Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(Tiểu luận) môn giao tiếp kinh doanh khái quát về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa những vấn đề chung về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.32 KB, 11 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ GIỮA KỲ
MÔN: GIAO TIẾP KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S. Nguyễn Quỳnh Mai
Nhóm: Strangers
Lớp : DHMK16ATT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2021
1

0

0

Tieu luan


Thành viên nhóm STRANGERS
Lớp DHMK16ATT- 422000361114
STT

Họ và tên sinh viên

Mã số sinh viên

1


Phạm Phương Mai

20056471

(Nhóm trưởng)
2

Nguyễn Chí Thành

20056761

3

Lê Hải Nguyệt

20012171

4

Hồ Tấn Hoàng Tuyên

20055161

5

Huỳnh Nguyễn Phương Uyên

20051781

6


Nguyễn Đặng Quốc Thắng

2005771

7

Châu Mai Quỳnh Nam

20096671

8

Trần Thanh Sinh

19494681

9

Lê Thị Thanh Thuỷ

20032131

10

Nguyễn Thị Thuỳ Như

20057111

11


Lê Thị Yến Nhi

20124701

2

0

0

Tieu luan


MỤC LỤC
I/ Khái quát về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa..........................................4
1/ Giao tiếp trong kinh doanh là gì?.............................................................. 4
2/ Mơi trường đa văn hóa là gì?.....................................................................4
3/ Giao tiếp trong mơi trường đa văn hóa là gì?............................................4
II/ Những vấn đề chung về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa...................... 4
1/ Tại sao trong giao tiếp kinh doanh cần phải nghiên cứu về văn hóa?...... 4
2/ Những nét đặc trưng của văn hóa PHƯƠNG TÂY trong mơi trường kinh
doanh là gì?.................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................11

3

0

0


Tieu luan


I/ Khái quát về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa.
1/ Giao tiếp trong kinh doanh là gì?
Giao tiếp trong kinh doanh là hoạt động xác lập và vận hành mối quan hệ
kinh tế, kinh doanh giữa các chủ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định
về lợi ích kinh tế, kinh doanh. Hoặc có một khái niệm khác như: giao tiếp trong
kinh doanh là quá trình trao đổi, tiếp xúc giữa con người với nhau để trao đổi
những thơng tin, thơng điệp tích cực, trao đi và nhận lại những phản hồi giữa
chủ thể nhằm đạt được mục đích.
2/ Mơi trường đa văn hóa là gì?
Theo Từ điển kinh doanh, mơi trường đa văn hóa là một mơi trường làm
việc có nhiều nhân viên đến từ các quốc gia hoặc khu vực khác nhau tham gia
vào quá trình tương tác, mang đến các giá trị, quan điểm kinh doanh khác nhau.
3/ Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa là gì?
Giao tiếp trong mơi trường đa văn hóa là sự tiếp xúc, trao đổi thơng tin, cảm
xúc giữa người với người cùng tồn tại, làm việc trong một mơi trường có nhiều
nền văn hóa khác nhau và nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một vùng
nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.
II/ Những vấn đề chung về giao tiếp trong môi trường đa văn hóa
1/ Tại sao trong giao tiếp kinh doanh cần phải nghiên cứu về văn hóa?
Trong kinh doanh, chúng ta phải làm việc trong những mơi trường văn hóa
khác nhau với những ngôn ngữ, những hệ thống giá trị, những niềm tin và hành
vi ứng xử khác biệt. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ những khách hàng và đối tác
với những lối sống, những qui tắc và những thói quen tiêu dùng hoàn toàn khác
biệt. Những khác biệt này ảnh hưởng đến tất cả các phương diện trong kinh
doanh quốc tế, đồng thời gây cản trở đến việc truyền đạt trực tiếp. Từ đó có thể
suy ra một số lý do mà chúng ta phải tìm hiểu về văn hóa trước để ngăn chặn

những yếu tố gây ảnh hưởng như:
Hỗ trợ quá trình giao tiếp:

4

0

0

Tieu luan


Với sự trợ giúp của công nghệ, hàng ngày chúng ta đang giao tiếp với người
đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên mạng xã hội. Do vậy, việc hiểu biết về
văn hóa của nước họ sẽ giúp đỡ rất nhiều trong quá trình giao tiếp. Kiến thức về
khác biệt văn hóa cũng giúp ta tiếp thu trọn vẹn những nguồn thông tin (sách,
báo đài,…) bằng các ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là phương
tiện giao tiếp mà cịn mang hơi thở văn hóa của khu vực sử dụng ngơn ngữ đó.
Thơng điệp trong một ngơn ngữ đôi khi không được truyền tải trọn vẹn cho
người tiếp nhận nếu họ không hiểu rõ yếu tố văn hóa gắn liền với ngơn ngữ đó.
Giải quyết các xung đột văn hóa:
Việc hồ giải xung đột văn hóa rất cần kiến thức về khác biệt văn hóa. Ngày
nay, xung đột văn hóa diễn ra thường xuyên hơn, một phần vì việc du lịch giữa
các quốc gia đã dễ dàng hơn trước. Giao tiếp online thuận lợi hơn cũng dễ gây
ra xung đột văn hóa, đó là điều khó tránh khỏi. Rào cản ngơn ngữ cũng có thể là
một lý do. Vì vậy ta nên học cách phản ứng bình tĩnh khi xảy ra xung đột, hịa
nhã và khơng nên xúc phạm ngược lại họ, hay “động chạm” với những vấn đề
liên quan đến lịch sử và văn hóa của đất nước họ. Làm vậy chỉ khiến hai bên
thêm căng thẳng hơn. Hai “sai” cộng lại chưa hẳn đã thành một “đúng”.
Học hỏi từ các nền văn hóa khác:

Văn hóa không chỉ bao gồm những nhân tố như âm nhạc hay ẩm thực, mà
còn bao gồm cả những niềm tin và giá trị mà những người sống trong nền văn
hóa đó nắm giữ. Con người là sản phẩm của văn hóa, nhưng văn hóa cũng đồng
thời là sản phẩm của con người. Điều này nói lên rằng chúng ta có thể học hỏi
từ những nền văn hóa khác để cải thiện điểm yếu và củng cố điểm mạnh trong
văn hóa của mình. Tuy nhiên, việc học hỏi từ các nền văn hóa khác cũng cần có
sự cân nhắc. Chúng ta nên biết chọn lọc những nét mới, có giá trị từ văn hóa
nước bạn nhưng cũng phải phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam, không
phản cảm hay đi ngược lại những giá trị đạo đức xã hội.
Tránh được những rủi ro văn hóa:

5

0

0

Tieu luan


“Rủi ro văn hóa” được hiểu là những tình huống hay sự kiện trong đó việc
truyền đạt sai lệch về văn hóa có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong
quan hệ giữa các đối tác từ những nền văn hóa khác nhau. Chúng ta thường phải
đối mặt với rủi ro mắc phải những sai lầm văn hóa có thể gây trở ngại. Sự
truyền đạt sai lầm có liên quan đến q trình giao thoa văn hóa có thể làm hỏng
các thỏa thuận làm ăn, làm giảm lượng hàng bán được và làm xấu đi hình ảnh
của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải nhớ rằng, con người dù ở bất cứ đâu, cũng
sẽ cảm thấy biết ơn nếu bạn đối xử với họ một cách tơn trọng, cố gắng nói bằng
ngôn ngữ của họ, và thể hiện một sự quan tâm chân thành đối với họ.
2/ Những nét đặc trưng của văn hóa PHƯƠNG TÂY trong mơi trường

kinh doanh là gì?
Thời gian
Đúng giờ là yếu tố được tơn trọng hàng đầu trong các cuộc gặp gỡ, các buổi
làm việc ở phương Tây, đặc biệt là các nước phát triển. Các thương nhân
phương Tây rất xem trọng chuyện giờ giấc, luôn đúng hẹn và ít khi trễ giờ trong
các buổi làm việc. Nếu họ hẹn bạn 12 giờ bắt đầu làm việc thì chắc chắn 12 giờ
sẽ bắt đầu. Bởi sự chậm trễ được hiểu là bất lịch sự, thiếu quan tâm, coi thường
khách hàng, đối tác hoặc thể hiện sự kém cỏi trong việc sắp xếp thời gian.
Phong cách làm việc
Văn hố doanh nghiệp phương Tây đề cao cái Tơi, năng lực cá nhân, cá tính
riêng… Con người cá nhân được khuyến khích sống tự do, thẳng thắn, độc lập
khơng chỉ trong suy nghĩ mà trong cả hành động. Bởi họ quan niệm mỗi cá nhân
là một hạt nhân của xã hội, mục tiêu của doanh nghiệp phải gắn liền với mục
tiêu của cá nhân, đem lại lợi ích cho cá nhân. Nhưng đôi khi, chủ nghĩa cá nhân
bị hiểu theo nghĩa tiêu cực ở văn hố phương Đơng, khi chủ nghĩa cá nhân được
nhìn nhận tương đồng với chủ nghĩa vị kỷ.
Phong cách quản lý
Trong thế giới phương Tây, “sếp” cũng là người đi làm kiếm sống như nhân
viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút.
6

0

0

Tieu luan


Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên tương đối bình đẳng. Khi lãnh đạo đưa
ra một vấn đề thì tất cả mọi người phải đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề đó;

đồng thời các nhân viên đều được trao quyền để thực hiện công việc của tổ chức
và tự chịu trách nhiệm về kết quả cho cơng việc của mình. Sự thành cơng của
doanh nghiệp ở phương Tây chủ yếu dựa trên các yếu tố như năng suất làm việc,
tính năng động của các nhân viên,…
Độc lập
Trong văn hóa của người phương Tây, sự độc lập của cá nhân được đánh giá
cao. Sẽ không ngạc nhiên nếu các đối tác phương Tây đến tham dự đàm phán
với một thành viên duy nhất và thành viên này có đầy đủ thẩm quyền để ra mọi
quyết định. Cũng vì thế, khơng q ngạc nhiên khi một doanh nhân phương Tây
cực kỳ khó chịu vì đối tác phương Đơng của mình, sau một tuần đàm phán, lại
tuyên bố “phải gọi điện thoại hỏi sếp ở nhà”. Người phương Tây thường coi
điều này như một sự thiếu tôn trọng trong đàm phán.
Thẳng thắn
Với quan điểm thẳng thắn trong mọi vấn đề, các doanh nhân phương Tây
thường bày tỏ ý kiến một cách trực diện và nêu rõ nhu cầu của mình. Trong
thương vụ làm ăn, họ ln ln quan tâm đến mức lợi nhuận mà thương vụ sẽ
đem lại cũng như phần trăm hoa hồng có được từ lợi nhuận đó.
Sịng phẳng
Trong một cộng đồng, người phương Tây thường có mối quan hệ theo nhóm,
được hình thành dựa trên những nhóm nhỏ hơn. Người phương Tây quan niệm:
“Tơi làm ăn với anh bất kể anh là ai và chúng ta rất sòng phẳng và rõ ràng trong
các hợp đồng”.
Cùng thắng hay thắng – thua
Người phương Tây rất thẳng thắn trong việc biểu hiện cảm xúc ra bề ngồi,
trong lịng buồn thì bên ngồi cũng biểu hiện nỗi buồn. Cạnh tranh trong kinh
doanh không nhất thiết luôn là thắng - thua, trong nhiều trường hợp đó là tình

7

0


0

Tieu luan


huống cùng thắng. Đây là khái niệm mà nhiều doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng:
Từ cạnh tranh trong đối đầu sang cạnh tranh trong hợp tác.
Cấp trên với cấp dưới
Ở phương Tây khoảng cách quyền lực đôi khi rất mỏng manh, điều họ quan
tâm không phải là địa vị của họ trong công ty cao đến mức nào mà là số tiền họ
nhận được từ những gì họ bỏ ra là bao nhiêu.
Xin lỗi
Việc nói “xin lỗi” là chuyện vơ cùng bình thường. Chẳng hạn khi họ vừa
bước vào cửa một nhà hàng nào đó hay trên xe bt, vơ tình chạm phải một
người khác, lúc này chưa cần biết lỗi thuộc về ai, có khi cả hai người đều cùng
lên tiếng xin lỗi. Họ quan niệm xin lỗi là hành vi nhận lỗi về bản thân mình để
tiến tới hịa giải, vui vẻ và khơng chạm tự ái người khác. Xin lỗi là hành vi can
đảm.
Cảm ơn
“Cảm ơn” là một trong những câu nói phổ thơng của xã hội phương Tây.
Vào nhà hàng, bồi bàn đưa thực đơn, khách nói cảm ơn. Vào siêu thị mua hàng,
khách trả tiền xong, người tính tiền nói cảm ơn. Lên thang máy hay trên xe buýt,
khi người này đứng nhích qua một bên cho người kia đứng, người kia nói cảm
ơn. Họ quan niệm mọi nơi, mọi lúc cũng cần nói lời “cảm ơn” để thể hiện sự hài
hòa và vui vẻ.
Văn hóa đổ lỗi
Tinh thần trách nhiệm của họ rất cao. Khi họ lãnh đạo một đất nước, cộng
đồng, cơ quan, đồn thể…thành cơng thì họ hưởng, thất bại họ phải chịu trách
nhiệm chứ khơng đổ lỗi cho bất kì ai.

Cách đặt vấn đề và cách giải quyết
Luôn đi thẳng vào vấn đề, thường coi trọng kết quả sau cùng. Vì vậy, họ sẵn
sàng đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất.
Nghi thức xã giao

8

0

0

Tieu luan


Danh thiếp: dùng để giao dịch, sinh hoạt,... danh thiếp thường để trong túi
áo hoặc trong cặp để thể hiện sự tơn trọng, tránh để trong bóp, túi quần. Khách
ngoại giao thường in mực đen, khách ngoại thường in mực xanh. Danh thiếp
thường không quan trọng đối với người phương Tây, trao danh thiếp cho nhau
không trịnh trọng như người châu Á. Người phương Tây thường chỉ nhìn lướt
qua hoặc thậm chí khơng nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ vào túi. Thói
quen này khơng có nghĩa là người phương Tây khơng tơn trọng đối tác, bởi vì
họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng và thể
hiện tơn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp. Tuy nhiên danh thiếp của đối tác vẫn
được các nhà kinh doanh phương Tây lưu giữ để có địa chỉ liên hệ khi cần thiết,
đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần phải giữ
mối quan hệ.
Trang phục: Ngoài xã hội, nhìn chung người phương Tây ăn mặc thoải mái,
khơng cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên
đường phố, đơi khi khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề
nghiệp chỉ dựa vào quần áo bề ngoài. Tuy nhiên trong công sở hoặc các hội

nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách các doanh nhân phương Tây vẫn mặc
chỉnh tề và đẹp như các nước khác. Khách đến thăm và làm việc thường mặc
com-lê màu thẫm màu và cravat. Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp ít trang
trọng hơn có thể mặc com-lê sáng màu. Doanh nhân nữ thường mặc com-lê với
màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn
là kiểu cách. Một số thương nhân dùng chất lượng giày và đồng hồ đeo tay để
thể hiện mình. Thứ sáu hàng tuần thường là ngày người phương Tây ăn mặc ít
nghi lễ nhất tại các cơng sở. Mặc dù nhìn chung người phương Tây khơng cầu
kì trong ăn mặc nhưng nếu một doanh nhân đến giao dịch mặc một bộ com-lê
quá cũ hoặc nhàu nhĩ chắc chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không hay đối với đối
tác.
Nghi lễ xã giao: Khi gặp gỡ, người phương Tây thường chào hỏi nhau một
cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu.
9

0

0

Tieu luan


Họ ln tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.Trong công
việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lịng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá
người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là
do mỗi người tự đạt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lịng kiên trì
giành được thành cơng. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình,
dịng họ.
Vị trí ngồi tiếp khách: sắp xếp chỗ ngồi giữa khách và chủ như thế nào chủ
yếu phụ thuộc vào tiện nghi trong phòng. Khách đến đàm phán hoặc thảo luận

cơng việc thường được mời ngồi theo hình thức đàm phán - khách ngồi đối diện
với chủ, trong đó trưởng đồn hoặc người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi
ở vị trí chính giữa bên mình. Bàn tiếp khách có thể là hình chữ nhật, bầu dục
hoặc trịn.
Truyền đạt thơng tin
Khi trình bày về quan điểm của bản thân, người phương Tây thường nói
thẳng ngay cảm nhận của họ và quan điểm rõ ràng. Người phương Tây đi thẳng
vào vấn đề để tìm cách giải quyết. Với quan điểm thẳng thắn trong mọi vấn đề,
các doanh nhân phương Tây thường bày tỏ ý kiến một cách trực diện và nêu rõ
nhu cầu của mình.
Quan hệ đồng nghiệp
Sếp Tây là người chỉ đạo và làm việc theo chuyên môn quản lý, lãnh đạo
của họ, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới hoàn toàn dựa trên trách nhiệm
công việc của mọi người.

10

0

0

Tieu luan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình mơn Giao tiếp kinh doanh.
2. />3. o/2017/09/giao-tiep-da-van-hoa-la-gi-va-su-quantrong-doi-voi-doi-song-ngay-nay.html
4. />5. />
11


0

0

Tieu luan



×