đẳng và đại học đã làm gián đoạn việc giảng dạy của sinh
viên trên khắp thế giới mặt khác thời gian đóng cửa cũng trùng với thời điểm chấm thẩm
định quan trọng và nhiều kỳ thi đã bị hoãn hoặc hủy bỏ. Điều này cho thấy dịch bệnh đã
8
0
0
Tieu luan
gây ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục thế giới mà trong đó sinh viên là thành phần quan
trọng.
Theo dữ liệu mới từ Trung tâm nghiên cứu sinh viên quốc gia Clearinghouse20. Tỷ
lệ nhập học dự kiến sẽ giảm lớn nhất trong lịch sử, điều này đúng với toàn bộ nền giáo dục
đại học với mọi ngành nghề mà trong đó các trường cao đẳng cộng đồng quốc gia giảm
mạnh nhất. Trong lịch sử có mối quan hệ nghịch đảo giữa tuyển sinh đại học cộng
đồng với nền kinh tế và sự sẵn có của việc làm, nhưng điều đó dường như khơng cịn chính
xát trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và sự phục hồi. Để chống lại sự thay đổi rất lo ngại
này, các trường cao đẳng cộng đồng đang thực hiện nhiều bước đổi mới để phục vụ sinh
viên tốt hơn. Khi nhiều sinh viên nhận thấy mình phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe,
việc làm hoặc nhà ở của bản thân hay gia đình, các trường cao đẳng cộng đồng trên khắp
Hoa Kỳ đã tăng cường hỗ trợ các nhu cầu đó của sinh viên thông qua tài trợ của tiểu bang
và liên bang.
Theo Times Higher Education (THE)21, khảo sát năm nay cho thấy 25% sinh viên
Vương quốc Anh khơng hài lịng với chất lượng các khóa học, tăng đáng kể so với 17%
năm ngối. Trong đó, các sinh viên theo học các ngành nông nghiệp, kiến trúc, nghệ thuật
biểu diễn, nghệ thuật sáng tạo giảm mức độ hài lòng rất mạnh so với năm trước. Điều này
phản ánh khó khăn mà các khóa học thực hành này gặp phải khi chuyển sang học từ xa do
ảnh hưởng của đại dịch. Khảo sát năm nay bổ sung những câu hỏi dành riêng cho việc học
tập, nghiên cứu trong bối cảnh đại dịch Covid 19. Cho thấy 20% sinh viên khơng đồng
tình với các giải pháp trường học cung cấp, biện pháp giãn cách xã hội và cơ hội đào tạo từ
xa cho sinh viên. Khảo sát cũng cho thấy các nguồn tài liệu học tập cho sinh viên bị hạn
chế đáng kể trong năm qua. Chẳng hạn về cơ sở, 28% sinh viên công nghệ thông tin cho
rằng chúng không hỗ trợ tốt cho việc học, tăng 11% so với năm ngoái. Tỷ lệ sinh viên cho
rằng tài nguyên thư viện không đủ để hỗ trợ việc học cũng tăng, lên 25% so với 13% năm
trước. Điểm số khơng hài lịng đối với việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần là một trong những
mức cao nhất với 42% không cho rằng trường đại học hoặc cao đẳng đã làm đủ để hỗ trợ
sức khỏe tinh thần cho họ trong suốt đại dịch.
Theo nghiên cứu của Elizaneth Agyeiwaah, Frank Badu Baiden và Emmanuel
Gamor và Fu-chieh Hsu22 nói về mặt tích cực của việc học trực tuyến rất linh hoạt và dễ
tiếp cận trong thời đại cơng nghệ dể có thể giảm thiểu thiệt hại của covid 19 gây ra. Đồng
thời cũng nêu ra những khó khăn trong việc học trực tuyến như là mạng internet yếu hay
chưa thích nghi được với cơng nghệ và cơng cụ để học trực tuyến. Nghiên cứu còn tạo ra
bảng khảo sát để nói về mức độ hài lịng trong việc học trực tuyến của sinh viên và cho
thấy yếu tố ảnh hưởng đến đa số sinh viên đó là sự hấp dẫn và kích thích, theo sau đó là sự
đổi mới và thích nghi và sự tin cậy.
Bài viết được trích từ tạp chí radiography. Theo nghiêng cứu của N.R. Chandrasiri,
B.S. Weerakoon23. Bài viết mở đầu là phần giới thiệu về mục đích của nghiên cứu này là
9
0
0
Tieu luan
để xác định nhận thức của sinh viên Đại học Khoa học Sức khỏe Đồng minh đối với việc
học trực tuyến trong thời gian bùng phát COVID 19. Tiếp theo bài viết đưa ra các phương
pháp, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với các sinh viên chưa tốt nghiệp của
Khoa Khoa học Sức khỏe Đồng minh, Đại học Peradeniya, Sri Lanka. Một bảng câu hỏi
trực tuyến tự quản lý bao gồm bốn phần để đánh giá thông tin nhân khẩu học; chi tiết của
việc học trực tuyến; các quan điểm và thách thức về học trực tuyến đã được sử dụng để thu
thập dữ liệu. Từ các phương pháp nghiêng cứu , tác giả đưa ra các thông số, kết quả
nghiêng cứu. Và cuối cùng là kết luận Đa số học sinh có nhận thức tích cực đối với việc
học trực tuyến. Học trực tuyến dường như là một chiến lược học tập hiệu quả khi học sinh
được tiếp cận bình đẳng với các cơ sở trực tuyến.
Bài viết được trích từ tạp chí nghiên cứu tâm thần học. Theo nghiêng cứu của
Wenjun Cao, Ziwei Fang, Guoqiang Hou, Mei Han, Xinrong Xu, Jiaxin Dong, Jianzhong
Zheng23 về Tác động tâm lý của đại dịch COVID-19 đối với sinh viên đại học ở Trung
Quốc . Bài viết giới thiệu về covid 19 và tình hình dịch bệnh đang diễn ra. Tác giả đưa ra
các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. nói về mục tiêu và các bước thục hiên phương
pháp nghiên cứu như là: Nghiên cứu dân số và mẫu, cơng cụ đánh giá, phân tích dữ liệu,
cân nhắc về đạo đức,… Bằng phương pháp nghiên cứu trên, nhà nghiêng cứu đua ra các
bảng tính về các vấn đề nghiên cứu như: Mức độ lo lắng của sinh viên đại học trong thời
kỳ đại dịch, Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo lắng của sinh viên đại học khi có dịch,…các
tác giả cùng ngồi lại thảo luận một lần nữa nêu lên vấn đề cần nghiên cứu và thảo luận về
tính đúng sai của phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và đưa ra các kết luận
chính thức về kết quả nghiên cứu, các tuyên bố của tác giả và giới thiệu các tài liệu liên
quan.
Bài viết được trích từ tạp chí nghiên cứu tâm lý khoa học. Theo nghiêng cứu của
Rong ning Chena, Shun-wei Liangb, Yang Pengc , Xue-guo Lia , Jian-bin Chena , Si-yao
Tanga , Jing-bo Zhao23 về Tình trạng sức khỏe tâm thần và sự thay đổi nhịp sống của sinh
viên đại học ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19: Một cuộc khảo sát quy mô lớn. Bài
viết cho ta biết về đại dịch covid 19, nói rõ về các tác động rõ rệt của đại dịch với các
thông số được đưa ra, cùng với đó là các cuộc khảo sát, phỏng vấn để nêu rõ luận điểm của
mình. Họ dùng các phương pháp khỏa sát để chứng minh tác động của đại dịch. Một cuộc
khảo sát cắt ngang được thực hiện giữa 85 trường cao đẳng ở tỉnh Quảng Đông, Trung
Quốc từ ngày 13 đến ngày 22 tháng 2 năm 2020. Cuối cùng với những dữ liệu đã được thu
nạp nghiên cứu phân tích và đưa ra những kết luận cho cuộc khảo sát. Từ các khảo sát trên
các tác giả đưa ra các kết luận. Với các dữ liệu thu thập được từ việc nghiêng cứu cùng với
các công thức phức tạp các tác giả đã phân tích ra các bảng về giới tính, trình độ văn hóa,
địa bàn tỉnh, lớp, tuổi,… Cuối cùng là thảo luận về đại dịch covid 19 với các biến đổi về
mặt xã hội ,kinh tế thế giới trước và sau đại dịch. Cùng với đó là giới thiệu các tài liệu liên
quan
3.3.
Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Thơng qua các nghiên cứu trên, nhóm nhận thấy dù đã có nhiều nghiên cứu về dịch
covid 19, ảnh hưởng của dịch covid 19 đến đời sống con người nói chung và sinh viên nói
10
0
0
Tieu luan
riêng, hay đã có nghiên cứu đề cập tác động của covid 19 đến với nền giáo dục, nhưng chỉ
dừng ở đối tượng sinh viên đại học nói chung hay sinh viên của một số trường nước ngồi.
Do đó sinh viên iuh vẫn là đề tài mới chưa được nghiên cứu, những vấn đề về tác động của
dịch covid đối với sinh iuh vẫn chưa được nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến, phân tích
chuyên sâu và đưa ra giải pháp cụ thể. Vì vậy nhóm đã chọn đối tượng sinh siên iuh để
triển khai nghiên cứu của mình.
Chương 2: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHP
1. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng nghiên cứu định lượng, nghiên cứu cắt ngang, phương pháp thu thập dữ
liệu là khảo sát .
Nghiên cứu định lượng dùng dữ liệu dạng số để lượng - hóa sự biến đổi trong một
tình huống, hiện tượng, vấn đề hay sự kiện; việc phân tích dữ liệu được thực hiện nhằm
đinh lượng độ lớn, số lượng, sự biến đổi của tình huống, hiện tượng, mức độ tương
quan, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Mục tiêu nghiên cứu của nhóm 4 là đánh giá
tác động của dịch bệnh đối với việc học tập của sinh viên iuh, cụ thể là đánh giá tác
động của dịch bệnh đối với đời sống xã hội(kinh tế, chính trị, xã hội..), mơi trường học
tập, kết quả học tập của sinh viên, quan hệ xã hội giữa sinh viên và cộng đồng, cơ hội
việc làm của sinh viên và giải pháp giảm thiểu tác động của dịch bệnh lên sinh viên.
Những điểm mạnh của nghiên cứu định lượng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của
nhóm. Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sự biến đổi của vấn đề dựa trên số liệu, số
liệu sau khi tiến hành nghiên cứu sẽ hỗ trợ tốt nhất và khách quan nhất cho nhóm trong
việc đánh giá một cách khái quát toàn diện những tác động của dịch bệnh đến việc học
tập của sinh viên.
Lựa chọn nghiên cứu cắt ngang vì chỉ thu thập dữ liệu một lần, như vậy sẽ đảm bảo
được quỹ thời gian của nhóm trong hoàn cảnh đa phần tất cả các lớp học phần đã hồn
thành bài thi giữa kì, đang trong q trình giảng dạy kiến thức mới và tổng ôn kiến
thức cũ hoặc tiến hành làm bài tiểu luận để chuẩn bị kết thúc môn.
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng khảo sát sẽ được tiến hành duới hình thức trực
tuyến, cụ thể là dùng biểu mẫu câu hỏi google form. Như vậy sẽ tiện cho việc thu thập
dữ liệu trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, đảm bảo được sự an toàn về sức khỏe
11
0
0
Tieu luan
cho người khảo sát cũng như người tham gia khảo sát, dữ liệu thu thập được xử lý bằng
máy tính nên đảm bảo được độ chuẩn xác nhất định và đáng tin cậy hơn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là đánh giá tác động của dịch bệnh đối với việc học
tập của sinh viên iuh, cụ thể là đánh giá tác động của dịch bệnh đối với đời sống xã hội
(kinh tế,chính trị,xã hội,..), mơi trường học tập, kết quả học tập của sinh viên, quan hệ
xã hội giữa sinh viên và cộng đồng, thu nhập kinh tế của sinh viên và giải pháp giảm
thiểu tác động của dịch bệnh lên sinh viên. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, nhóm xác
định các phương pháp nghiên cứu như sau:
-
Phương pháp lý thuyết: Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
Sử dụng phương pháp phân loại lý thuyết để sắp xếp một cách logic các tài liệu, văn
bản đang nghiên cứu theo từng phương diện, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa
học có cùng dấu hiệu bản chất, cùng xu hướng phát triển. Việc phân loại này giúp các
kết cấu phức tạp trong nội dung của nghiên cứu khoa học dễ nhận biết hơn, dễ sử dụng
hơn cho các mục đích nghiên cứu của nhóm. Nhờ việc phân loại mà các thành viên
trong nhóm tham gia quá trình nghiên cứu phát hiện ra quy luật phát triển của đối
tượng nghiên cứu (cụ thể là sinh viên iuh), sự phát triển của khoa học. Dựa trên những
phát hiện này có thể đưa ra các dự đốn về các huớng phát triển mới của thực tiễn liên
quan đến mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết sắp xếp những
thông tin, dữ liệu đa dạng thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một
hệ thống có cấu trúc chặt chẽ trên cơ sở một mơ hình lý thuyết. Việc hệ thống hóa sẽ
mở rộng và nâng cao sự hiểu biết của các thành viên tham gia nghiên cứu về đối tượng
nghiên cứu. Dựa vào sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu, các thành
viên nghiên cứu có thể xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh hơn. Hai phương pháp
phân loại và hệ thống hóa lý thuyết có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phân loại thì
mang yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại, đồng thời hệ
thống hóa giúp việc phân loại hợp lý và chính xác hơn.
-
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát qua phiếu câu hỏi.
Khảo sát qua phiếu câu hỏi thu thập được nhiều thông tin trong một thời gian ngắn, ít
tốn kém. Kết quả nghiên cứu có thể khái quát hóa cho dân số nghiên cứu do thực hiện
trên số đông. Dù vậy, độ tin cậy của thông tin thu được từ việc khảo sát có thể bị ảnh
12
0
0
Tieu luan
hưởng ít nhiều do người tham gia. Bên cạnh đó, khối lượng thông tin thu thập được
tương đối lớn làm việc xử lý thơng tin địi hỏi nhiều thời gian.
2. Chiến lược chọn mẫu
- Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu xác suất/ ngẫu nhiên. Dân số/ tổng thể nghiên
cứu là sinh viên trường iuh.
-
Chiến lược chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Chia tổng thể nghiên cứu
thành các nhóm nhỏ theo giới tính, khóa, khoa.
-
Kích cỡ của dân số tổng thể là hơn 30000 sinh viên trường iuh. Cách tiếp cận là tiếp
cận bằng hình thức trực tuyến trên các mạng xã hội thông dụng như zalo, messeger,
facebook,...
-
Kích cỡ mẫu được tính theo cơng thức Cochran (1977):
Trong đó n là kích cở mẫu, z=1,96 (độ tin cậy = 95%), tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn
là p= 0.5, sai số e được chọn là 0.05 (độ chính xác là 95%). Vậy kích cỡ mẫu tính
theo cơng thức Cochran (1977) là: n = 384 sinh viên.
3. Thiết kế công cụ thu thập thông tin
3.1. Công cụ thu thập thơng tin
Bảng câu hỏi khảo sát: Có ưu điểm là dễ thực hiện tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại,
khảo sát được số lượng mẫu lớn với độ tin cậy cao. Tuy nhiên sẽ không tiếp cận được
với một số trường hợp đặc thù.
3.2. Quy trình thiết kế cơng cụ thu thập thông tin
Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập và đối tượng khảo sát căn cứ vào
mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.
Bước 3: Xác định nội dung câu hỏi.
Bước 4: Xác định hình thức câu hỏi và câu trả lời.
Bước 5: Xác định cách sử dụng từ ngữ.
Bước 6: Xác định trình tự và hình thức bảng câu hỏi.
13
0
0
Tieu luan
Bước 7: Kiểm tra và hoàn thiện bảng câu hỏi.
3.3. Mô tả công cụ thu thập thông tin
Bao gồm bảng câu hỏi với 15 câu hỏi khảo sát nhằm tìm ra các câu trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu:
-
Đại dịch covid 19 tác động xấu đối với môi trường học tập của sinh viên iuh như
thế nào?
-
Đại dịch covid 19 ảnh hưởng xấu đối với kết quả học tập của sinh viên iuh như thế
nào?
-
Đại dịch covid 19 có tác động như thế nào đối với quan hệ xã hội giữa sinh viên iuh
và cộng đồng?
-
Đại dịch covid 19 ảnh hưởng đối với cơ hội việc làm của sinh viên iuh như thế
nào?
-
Giải pháp nào giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch covid 19 lên sinh viên iuh?
4. Quy trình thu thập thơng tin
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với sinh viên
iuh”, nhóm sẽ tiến hành khảo sát các sinh viên thuộc trường IUH. Trong đó, đối tượng
chính của nghiên cứu là các sinh viên chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch covid 19.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Đánh giá những tác động của đại dịch coivd 19 đối với sinh viên iuh.
-
Đưa ra các giải pháp phù hợp
5. Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu
- Tổng hợp lại các dữ liệu thứ cấp đã thu được.
-
Tổng hợp kết quả thu được từ bảng khảo sát.
Xử lý các kết quả thu được và tiến hành phân tích.
Đánh giá được các tác động của đại dịch covid 19 lên sinh viên iuh.
Đề xuất các giải pháp phù hợp để giải quyết các tác động của đại dịch lên sinh viên
iuh.
14
0
0
Tieu luan
CẦU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ có 3 chương chính với nội dung như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2. Các lý thuyết nền
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: NỘI DUNG – PHƯƠNG PHP
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả
3.2. Thảo luận
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CU
Nghiên cứu sẽ được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2022.
Thời gian (tuần)
TT
Nội dung thực hiện
1
Tìm và nghiên cứu tài liệu liên
2
3
quan dến đề tài nghiên cứu
Viết phần tổng quan tài liệu
Viết phần nội dung và phương
4
5
pháp
Viết phần kết quả và thảo luận
Hoàn thành và công bố nghiên
1
cứu
15
0
0
Tieu luan
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12