Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Tiểu luận) môn kinh tế vĩ mô tìm hiểu vấn đề thất nghiệp tại việt nam giai đoạn 2018 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.76 KB, 26 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHĨM MƠN KINH TẾ VĨ MƠ

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018 – 2020
Giảng viên hướng dẫn: Lâm Sinh Thư
Nhóm: 31

T: 9
Danh sách sinh viên thực hiện:
1. Trần Gia Bảo
2. Dương Thị Bích Duyên
3. Phạm Thị Hảo
4. Nguyễn Thị Vĩ Khuyên
5. Tạ Gia Linh
6. Trần Phương Lam
7. Nguyễn Thiên Kim Ngân
8. Huỳnh Như
9. Đỗ Thành Nhân
10. Phạm Lê Như Quỳnh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

3

0


Tieu luan


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC ĐÁNH GIÁ....................................................................................3
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................6
1.1.Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp..................................................6
1.1.1 Thất nghiệp..........................................................................................6
1.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường........................................6
1.2.Phân loại thất nghiệp..................................................................................7
1.2.1 Phân loại theo hình thức thất nghiệp...................................................7
1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp..........................................................7
1.2.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp.....................................................8
1.2.4 Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp:.............................................8
1.2.5 Phân theo nguồn gốc thất nghiệp.........................................................9
1.2.6 Những tác động của thất nghiệp:.........................................................9
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN........................................................11
2.1.Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam (Đặc biệt trong thời kỳ Covid).......11
2.1.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018..................................11
2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019..................................11
2.1.3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020..................................11
2.2.Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường...........................12
2.2.1 Tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên vào năm 2018......................................12
2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp sinh viên năm 2019...............................................12
2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên năm 2020........................................12
2.3.Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam:.....................................................12
2.3.1. Khả năng Ngoại ngữ kém.................................................................12

2.3.2. Năng suất lao động vẫn còn kém......................................................13
2.3.3. Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực......................13
2.3.4. Thiếu các kỹ năng mềm....................................................................13
1

3

0

Tieu luan


2.3.5. Vẫn còn nhiều sinh viên đòi hỏi phải vào doanh nghiệp nhà nước. .13
2.3.6. Năng lực thực sự không đúng với bằng cấp.....................................13
2.3.7. Thiếu hòa hợp với đồng nghiệp........................................................14
2.3.8. Thị trường việc làm thay đổi đa dạng...............................................14
2.3.9. Công việc hiện tại địi hỏi các ứng dụng nhiều hơn.........................14
2.3.10. Khơng có nhiều cơng việc cho người lao động lớn tuổi.................14
2.3.11. Dịch bệnh, thiên tai.........................................................................14
2.4.Ảnh hưởng của thất nghiệp.......................................................................15
2.4.1. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát..............15
2.4.2. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao
động............................................................................................................15
2.4.3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội.........................................15
2.5.Chính sách của chính phủ về kinh tế........................................................16
2.5.1. Gói kích cầu của chính phủ..............................................................16
2.5.2. Các chính sách tài khóa....................................................................17
2.5.3.

Chính sách thu hút vốn đầu tư......................................................17


2.5.4.

Chính sách xuất khẩu lao động.....................................................18

2.6.Chính sách của Nhà nước về xã hội.........................................................18
2.6.1 Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc..........................................18
2.6.2. Hướng nghiệp hiệu quả.....................................................................19
2.6.3 Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp................................................20
2.6.4 Những biện pháp khác.......................................................................21
2.7.Những chính sách Nhà nước đã và đang thực hiện trong điều kiện tình
trạng thất nghiệp gia tăng do ảnh hưởng của dịch Covid-19..........................21
PHẦN 3: KẾT LUẬN.........................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................25

2

3

0

Tieu luan


DANH MỤC ĐÁNH GIÁ
Họ và tên
Trần Phương Lam

MSSV
72001681


Trần Gia Bảo

72001647

Dương Thị Bích Duyên

72000811

Phạm Thị Hảo

72001667

Nguyễn Thị Vĩ Khuyên

72001680

Tạ Gia Linh
Nguyễn Thiên
Ngân
Huỳnh Như
Đỗ Thành Nhân

72001686
72001696

Kim

Phạm Lê Như Quỳnh


72001709
51800706
72001727

Nhiệm vụ
Soạn nội dung phần
3
Soạn nội dung phần
1
Tổng hợp và trình
bày
Soạn nội dung phần
2
Soạn nội dung phần
1
Làm Powerpoint
Tổng hợp và trình
bày
Làm Powerpoint
Soạn nội dung phần
3
Soạn nội dung phần
2

3

3

0


Tieu luan

Đánh giá
98%
98%
98%
98%
98%
98%
98%
98%
98%
98%


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin trân trọng cảm ơn đến Trường Đại học Tôn
Đức Thắng, các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến thầy Lâm Sinh Thư - người đã phụ trách giảng dạy và hướng dẫn môn
Kinh tế vĩ mô cho chúng em. Thầy đã tận tâm chỉ dạy chi tiết, dành nhiều thời
gian và đưa ra lời khuyên chân thành cho chúng em để hoàn thành bài tiểu luận
này. Sau gần một tháng thảo luận và nghiên cứu, chúng em đã hoàn thành nhiệm
vụ được giao nhờ sự cố gắng hết mình của tất cả các thành viên trong nhóm.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.
Trong tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến khó lường và phức tạp,
chúng em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lâm Sinh Thư đã giúp đỡ sinh
viên trong công tác dạy và học. Do chưa có kinh nghiệm để làm đề tài cũng như
vốn kiến thức còn hạn hẹp của chúng em, chắc chắn bài tiểu luận cịn rất nhiều
thiếu sót, chúng em mong thầy và các bạn góp ý để chúng em hoàn thiện hơn.
Lời cuối, xin chân thành cảm ơn thầy đã lắng nghe. Chúc thầy và các bạn có

nhiều sức khoẻ và thành công trên con đường sự nghiệp.

4

3

0

Tieu luan


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra khơng ít
những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Trong những năm
gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật,
các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang các nước. Đằng
sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có khơng ít vấn đề mà Đảng và
Nhà nước ta cần quan tâm như tệ nạn xã hội, lạm phát, việc làm và tình trạng thất
nghiệp. Song với hạn chế của bài viết mà chúng ta không thể phân tích kỹ từng vấn đề
đang xảy ra trong xã hội như hiện nay được. Nhưng có lẽ điều được quan tâm hàng
đầu ở đây có lẽ là vấn đề việc làm và tình trạng thất nghiệp hiện nay.
Thất nghiệp đã và đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Bất kỳ một quốc
gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp.
Đó là vấn đề khơng thể tránh khỏi, chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay
cao mà thơi. Thất nghiệp cịn kéo theo nhiều vấn đề đáng lo ngại đằng sau và sẽ dẫn
đến tình trạng làm suy giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
trộm cắp, làm sói mịn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ. Điều này đã
tạo ra khơng ít sự lo lắng cho tồn xã hội. Đặc biệt, hiện nay tình hình dịch bệnh
Covid – 19 đã làm cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy
giảm một cách nghiêm trọng.

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm em xin trình bày một số quan điểm của
nhóm về vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 20182020. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp và trình độ của sinh viên có hạn, bài tiểu luận
này chỉ xin dừng lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số
liệu kèm theo về vấn đề nói trên đã được một số nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu và
được đăng tải trên báo hoặc tạp chí. Vì vậy, bài tiểu luận có kết cấu gồm:
Phần 1: Cơ sở lí thuyết
Phần 2: Phân tích: thực trạng, nguyên nhân, kết quả, giải pháp
Phần 3: Kết luận

5

3

0

Tieu luan


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
1.1.1 Thất nghiệp
Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do khơng có khả
năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và
sẵn sàng làm việc, theo Điều 20, Công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO).
Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng xã hội khi người lao động có khả năng lao
động, khơng có việc làm, khơng có nguồn thu nhập dưới dạng tiền hưu trí, tiền mất
sức lao động hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động trả và đang tích
cực tìm kiếm cơng việc.
Trong thực tế, khơng phải mọi người đều muốn có việc làm. Vì vậy khơng thể

nói rằng những người khơng có việc làm đều là những người thất nghiệp. Để có cơ sở
xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp một cách đúng đắn, chúng ta cần phải phân
biệt một số khái niệm sau.
Người thất nghiệp là những người hiện chưa có việc như mong muốn và đang
tìm kiếm việc làm.
Người có việc làm là những người đang làm trong các cơ sở kinh, tế, văn hóa,
xã hội, trong lực lượng vũ trang và trong cơ quan nhà nước.
Lực lượng lao động là những người đang trong độ tuổi lao động đa có hoặc
chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
Ngồi những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ
tuổi lao động được coi là không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người về
hưu, đi học, nội trợ gia đình, những người khơng có khả năng lao động do đau ốm, tàn
tật và một bộ phận khơng muốn tìm việc làm vì những lý do khác nhau. Những người
trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động
theo quy định đã ghi trong hiến pháp.

1.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp và phương pháp đo lường
Lực lượng lao động (L) = Số người có việc làm (E) + Số người thất nghiệp(U)
Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất
nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế.
Người ta còn dùng thước đo tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng.
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng = (Tổng số ngày công làm việc thực tế) /
Tổng số ngày cơng có nhu cầu làm việc x 100%
Thời gian thất nghiệp trung bình: Đo lường khoảng thời gian trung bình khơng
có việc làm của một người thất nghiệp.

6

3


0

Tieu luan


t– = khoảng thời gian thất nghiệp trung bình
N = số người thất nghiệp trong mỗi loại (phân theo thời gian)
T = thời gian thất nghiệp của mỗi loại
Tần số thất nghiệp: Đo lường 1 người lao động trung bình bị thất nghiệp bao
nhiêu lần trong một thời kỳ nhất định.
Ngồi ra để đánh giá quy mơ của lực lượng lao động người ta sử dụng chỉ số.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = Lực lượng lao động / Dân số trưởng thành
x 100%.

1.2.Phân loại thất nghiệp
1.2.1 Phân loại theo hình thức thất nghiệp






Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
Thất nghiệp chia theo ngành nghề ( ngành sản xuất, dịch vụ)
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề)
Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ cao hơn nam giới, tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên cao hơn so với những người lớn tuổi có tay nghề và kinh

nghiệm lâu năm... Biết được con số này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính
sách phù hợp trong mỗi loại. Tận dụng tốt hơn lượng lao động thặng dư trong một số
loại thất nghiệp nhất định.

1.2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp
 Mất việc (job loser): Người lao động khơng có việc làm do các đơn vị sản xuất
kinh doanh cho thơi việc vì một lý do nào đó.
 Bỏ việc (job leaver): Là những người tự ý xin thơi việc vì những lý do chủ
quan của người lao động, ví dụ: tiền cơng khơng đảm bảo, không hợp nghề
nghiệp, không hợp không gian làm việc…
 Nhập mới (new entrant): Là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao
động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
 Tái nhập (reentrant): Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn
quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Kết cục những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Người ta ra khỏi đội
quân thất nghiệp theo các hướng ngược lại. Một số tìm được việc làm, một số khác từ
bỏ việc tìm kiếm cơng việc và hoàn toàn rút ra khỏi con số lực lượng lao động. Mặc
dù trong nhóm rút lui hồn tồn này có một số người do điều kiện bản thân hồn tồn
khơng phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, nhưng đa phần trong số họ không
hứng thú làm việc, những người chán nản về triển vọng có thể tìm được việc làm và
quyết định không làm việc nữa.

7

3

0

Tieu luan



Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà là con số mang
tính thời điểm. Nó ln biến đổi khơng ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một q
trình vận động từ có việc, mới trưởng thành trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái
đó.

1.2.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp
 Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment)
 Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)

1.2.4 Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp:
Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): Là mức thất nghiệp bình thường
mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay
khi thị trường lao động cân bằng.
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
 Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): Xuất hiện khi khơng có
sự ăn khớp về nhu cầu trong thị trường lao động; chính sách công và
thất nghiệp tạm thời.
 Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): Xuất hiện do sự dịch
chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi
phương thức sản xuất trong một ngành.
 Thất nghiệp mùa vụ (seasonal unemployment): Xuất hiện do tính chất
mùa vụ của một số công việc như làm nông nghiệp, dạy học, công việc
part time dịp hè, giải trí theo mùa (trượt tuyết, công viên nước)…
Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): Là mức thất nghiệp tương ứng
với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra, là
dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn.
Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xuất hiện cùng với các chu kỳ
kinh tế.
 Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh

tế rơi vào suy thoái.
 Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền
kinh tế đang ở trong trạng thái mở rộng (phát triển nóng).
Chú ý: Vì thất nghiệp thường mang nghĩa tiêu cực nên khi người ta nói đến thất
nghiệp chu kỳ thường hàm ý nói về thất nghiệp chu kỳ cao.
Theo Keynes tình trạng thất nghiệp cao trong cuộc Đại khủng hoảng là do thiếu
cầu hay mức tổng cầu thấp trong điều kiện tiền lương cứng nhắc. Chính vì vậy thất
nghiệp chu kỳ khi nền kinh tế rơi vào suy thối cịn gọi là thất nghiệp thiếu cầu hay
thất nghiệp kiểu Keynes.

8

3

0

Tieu luan


1.2.5 Phân theo nguồn gốc thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời
gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm cơng việc khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu
riêng của mình.
Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự khơng ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu
lao động về kỹ năng, ngành nghề, địa điểm,…
Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động.
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Xảy ra khi mức cầu chung về
lao động giảm. Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và
gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế. Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị
trường lao động.

Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền lương được ấn định cao
hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Loại thất nghiệp này do các
yếu tố chính trị - xã hội tác động.

1.2.6 Những tác động của thất nghiệp:
Lợi ích
Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với
nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
Lợi ích xã hội:
 Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp
phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn
 Mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe
 Mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng
 Tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả
Tác hại
 Tâm lý xấu đối với người lao động và gia đình:

Cơng nhân tuyệt vọng khi khơng thể có việc làm sau một thời
gian dài

Khủng hoảng gia đình do khơng có thu nhập
 Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc
 Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp
 Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp
 Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các
nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và
dịch vụ.
Thất nghiệp cịn có nghĩa là sản xuất ít hơn dẫn đến giảm tính hiệu quả của sản
xuất theo quy mơ.


9

3

0

Tieu luan


Thất nghiệp khiến cho nhu cầu của xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ khơng có
người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn
nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc
làm. Do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn và các doanh nghiệp cũng bị giảm lợi nhuận.

10

3

0

Tieu luan


PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
2.1.Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam (Đặc biệt trong thời kỳ
Covid)
Thất nghiệp là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia (tăng
trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán cân thanh tốn có số dư). Giảm thiểu
thất nghiệp, duy trì ổn định và phát triển kinh tế cũng chính là mục tiêu của Chính phủ

nước ta đề ra. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam lại bị tổn thất nghiêm trọng, tỷ lệ thất
nghiệp cao hơn vào năm 2020 khi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid.

2.1.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018
Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp
khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực
nơng thơn là 1,74%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2018 ước tính là 7,06%,
trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%.

2.1.2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019
Vào năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp trong đó khu vực
thành thị chiếm 47.3% và số lao động nam chiếm 52.2 trong tổng số người thất
nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (nam từ 15-59 tuổi và nữ từ 15-54
tuổi) của Việt Nam năm 2019 là 2,17%, trong đó ở khu vực thành thị là 3,11%, khu
vực nông thôn là 1,69%. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gần 6 lần so
với tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên.

2.1.3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020
Do ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid – 19, thị trường lao động Việt Nam
đã bị ảnh hưởng nặng nề, số lao động mất việc làm gia tăng trong khi tạo việc làm
trong nước và ngồi nước gặp khó khăn. Theo báo cáo từ các địa phương tính đến
tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
dịch Covid – 19, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân
phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, 17,6 triệu người bị giảm thu nhập do
dịch bệnh, chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng, gần 8 triệu
lao động bị mất việc làm. Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu
người có việc làm, 897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngồi lực lượng
lao động - khơng tham gia hoạt động kinh tế.
Nhìn chung, năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp ước khoảng 2,26 %, trong đó tỷ lệ thất

nghiệp khu vực thành thị là 3.61%, khu vực nông thôn là 1,59 %. Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi lao động là 2.48%, trong đó ở thành thị 3.88%, khu vực nông thôn là
1.75%.

11

3

0

Tieu luan


2.2.Thực trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
Hiện nay hầu hết sinh viên khi ra trường, đặc biệt các sinh viên ở thành phố lớn
như Thành phố Hồ Chí Minh,.. đều bắt đầu tìm kiếm cơng việc. Trên thực tế, tỷ lệ sinh
viên Việt Nam ra trường là đúng ngành đào tạo chưa có con số thống kê rõ ràng.
Nhưng nếu nhìn vào các cơ quan doanh nghiệp mà họ đang làm thì nó khác rất nhiều
so với những kiến thức học ở trường.

2.2.1 Tỷ lệ thất nghiệp ở sinh viên vào năm 2018
Tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam khơng q lớn và khoảng trên
dưới 4%. Nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thuộc độ tuổi
này, tỷ lệ không quá lớn (năm 2017 gần 3% đến 4,5%, chủ yếu là làm việc không
đúng ngành hoặc không muốn chấp nhận dịch chuyển đến nơi thiếu lao động). Đây
cũng là tình trạng chung của các nước trên thế giới.
Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ở nhóm đối tượng có trình độ đại học trở lên là
2.92%.

2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp sinh viên năm 2019

Theo báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2019 của Tổng cục Thống kê, cả
nước Việt Nam có hơn 1.1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp. Nhóm có trình
độ từ đại học trở lên, có tỷ lệ thất nghiệp tưởng đối cao với 14.9%.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra
trường làm trái ngành lên đến 60%. Một nghiên cứu cho rằng cứ 100 sinh viên khối xã
hội mới tốt nghiệp ra trường thì chỉ có khoảng 10 người tìm được cơng việc đúng
chun mơn.

2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên năm 2020
Một năm đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid diễn ra một cách bất
ngờ và nhanh chóng nên tình trạng thất nghiệp diễn ra nhiều hơn. Như theo thống kê
tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48% cao hơn 0.31 điểm phần
trăm so với năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15- 24 tuổi năm 2020 là
7.10%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 3.88%, tăng 0.77
điểm phần trăm.

2.3.Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam:
2.3.1. Khả năng Ngoại ngữ kém
Ngày nay với sự hội nhập quốc tế nhanh và đa dạng, ngày càng có nhiều cơng
ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Thậm chí, nhiều cơng ty Việt Nam đã có sự giao
thương hợp tác với rất nhiều đối tác trong và ngoài nước. Do vậy muốn tìm việc ở
những cơng ty lớn, cơng ty đa quốc gia thì khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh,
bạn cần phải đáp ứng đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc viết thì mới được tuyển dụng.

12

3

0


Tieu luan


Với nền giáo dục hiện tại của Việt Nam thì ngoại ngữ vẫn chưa được đào tạo
đúng chuẩn mực từ Tiểu học cho đến Đại học. Vì vậy mà các bạn nào muốn giỏi tiếng
Anh là phải tự lực và học thêm tại các trung tâm chuyên đào tạo thì mới giỏi được. Vì
học tại nhà trường chủ yếu là ngữ pháp khá chán và thiếu thực tế cũng như giao tiếp.
Vậy nên, bạn muốn giỏi thì phải học tại trung tâm cũng như học online và cả giao tiếp
thực tế ngồi đời liên tục trong thời gian dài thì bạn mới đạt trình độ đáp ứng mọi nhu
cầu của doanh nghiệp.

2.3.2. Năng suất lao động vẫn còn kém
Đây là một vấn đề lớn và cũng là nguyên nhân chính xảy ra xuyên suốt trong
các năm vừa qua. Người lao động trẻ, có nhu cầu tìm việc nhưng văn hóa, tay nghề
vẫn cịn kém. Rất nhiều cơng ty, doanh nghiệp nước ngồi muốn tuyển lao động có
chun mơn và tay nghề cao. Nhưng những vấn đề như: ngoại ngữ, bằng cấp lại
không được các lao động chú ý hoặc không đủ điều kiện để đáp ứng.

2.3.3. Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực
Đây thường là lý do mà các doanh nghiệp ở thành phố đưa ra khi tuyển các
nhân viên trẻ. Các cử nhân đại học khi mới ra trường chưa thể nắm chắc được mình có
thể làm những việc gì nhưng lại có địi hỏi cao về mức lương cũng như đãi ngộ khi
mới xin việc. Cũng rất nhiều công ty đồng ý đào tạo nhân viên là các sinh viên mới ra
trường nhưng không phải ai cũng chấp nhận đào tạo và bổ sung kiến thức cho mình –
mà chỉ muốn nhận được mức lương cao hơn so với năng lực bản thân.

2.3.4. Thiếu các kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm như: thuyết trình giữa đám đơng, làm việc nhóm, cách nói
chuyện với khách hàng – đối tác chính là những thứ sinh viên đang thiếu. Rất nhiều
bạn trẻ e ngại phải đứng trước đám đơng, nhưng ngay từ khi cịn đang đi học, bạn lại

từ chối cơ hội lên bảng phát biểu và luyện tập. Đây chính là những điều khá đáng tiếc.

2.3.5. Vẫn còn nhiều sinh viên đòi hỏi phải vào doanh nghiệp nhà nước
Có khơng ít những người bạn của tơi, sau khi ra trường thì khơng tìm việc ngay
mà ở nhà bán hàng phụ giúp bố mẹ, hoặc học thêm ngoại ngữ, tham gia câu lạc bộ. Họ
chờ được nhận vào các doanh nghiệp nhà nước. Do khơng có khả năng thi vào cơng
ty, hoặc cơng ty chưa có đợt tuyển dụng mới nên các bạn trẻ phải đợi đến kỳ thi hoặc
đến khi có “suất” để xin vào. Thời gian chờ đợi để được vào công ty nhà nước có thể
từ 6 tháng đến hơn 1 năm, tùy thuộc vào vị trí họ muốn xin vào.

2.3.6. Năng lực thực sự không đúng với bằng cấp
Chuyện bằng đại học loại Giỏi, mà thực lực loại Trung bình hiện nay khơng
phải là khơng có. Rất nhiều cơng ty tư nhân hiện nay đã khơng cịn hỏi đến tấm bằng
đại học khi tuyển nhân viên mới mà hỏi số năm kinh nghiệm của họ hoặc họ có khả
năng làm những gì. Nhiều công ty sau khi nhận sinh viên là con của người quen, sếp,
đồng nghiệp… Với tấm bằng loại Giỏi nhưng sinh viên này lại chẳng thể làm gì, và họ
lại mất công đào tạo lại từ đầu.

13

3

0

Tieu luan


2.3.7. Thiếu hòa hợp với đồng nghiệp
Một trường hợp khác mà rất nhiều bạn trẻ gặp phải là họ đi làm ở rất nhiều
công ty, nhưng mỗi công ty chỉ làm được 1 tháng. Khi tôi hỏi, vấn đề đều nằm ở việc:

đồng nghiệp xấu tính, sếp vớ vẩn, khơng hợp… Nhưng liệu bạn có “xui” đến mức
khơng hợp với đồng nghiệp ở cả 10 công ty bạn đi làm không? Đôi khi, hãy học cách
làm việc cùng với người khác và hòa đồng hơn nhé.

2.3.8. Thị trường việc làm thay đổi đa dạng
Thị trường việc làm thay đổi theo từng ngày, từng phút. Mới hơm qua thơi,
người ta cịn đọc các bài viết, quảng cáo trên Facebook, tạo việc làm tốt cho dân viết
bài content. Nhưng giờ đây, mô hình quảng cáo bằng video lại đang dần chiếm lĩnh thị
trường. Điều này đã dẫn đến việc địi hỏi, tìm kiếm đến các cơng ty, ngành nghề có tạo
dựng video một cách nhiều hơn.

2.3.9. Cơng việc hiện tại địi hỏi các ứng dụng nhiều hơn
Nếu bạn là người hay đọc báo hoặc chú ý đến các vấn đề thời sự thì chắc hẳn
bạn sẽ biết việc: các bác xe ơm lớn tuổi hiện nay khơng có khách do các ứng dụng đặt
xe như Uber hay Grab đang ngày càng phát triển. Và cũng có rất nhiều tài xế lớn tuổi
cố gắng học cách dùng điện thoại thông minh để đăng ký được các dịch vụ chạy xe.
Nhưng không phải người lớn tuổi hoặc người lao động thấp nào cũng biết sử dụng
cơng nghệ mới này.

2.3.10. Khơng có nhiều cơng việc cho người lao động lớn tuổi.
Người lao động từ 35 - 40 tuổi trở lên cũng có thể được coi là người lao động
lớn tuổi. Những công việc như chạy bàn, nhân viên bán hàng, kinh doanh… thường
yêu cầu nhân viên trẻ, ngoại hình bắt mắt. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều cơng việc
u cầu giới hạn độ tuổi và gây khó khăn cho việc tìm việc của người lao động lớn
tuổi.

2.3.11. Dịch bệnh, thiên tai.
Dịch bệnh Covid – 19 đã khiến nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đi tới tình trạng trì trệ. Các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều bị ảnh hưởng; nhà
máy, phân xưởng, trường học, trung tâm thương mại,.. buộc phải đóng cửa khiến hàng

triệu lao động bị mất việc làm. Thêm vào đó, các vấn đề về thiên tai như bão, lũ, động
đất,... cũng gây tổn hại không kém đến các doanh nghiệp, khiến họ ít nhiều phải cắt
giảm nhân lực để dồn chi phí vào việc tái tạo vật chất.
→ Tóm lại, 11 nguyên nhân thất nghiệp trên, có cả những nguyên nhân quen thuộc lẫn
những nguyên nhân mới, đã khiến cho thị trường thay đổi khơng ít. Đồng thời, nền
kinh tế hội nhập phát triển đã mang đến những nguồn kinh doanh mới, đòi hỏi người
lao động phải nỗ lực hoàn thiện bản thân nhiều hơn để bắt kịp với xã hội.

14

3

0

Tieu luan


2.4.Ảnh hưởng của thất nghiệp
2.4.1. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào
hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản
để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy
thối- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng, suy thối do
thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người
lao động mất việc làm…). Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế
đến bờ vực của lạm phát.

2.4.2. Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao
động.
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập. Do

đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng
đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con
cái họ sẽ khó khăn khi đến trường và sức khoẻ của bản thân người lao động cũng sẽ
giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, chăm sóc về mặt y tế…Có thể nói, thất nghiệp
đã “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hộ. Điều
này rất dễ dẫn họ đi đến những sai phạm đáng tiếc…

2.4.3. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định. Nhiều hiện tượng lãn
công, bãi công, biểu tình địi quyền làm việc, quyền sống… diễn ra, hiện tượng tiêu
cực xã hội cũng phát sinh nhiều như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…Đồng
thời, sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó,
có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
Thất nghiệp ln là vấn đề được quan tâm và ưu tiên hơn hết tại các quốc gia
đang phát triển. Đặc biệt từ năm 2018 đến 2021 đã xảy rất nhiều biến động như dịch
bệnh toàn cầu Covid – 19, đã và đang tác động và làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn
nhân lực tại Việt Nam. Bên cạnh đó, thất nghiệp cũng là vấn đề mang tính hai mặt vì
nó phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế, chính trị và luật pháp ở đất nước mà nó đang
diễn ra.
Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách nhằm giảm thiểu tỷ
lệ thất nghiệp trong khoảng thời gian khó khăn này dựa trên những lý thuyết về thất
nghiệp cũng như áp dụng tình hình thực tiễn ở nước ta.
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp theo lý thuyết
Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
 Tạo ra nhiều việc làm hơn và mức lương tốt hơn để có thể thu hút nhiều
lao động hơn ở mỗi mức lương.
 Tăng cường và cải tiến các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề và tổ
chức thị trường lao động.

15


3

0

Tieu luan


Đối với thất nghiệp theo chu kỳ:
 Cần áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để tăng tổng cầu, kích
thích các hãng mở rộng sản xuất và do đó thu hút được nhiều lao động.
 Việc để xảy ra tình trạng thất nghiệp chung sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ các sản phẩm
và dịch vụ làm cho người thất nghiệp. Đó cũng là sự lãng phí to lớn về
nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. Thêm vào đó, sự tồn tại của một
số lượng lớn người mất việc làm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phức
tạp nếu tình trạng đói nghèo vẫn cứ kéo dài. Vì vậy, cần có những biện
pháp và kế hoạch bài bản hơn để ngăn chặn nguy cơ thất nghiệp lan
rộng hơn nữa.

2.5.Chính sách của chính phủ về kinh tế
2.5.1. Gói kích cầu của chính phủ
 Một khi vấn đề cơ sở hạ tầng yếu kém được giải quyết và kết hợp các biện
pháp kinh tế vĩ mô khác, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngồi sẽ tích cực
hơn khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi.
 Mục tiêu chính của việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi đối
với lĩnh vực này của nền kinh tế là nhằm kích thích sản xuất, tạo việc làm
và kích cầu thông qua đầu tư phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng.
 Tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản để kích cầu trong các ngành thép, vật
liệu xây dựng, giấy và hóa chất; ... sản xuất hàng tiêu dùng cho hộ gia đình;

ưu tiên hỗ trợ ngành sản xuất có lợi ích thay thế hàng nhập khẩu, tiêu tốn
nhiều nhân lực.
 Đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các vùng nơng nghiệp - nơng thơn: hồn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ đầu vào,
phân phối, chế biến nông sản, thủy sản; tìm kiếm và mở rộng thị trường
tiêu thụ, hỗ trợ vay vốn cho các làng nghề, xã nghề tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn cả nước. Đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp phù hợp với
từng vùng, vừa tạo lực kéo cho các ngành khác phát triển vừa làm giảm tình
trạng thất nghiệp.
 Thực hiện chế độ ưu đãi cho các công ty thuộc mọi thành phần nền kinh tế
tham gia đầu tư vào các dự án, cơng trình lớn và tạo nhiều việc làm; hỗ trợ
doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm thuế, giãn thuế, khoanh nợ song song
với cam kết giữ lại và duy trì việc làm cho số lượng nhân viên hiện tại, và
nếu có thể sẽ tuyển dụng thêm lao động; hỗ trợ vốn vay cho các cơng ty
đang gặp khó khăn để duy trì sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao
động.
 Phát triển tối ưu nền kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào các khu công nghiệp cũng như các dự án kinh tế mới. Từ đó mà
đóng góp vào cơng cuộc tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao
động. Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nơng thơn. Mở rộng và tham gia
tích cực vào thị trường lao động xuất khẩu. Cần đẩy mạnh nghiên cứu thị
trường lao động tồn cầu để hoạch định và đề ra những chính sách phù hợp
cho việc xuất khẩu lao động sang các nước.

16

3

0


Tieu luan


 Người lao động tại nông thôn và các khu cơng nghiệp cần được đào tạo, dạy
nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và phổ cập những kiến thức thời đại
mới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
 Cần đẩy nhanh tiến độ và mật độ đơ thị hóa, phát triển mạnh các khu kinh tế
vệ tinh, khu công nghiệp, làng nghề, tăng cường mối quan hệ giữa sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, nhất là tận dụng và thúc đẩy mối
quan hệ giữa các thành phố lớn và các khu vực lân cận nhằm tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động địa phương.
 Thất nghiệp xảy ra sau khi học đại học đã và đang diễn ra trên các khu vực
thành thị lẫn nơng thơn. Để khắc phục tình trạng này, việc thực hiện tốt
công tác tư vấn hướng nghiệp trong trường, nhất là bậc Trung học Phổ
Thông, và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội là rất mực quan
trọng.

2.5.2. Các chính sách tài khóa
 Khi nền kinh tế suy thối: Tình trạng sản xuất quốc dân thấp hơn mức
sản xuất tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp cao. Chính phủ đã và đang theo
đuổi thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng hoặc
giảm mức thuế hoặc cả hai cho nhiều lĩnh vực. Thành tựu đạt được sau
đó chính là mức cầu tăng, sản xuất tăng, tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
 Chương trình Giảm thuế Thực hiện công tác cắt giảm thuế trên nhiều
lĩnh vực: Bộ Tài chính quốc gia đã nhanh chóng bắt đầu thực hiện các
ưu đãi về thuế, phí và thủ tục. Cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với
nhiều loại mặt hàng.

2.5.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư

 Cần đẩy nhanh q trình tái cơ cấu các cơng ty, doanh nghiệp Nhà nước,
thúc đẩy vốn tự và cổ phần hóa doanh nghiệp. Song, điều này giúp tạo
cơ chế đặc thù để các công ty, doanh nghiệp này hoạt động và niêm yết
minh bạch trên thị trường chứng khoán.
 Nhà nước phải thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để hội nhập quốc tế,
đặc biệt là thu hút các cơng ty nước ngồi đầu tư vào thị trường Việt
Nam.

2.5.4. Chính sách xuất khẩu lao động
 Thơng qua nghị định 81/2003 / NĐ-CP, chính phủ đã quyết định thành
lập Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động, theo đó quỹ này sẽ trang trải các chi
phí phát triển thị trường lao động mới, đào tạo và củng cố chất lượng lao
động, giúp đỡ người lao động và công ty, doanh nghiệp đối phó với
những rủi ro, cũng như khen thưởng các cơ quan, đơn vị có thành tích
trong hoạt động xuất khẩu lao động. Đây là cách quỹ này được thành
lập, góp phần phát triển vững chắc thị trường lao động và nâng cao chất
lượng của lực lượng lao động. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của
người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế được nâng
cao, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và công ty.

17

3

0

Tieu luan


 Cần có những chính sách về hỗ trợ tín dụng, vay vốn cho người lao

động Việt Nam ở nước ngồi. Theo đó, người lao động đi làm việc ở
nước ngồi khơng thuộc diện nằm trong chính sách sẽ được vay tối đa
20 triệu đồng mà không cần phải thế chấp tài sản. Điều này đã tháo gỡ
nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là người lao động nghèo ở
nơng thơn.

2.6.Chính sách của Nhà nước về xã hội
2.6.1 Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
Tình trạng mất việc làm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội
và gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế quốc dân.
Tổng liên đoàn lao động các tỉnh và thành phố sẽ thực hiện công tác giúp đỡ và
hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm mới thơng qua các trung tâm tư vấn
nghề nghiệp.
Trung tâm giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp bên ngồi, hoạt động vì mục
tiêu xã hội. Nó là cầu nối rất quan trọng và khơng thể thiếu giữa cung và cầu trong lao
động. Chức năng cơ bản của nó là cung cấp nhu cầu, định hướng và thông tin cho
người lao động và người sử dụng lao động, đào tạo nghề về các vấn đề liên quan đến
tuyển dụng và sử dụng lao động, giới thiệu nghề nghiệp, đào tạo những kỹ liên quan
đến việc làm, tổ chức sản xuất ở mức độ hợp lý nhằm sử dụng năng lực của đội ngũ
hành nghề và trang thiết bị thực hành. Đó cũng là cách thức của Nhà nước thơng qua
cung cầu việc làm. Vì lẽ đó, ta cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống
trung tâm dịch vụ này.
Việc của các trường dạy nghề của tổ chức cơng đồn là nâng cao tay nghề cho
người lao động hoặc thu hút người lao động học nghề tranh thủ khi khơng có việc làm.
Bên cạnh việc giải quyết việc làm, đầu tư cho công cuộc đào tạo ngành nghề là một
biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng. Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh
chóng như hiện nay, chúng ta phải giải quyết vấn đề này hàng năm khi ít nhất 1,2 triệu
việc làm được xác định mới được tạo ra và hơn 1 triệu người lao động nông thôn
chuyển đến thành phố. Điều này đã khiên áp lực giải quyết việc làm tăng lên.
Tăng cường thu thập thông tin về người thất nghiệp và người thiếu việc làm,

tổng hợp thông tin về thị trường lao động và kết nối cung cầu lao động thông qua hệ
thống trung tâm liên kết giới thiệu việc làm và các cơ hội việc làm khác qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, các ngành và cá
nhân về các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng đến việc làm.
Nhà nước cũng đã thực hiện bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Quốc gia về giải
quyết việc làm (trị giá 500 tỷ đồng theo dự kiến đề xuất) để hỗ trợ tạo việc làm cho
người thất nghiệp và khuyến khích tạo việc làm trong khu vực phi chính thức. Người
lao động bị mất việc làm do suy thối kinh tế có thể vay để có thu nhập nhằm giải
quyết khó khăn trước mắt. Ngồi ra cịn có một quỹ bổ sung ở một số thành phố và
vùng ngoại ô để hỗ trợ người lao động nghèo. Quỹ này cũng sẽ cho những người thất

18

3

0

Tieu luan


nghiệp vay tiền để tạo việc làm. Điều này có tác dụng tương đối tốt, giúp người lao
động ổn định cuộc sống.

2.6.2. Hướng nghiệp hiệu quả
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp là do chất lượng
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, vấn đề
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần được đặt ra như một chiến lược
mang tầm cỡ quốc gia. Cần huy động mọi nguồn lực đầu tư trong và ngồi nước, tăng
quy mơ và chất lượng đào tạo, phát triển nhân sự.
Ngồi ra, tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường của sinh viên cả nước đang là

xu hướng khó kiểm sốt, để khắc phục tình trạng này, việc thực hiện tốt công tác tư
vấn hướng nghiệp tại trường các trường Trung học cũng như đề cao sự phối hợp giữa
gia đình, nhà trường và xã hội là rất quan trọng.
Trước hết, gia đình cần sớm có định hướng nghề nghiệp cho các em và quan
tâm đến việc chọn nghề của các em sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ Thơng.
Thứ hai, các trường học phải có chương trình, kế hoạch và sử dụng giáo viên
để hướng dẫn về định hướng nghề nghiệp.
Thứ ba, thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo liên tục, suốt đời. Giáo dục
và đào tạo khơng chỉ được tìm thấy trong nhà trường, mà cịn trong thực tế và xã hội.
Khơng ngừng mở rộng giao lưu quốc tế để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kiến
thức. Người lao động khơng chỉ có kiến thức chun sâu về ngành mà cịn phải có
kiến thức tổng hợp khác như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng mềm...
Thứ tư, nghiên cứu các chính sách về phân luồng học sinh kể từ khi tốt nghiệp
Trung học Phổ Thông, như: quy định các học sinh được phép tham gia thi vào các
trường Đại học, Cao đẳng dựa trên cơ sở học lực và hạnh kiểm cá nhân. Khuyến khích
đào tạo nghề thơng qua các khoản hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Từ đó, các trường Cao đẳng và Trung cấp dạy nghề được mở rộng và phát huy,
nhưng đồng thời phải tập trung vào công tác tư vấn. Cần tăng cường hơn nữa các hoạt
động truyền thông cung ứng các thông tin việc làm và về nhu cầu việc làm của các
công ty thông qua các kênh hội chợ việc làm, hội thảo, các diễn đàn về lao động...
Hiện nay, mặc dù các chương trình này đã tồn tại, nhưng chúng vẫn cịn q ít và quá
mỏng để đáp ứng nhu cầu và điều kiện.
Nhà nước phải phát triển các chiến lược khuyến khích thanh niên tự tạo việc
làm và khởi nghiệp.
Cần phát triển các chương trình dạy nghề, chương trình xóa đói giảm nghèo và
các chương trình khác.
Cần tập trung vào phát triển việc làm ngắn hạn và phổ cập các nghề cho công
nhân, nông dân, người dân tộc thiểu số và lao động vùng chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ


19

3

0

Tieu luan



×