Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Tiểu luận) tiểu luận đề tài phân tích đạo đức kinh doanh mì hảo hảo của công ty acecook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.82 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MƠN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
--------oOo--------

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH MÌ HẢO HẢO CỦA CƠNG
TY ACECOOK

GIẢNG VIÊN : Nguyễn Minh Tồn
LỚP

: DHMK16ITT

NHĨM

:7

THÀNH VIÊN:
1. Huỳnh Lâm Hồi An - 20034021
2. Trần Thị Duyên - 20121961
3. Nguyễn Thị Huê - 20121581
4. Lê Bảo Nhi - 20034161

TPHCM, NGÀY 26 THKNG 04 NĂM 2022
1

0

0



Tieu luan


NHẬN XÉT VÀ CHOM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN CHOM TIỂU LUẬN
(kývàghirõhọtên)

2

0

0


Tieu luan


MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................4
1.1 Lý do chọn công ty Acecook...........................................................................4
1.2 Mục tiêu của đề tài..........................................................................................5
PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG......................................................................................6
2.1 Giới thiệu doanh nghiệp..................................................................................6
2.2 Tổng quan lý thuyết (Thực trạng và nguyên nhân khách quan chủ quan
trong tình hình hiện tại của cơng ty Acecook).....................................................6
PHẦN III. PHÂN TÍCH VON ĐỀ TRONG THỰC TIỄN........................................7
3.1 Đánh giá thực tiễn nổi bật công ty Acecook (VD)........................................7
3.2 Biến chiến lược thành hành động trong việc tuân thủ đạo đức của Công ty
Acecook..................................................................................................................7
PHẦN IV. KIẾN NGHỊ CKC GIẢI PHKP VÀ KẾT LUẬN....................................8
4.1 Kiến nghị và Các giải pháp ứng phó cho chiến lược của công ty Acecook
ở Việt Nam.............................................................................................................8
4.2 Kết luận lại vấn đề...........................................................................................8
PHẦN V. ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT.............................................................9
PHẦN VI. DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH..........................................................10
PHẦN VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................11

3

0

0


Tieu luan


PHẦN I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các
doanh nghiệp cần phải nỗ lực, cạnh tranh và phát huy tính sáng tạo để đưa doanh
nghiệp của mình tồn tại và phát triển. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh ảnh hưởng như
thế nào đối với doanh nghiệp. Trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp hiện nay tuy hiểu
rõ về vấn đề đạo đức kinh doanh, nắm vững các yếu tố cấu thành đạo đức kinh doanh
nhưng vì mục đích lợi nhuận hay vì mục đích riêng của doanh nghiệp nên vấn đề đạo
đức kinh doanh không được coi trọng
Các doanh nghiệp không hiểu rằng đạo đức kinh doanh có vai trị rất quan trọng đối
với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ thực tế các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi
nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạo đức doanh nghiệp, mức tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp tỉ lệ thuận với mức tăng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi
khơng hiểu rõ và thực hiện đúng và hơn nữa chuẩn mực đạo đức kinh doanh các doanh
nghiệp khó có thể đi đến con đường thành cơng trong tương lai.
Đạo đức kinh doanh chính là yếu tố quan trọng góp phần sự tin tưởng, thỏa mãn của
khách hàng. Tăng sự tin tưởng, lòng trung thành của nhân viên. Điều chỉnh hành vi
của doanh nhân nâng cao hình ảnh và lợi nhuận của doanh nghiệp . Vì vậy các doanh
nghiệp muốn thành cơng bền vững càn nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh
nghiệp của mình.

1.1 Lý do chọn công ty Acecook
Ở việt nam hiện nay tình hình COVID-19 đều thực sự gây ảnh hưởng lớn và
làm điêu đứng hầu hết lên các ngành kinh tế trong năm từ năm 2019-2021 hiện nay.
Mặc dù vậy Acecook vẫn được ghi nhận có doanh thu tăng trưởng khá ổn định so với

các đợt cùng kì đem về rất nhiều lợi nhuận cho công ty.
Mặc dù ở việt nam hiện nay thị trường có rất nhiều đối thủ cùng ngành và phân
khúc giống nhau như (Masan Food, Asian Food, VIFON,…) thật sự có nhiều khó
khăn phải đối mặt, đặc biệt là với các tay chơi cứng cỏi đã hoạt động lâu năm . Được
biết đến là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh nhưng Acecook vẫn cố gắng và đi đầu
không chùn bước trước các thử thách và tạo ra cho chính bản thân mình những cơ hội
để ngày càng tiến xa hơn.
Acecook cũng thơng qua đó mà củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín phát triển
thương hiệu thơng qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đạo đức kinh doanh và
tăng cường thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Khơng chỉ dừng lại ở việc
đóng góp những giá trị chất lượng cao, thương hiệu cơng ty cổ phần Acecook Việt
Nam còn quan tâm đến xã hội, chung tay góp sức vì cộng đồng thơng qua các chương
trình học bổng, đồng hành cùng các bạn trẻ, sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước,
các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo; cứu trợ thiên tai,lũ lụt,…

4

0

0

Tieu luan


Với châm ngôn ‘‘ Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt
Nam ’’. Acecook luôn muốn đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời
cùng với sự yên tâm vô bờ bến khi sử dụng các dịch vụ của mình. Vì vậy mà mỗi một
ngày lại cải tiến và học hỏi nhiều hơn để được đánh giá là một doanh nghiệp phát triển
bền vững độc quyền duy nhất tại Việt Nam và dần dần vươn tầm thế giới.


Đó là lý do em chọn cơng ty Acecook cho đề tài: ‘‘Phân tích hoạt đạo đức kinh
doanh mì hảo hảo của cy Acecook’’ để có thể tìm hiểu cụ thể và rõ hơn trong lĩnh
vực thực phẩm của công ty này.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu về đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của công ty
cổ phần Acecook Việt Nam. Nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công
ty cổ phần Acecook Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội trong
những thời gian qua. Đánh giá được thực trạng của công ty cổ phần Acecook Việt
Namvà đưa ra các giải pháp để phát triển công ty
Với mục tiêu trở thành tập đồn thực phẩm hàng đầu khơng chỉ ở Việt Nam mà còn
vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu
và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra
một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của
khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1: Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá thực trạng , đưa ra những nhận định , đề xuất giải pháp về trách nhiệm xã
hội của công ty Cổ phần Acecook Việt Nam .
1.3.2: Phạm vi nghiên cứu
Tập trung làm rõ đạo đức kinh doanh của Acecook về sản phẩm mì Hảo Hảo
5

0

0

Tieu luan



- Phạm vi không gian : Trách nhiệm xã hội của công ty
- Phạm vi thời gian : nghiên cứu được thực hiện kể từ khi được giao chọn đề tài đầu
năm học ( 14/02/2022-24/04/2022) . Nghiên cứu tập trung chủ yếu hoạt động trách
nhiệm xã hội của công ty Acecook Việt Nam từ trước đến giờ .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp những phương pháp như :
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Quan sát , tìm kiếm thu thập dữ liệu qua internet , truyền thông , báo chí .
1.5. Ý nghĩa đề tài
• Ý nghĩa khoa học : Xác định vai trò trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp . Đề ra
đề xuất nhằm nâng cao doanh nghiệp
• Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài nghiên cứu đánh giá được thực trạng trách nhiệm xã hội
của các nhà quản lý trong công tác quản trị công ty . Kết quả nghiên cứu giúp cải thiện
phong cách lãnh đạo để có thể đem đến nhiều trách nhiệm xã hội cho cộng đồng, công
ty được nhiều người tiêu dùng biết đến .
51.6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu kết luận , mục lục , danh mục tài liệu tham khảo như sau :
Chương I : Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu
Chương II : Tổng quan lý thuyết và phân tích vấn đề thực tiễn
Chương II: Kết luận và đưa ra giải pháp nâng cao khắc phục cho công ty

6

0

0

Tieu luan



CHƯƠNG II : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hy
lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. ở Trung
Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là đức
tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân
và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng - cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về
cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng
một nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary). Với tư cách là một
hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:  Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực,
tính địa phương.  Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo những điều kiện lịch
sử cụ thể. Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người
theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của
sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của
giáo dục. Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản
thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khn mẫu, tiêu chuẩn
để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người. Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm:
độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo,
tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác…
2.1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật,
trẻ em mồ cơi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó
là đúng nhưng hồn tồn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng
trong trách nhiệm của một công ty. Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán
được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh

nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp cịn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát
triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội
nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp
vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính tốn được ngay
cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất
giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó... Vì vậy, ngày nay, một
doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một
doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và
lịng bác ái.
2.1.3. Khía cạnh kinh tế
7

0

0

Tieu luan


Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh
nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm
nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ
công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch
vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các
doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh
nghiệp là tạo cơng ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau,
cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường

lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với
người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch
vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an
tồn sản phẩm, định giá, thơng tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và
cạnh tranh. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là
bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được uỷ thác. Những giá trị và tài sản này có
thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp
- mà đại diện là người quản lý, điều hành - với những điều kiện ràng buộc chính thức
Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối
đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp
những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư,
v.v… Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho
các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều
được thể chế hố thành các nghĩa vụ pháp lý
2.1.4 Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.
Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ
mơi trường, thúc đẩy sự cơng bằng và an tồn và cung cấp những sáng kiến chống lại
những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình
sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) điều tiết cạnh tranh; (2)
bảo vệ người tiêu dùng; (3) bảo vệ mơi trường; (4) an tồn và bình đẳng; và (5)
khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý,
xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức
không thể tồn tại lâu dài nếu họ khơng thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình
2.1.5 Khía cạnh nhân văn (lịng bác ái)
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi
và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã
hội. Ví dụ như, thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các
hình thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của cơng ty đó.


8

0

0

Tieu luan


Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng
đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách
nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng
cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho
cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các cơng ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho
giáo dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty không
chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước, mà họ còn tham gia gánh
vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lịng nhân ái mang tính chiến
lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội. Đây
là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh
nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngồi những
thơi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống
ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội, thì nó khơng thể khơng
ràng buộc các doanh nhân. Ngồi ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng
cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận.
Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.

2.2.1 Giới thiệu về công ty Acecook :
Là một doanh nghiệp lâu đời, Acecook Việt Nam đã tạo cho sản phẩm của mình
một tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mỳ ăn liền đã trở

nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Khởi nguồn từ công ty Vifon
Acecook – liên doanh giữa Cơng ty Sản xuất mì ăn liền nổi tiếng Việt Nam - Vifon và
Công ty Acecook Nhật Bản , đến năm 2008 xuất hiện với cái tên độc lập Acecook Việt
Nam với 100 % vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản đồng thời có tên trong
danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Acecook Việt Nam hiện sau hơn 25 năm thành lập đã sở hữu được 10 nhà máy trải dài
từ Bắc chí Nam, 4 chi nhánh kinh doanh tại Tp. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Đà Nẵng,
Vĩnh Long, 700 đại lý trải rộng khắp cả nước chiếm 60 % thị phần mì ăn liền trong
nước. Năm 2004 cơng ty đã xây dựng hồn chỉnh và đạt được những chứng chỉ về hệ
thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý mơi trường ISO 14001, hệ
thống kiểm sốt vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt Nam là
cơng ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu (IFS).
Tên doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngồi
Địa chỉ: Lơ II-3, Đường số 11_KCN Tân Bình, P.Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: 083154064
Website: www.acecookvietnam.com
9

0

0

Tieu luan


2.2.2 Lịch sử hình thành:


Ngày 15/12/1993: Thành lập cơng ty Liên Doanh Vifon – Acecook với vốn đầu tư 4
triệu USD. Thành phần liên doanh gồm có Cơng ty kỹ nghệ thực phẩm sản xuất mì ăn
liền Vifon Việt Nam VIFON 40% và cơng ty Acecook thuộc tập đồn thương mại tài
chính Marubeni của Nhật Bản 60%.
Ngày 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Sản
phẩm đầu tiên là mì gói và phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía Nam.
Khi đó, số lượng nhân viên của cơng ty chỉ có khoảng 100 người.
Ngày 28/02/1996: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm bán
hàng cho toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời công ty bắt đầu
tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ. Doanh số xuất khẩu là 0,15 triệu USD.
Ngày 06/09/1997: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội phục vụ tồn bộ thị trường
phía Bắc.
Năm 1998: Cơng ty cho ra đời sản phẩm Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị
trường, là một sản phẩm cao cấp đầu tiên và là bước đột phá mới trong ngành mì ăn
liền Việt Nam.
Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao. Đồng
thời đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam.
Năm 2000: Cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Công ty và là bước đột phá
của công ty trên thị trường mì ăn liền. Đó là sự ra đời của sản phẩm mì Hảo Hảo,
một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường. Đồng
thời là lần thứ 2 đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao và đạt huy chương
vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam.
Năm 2001: Ngày 05/05/2001 thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng sản xuất và
kinh doanh. Ngày 06/06/2001 thành lập chi nhánh bán hàng ở Đà Nẵng cung cấp hàng
cho cả khu vực miền Trung từ Bình Định ra Quảng Bình.
Ngày 11/12/2002: Cơng ty thành lập thêm một văn phòng đại diện tại Campuchia.
Đồng thời trong cùng năm đạt danh hiệu Doanh nghiệp trẻ xuất sắc năm 2002.
Năm 2003: Công ty đạt được sự thành công trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh trong nước,
xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, được thể hiện qua việc tăng trưởng mạnh về
doanh số năm 2003: gần 800 tỷ đồng tương ứng 675 triệu gói (trong đó xuất khẩu gần

3 triệu USD). Ngày 4/3/2003 thành lập thêm 1 nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương. Đến
cuối năm 2003 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị trường mì ăn liền cả
nước với hệ thống trên 700 đại lý bao phủ khắp cả nước.
Năm 2004: Ngày 15/1/2004 khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt
động chính thức từ tháng 10/2014. Từ 3/2/2004, chính thức đổi tên thành công ty

10

0

0

Tieu luan


TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bản và di dời nhà máy về KCN Tân
Bình Tháng 6/2004, tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh.
Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà
máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay.
Năm 2008: Ngày 18/01/2008 Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đổi tên
thành Cơng ty cổ phần Acecook Việt Nam. Đồng thời trở thành thành viên chính thức
của Hiệp hội MAL thế giới.
Ngày 07/07/2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất.
Năm 2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam
K.
Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương
hiệu mới.
Năm 2016: Công ty CP Acecook Việt Nam nhận giải thưởng Thương hiệu thực phẩm
an toàn, tin dùng 2016 (Vietnam Good Food 2016) do Hội khoa học kỹ thuật an toàn
thực phẩm Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, nhằm hướng ứng hành động vì

chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe cho Người tiêu dùng,
đem lại lợi ích cho xã hội. Đồng thời, nhận giải thưởng quảng cáo sáng tạo Việt Nam –
Quả chuông vàng 2016 (Golden bell awards 2016) do Hiệp hội quảng cáo Việt Nam tổ
chức.
Năm 2017: Lọt Top 10 Công ty thực phẩm đồ uống uy tín năm 2017, cụ thể là ở vị trí
thứ 3 theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Vietnam Report. Đồng thời lọt Top 100
Nơi làm vệc tốt nhất.
Năm 2018: Mì Hảo Hảo của Acecook được Tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là
mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 đến năm
2018).
Năm 2019: 7 năm liền từ năm 2012 Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên vào top 1
thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất tại Việt Nam theo dữ liệu của
Kantar Worldpanel.
Năm 2020: 10 năm liền từ 2010-2020, hơn 20 tỉ gói mì đã được tiêu thụ, có mặt tại hệ
thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,.. trên tất cả 63 tỉnh thành cả nước Việt Nam
và xuất khẩu đến 40 quốc gia
Từ khi thành lập đến nay, với tinh thần không ngừng sáng tạo và thử thách cái
mới để tạo ra những sản phẩm mang lại niềm vui cho khách hàng trên nền tảng
“công nghệ Nhật Bản, Hương vị Việt Nam”, Acecook Việt Nam đã xây dựng nên
một thế giới vănhóa ẩm thực với những thực phẩm tiện lợi, chất lượng thơm
ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm và đem đến những trải nghiệm phong phú cho
người tiêu dùng Việt Nam và trên toàn thế giới. Acecook Việt Nam cam kết sẽ
luôn đồng hành cùng sự phát triển bền vững của xã hội vì một tương lai tươi đẹp
11

0

0

Tieu luan



với thông điệp “Cook happiness - Chúng tôi sẽ luôn tiếp tục tạo nên và đem lại
niềm hạnh phúc đến từng bữa ăn, từng trái tim của người tiêu dùng”.

2.2.3 Tầm nhìn và Sứ Mệnh
Là một thành viên của Tập đoàn Acecook, triết lý kinh doanh của Acecook Việt
Nam cũng được thiết lập dựa trên triết lý của tập đoàn
 Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam “Thông qua con đường ẩm thực
để cống hiến cho xã hội Việt Nam”
 Tầm nhìn “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt
Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với q trình tồn cầu hóa”
 Sứ Mệnh “Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC
KHỎE –AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng
sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản
phẩm
mì ăn liền để tạo sự an tồn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây, Acecook
Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của
người
tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền.
2.2.4 Giá trị cốt lõi của công ty
COOK HAPPINESS Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty Acecook, điều
này được thể hiện cụ thể bằng 3 chữ HAPPY như sau:
(1) Happy Customers
Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người sử dụng
sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, cơng ty sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon, thật chất
lượng, an toàn – an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.nCụ thể, cần thực hiện triệt
để 3 mục tiêu như sau:

– Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu an toàn.
– Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm bảo chất
lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất.
– Theo dõi quy trình phân phối, bản quản sản phẩm trên thị trường, yêu cầu không để
ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
(2) Happy Employees

12

0

0

Tieu luan


Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ cơng nhân viên Acecook và gia
đình của họ cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, cơng ty sẽ ln cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc tốt,
quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.
(3) Happy Society
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh phúc.
Cơng ty ln đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và của nền kinh tế
Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng. Bên cạnh đó, cơng
ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì mơi trường nhằm
cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.
2.3 Thực trạng trách nhiệm xã hội của tập đoàn Acecook
2.3.1.Trách nhiệm với khách hàng
Ln đảm bảo chất lượng và độ an tồn của sản phẩm ổn định, đồng bộ cho tất
cả

khách hàng.
Luôn không ngừng nâng cao mức độ hài lịng của khách hàng.
Ln sẵn sàng phục vụ đối với tất cả vấn đề liên quan đến sản phẩm.
Không chỉ dừng lại ở việc đóng góp những giá trị chất lượng cao, thương hiệu
Vina Acecook cịn quan tâm đến xã hội, chung tay góp sức vì cộng đồng thơng qua các
chương trình học bổng, đồng hành cùng các bạn trẻ, sinh viên – thế hệ tương lai của
đất nước; các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo; cứu trợ thiên tai, lũ lụt …

2.3.2. Trách nhiệm với tiêu chuẩn chất lượng
Tại Việt Nam, mì ăn liền khơng chỉ dừng lại ở bữa ăn tiện lợi, tiết kiệm thời gian
mà còn thu hút sử dụng bởi đáp ứng được yếu tố chất lượng, dinh dưỡng. Đó
cũng chính là lý do mà các sản phẩm mì ăn liền của Vina Acecook được người
tiêu dùng yêu thích, lựa chọn.
Để mỗi sản phẩm từ Acecook Việt Nam trở thành bữa ăn thơm ngon, đảm bảo chất
lượng và mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng, xuyên suốt tồn bộ quy trình sản
xuất Acecook ln được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ theo hệ
thống quản lý chất lượng quốc tế và đáp ứng cả những tiêu chuẩn khắt khe nhất về an
toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu.
2.3.3 Trách nhiệm với người lao động
Các chế độ phúc lợi :
13

0

0

Tieu luan


Có bếp ăn riêng chăm lo bữa ăn cho CBCNV, khẩu phần ăn bồi dưỡng, khẩu

phần tăng ca. Đảm bảo dinh dưỡng và Vệ sinh ATTP. Hỗ trợ xe đưa đón, đặt vé máy
bay, chi phí khách sạn, cơng tác phí khi đi cơng tác.
Chế độ Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Xã hội, BH Thất nghiệp. Bên cạnh đó Cơng ty
cịn đăng ký loại hình bảo hiểm tai nạn 24/24 nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro về mặt
tài chính trong trường hợp Cơng nhân viên bị bệnh hoặc tai nạn.
Trang bị Bảo hộ lao động đúng quy định Pháp luật, trang cấp Đồng phục văn
phịng. Chính sách khám và chăm sóc sức khỏe hằng năm.
Thưởng vào các dịp Lễ: 30/4, 2/9, Tết dương lịch, thưởng 06 tháng đầu năm,
thưởng cuối năm. Chế độ chính sách xét theo thâm niên Công tác và kết quả làm việc.
2.3.4 Trách nhiệm với pháp lý
Acecook thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên
5 hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách
hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự cơng bằng, an tồn và cung cấp những sáng kiến
chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự
và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh,
Bảo vệ người tiêu dùng, Bảo vệ mơi trường, An tồn và bình đ›ng, Khuyến khích phát
hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
2.3.5. Trách nhiệm môi trường
Bảo vệ môi trường là điều mà Acecook luôn đặt sự quan tâm hàng đầu.
Acecookđã và đang khơng ngừng thực hiện các chương trình hành động vì mơi trường.
Từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất công ty Acecook đã chú trọng tới việc giảm thiểu và
xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty.
2.3.6 Trách nhiệm cộng đồng xã hội
-“HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG”
-“TẶNG QUÀ TẾT CHO NGƯỜI NGHÈO”
-“TẾT SUM VẦY CÙNG ACECOOK”
Bên cạnh đó, Acecook Việt Nam cịn tham gia các hoạt động đóng góp cho xã hội,
chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Theo đó, trong thời gian qua , doanh nghiệp đã tài trợ
ba hệ thống lọc khơng khí áp lực âm cho bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM trị
giá 2 tỷ đồng; đóng góp hơn 10.000 thùng mì nghĩa tình đến các bệnh viện dã

chiến, cán bộ, chiến sỹ, nhân dân đang điều trị và khu vực bị phong tỏa do Covid-19;
hướng đến những người con đất Việt đang sống, lao động và học tập gặp khó khăn tại
Nhật Bản với 1.000 thùng mì Hảo Hảo. Tổng giá trị sản phẩm Acecook Việt Nam đã
trao tặng đến các cơ quan ban ngành, đoàn thể, đơn vị lên đến trên một tỷ đồng.
PHẦN II.

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIỄN
14

0

0

Tieu luan


Acecook đã khá thành công khi luôn thực hiện tốt những cam kết về chất lượng của
sản phẩm tuy nhiên vẫn để xảy ra một số scandal liên quan đến chất lượng của sản
phẩm như bao bì in sai lệch hàm lượng dinh dưỡng, sản phẩm không đảm bảo chất
lượng, nhiều thơng tin tiêu cực về mì ăn liền như mì ăn liền là sản phẩm thiếu dinh
dưỡng, chứa chất độc hại (axit oxalic, transfat…), và là tác nhân gây ra các bệnh nguy
hiểm như ung thư,…
Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lơ sản
phẩm mì ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, gồm mì Hảo Hảo vị tơm chua cay
(loại 77 g, hạn sử dụng đến 24-9-2022), miến Good vị sườn heo do Công ty cổ
phần Acecook Việt Nam sản xuất.
Theo FSAI, một số lơ sản phẩm mì ăn liền đang bị thu hồi do có chứa ethylene oxide.
Chất này khơng được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở EU. Người tiêu dùng ăn
phải chất này khơng có nguy hiểm cấp tính nhưng có thể gặp vấn đề sức khoẻ nếu ăn
phải ethylene oxide trong một thời gian dài. Cơ quan này cảnh báo cần hạn chế tối đa

tiếp xúc với chất này.
Liên quan đến thơng tin mì Hảo Hảo có chất cấm, Cục An tồn Thực phẩm, Bộ Y tế
vừa có cơng văn đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) xác minh,
làm rõ vụ việc để thông tin minh bạch tới người tiêu dùng.
Trong công văn được gửi đến Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Cơng Thương), Cục An
tồn Thực phẩm, Bộ Y tế cho biết theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật An toàn
thực phẩm, sản phẩm nêu trên thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Cơng Thương.
Do đó, Cục An tồn Thực phẩm, Bộ Y tế đã có cơng văn số 1639/ATTP-NĐTT
ngày 27.8.2021 đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) xác minh,
làm rõ thông tin phản ánh của báo và kịp thời thông tin tới người tiêu dùng.
Trước đó, Cơ quan an tồn thực phẩm của Ireland thơng báo thu hồi các lơ sản phẩm
mì ăn liền hương tôm chua cay nhãn hiệu Hảo hảo (Hao Hao Sour-Hot Shrimp Flavour
Instant Noodle Dish) và miến ăn liền hương sườn non nhãn hiệu Good (Good Spare
Ribs Flavour Instant Noodle Dish) của Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam do phát
hiện thuốc bảo vệ thực vật Ethylene Oxide không được phép sử dụng tại Châu Âu.
Liên quan đến vụ việc này, Bộ Công Thương cũng đã vào cuộc, đề nghị Công ty cổ
phần Acecook Việt Nam khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất, đồng thời làm rõ
sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 2 sản phẩm trên
để đánh giá sự xuất hiện của chất Ethylene Oxide.
Cơ quan này cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát tồn bộ danh mục sản phẩm do
Cơng ty cổ phần Acecook Việt Nam hiện phân phối trong nước, kiểm tra xác minh,
làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, Ethylene Oxide là chất không thuộc
danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực
phẩm.
15

0


0

Tieu luan


Tháng 12.2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế Mỹ (IARC) phân loại Ethylene
oxide là chất gây ung thư. Bằng chứng của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cho thấy phơi
nhiễm Ethylene Oxide qua đường hơ hấp có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hệ
tạo lympho như bạch cầu lymphocytic, u tủy và u lympho không Hodgkin. Ngồi ra,
tiếp xúc Ethylene oxide cũng có thể liên quan ung thư gan, phổi, thận, dạ dày và ung
thư vú.

2.4 .Nhận diện vấn đề kinh doanh
2.4.1. Đối tượng hữu quan
Đối tượng hữu quan là những người có mối quan tâm hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp bởi một quyết định của doanh nghiệp. Họ là những người có quyền lợi, cần
được bảo vệ và có khả năng can thiệp nhằm thay đổi quyết định, kết quả của doanh
nghiệp theo chiều hướng nhất định. Đối tượng hữu quan trọng tình huống này bao
gồm:
• Nhà sản xuất
• Người tiêu dùng
• Đối thủ cạnh tranh
• Chính phủ
2.4.2. Mong muốn của đối tượng hữu quan
• Nhà sản xuất - Cơng ty Acecook
o Thiết kế, cải tiến lại bao bị sản phẩm cung cấp thông tin đầy đủ về thành phần và
hàm lượng rõ ràng
o Giữ vững uy tín, lịng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu mì Hảo Hảo đã
gây dựng trong nhiều năm
• Người tiêu dùng

o Mì Hảo Hảo phải cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu . Sản phẩm phải đảm bảo
chất lượng, nguồn gốc thông tin dinh dưỡng rõ ràng
o Công ty Acecook công khai, minh bạch thành phần có trong mì
o Cơng ty khơng chỉ quan tâm lợi nhuận của mình mà phải quan tâm tới sự an tồn của
người tiêu dùng
• Đối thủ cạnh tranh
o Đối thủ cạnh tranh là các cơng ty mì nước ngồi ln mong muốn giành và thu hút
khách hàng của Acecook nhằm mở rộng thị trường, lần sản vào thì trường mì ăn liền
Việt Nam
• Chính phủ .
16

0

0

Tieu luan


o Sự phát triển bền vững của môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội.
o Thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm kinh tế - pháp lý - đạo đức.
o Đảm bảo công bằng xã hội giữa người tiêu dùng và công ty Acecook
o Sự trung thực cơng bằng và cơng lý

2.5 Các mâu thuẫn nảy sinh

• Mâu thuẫn bên trong
Mâu thuẫn giữa lợi ích ngắn hạn và hình ảnh, uy tín của cơng ty Acecook
o Mâu thuẫn giữa hiệu quả chi phí và chất lượng sản phẩm => vi phạm văn hóa đạo
đức kinh doanh


• Mâu thuẫn bên ngoài
o Mâu thuẫn giữa niềm tin người tiêu dùng với sự khiếm khuyết của sản phẩm (sữa
tươi nguyên chất Vinamilk sai lệch về thành phần)
o Mâu thuẫn thị phần và uy tín với đối thủ cạnh tranh
o Mẫu thuẫn giữa lợi nhuận của công ty Vinamilk với mục tiêu đảm bảo kinh tế xã hội
và chính sách của chính phủ

2.6. Bản chất của vấn đề
Bản chất của mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng, thông tin in trên bao
bì sai lệch , sản phẩm khơng đảm bảo chất lượng và có chứa chất gây ung thư
• Vấn đề đạo đức của cơng ty Acecook việc đưa ra thị trường sản phẩm mì Hảo Hảo
khơng đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn thành phần quy định có trong mì, thơng tin in
trên bao bì mập mở, khơng rõ rang , sai lệch hàm lượng dinh dưỡng và chứa chất gây
ung thư . Người tiêu dùng phải hứng chịu cú sốc tâm lý, bất bình trước vấn đề “ Mì
Hảo Hảo có chứa chất gây ung thư ” và mất niềm tin đối với sản phẩm của công ty
Acecook. Acecook đã coi thường việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Acecook
cố ý ghi sai lệch hàm lượng thành phần dinh dưỡng có trong “mì Hảo Hảo” nhằm che
giấu sự gian lận trong khâu đầu vào của quá trình sản xuất sữa mì Hảo Hảo thiết kế
bao bì in sai thơng tin, khơng đúng với sản phẩm thực khi . tung ra thị trường đến tay
người tiêu dùng
=> Ngun nhân vấn đề mì Hảo Hảo của cơng ty Acecook đã khai thác, lợi dụng lòng
tin và sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm của mình để bản được nhiều
hàng hơn, nhằm thu về lợi nhuận
17

0

0


Tieu luan


 Mâu thuẫn trong các khía cạnh : Lợi ích ( Mâu thuẫn về lợi ích , lợi nhuận của
doanh nghiệp mà cho ra sản phẩm thông tin sai lệch , chứa chất gây ung thư ,
sản phẩm không chất lượng …)
 Mâu thuẫn trong lĩnh vực hoạt động : Marketing ( Quảng cáo lừa gạt người tiêu
dùng thông qua hình ảnh thơng tin trên bao bì khơng đúng sự thật ,… )
 Mâu thuẫn của các đối tượng hữu quan : Khách hang ( Mâu thuẫn vì lợi ích
khách hang bị ảnh hưởng khi sử dụng sản phẩm , lòng tin khách hàng ,…. )

PHẦN III.

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ

3.1 Mục tiêu (Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?)
Lấy lại lịng tin của người tiêu dùng về sản phẩm
• Tải xây dựng lại uy tín, hình ảnh thương hiệu
18

0

0

Tieu luan


3.2 Biện pháp (Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?)
• Cơng ty Acecook cần nhận lỗi, lên tiếng chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng Rà
soát và thu hồi lại tất cả các sản phẩm kém chất lượng đỏ. Doanh nghiệp cần bồi

thường thỏa đáng cho người tiêu dùng chịu các . khoản chi phi về sản phẩm đến tay
người tiêu dùng, tặng thẻ VIP, phiếu giảm giá,..
• Cơng khai, minh bạch nguồn nguyên liệu đầu vào, thành phần có trong sữa
• Xây dựng hệ thống để tập hợp thống tin, ý kiến phản hồi, đánh giá của khách hàng
về sản phẩm của mì Hảo Hảo
• Kiểm tra, giám sát tất cả các khâu
• Khẩu nhập nguồn nguyên liệu để sản xuất có đảm bảo chất lượng
• Sản phẩm phải được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật
• Kiểm tra kỳ lượng sản phẩm trước khi đóng gói bao bì
• Thơng tin in trên vỏ bao bì phải chính xác, đúng với bản chất của sản phẩm, rõ ràng
thành phần, hàm lượng
• Kiểm sốt hoạt động Marketing, tránh quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng với
thông tin sự thật, nói q về sản phẩm
3.3. Lời khun
• Cơng ty Acecook cần cân bằng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của khách hàng khơng
vì tìm kiếm lợi nhuận mà thờ ơ trước việc đảm bảo an toàn, lời ích cho người tiêu
dùng
• Hoạt động Marketing của cơng ty cần làm việc có đạo đức: khơng quảng cáo sản
phẩm, đưa thông tin sai sự thật với sản phẩm thực tế khách hàng nhận được
. • Khơng gian lận dưới mọi hình thức thiếu đạo đức nhằm thu lợi nhuận như: giảm chi
phí đầu vào bằng cách ăn bớt hoặc sử dụng nguyên vật liệu không đảm bảo an tồn
3.4. Phương án của cá nhân
Trong trường hợp này, cơng ty Acecook nên xem lại chất lượng sản phẩm, kiểm tra
nguyên vật liệu đầu vào và sản xuất đúng hàm lượng dinh dưỡng chuẩn của “mì ăn
liền”. Cơng ty cũng cần điều chỉnh lại hoạt động của phòng Marketing, xét duyệt kỹ
lưỡng kế hoạch Marketing được hoạch định nhằm kiểm sốt thơng tin đến với người
tiêu dùng. Đặc biệt, doanh nghiệp cần kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi đưa ra
thị trường nhằm hạn chế tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, kém chất lượng đến tay người tiêu
dùng
3.5 Kết luận lại vấn đề

19

0

0

Tieu luan


Trong gia đoạn tồn cầu hố hiện nay vai trị của trách nhiệm xã hội ngày càng quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm của xã hội được coi là một
trong những yêu cầu quan trọng Đối với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp muốn phát
triển vượt bậc so với doanh nghiệp trong nước và vươn xa hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội còn tương đối khó khăn
, hết là sự hiểu biết của doanh nghiệp chưa đầy đủ. Tầm quan trọng về việc thực hiện
tốt trách nhiệm xã hội. Những năm trở lại đây cơng ty cổ phần acecook nói chung và
mì hảo hảo nói riêng Đang đi từng bước tiếp cận xây dựng và phát triển duy trì các
hoạt động trách nhiệm xã hội của mình. Acecook ngày càng định vị được vị trí của
mình đối với người tiêu dùng và có vị trí dẫn đầu trong thị trường mì ăn liền Việt Nam.
Giữa cuộc chiến ngày càng khốc liệt với những ông lớn cùng với sự xuất hiện của các
“nhân tố mới” trong ngành , “Hảo Hảo” vẫn “chiếm thế thượng phong” giữ vững ngôi
vương “thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất Việt Nam” . Để củng cố
được thương hiệu cũng như phát triển về mọi mặt từ đạo đức đến kinh doanh là một
quá trình dài , nhưng cũng là nền móng vững mạnh nhất của acecook sau này , cần
phát triển từng ngày từng giờ để trở nên vững mạnh về mọi mặt.

20

0


0

Tieu luan



×