ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐỐI VỚI KINH TẾ
VIỆT NAM. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
MÙA DỊCH, NHỮNG CƠ HỘI MỚI VÀ KIẾN NGHỊ.
CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19
ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa
từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền
kinh tế Việt Nam trong năm nay. Dựa trên tình hình hiện tại, chúng tơi tìm
hiểu các tác động tiềm ẩn của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đối với
kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đi đôi với một mức độ đáng kể các yếu tố
không chắc chắn. Cụ thể là, khi xảy ra đại dịch COVID-19, các dự đoán
được kiểm tra lại và điều chỉnh lại mỗi tuần kể từ khi bắt đầu xảy ra đợt
bùng phát đại dịch.
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác.
Do vậy, các kịch bản và dự đoán liên quan đến các tác động đối với kinh tế
Việt Nam cũng tương quan với các tác động đối với kinh tế của các nước
khác sau đợt bùng phát đại dịch COVID-19.
Chúng tôi hy vọng ấn phẩm này có thể giúp các doanh nghiệp chuẩn
bị, đối phó và vượt qua mơi trường đầy rủi ro và biến động.
Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng
trong năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo rơi
vào suy thối. Tuy nhiên, có những dao động đáng kể trong các dự báo hiện
tại, nhấn mạnh những yếu tố khơng chắc chắn đáng kể vẫn có khả năng xảy
ra trong tháng 5/2020.
Sau khi gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, một đặc điểm đáng chú
ý của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua là mối liên kết lớn mạnh và
ngày càng tăng với các nền kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư.
Hai trong số những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế trước đó là: (1) mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và (2) khả năng
xuất khẩu của cả nước. Hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nhắm
vào các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu và Vương
quốc Anh.
Kết quả Quý 1 cho đến nay đã hiển thị kết quả hỗn hợp. Việt Nam
dường như có khả năng duy trì tổng mức xuất khẩu đến các thị trường xuất
khẩu trọng yếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng sẽ thấy tác động mạnh
mẽ hơn trong Quý 2 và Quý 3, vì những số liệu Quý 1 này chưa phản ánh
bất kỳ sự suy thoái nào trong nền kinh tế nói chung hoặc tiêu dùng ở Hoa Kỳ
và ở Châu Âu.
Các dự báo gần đây nhất từ WTO, tháng 4 năm 2020, dự báo sự sụt
giảm chưa từng thấy trong thương mại tồn cầu, theo đó giá trị nhập khẩu
của Hoa Kỳ và Châu Âu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Các báo cáo ngành gần đây dự báo sự sụt giảm chưa từng thấy trong
tiêu dùng: (1) giày dép và may mặc; và (2) điện thoại / thiết bị điện tử tiêu
dùng liên quan khác vào năm 2020. Hầu hết các kịch bản cho hai ngành này
hiện dự kiến sẽ còn giảm trong Quý 2 và Quý 3 của năm 2020, với sự phục
hồi dần đến mức nhu cầu trước khủng hoảng COVID-19 vào cuối năm 2020
và vào Quý 1 năm 2021.
Mặc dù Quý 1 của năm 2020 chỉ cho thấy một tác động nhỏ và hạn
chế đối với nền kinh tế Việt Nam, nhưng điều tồi tệ nhất có thể ở phía trước
trong Q 2 và Q 3, vì: (1) nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu
chính dự kiến sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm chưa từng thấy; và (2) sẽ có sự
cạnh tranh tăng cường từ Trung Quốc, với việc Trung Quốc sẽ dần trở lại
kinh doanh bình thường trong quý 2. Cả hai yếu tố này đều đặt ra những mối
đe dọa đáng kể đối với cán cân và thặng dư thương mại của Việt Nam cho
năm 2020, và trên lộ trình dần trở lại tình hình trước khi bùng phát COVID
19.
*. Trên 10 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng do COVID-19:
Ngày 21/4, Tổ chức Lao động quốc tế công bố báo cáo báo cáo nhanh
về tác động của COVID-19 tới thị trường lao động Việt Nam, phân tích tác
động theo lĩnh vực kinh tế và ước tính quy mơ việc làm bị ảnh hưởng.
Với hai kịch bản tác động được xây dựng, ILO ước tính đến cuối quý
II, khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 đến 10,3 triệu lao
động, do giảm số giờ làm, giảm lương, hoặc trong trường hợp xấu nhất là
mất việc.
Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng do họ không được tiếp cận các mạng lưới bảo trợ xã hội do Nhà nước
chi trả.
Lao động dễ bị tổn thương đặc biệt có nguy cơ phải đối diện rủi ro về kinh tế
do họ phần đông làm các cơng việc phi chính thức với mức lương thấp và
nhiều khả năng họ khơng có tiền tiết kiệm. Phụ nữ chiếm số đông trong hầu
hết các lĩnh vực phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh của các hoạt động kinh
tế.
Mức độ tổn thất về sinh kế sẽ phụ thuộc vào diễn tiến của dịch bệnh và các
biện pháp kiểm sốt dịch bệnh do Chính phủ Việt Nam và các nước khác áp
dụng. Khó có thể dự đốn được diễn biến của cú sốc do dịch bệnh COVID19 gây ra bằng cách so sánh với các cuộc khủng hoảng khác trong quá khứ
do tính chất khủng hoảng này chưa từng có tiền lệ.
Các quốc gia đều cảm thấy mình đang đứng trong một tình thế chưa
bao giờ gặp phải, vừa áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để kiểm soát dịch
bệnh vừa tự điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm vốn có và kinh nghiệm học hỏi
được từ các quốc gia khác.
Khi ILO thực hiện báo cáo nhanh này, Việt Nam đã nới lỏng biện
pháp cách ly xã hội ở một số khu vực trên toàn quốc được khoảng 1 tuần.
Việc nới lỏng chưa được áp dụng đối với một số địa phương cũng như Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh, là hai trung tâm kinh tế đơ thị chính của Việt Nam
và các quy tắc giãn cách xã hội vẫn chưa được gỡ bỏ.
Động thái này sẽ giảm nhẹ đôi chút tác động kinh tế từ kênh trực tiếp.
Tuy nhiên, trong khi đó các nước đối tác thương mại của Việt Nam vẫn đang
trong tâm điểm cuộc chiến chống COVID-19.
Một số đối tác xuất khẩu hàng đầu đã gia tăng mức độ nghiêm ngặt
của các biện pháp kiểm soát dịch bệnh kể từ đầu tháng 4. Khó có thể dự báo
được khi nào tác động kinh tế từ kênh gián tiếp sẽ được giảm nhẹ.
Trong trung hạn, ngay cả khi Việt Nam cần lựa chọn gỡ bỏ các biện
pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc, cuộc khủng hoảng (bất kể là trực tiếp
hay gián tiếp tác động đến nền kinh tế) có thể sẽ tác động đến tổng mức tiêu
dùng do phương diện tài chính của người dân đã bị suy giảm, từ đó kéo theo
tác động đến khả năng của cầu trong nước để duy trì nền kinh tế.
IMF đã dự báo hơn 170 quốc gia sẽ chứng kiến mức tăng trưởng kinh
tế âm trong năm 2020 và sẽ được khôi phục phần nào trong năm 2021. Tuy
nhiên, các quốc gia trên thế giới đều đang hành động quyết liệt để hỗ trợ nền
kinh tế.
Ở Việt Nam, Chính phủ đang đưa ra một loạt các giải pháp tiền tệ và
tài khóa để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và bảo vệ thu nhập trong
ngắn hạn. Các đề án để thúc đẩy khôi phục kinh tế trong trung hạn và dài
hạn cũng đang định hình.
Khi cuộc khủng hoảng y tế được kiểm soát, các nhà lãnh đạo Việt
Nam sẽ chuyển trọng tâm sang giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế cũng
theo cách quyết liệt như trên mặt trận y tế.
Nhiệm vụ này mang phạm vi rất rộng, nên cần phải có sự đồng bộ về
giải pháp chính sách, bao gồm: các biện pháp kích thích nền kinh tế và việc
làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập trong những tháng tới; bảo
vệ người lao động tại nơi làm việc; và đưa ra giải pháp dựa vào đối thoại xã
hội.
Việt Nam đã giải quyết cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến COVID-19 một
cách quyết liệt và mạnh mẽ, và quan trọng nhất là với mục tiêu bảo vệ tất cả
mọi người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Cách tiếp cận đó cần phải được áp dụng để giải quyết các thách thức
về kinh tế, xã hội và thị trường lao động. Đây là thời điểm quan trọng phải
đảm bảo rằng phản ứng chính sách kinh tế - xã hội được xây dựng một cách
bao trùm, dựa trên tham vấn ba bên (Chính phủ, người sử dụng lao động và
người lao động), và có thể tác động tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất
trên thị trường lao động.
Thời điểm khó khăn này tạo cơ hội cho Việt Nam để thiết lập nền tảng
cho con đường tăng trưởng tồn diện hơn, khơng để ai bị bỏ lại phía sau, khi
công cuộc hồi phục bắt đầu được thực hiện.
CHƯƠNG 2:
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN TÌNH HÌNH
LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN.
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid19) bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế
thế giới năm 2020. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo
tăng trưởng toàn cầu ở mức -4,2% trong năm 2020, điều chỉnh tăng 0,3 điểm
phần trăm so với dự báo đưa ra trước đó vào tháng 9.
Theo báo cáo Triển Vọng Việc làm và Xã hội châu Á – Thái Bình
Dương 2020 của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tính hậu quả về kinh
tế mà đại dịch Covid-19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm
trong năm 2020. Tổn thất về thời giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng
triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi
các quốc gia trong khu vực khơng tạo được việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp
có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% – 5,7% trong năm 2020.
Số liệu về tình hình lao động việc làm cho thấy, tình trạng thất nghiệp
quý IV đã có dấu hiệu giảm đáng kể so với quý III tại một số quốc gia trên
thế giới như Canada, Mỹ, Trung Quốc với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11
năm 2020 tương ứng là 8,5%; 6,7%; 5,2%[1].
Ở trong nước, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19,
nhưng nhờ có các biện pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp, những
chính sách quyết đốn nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm kinh tế, nền kinh
tế Việt Nam có sức chống chịu và phục hồi đáng kể, từng bước hoạt động trở
lại trong điều kiện bình thường mới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý
IV ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của
quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020; GDP năm 2020 tăng 2,91%.
Trong quý IV, những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch
Covid-19 đều có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. So với quý trước, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,4%, doanh thu dịch
vụ lưu trú, ăn uống tăng 5,4%. Tình hình lao động, việc làm quý IV năm
2020 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước, tuy nhiên các chỉ số về lao
động, việc làm và thu nhập của người lao động quý IV và cả năm 2020 vẫn
giảm so với cùng kỳ năm trước.
2. Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động việc làm:
Cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi dịch Covid-19
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi
trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc
làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ
giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm
ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với
71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng
với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
3. Lực lượng lao động[2] tiếp tục tăng theo đà hồi phục của quý III năm
2020 nhưng vẫn chưa thể trở về trạng thái ban đầu khi chưa có dịch
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2020 là 55,1
triệu người, tăng 563,8 nghìn người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn
860,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Điều này một lần nữa khẳng
định xu hướng phục hồi của thị trường lao động sau khi ghi nhận mức giảm
sâu kỷ lục vào quý II năm 2020.
Đại dịch Covid đã tác động làm thay đổi xu hướng biến động mang
tính mùa vụ của lực lượng lao động giữa các quý trong năm. Ở các năm
trước, giai đoạn 2016-2019, lực lượng lao động của quý đầu tiên trong năm
ln thấp nhất sau đó tăng dần ở các q sau và đạt mức cao nhất vào quý
IV. Năm 2020, lực lượng lao động bắt đầu giảm ở quý I, sau đó tiếp tục giảm
mạnh và chạm đáy ở quý II và dần có sự phục hồi vào quý III và quý IV.
Mặc dù có phục hồi nhưng lực lượng lao động đến quý IV năm 2020 vẫn
chưa đạt được trạng thái ban đầu khi chưa có dịch. Số người thuộc lực lượng
lao động trong quý này vẫn thấp hơn quý I gần 200 nghìn người.
So với quý III năm 2020, lao động quý IV ở khu vực nông thôn có dấu
hiệu phục hồi nhanh hơn lao động ở khu vực thành thị, trong khi đó tốc độ
phục hồi của lao động nam đã đuổi kịp tốc độ hồi phục của lao động nữ. So
với quý trước, lực lượng lao động tại khu vực nông thôn tăng 1,4%, cao hơn
1,1 điểm phần trăm so với mức tăng của khu vực thành thị; lực lượng lao
động nữ và lực lượng lao động nam cùng tăng 1,0%.
Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,6
triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Trong giai đoạn 20162019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng 0,8%. Nếu lực lượng lao
động năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và khơng có
dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,6 triệu lao động. Nói cách
khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động
của 1,6 triệu người.
CHƯƠNG 3: DỊCH COVID 19 ĐÃ ĐẨY NHIỀU LAO ĐỘNG VÀO
TÌNH TRẠNG KHƠNG CĨ VIỆC LÀM VÀ BUỘC PHẢI TRỞ THÀNH
LAO ĐỘNG CĨ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC.
Trong quý IV năm 2020, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là gần
54,0 triệu người, giảm 945 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó,
lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 17,6 triệu người, giảm 90,2
nghìn người; ở khu vực nơng thơn là 35,9 triệu người, giảm 854,3 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù số lao động có việc làm quý IV năm 2020 tăng mạnh so với 2
quý trước nhưng do sự giảm sâu của lực lượng này trong quý II đã khiến số
lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tính chung cả
năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc là 53,4 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với năm 2019 (tương ứng
giảm 2,36%). Biến động này hoàn toàn trái ngược với xu hướng tăng việc
làm hàng năm giai đoạn 2010-2019. Trong giai đoạn này, số lao động có
việc làm liên tục tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng hơn 600 nghìn
người. Mức giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng
xảy ra trong suốt một thập kỷ qua. Trong số 1,3 triệu người bị đẩy vào tình
trạng khơng có việc làm nói trên, có 51,6% người là phụ nữ và đa phần họ
đang ở trong độ tuổi lao động (76,2%).
Quý IV năm 2020 có 20,9 triệu lao động có việc làm phi chính thức [3],
tăng 233 nghìn người so với quý trước và tăng 338,4 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức q IV năm
2020 là 56,2%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2020, số lao động có việc làm phi chính thức là
20,3 triệu người, tăng 119,1 nghìn người, số lao động có việc làm chính thức
là 15,8 triệu người giảm 21,1 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động
có việc làm phi chính thức năm 2020 là 56,2%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm
so với năm 2019.
Tình trạng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng cao trong
năm 2020 trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây.
Trong giai đoạn 2016-2019 trước khi dịch Covid-19, bình qn lao động
chính thức tăng 5,6%/năm, lao động phi chính thức tăng 3,6%/năm. Tốc độ
tăng lao động chính thức cao gấp 1,6 lần tốc độ tăng lao động phi chính thức
kéo theo tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức giảm dần qua các năm.
Tuy nhiên đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã khiến nền kinh tế gặp phải
nhiều khó khăn, các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp
trong đó có cả các biện pháp tinh giảm lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên,
…), tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động.
Điều này làm số lao động chính thức giảm và số lao động phi chính thức
tăng dẫn đến tình trạng tăng trở lại tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức
trong năm 2020 sau nhiều năm liên tục giảm.
Rõ ràng, đại dịch Covid đã tước đi cơ hội có việc làm chính thức của
người lao động, khiến một phần trong số họ khơng tìm được việc làm mới,
một số khác phải chuyển sang làm các cơng việc phi chính thức không ổn
định, thiếu bền vững.
1. Đại dịch Covid-19 không chỉ tước đi cơ hội có việc làm chính thức
của nhiều người lao động, Tuy nhiên tình trạng này đã được cải thiện hơn
trong quý IV năm 2020.
Tính riêng quý IV năm 2020, cả nước có 902,2 nghìn lao động trong
độ tuổi thiếu việc làm, cao hơn nhiều so với các quý năm 2019. Tuy nhiên,
so với các quý đầu năm 2020, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
đã giảm mạnh, từ 3,08% trong quý II xuống còn 2,79% trong quý III và đạt
1,89% trong quý IV. Điều này chứng tỏ, mặc dù vẫn chịu tác động tiêu cực
của đại dịch Covid-19 nhưng thị trường lao động Việt Nam đã có những thay
đổi tích cực, đặc biệt trong những tháng cuối năm khi nhu cầu lao động tăng
lên phục vụ yêu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ dịp lễ, Tết cuối năm.
Tính chung năm 2020, số lao động trong độ tuổi thiếu việc làm là gần
1,2 triệu người, tăng 456,7 nghìn người so với năm 2019. Tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi là 2,51%, trong đó khu vực thành thị là
1,68%; khu vực nông thôn là 2,93% (năm 2019 tương ứng là 1,50%; 0,76%;
1,87%).
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2020 ở khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,68%, khu vực công nghiệp và xây dựng là
1,50%; khu vực dịch vụ là 1,74% (năm 2019 tương ứng là 3,45%; 0,43%;
0,87%). Mặc dù khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn có tỷ lệ thiếu việc
làm trong độ tuổi lao động năm 2020 cao nhất nhưng so với các năm trước,
tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong khu vực này đã giảm đi đáng kể (năm
2020: 53,7%, các năm trước khoảng 70%). Rõ ràng, sự bùng phát của đại
dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chứ không chỉ tập trung ở khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản như trước đây.
Đa số những người thiếu việc làm không được đào tạo chuyên môn kỹ
thuật. Lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thiếu việc
làm càng thấp. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2020 của lao động
khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật là 2,87%; sơ cấp là 2,25%; trung cấp
là 1,58%; cao đẳng là 1,52%; từ đại học trở lên là 1,04%.
2. So với năm 2019, thu nhập bình quân tháng của người lao
động năm 2020 giảm ở cả ba khu vực kinh tế
Thu nhập bình qn tháng từ cơng việc của người lao động quý IV
năm 2020 đạt 5,7 triệu đồng, tăng 212 nghìn đồng so với quý trước và giảm
108 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thông thường, nếu không có cú
sốc Covid-19, thu nhập của người lao động quý IV tăng khá cao so với các
quý khác. Quý IV năm 2019, thu nhập của người lao động là 5,8 triệu đồng,
cao hơn quý III năm 2019 hơn 200 nghìn đồng và cao nhất so với các quý
trong năm. Năm 2020, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thu
nhập bình quân tháng của người lao động trong quý IV khơng những khơng
duy trì được mức tăng trưởng như mọi năm mà còn giảm khá mạnh so với
quý I và cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2020, thu nhập bình quân của người lao động là 5,5 triệu
đồng, giảm 2,3% so với năm 2019 (tương ứng giảm 128 nghìn đồng). Thu
nhập của lao động ngành dịch vụ bị giảm sâu nhất, giảm 215 nghìn đồng;
tiếp đến là ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 156 nghìn đồng. Mức
giảm thu nhập của lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng là thấp
nhất, giảm 100 nghìn đồng/người/tháng.
3. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị giảm
so với quý trước nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm giai
đoạn 2011-2020
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là gần
1,2 triệu người, giảm 60,1 nghìn người so với quý trước và tăng 136,8 nghìn
người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động
quý IV năm 2020 là 2,37%, giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước và
tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực
thành thị là 3,68%, giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,78
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý IV năm 2020
cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn
0,31 điểm phần trăm so với năm 2019, trong đó khu vực thành thị là 3,88%,
tăng 0,77 điểm phần trăm. Dù tăng cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị năm 2020 đã không vượt quá 4,0%,
đạt muc tiêu như Quốc Hội đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH-14 về Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu tăng
trưởng GDP và các chỉ tiêu cân đối vĩ mơ khác có thể được xem là bằng
chứng quan trọng về thành cơng của Chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục
tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội.
4. Hiện nay vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ lao động tiềm năng chưa
được khai thác, đặc biệt là lao động trẻ; việc tận dụng nhóm lao động này trở
nên hạn chế hơn trong bối cảnh dịch Covid 19.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho
biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh
tình trạng dư cung về lao động. Trong điều kiện kinh tế phát triển bình
thường, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại. Tỷ lệ này
thường tăng cao khi thị trường chịu các cú sốc về kinh tế – xã hội.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam giai đoạn
2018-2019 dao động ở mức 4,0%. Tỷ lệ này bắt đầu tăng lên khi dịch Covid19 xuất hiện tại nước ta, chiếm 4,6% vào quý I và tăng lên mức 5,8% vào
quý II. Khi các hoạt động kinh tế – xã hội dần được khôi phục vào 6 tháng
cuối năm 2020, tỷ lệ lao động khơng sử dụng hết tiềm năng giảm xuống cịn
5,3% vào q III và cịn 4,3 % vào q IV. Tính chung năm 2020, tỷ lệ lao
động không sử dụng hết tiềm năng là 5,02%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng hơn 614 nghìn người.
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng năm 2020 của khu vực
thành thị cao hơn khu vực nông thôn (5,5% so với 4,8%), của lao động nữ
cao hơn lao động nam (5,5% so với 4,6%). Đa số lao động không sử dụng
hết tiềm năng là những người dưới 35 tuổi (56,5%), trong khi đó lực lượng
lao động dưới 35 tuổi chỉ chiếm 36,6%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn
cịn một bộ phận khơng nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai
thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất
hiện, việc tận dụng nhóm lao động này càng trở nên hạn chế.
5. Người lao động tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch
covid 19 lần thứ 3
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khiến nhiều lĩnh vực như
vận tải, du lịch, dịch vụ vẫn phải loay hoay tìm phương án vượt qua khó
khăn.
Tuy vậy, đối với nhiều lĩnh vực khác, ngay sau Tết, các doanh nghiệp
đã hoạt động trở lại cùng với những tín hiệu tích cực như một số doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, cơ khí, điện tử… tại các khu cơng nghiệp
vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Theo các chuyên gia lao động, đây là thời điểm cần đẩy mạnh công
tác dự báo nhu cầu nhân lực để đảm bảo việc làm cho người lao động, cũng
như tăng tính kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động.
Bức tranh nhiều màu xám
Ngay trước Tết, đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 bùng phát đang có
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội. Thị trường lao
động cũng không ngoại lệ. Theo thông lệ hàng năm, cứ sau Tết, thị trường
lao động sẽ sôi động do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng
mạnh.
Vậy nhưng, năm nay làn sóng dịch bệnh đang khiến cho thị trường lao
động ảm đạm. Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, hiện đã có
hơn 4.700 doanh nghiệp đã hoạt động trở lại với 94,5% người lao động trở
lại làm việc.
Theo đánh giá của Liên đồn Lao động TP Hà Nội, tỉ lệ cơng nhân lao
động trở lại làm việc sau Tết năm nay thấp hơn so với Tết Canh Tý 2020
(trên 98%). Nguyên nhân do tình hình dịch COVID-19 trong dịp Tết và sau
Tết diễn biến phức tạp, nên người lao động cân nhắc thời điểm trở lại Hà
Nội làm việc. Cơ hội tìm việc làm hiện nay khó khăn nên tâm lý công nhân
không "nhảy" việc, chỉ lùi thời gian trở lại công ty.
"Thị trường lao động dần ổn định vào đầu tháng 3. Tuy nhiên, doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải hành khách sẽ tiếp tục gặp
khó khăn do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thời gian người
lao động quay trở lại hoạt động sẽ muộn hơn", ơng Tạ Văn Dưỡng, Trưởng
ban chính sách pháp luật - Liên đoàn Lao động TP Hà Nội thông tin. Tuy
vậy, theo ông Dưỡng, bức tranh thị trường lao động khơng chỉ tồn “gam
màu xám” bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI), cơ khí…
đang hoạt động tại các khu công nghiệp - chế xuất trên địa bàn không bị ảnh
hưởng lớn do họ là các công ty xuyên quốc gia.
Chỉ có các doanh nghiệp gia cơng da giày, dệt may sẽ gặp nhiều thách
thức do đơn hàng từ nước ngồi thường "gối đầu" cuối năm ngối đến gần
Tết năm sau hoặc 6 tháng đầu năm 2021. Nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19 nên "dè chừng" đặt đơn hàng mới.
Theo ơng Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc
làm Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay, ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID19 với những giai đoạn như tháng 2 đến tháng 5, sau đó khơi phục tháng 6,
tháng 7, cuối tháng 7 cũng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, vừa khôi phục
được vài tháng thì lại bước vào giai đoạn dịch đầu năm 2021.
Số liệu cũng như đánh giá nhìn nhận từ cơ quan chức năng cho thấy,
người lao động phải đối mặt với nguy cơ mất việc, giãn việc. Người lao
động làm công ăn lương, điều quan tâm nhất là ln có việc làm ổn định, tạo
ra thu nhập để duy trì cuộc sống bản thân và gia đình, người thân.
“Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, “sức khoẻ” của doanh
nghiệp khơng được ổn định, nếu khơng nói là yếu, rõ ràng với tâm lý chung,
người lao động phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Thời gian qua, Trung tâm
Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp cận với rất nhiều đối tượng lao động. Căn cứ
vào mỗi nhóm đối tượng, chúng tơi vẫn tiếp tục có những hỗ trợ, có định
hướng để làm sao hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm mới, để người
lao động có thể đảm bảo được cuộc sống”, ông Thành cho biết.
Tập trung công tác dự báo thị trường lao động
Theo TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học
lao động xã hội, cuộc khủng hoảng này chắc chắn sẽ còn lâu dài và đặt ra
thách thức, sau đi qua khủng hoảng, những biến động của thị trường lao
động được rất nhiều chuyên gia dự báo là không quay về như cũ. Số người
thất nghiệp, số người bị mất việc làm sẽ phải tìm việc làm mới và làm thế
nào để việc kết nối giữa nhu cầu việc làm của một nền kinh tế là thách thức
rất lớn đối với chính sách và kết nối lao động.
“Tơi nghĩ rằng, cần có những chính sách có thể tận dụng các lao động
đang gặp khó khăn để chuyển đổi việc làm, nắm bắt nhu cầu người lao động.
Đặc biệt, kết nối giữa các việc làm hiện hành với các việc làm mới được dự
đoán sẽ phát triển rất nhanh khi kết thúc cuộc khủng hoảng. Đây là lúc cần
phải làm tốt công tác dự báo”, TS Nguyễn Thị Lan Hương đánh giá.
Tập trung vào công tác dự báo thị trường lao động là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm cũng được Cục Việc làm (Bộ LĐ - TBXH) đặt ra trong
năm 2021. Đại diện Cục Việc làm cho biết, sẽ theo dõi, nắm bắt, đánh giá tác
động của dịch COVID-19 để tiếp tục đề xuất, tham mưu cho Bộ, Chính phủ
các chính sách phù hợp; tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm, kết
nối cung - cầu cung cầu lao động và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.
Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết, bước sang quý
IV/2020, thị trường lao động Việt Nam bắt đầu phục hồi, nhiều lĩnh vực cho
thấy tín hiệu tốt, các ngành nghề, lĩnh vực bị đứt chuỗi, bị ngừng việc đã trở
lại thị trường.
Do đó, năm 2021, Cục Việc làm đã chủ động nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp hỗ trợ về tạo việc làm cho thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh
nghiệp, chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn, hỗ trợ tạo việc làm cho
nhóm lao động yếu thế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng và sử
dụng lao động của doanh nghiệp…
CHƯƠNG IV: NGƯỜI LAO ĐỘNGCĨ NHIỀU CƠ HỘI TÌM VIỆC
Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực đến nhiều
mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên với hơn 10 nghìn chỉ tiêu việc làm được
các doanh nghiệp, nhãn hàng lên kế hoạch tuyển dụng, trong có rất nhiều
người lao động đã tìm được việc làm sau phiên giao việc làm trực tuyến kết
nối 6 tỉnh, thành ngày 25/3 đã cho thấy những tín hiệu tích cực từ thị trường
lao động.
Theo các chuyên gia lao động, những tín hiệu tích cực của thị trường
lao động ngay những tháng đầu năm 2021 này là kết quả của việc các hoạt
động sản xuất, kinh doanh được khôi phục. Bên cạnh đó, các cơ quan quản
lý nhà nước cũng đã triển khai các “kịch bản” mới để giữ việc làm đang có,
tạo việc làm mới, giúp người lao động ổn định đời sống.
1.
Thoát cảnh rải hồ sơ xin việc
Là giáo viên dạy tiếng Nhật của một doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, công việc ổn định, thế nhưng chị Nguyễn Ngọc Hoa lại rơi vào cảnh
thất nghiệp từ tháng 6/2020. Chị Hoa chia sẻ, do dịch COVID-19 bùng phát,
các lớp đào tạo tiếng Nhật cho học viên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của
công ty phải tạm dừng, ban đầu công ty vẫn cố gắng giữ chân giáo viên, tuy
nhiên từ tháng 3 đến tận tháng 6/2020 vẫn chưa thể tổ chức lớp trở lại,
không đủ tiềm lực công ty đành phải cho giáo viên nghỉ việc và chỉ giữ lại
đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc
làm Hà Nội.
“Nghỉ việc ở nhà, tơi có đến Trung tâm dịch vụ việc làm đăng ký
hưởng trợ cấp thất nghiệp, đồng thời tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy
nhiên, suốt mấy tháng trời rịng rã tìm việc làm mà khơng tìm được cơng
việc phù hợp.
Cơng việc khơng phải khơng có nhưng phù hợp với chun mơn, thế
mạnh của mình thì lại khơng dễ. Cũng tham gia nhiều phiên tuyển dụng
nhưng phải đến phiên giao dịch việc làm trực tuyến hơm 25/3, tơi mới chính
thức tìm được việc làm. Công việc mới là phiên dịch tại một doanh nghiệp
Nhật Bản tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, sau buổi phỏng vấn trực
tuyến, công ty đã ký hợp đồng lao động, các chế độ phúc lợi cũng khá tốt.
Công việc mới sẽ bắt đầu từ 1/4, sau hơn nửa năm trời thất nghiệp, hiện tơi
cũng đã tìm được việc làm mới”, chị Hoa vui mừng chia sẻ.
Cũng rơi vào cảnh thất nghiệp từ tháng 8/2020, chị Nghiêm Thị Dinh
(Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, công việc trước đây của chị là phụ trách bán
hàng của một nhãn hàng thời trang nước ngồi đặt tại Việt Nam. Cơng việc
có vất vả và thường xuyên phải thay đổi địa chỉ khi công ty mở thêm chi
nhánh mới, tuy nhiên thu nhập ổn định.
Sau gần 8 năm làm việc cho công ty, chị Dinh rơi vào cảnh thất
nghiệp do công ty phải thu hẹp quy mô kinh doanh, nhiều cửa hàng tại các
siêu thị, trung tâm thương mại lớn phải đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19. “Thất nghiệp suốt một thời gian dài nhưng với kỹ năng, chun
mơn của mình để chuyển sang làm được một công việc khác là rất khó,
chính vì thế dù khơng ít lần nộp hồ sơ tìm việc mà khơng nhận được phản
hồi. May mắn là bước sang năm 2021, tình hình kinh doanh của nhiều công
ty đã ổn định trở lại và đã tuyển thêm nhân viên mới.
Sau cuộc phỏng vấn trực tuyến kéo dài nửa tiếng đồng hồ tại phiên
giao dịch sáng 25/3, tôi cũng đã tìm được cơng việc mới tại chuỗi kinh
doanh thời trang phụ kiện trong Trung tâm thương mại Royal City. Tuy
nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công ty yêu cầu nhân viên phải biết đẩy
mạnh kinh doanh trực tuyến, online. Khơng dễ dàng nhưng dù sao cũng đã
thốt cảnh ngồi nhà rải hồ sơ khắp nơi và thấp thỏm chờ đợi”, chị Dinh cho
hay.
Thông tin từ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, tại phiên giao dịch
việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La ngày 25/3, trong hơn 10.187 chỉ tiêu
tuyển dụng của 77 doanh nghiệp và các nhãn hàng có uy tín tham gia đã có
hàng nghìn người lao động được tư vấn cung cấp thông tin việc làm và tham
gia phỏng vấn, trong số đó hơn 1.000 lao động đã trúng tuyển, nhận được
việc làm. Trong đó những ngành nghề có nhu cầu lao động cao nhất là: Bán
hàng, kế tốn, cơng nhân sản xuất, phiên dịch - biên dịch, nhân viên kỹ
thuật…
2.
Hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Hà Nội thể hiện rất rõ qua
con số ước tính, trong quý I/2021, Hà Nội có 30 - 40 nghìn lao động đã tiếp
cận được cơ hội việc làm mới. Đặc biệt, số lượng lao động nộp hồ sơ đề
nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm, số công việc chờ người lao động tăng.
Theo Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội Tạ Văn Thảo, từ
đầu năm 2021 đến nay, trung bình mỗi tháng, hệ thống sàn giao dịch việc
làm trên địa bàn thành phố ghi nhận 4.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp, giảm sâu so với năm 2020 (7.000 người nộp hồ
sơ/tháng). Cũng tại hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội, trung tâm đã
tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 3.000 vị trí việc
làm mới, với mức thu nhập 5 - 25 triệu đồng/người/tháng.
“Số doanh nghiệp tuyển dụng tăng, số lao động tiếp cận việc làm mới
cũng tăng mạnh, điều đó cho thấy thị trường lao động đang thể hiện tích cực
hơn. Bên cạnh đó, tình trạng người lao động “nhảy việc”, bỏ việc diễn ra
nhiều vào quý I hằng năm, nhưng năm nay ít xảy ra cho thấy thị trường lao
động ít biến động. Khơng riêng Hà Nội, mà nhiều địa phương như: Hà Nam,
Bắc Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… tình hình tuyển dụng của các
doanh nghiệp cũng đang tăng mạnh trở lại. Bước sang năm nay, người lao
động đã dễ tìm được việc làm hơn so với năm 2020”, ông Thảo cho biết.
Việc thị trường lao động có nhiều tín hiệu tốt, bên cạnh sự hồi phục
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, còn được đánh giá do
các cơ quan chức năng đã triển khai các “kịch bản” ứng phó linh hoạt. Theo
Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân, để giải quyết việc
làm mới cho ít nhất 160 nghìn lao động trong năm 2021 theo kế hoạch, Hà
Nội đã đặt trọng tâm nâng cao năng lực dự báo cung - cầu lao động và hỗ trợ
phát triển thị trường lao động.
Đầu tiên là đổi mới hoạt động của hệ thống trung tâm tư vấn, giới
thiệu việc làm; ứng dụng cơng nghệ thơng tin để phân tích thị trường lao
động. Từ đó, đưa ra dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng lao động theo từng
ngành, nghề, lĩnh vực, làm căn cứ để tổ chức đào tạo nghề cho phù hợp.
“Về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, Hà Nội tạo điều kiện để
doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo nghề; tiếp cận với các
chính sách ưu đãi nhằm duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình
trạng người lao động bị thất nghiệp. Về phía người lao động, những người
có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm, nếu đủ điều kiện sẽ được ưu tiên
tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi”, ông Dân cho hay.
3.
Nhiều việc làm chờ người lao động
Theo Ban Quản lý các KCN, KCX TP Hồ Chí Minh (Hepza), ngay từ
ngày đầu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (17-2, tức mùng 6 Tết), có hơn 50%
doanh nghiệp (DN) hoạt động trở lại. Đến nay, hầu hết các DN đã đi vào
hoạt động chính thức.
Theo thống kê của Hepza, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số
lượng lao động của khoảng 1.560 DN trong KCN, KCX giảm cịn 276.700
người (giảm hơn 14.920 người). Ơng Hứa Quốc Hưng, Trưởng Hepza cho
biết, trong số 276.000 người lao động đang làm việc tại các KCX và KCN,
có khoảng 60% lượng cơng nhân ở lại ăn Tết tại TP Hồ Chí Minh (những
năm trước khoảng 50%), phần lớn là lao động ở khu vực các tỉnh miền
Trung. “Lý do người lao động ở lại ăn Tết ở TP Hồ Chí Minh tăng là do ảnh
hưởng dịch bệnh, họ bị dừng việc, hỗn việc nên đã về q trước đó”, ơng
Hưng cho biết.
Chính vì có số lượng lớn người lao động ở lại TP Hồ Chí Minh nên mặc dù
dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, nhiều người lao
động chưa trở lại làm việc nhưng các DN vẫn khơng bị động, vẫn có một
lượng lớn người lao động sẵn sàng làm việc ngay từ những ngày đầu năm.
“Để đảm bảo an tồn trước dịch bệnh, Hepza có thông báo cho DN thực hiện
nghiêm túc việc khai báo y tế khi người lao động trở lại làm việc sau Tết và
các DN đã thực hiện nghiêm túc”, đại diện Hepza thông tin thêm.
4.
Người lao động trở lại làm việc sau tết.
Điều đặc biệt của thị trường lao động sau Tết năm nay đó là, mặc dù
khó khăn bởi tình hình dịch bệnh COVID – 19 kéo dài nhưng nhiều DN vẫn
liên tục mở rộng sản xuất. Lý do được giải thích là các nhà đầu tư tin tưởng
vào khả năng chống dịch của Việt Nam và nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng rất
lớn vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết để
được hưởng ưu đãi về thuế.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm nhiều DN đã thi nhau tuyển dụng số
lượng lớn lao động để mở rộng sản xuất. Điển hình, Cơng ty CP Teakwang
Vina (Đồng Nai) có nhu cầu tuyển dụng 3.000 lao động sau Tết; Công ty
TNHH Tech – Link Silicones (KCX Tân Thuận, quận 7) có nhu cầu tuyển
dụng 500 lao động; Công ty Samsung (Khu công nghệ cao TP Thủ Đức)
đăng thơng báo tuyển dụng lao động với các vị trí: lắp ráp linh kiện điện tử
trên dây chuyền sản xuất, hỗ trợ sản xuất...
Ngồi ra, có rất nhiều DN tuyển dụng kèm các thông tin đãi ngộ tốt nhằm
thu hút và giữ chân lao động như: lương cơ bản cộng với trợ cấp tay nghề,
thâm niên, tiền cơm tăng ca, nhà trọ, xăng xe,... Đơn cử, một công ty chuyên
sản xuất, gia công linh kiện, phụ tùng xe ôtô, xe gắn máy hỗ trợ công nhân
tiền nhà trọ 300.000 đồng, chuyên cần 300.000 đồng, mệt nhọc 200.000
đồng...
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường TP
Hồ Chí Minh (Falmi), ngay sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, các DN trên địa
bàn TP Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển dụng khoảng 30.000 lao động. Nhiều
ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng như cơng nghệ thơng tin, chế biến thực
phẩm, xây dựng, vận tải. Trong quý 1 này, cần 70.000 - 75.000 lao động dệt
may – da giày, chế biến thực phẩm, kinh doanh - thương mại... Sang quý 2
và quý 3 cần gần 138.000 - 147.000 lao động, tập trung ở các ngành cơ khí,
hóa chất – cao su – nhựa, cơng nghệ thông tin - điện tử... Sang quý cuối
cùng của năm, thị trường cần gần 72.000 - 77.100 lao động.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết, mặc dù số lượng cơng việc đang
chờ người lao động rất nhiều nhưng tại các trung tâm dịch vụ việc làm, số
người lao động đến tìm việc khơng nhiều. Ngun nhân, các khu vực sản
xuất, đa số nhân lực đã ổn định nên nhu cầu tìm việc hay hiện tượng “nhảy
việc” như các năm trước cũng không cao.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng
gió với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm,
phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Lần
đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm
nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc
làm. Thu nhập bình qn của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các
chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm
phi chính thức đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm
gần đây. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lịng gắng sức
của nhân dân, tình hình lao động việc làm trong những tháng cuối năm 2020
đã được cải thiện đáng kể. Kết quả này góp phần vừa thực hiện mục tiêu
phòng chống dịch vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.
Kết quả Điều tra lao động việc làm các quý năm 2020 cho thấy dịch
Covid-19 đã tác động tiêu cực đến người lao động trong việc tham gia thị
trường lao động và tạo thu nhập từ việc làm. Với diễn biến phức tạp của dịch