Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Tiểu luận) đề tài phân tích tính cộng đồng của văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.79 KB, 14 trang )

5

1

Tieu luan


MỞ ĐẦU

Nước ta là một đất nước có bề dày lịch sử lâu đời gắn liền với những cuộc chiến
đấu oai hùng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ
các cuộc chiến tranh đó, ông cha ta đã cho ra đời và tiếp tục phát huy những giá trị
truyền thống về phong tục, tập quán một cách đa dạng và phong phú nhưng vẫn mang
đậm bản sắc dân tộc, sau đó được giữ gìn và truyền thừa cho con cháu. Chính sự lưu
truyền những nét văn hóa đó đã biến nó trở thành một vẻ đẹp không thể thiếu trong đời
sống tinh thần được khắc sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt. Đồng thời vẻ đẹp
này còn được thể hiện qua sự gắn kết, đùm bọc mang tính cộng đồng của 54 dân tộc
anh em cùng nhau sinh sống trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chính vì lẽ đó, tính cộng
đồng trong văn hóa Việt Nam là một nét đặc trưng khơng thể thiếu trong đời sống tinh
thần, vật chất của dân tộc Việt cũng như là sợi dây liên kết bền chặt tạo nên một khối
đại đoàn kết vững mạnh nơi sản sinh những con người anh hùng dũng cảm của thời đại
Việt Nam.
Với niềm tự hào khi là người con của đất nước và cũng muốn nhiều người biết
đến văn hóa nước mình, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phân tích tính cộng
đồng của văn hóa Việt Nam”.

5

1

Tieu luan




NỘI DUNG

1. Khái niệm và nguồn gốc tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam
1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của bộ mơn Nhân học văn hóa (Cultural anthropology), tính
cộng đồng mang ý nghĩa là sự liên kết, gắn bó với từng nhóm trong một cộng đồng
dân tộc. Khái niệm này của Nhân học văn hóa chỉ sự gắn bó với những nhóm như: Gia
đình, làng xã, tổ chức xã hội, tôn giáo… trong cộng đồng dân tộc lớn. Tuy nhiên ở
Việt Nam, khái niệm cộng đồng mang một ý nghĩa nhân văn, sâu sắc đi liền với quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ xưa đến nay. Có thể hiểu theo nghĩa
thơng thường, tính cộng đồng của người Việt là ý thức, tình cảm gắn bó giữa đồng bào
với nhau và chúng được thể hiện qua những nét đặc trưng về văn hóa như văn hóa ăn,
văn hóa uống và các phong tục tập quán, lễ hội khác.
1.2. Nguồn gốc hình thành tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam
Tính cộng đồng của người dân Việt đã xuất hiện từ rất sớm ngay từ thuở sơ
khai cho đến hiện tại. Tính cộng đồng được thể hiện qua truyền thuyết con Rồng cháu
Tiên khi mẹ Âu Cơ gặp Lạc Long Quân sinh ra bọc trứng có trăm người con giải thích
cho sự ra đời của dân tộc Việt hay qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên tinh
thần đoàn kết của nhân dân trước thảm họa thiên nhiên. Đặc biệt nhất trong số đó là
câu chuyện Thánh Gióng đi liền với hình tượng cây tre của làng xã Việt Nam trong
công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói tính cộng đồng đã đi sâu vào trong
nếp sống văn hóa của người dân ta qua rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ
hơn về sự hình thành đặc trưng văn hóa này, ta trước tiên sẽ xét yếu tố đầu tiên là về
địa lý. Việt Nam là một đất nước hình chữ S trải dài từ Bắc xuống Nam sát với các
đường bở biển và có mạng lưới sơng ngịi dày đặc rất phù hợp cho nền sản xuất nông
nghiệp trồng lúa nước. Chính vì ngun nhân này mà dẫn đến sự hình thành cộng đồng
ở các khu vực đồng bằng nơi có thể canh tác và trồng trọt tạo điều kiện thuận lợi cho
sự giao lưu, trò chuyện giữa người dân với nhau. Thêm vào đó, nước ta lại nằm ở khu

vực có nhiều tài ngun khống sản và có vị trí chiến lược quan trọng nên khơng tránh
khỏi sự dịm ngó của các thế lực xấu xa bên ngồi, thế nên người dân luôn phải mang
tinh thần cảnh giác trước sự nguy hiểm tiềm tàng của các thế lực thù địch và để đối

5

1

Tieu luan


phó kẻ thù, cha ơng ta đã xây dựng nên một hệ thống làng xã liên kết chặt chẽ với
nhau hòng đánh tan âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm.

2. Biểu hiện tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam qua một số hình
thái
2.1. Ẩm thực
Tính cộng đồng trong ẩm thực được thể hiện rõ nét qua ý nghĩa của món ăn hay
việc cả gia đình cùng qy quần bên mâm cơm cùng với nhau.
Ở Việt Nam đặc biệt là vào ngày Tết, chúng ta không thể không nhận thấy được
hai hình ảnh quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong dịp lễ này đó là hình ảnh bánh
Chưng, bánh Dầy vốn dĩ ăn sâu vào trong kí ức của mỗi người dân. Qua sự tích “Bánh
Chưng, bánh Dầy” nó đã thể hiện được một ý nghĩa hết sức nhân văn và có giá trị đạo
đức về cách làm người. Bánh Chưng hình vng tượng trưng cho đất, bánh Dầy hình
trịn tượng trưng cho trời, ngun liệu của loại bánh được làm bằng gạo nếp, mà gạo
nếp là biểu trưng cho thành quả lao động giữa các cộng đồng thành viên bộ tộc sống
cùng với nhau, họ cùng làm, cùng ăn, cùng nhau san sẻ những khó khăn, vất vả. Bên
cạnh đó, hình ảnh chiếc lá xanh bọc ở ngồi và nhân ở trong ruột bánh là đại diện cho
sự chở che, bao bọc của cha mẹ dành cho con cái, cũng như cho lịng biết ơn, kính
trọng các đấng sinh thành. Chính vì ý nghĩa tốt đẹp này, vua Hùng Vương đã quyết

định truyền lại ngôi vua cho Lang Liêu. Những chi tiết đó đã thể hiện được ngay từ
xưa tính cộng đồng đã được phản ánh sâu sắc và xuất hiện từ rất sớm, không những
thế cho đến ngày nay, hình ảnh gia đình sum vầy bên nồi bánh Chưng là một nét đặc
trưng không thể thiếu cũng như hình ảnh những chiếc bánh Chưng, bánh Dầy được đặt
trên những mâm cúng của các dịp lễ như: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương và các lễ hội ở các
vùng địa phương khác của Việt Nam.
Ngồi ra tính cộng đồng còn được thể hiện rõ nét qua những mâm cơm của
người Tày - nhóm người dân tộc sống ở các vùng Việt Bắc. Một nét đặc trưng thú vị
của ẩm thực người Tày là các nguồn lương thực của họ rất đa dạng và phong phú chủ
yếu là đến từ các sản phẩm chăn ni, trồng trọt. Ngồi ra, họ cịn biết nấu nướng
nhiều món ăn ngon hấp dẫn thậm chí có món ăn được kế thừa từ đời ơng cha, có món
tiếp thu từ việc giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em, điển hình như là món: xơi
nếp, cơm lam, cơm tẻ, ngơ bung… và có cả những món giàu chất béo và chất đạm như

5

1

Tieu luan


xào, rán, canh từ thịt. Tuy nhiên điều làm cho ẩm thực người Tày được đánh giá là một
trong những nét đặc trưng thú vị mang tính cộng đồng sâu sắc là do sự hào sảng và ấm
cúng của họ trong các bữa cơm thường ngày. Đối với họ, ăn uống khơng chỉ để ni
sống bản thân mà cịn là thể hiện sự đoàn kết, yêu thương giữa người với người. Đặc
biệt nhất, người Tày ln có ý thức chờ đợi nhau trước bữa cơm, không ai ăn trước mà
chỉ đợi khi đã đơng đủ rồi mới ăn. Họ cịn có một câu tục ngữ: “thíp tua mạ thả ăn
n” (mười con ngựa chờ đợi một cái yên) để ví von rằng mâm cơm mười người mà
còn thiếu một người thì cũng phải chờ đợi. Điều đó nói lên được tính cộng đồng và sự
hịa ái, bình đẳng khơng phân biệt nam, nữ của các thành viên trong gia đình trong

cách ăn uống.
Ngoài những điểm đặc biệt này ra, khi ăn cơm người Tày thường quây quần
bên nhau và căn cứ theo vai vế trong một gia đình: ơng – bà; cha – mẹ; con cái, mà sắp
xếp chỗ ngồi theo thứ tự tính từ phía cửa sổ trở xuống. Và ta thường thấy các món ăn
chính của người Tày bao gồm cơm tẻ, cơm lam, xôi, thịt lợn tái, mắm cá và rất nhiều
món khác tùy theo các dịp lễ quan trọng. Trong bữa ăn hằng ngày của họ thì mâm cơm
thường để ở chính giữa nhà, phía trên bếp sinh hoạt, ngược lại vào mùa hè, họ lại để
mâm ăn ngay khu vực tiếp khách, cạnh cửa sổ chính. Khác với phương Tây, mọi người
đều có phần ăn riêng và độc lập thì người Tày nói riêng và người Việt Nam nói chung
đều chấm chung một chén nước mắm và sới chung một nồi cơm. Chính vì những điểm
như vậy nên người dân tộc Tày rất thích trị chuyện trong khi ăn làm cho khơng khí
của gia đình trở nên ấm cúng hơn. Khi ăn, người Tày luôn nhường nhịn lẫn nhau, họ
luôn dành sự ưu ái cho người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có mang. Đối với họ, đây là
những thành viên cần được ưu tiên những phần ngon nhất. Riêng đối với người cao
tuổi thì thức ăn phải mềm. Do đó người Tày có tục ngữ: "Cầu ké kin khẩu khao, lục
slau kin khẩu xáo, lục báo kin khẩu pay" (người già ăn gạo trắng, con gái ăn gạo giã
dối, con trai ăn gạo xay) để nói lên đạo lý “uống nước nhớ nhớ nguồn”, kính trọng
người già và yêu thương phụ nữ. Tính đạo lý và mang ý nghĩa cộng đồng ấy còn được
thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trong hướng” để nhắc nhở chúng ta khi
ăn phải biết giữ chừng mực và phép tắc, phải luôn chú ý tới những người xung quanh,
ăn uống phải ý tứ, sạch sẽ, phải biết nhường chỗ cho người lớn tuổi.
Có thể nói, thơng qua cách ăn uống và bày biện thức ăn của người Tày, ta đã
cảm nhận được những biểu hiện vơ cùng rõ ràng của tính cộng đồng ảnh hưởng sâu

5

1

Tieu luan



sắc tới văn hóa dân tộc Tày nói riêng mà cụ thể là dân tộc Việt Nam nói chung. Qua
nghiên cứu, ta thấy trong văn hóa Việt Nam, dù là bữa cơm bình thường hay một bữa
cơm vào những dịp lễ quan trọng, người Việt vẫn luôn nghĩ đến cho người khác, ta
luôn san sẻ và nhường những phần ngon để thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn
nhau.
2.2. Phong tục, tập qn
Tính cộng đồng khơng chỉ được thể hiện qua ẩm thực mà còn biểu hiện qua
những phong tục, tập quán lâu đời của các dân tộc anh em sinh sống trải dài khắp vùng
lãnh thổ Việt Nam. Khơng những thế, tính cộng đồng cịn là một nét đặc trưng tiêu
biểu của văn hóa Việt Nam khi chúng xuất hiện rất nhiều ở mọi mặt từ cách ăn uống
cho đến các phong tục, tập quán lâu đời mà cha ông ta đã lưu truyền bao đời nay.
Một trong những phong tục, tập quán độc đáo lâu đời nhất biểu hiện mạnh mẽ
tính cộng đồng khơng thể khơng nhắc đến tục uống rượu cần của đồng bào dân tộc Tây
Nguyên. Nếu như người Việt xưa lấy "miếng trầu làm đầu câu chuyện" thì người Tây
Nguyên coi việc tiếp khách, đãi bạn hiền hay tổ chức các cuộc gặp mặt nhỏ lẻ thậm chí
lớn hơn nữa là đám cưới, cúng bái thì khơng thể nào khơng có rượu cần để đưa
chuyện.
Không giống như người Việt, việc uống rượu, thưởng thức văn hoá rượu chỉ
dành cho người trưởng thành, ở Tây Nguyên, trẻ em vừa lớn sẽ được dạy cho cách
uống rượu cần và tập múa (xoang), chơi các nhạc cụ dân tộc như đàn t’rưng, đàn goog,
đinh tuk, cồng chiêng. Điểm đặc biệt ở đây là các loại nhạc cụ có sự phân biệt trai gái
nhưng rượu cần thì khơng. Rượu cần có khắp ở mọi nơi, rượu có ở trong nhà, ngồi
nương rẫy, thậm chí cất cả kho ngồi rừng. Rượu cần đóng vai trị quan trọng như là lễ
vật kính dâng lên các thần linh, giao tiếp với các đấng siêu hình. Với bạn bè, rượu cần
là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa. Dù sử dụng
trong dịp nào, tục uống rượu cần vẫn là một đặc trưng văn hóa khơng thể thiếu trong
đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Có thể nói, rượu cần tham gia vào mọi hoạt động của người Tây Nguyên, từ
việc tổ chức lễ hội Pơ thi – một lễ hội lớn nhất của đồng bào Tây Nguyên, cho đến các

cặp tình nhân tay cầm hũ rượu hẹn nhau ra các nương rẫy, sông suối rì rầm to nhỏ tâm
sự chuyện vui buồn suốt ngày thâu đêm. Từ những chi tiết trên, ta có thể nhận định,

5

1

Tieu luan


tính cộng đồng trong văn hóa rượu cần ở Tây Nguyên là một nét văn hóa độc đáo và
thú vị khi rượu cần đi vào trong đời sống của người dân một cách đời thường và giản
dị. Họ rất cởi mở trong việc uống rượu, khi tổ chức các lễ hội tạ ơn cho mùa lúa bội
thu, mỗi gia đình Tây Nguyên đem những vò rượu từ mùa lúa năm trước và được ủ
men trên rẫy về làng chung vui. Họ nhảy múa, tụ tập ca hát, nói chuyện tươi cười
nhưng không quên truyền tay cho nhau những ché rượu ngon chứa đựng mối thâm tình
vơ cùng thân thiết. Điều này cho ta thấy được tinh thần tập thể cao của người dân Tây
Nguyên, họ cùng làm, cùng ăn, cùng hưởng với nhau.
Ở mặt khác, người Tây Nguyên uống rượu rất cơng bằng, khi rót hết nước trong
ca, nghĩa là người uống đã uống hết phần rượu của mình, cách rót nước như vậy gọi là
đong “kang”. Cách đong “kang” này cịn thể hiện sự q mến và tận tình của người
mời dành cho người uống. Cách thứ hai để cơng bằng về lượng rượu cho mỗi người,
người rót thường dùng một cành cây gác ngang miệng ché, có nhánh cắm xuống mặt
nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến
đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. Khi nước được đổ thêm bao nhiêu phải uống hết
bấy nhiêu mới chứng tỏ là quý nhau. Người nào uống xong phải cầm cần cho đến khi
có người khác đến uống thì trao cần lại, tránh bng cần sớm vì như vậy sẽ mất tình
đồn kết. Đó chính là biểu hiện của sự bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo của nếp
sống cộng đồng thời xa xưa.
Uống rượu cần là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng, khi đã vào cuộc

vui, rượu cần làm con người xích lại gần nhau hơn và uống rượu là thú vui khơng thể
thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống của đồng bào từ lâu đời. Nó cịn là cầu nối giao
lưu văn hố, tình cảm giữa các dân tộc và trở thành một nhu cầu giao tiếp. Khơng
những thế, uống rượu cần cịn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ xưa đến nay. Ngồi nghĩa vụ với các thần linh,
nó cịn biểu hiện đầy đủ tính tập thể của cộng đồng, lịng mến khách của gia chủ. Khi
uống rượu, nam nữ có thể múa hát, những người già kể chuyện cổ tích, trường ca, sử
thi bên đống lửa và những ché rượu cần.

5

1

Tieu luan


2.3. Lễ hội
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Giống như bao quốc
gia khác trên thế giới, nó cũng có một nền văn hóa mang bản sắc riêng của chính
mình. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt. Một
trong những đặc trưng độc đáo tạo nên một đất nước có chiều sâu lịch sử về văn hóa
khơng thể thiếu lễ hội – một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng sâu
sắc.
Có rất nhiều lễ hội trải dài khắp mọi miền đất nước Việt, rất khó để có thể tìm
một địa phương mà khơng có bất cứ một lễ hội truyền thống nào. Các lễ hội đều mang
cho mình những nét riêng biệt nhưng không kém phần độc đáo chứa đựng tinh hoa dân
tộc đến từ 54 dân tộc anh em cùng nhau lớn lên trên mảnh đất thân thương này. Mặc
dù, mỗi lễ hội sẽ có những ý nghĩa khác nhau, những nghi thức thực hiện cũng trái
ngược nhau. Thế nhưng, nó vẫn phản ánh được các giá trị văn hóa mà cụ thể đó là tính
cộng đồng làng xã - điều tạo nên một Việt Nam đa dạng văn hóa nhưng vẫn giữ được

sự liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc. Nhắc đến những lễ hội cổ truyền Việt Nam mang
tính cộng đồng làng xã ấy thì khơng phải ngẫu nhiên người ta lại chọn lễ hội Lồng
tồng (hội xuống đồng) là một trong những lễ hội xưa biểu hiện manh mẽ nhất tinh thần
cộng đồng. Và cái tinh thần ấy khơng những khơng biết mất mà cịn trở thành di sản
văn hóa quý báu được các thế hệ sau gìn giữ cho đến tận ngày nay.
Hằng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, ở khắp các bản làng của tộc người
Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc lại nơ nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội
Lồng tồng (Lùng tùng, lồng thồng…), hay có tên khác là Oóc tồng, nghĩa là xuống
đồng (lồng là xuống, tồng là đồng). Do đó, lễ hội này cịn được gọi là lễ hội xuống
đồng, một lễ hội mang tính chất nghi lễ nơng nghiệp cổ xưa, mở đầu cho một mùa sản
xuất mới; trong lễ hội cịn có lễ tạ ơn Thành Hồng, Thần Nơng, cầu cho mùa màng
bội thu, gia súc phát triển, con người khỏe mạnh, bản làng yên vui, mọi người, mọi
nhà ấm no, sung túc. Nó mang lại những giờ phút nghỉ ngơi, thanh thản, mọi người có
cơ hội gặp gỡ thăm hỏi, chúc tụng nhau; đồng thời cũng là dịp giao lưu tình cảm giữa
các cô gái, chàng trai sau một năm lao động vất vả. Lễ hội thường được diễn ra sau dịp
Tết, vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo yêu cầu của
từng địa phương mà tổ chức vào những ngày khác nhau và thời gian thường kéo dài
trong 3 ngày. Thơng qua tìm hiểu và nghiên cứu về lễ hội Lồng tồng, ta có thể thấy

5

1

Tieu luan


được tính cộng đồng đặc trưng, rõ nét qua những nghi thức thờ cúng và vui chơi giải
trí. Lễ hội Lồng tồng rất phong phú, đa dạng cả về phần lễ và phần hội, có thể xem nó
như một “Bảo tàng sống”, nói lên các hoạt động đời thường của cộng đồng tộc người.
Không những thế dù là phần lễ hay phần hội của lễ hội Lồng Tông cũng đã nói lên

được cái ý nghĩa quan trọng của ngày lễ này. Phần lễ thể hiện lối sống tập thể của
người dân Tày, Nùng khi họ sống theo những phong tục tập quán cổ truyền những quy
tắc mà làng đặt ra thể hiện được tính cộng đồng làng xã. Phần hội miêu tả khơng khí
sơi nổi và vui nhộn với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong làng và thậm chí
cả khách thập phương với các trị chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném
còn… Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ấy đã trở thành
nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Nùng và các dân tộc khác trong vùng. Tất cả các trò
chơi trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng đồng cao của những người
tham gia. Không cần biết họ là ai, đến từ nơi nào, chỉ cần đến và vui chơi thỏa thích,
chính điều này đã cho ta thấy được sự gắn kết bền chặt, cách sống hịa đồng, gắn bó
tập thể của dân tộc Tày - Nùng cũng như cả dân tộc Việt Nam, họ như hịa mình vào
một lối sống đoàn kết yêu thương lẫn nhau, một lối sống tốt đẹp đã được minh chứng
qua hàng nghìn năm chiến đấu giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt từ xưa đến
nay.
Lễ hội Lồng tồng là một nét sinh hoạt cộng đồng đặc sắc, chứa đựng nhiều
giá trị nhân văn, là nơi tơn vinh văn hóa, phản ánh tâm tư, nguyện vọng người Tày,
Nùng với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm mới nhiều tốt lành. Lễ
hội bao giờ cũng nhộn nhịp, tưng bừng với cờ bay phất phới, áo quần rực rỡ, với
những trò chơi dân gian cuốn hút mê say. Lễ hội Lồng tồng đã mang lại sự gắn bó
đồn kế cùng hướng về nguồn cội, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn khó khăn. Đó là nét
đẹp văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam. Bên cạnh đó, lễ hội cịn là dịp để để mọi
người giao lưu tình cảm, tạo nên mối quan hệ thân thiết, đồn kết, gắn bó cùng chung
tay bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quê hương sao cho khơng trộn lẫn vào
những dịng văn hóa khác.

5

1

Tieu luan



3. Ý nghĩa tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam
Tính cộng đồng trong văn hóa Việt mang một ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai
trị quan trọng trong quá trình hình thành và xây dựng đất nước Việt Nam cho đến
ngày nay. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều truyền thuyết giải thích sự ra
đời của người Việt cũng như những bằng chứng lịch sử trước việc nước ta từng có
1000 năm Bắc thuộc nhưng dân tộc ta vẫn giữ được cho mình tiếng nói và những
phong tục tập quán đặc trưng riêng biệt như ăn trầu, nhuộm răng đen… hay là tinh
thần tương thân, tương ái “thương người như thể thương thân” mà cụ thể gần đây nhất
là hỗ trợ những đồng bào có hồn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của lũ lụt và dịch
COVID - 19 đến từ các mạnh thường quân trong nước và ngồi nước.
Từ những phân tích tính cộng đồng qua một số hình thái văn hóa kể trên, ta có
thể nhận định, tính cộng đồng khơi gợi cho mỗi người Việt Nam tinh thần tự hào dân
tộc mà đặc biệt điều đáng q nhất chính là tình cảm, u thương đùm bọc gắn kết bảo
vệ cho nhau. Không những thế, nó cịn có những tác động tích cực đối với đời sống xã
hội. Do có tính cộng đồng mà người Việt ln có tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm.
Bất kể là hành động hay suy nghĩ nào, họ luôn nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể và
tránh những việc làm ảnh hưởng đến mọi người. Thậm chí vì lợi ích của tập thể, họ
sẵn sàng hy sinh lợi ích bản thân. Và chính vì có tinh thần tập thể, tính cộng đồng cao
nên người Việt rất giàu lịng nhân ái, ln sẵn sàng giúp đỡ những người hoạn nạn.
Khơng dừng lại ở đó, người Việt rất coi trọng tình làng nghĩa xóm, “tương thân tương
ái”, “lá lành đùm lá rách” đầy nhân ái, sẻ chia. Nhờ vậy, người Việt luôn được bạn bè
quốc tế đánh giá là một trong những dân tộc hạnh phúc nhất thế giới. Bởi lẽ, con người
gắn kết cộng đồng sẽ không chấp nhận một lối sống vị kỷ, tư lợi chỉ nghĩ đến bản thân.
Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết bằng cái nghĩa cái tình, làm sao cho mọi việc
được “thấu tình đạt lý”, tạo nên nét văn hóa trọng tình, trọng nghĩa. Ngồi ra, đó cũng
là nền tảng cho sự bình đẳng, cơng bằng cũng như là cơ sở của nếp sống dân chủ-bình
đẳng bộc lộ trong nguyên tắc tổ chức nơng thơn làng xã… Từ đó, có thể thấy, mặt tích
cực của tính cộng đồng là tạo nên sự đồng thuận, liên kết giữa cá nhân này với cá nhân

khác, giúp tạo nên một tập thể vững mạnh có sức mạnh to lớn để cùng nhau đạt được
mục tiêu cao nhất. Phát huy được tinh thần cộng đồng lành mạnh là bước đầu nuôi
dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.

5

1

Tieu luan


Bên cạnh những mặt tích cực trên, tính cộng đồng của người Việt cũng có
những hạn chế, tiêu cực. Đó chính là lối tư duy dựa dẫm vào người khác, không chịu
cố gắng và nỗ lực, tệ hại hơn nữa chính là khi một cá nhân sống trong một tập thể có
thành tích nổi trội và được khen thưởng, thay vì nhận được sự tuyên dương của mọi
người, họ lại bị dè bỉu và cô lập. Đây là một thực tế đáng buồn trong xã hội hiện đại
ngày nay. Ngoài ra, nó cịn khiến con người khơng thể sống theo ý muốn bản thân,
chúng ta lúc nào cũng để ý tới những lời đánh giá, nhận xét, bàn tán của những người
xung quanh, hoặc chúng ta sợ mất lòng người khác nên ta luôn đồng ý làm những
chuyện mặc dù bản thân khơng hề muốn làm. Chưa kể, nó cịn dẫn đến hiện tượng kéo
bè kéo cánh, lợi ích nhóm gây ra những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt như kinh
tế, chính trị lẫn đời sống hằng ngày. Vì vậy, để có được nhận thức đúng đắn và lối ứng
xử phù hợp, ta phải tự biết đánh giá hành vi và kiềm chế những ham muốn sai trái
cũng như lan tỏa những hành động, lối sống tốt đẹp để cùng chung tay phấn đấu xây
dựng một đất nước Việt Nam phồn thịnh và yên vui.

5

1


Tieu luan


KẾT LUẬN
“Văn hóa cịn, dân tộc cịn”.
Cũng như các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam khác, tính cộng đồng là hệ quả
của nền văn minh lúa nước, của lịch sử chống thiên tai, của những trận chiến oai hùng
bảo vệ đất nước. Giá trị đó khơng những khơng mất đi mà còn được phát huy mạnh mẽ
cho đến ngày nay, nó vẫn sống, vẫn tồn tại trong mình dân tộc Việt Nam suốt hàng
nghìn năm lịch sử. Nó là cơ sở, là nền tảng tạo ra nền văn hóa Việt tuy đa dạng nhưng
mang tính thống nhất, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới,
chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay đang đặt giá trị văn hóa cộng đồng Việt
Nam trước những sự chia rẽ bởi các thế lực xấu bên ngồi. Do đó, chúng ta phải làm
sao để có thể giữ gìn được những giá trị tốt đẹp mà khơng bị hịa lẫn vào những nền
văn hóa khác. Có thể, bản sắc văn hóa dân tộc khơng thể nào mãi là cái bất biến, là cái
bất di, bất dịch. Nhưng vấn đề khơng nằm ở đó, chúng ta nên biết cách tiếp thu những
cái hay, chắt lọc những cái tinh túy của các nền văn hóa khác để làm giàu đẹp văn hóa
nước mình. Vì vậy, trước những u cầu của lịch sử và sự phát triển nhanh chóng của
xã hội, bất cứ ai trong chúng ta, đặc biệt là người trẻ đều có trách nhiệm giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hóa của quá khứ và hiện tại. Vì văn hóa là dân tộc, là con
người chúng ta. Nói đến con người là nói về văn hóa, nói về văn hóa là nói về bản sắc
dân tộc. Nói về bản sắc dân tộc Việt Nam là nói đến tinh thần tương thần, tương ái,
đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau trước những khó khăn và thách thức.
Tóm lại, mỗi người dân Việt Nam và nhất là thế hệ thanh niên ngày nay ngoài
việc học tập chăm chỉ, ta cũng cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của bản
thân trong việc làm mới và phát huy những giá trị vốn có của văn hóa Việt Nam.
Chúng ta không cần phải làm những điều lớn lao, cao cả mà hãy bắt đầu từ những việc
đơn giản nhất. Cố gắng trong học tập, nỗ lực trong công việc và rèn luyện bản thân
thật tốt, giữ vững lối sống lành mạnh, yêu thương mọi người xung quanh thì mọi
người đã có thể góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ

trong mắt bạn bè quốc tế.

5

1

Tieu luan


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thanh Lê (2004), Cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
[2].Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3].Trần Quốc Vượng (2006), Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Nghiên Thị Thu Nga (2021), “Tính cộng đồng của Người Việt”, nguồn: ngày truy cập:
18.12.2021.
[5]. “Dân tộc Tày”, nguồn: />2zrObNoj8qYVqxIcU, ngày truy cập: 18.12.2021.
[6]. “Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”,
nguồn: />OS-eCY62OZ7VWRa5R2AhJVmaHEGgKEW5eWtFQ, ngày truy cập: 18.12.2021.
[7]. “Lễ hội Lồng tồng là một giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng ở
các tỉnh phía Bắc”, nguồn: />myFQ, ngày truy cập: 18.12.2021.
[8]. “Tục uống rượu cần của người Tây Nguyên”, nguồn: ngày truy cập: 18.12.2021.
[9]. “Rượu cần và Tây Nguyên”, nguồn: ngày truy cập: 17.12.2021.
[10]. “Văn hóa ứng xử trong bữa ăn của người Tày”, nguồn: />ZJLLpRgY, ngày truy cập: 19.12.2021.

5

1

Tieu luan



Nhận xét
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất

Cán bộ chấm thi thứ hai

(Ký ghi rõ họ tên)

(Ký ghi rõ họ tên)

5


1

Tieu luan



×