Bài 28: Khơng khí – sự cháy
Câu 1: Q trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
D. Sự hô hấp của động vật.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Quá trình quang hợp của cây xanh vào ban ngày giúp tạo ra oxi.
Câu 2: Khi thổi khơng khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính
axit. Khí nào sau đây đã gây nên tính axit đó?
A. Cacbon đioxit
B. Hiđro
C. Nitơ
D. Oxi
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Khí cacbon đioxit tác dụng với nước tạo ra axit yếu là axit cacbonic.
Câu 3: Câu nào đúng khi nói về khơng khí trong các câu sau?
A. Khơng khí là một ngun tố hố học.
B. Khơng khí là một đơn chất.
C. Khơng khí là một hỗn hợp có chứa nhiều chất khí, trong đó có khí oxi và khí nitơ.
D. Khơng khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Khơng khí là hỗn hợp gồm nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của khơng khí
là khoảng 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí
hiếm,...).
Câu 4: Sự oxi hố chậm là
A. Sự oxi hố mà khơng toả nhiệt.
B. Sự oxi hố mà khơng phát sáng.
C. Sự oxi hố có toả nhiệt nhưng khơng phát sáng.
D. Sự tự bốc cháy.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hố toả nhiệt nhưng khơng phát sáng.
Câu 5: Trong khơng khí, oxi chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm về thể tích?
A. 21%
B. 79%
C. 21%
D. 0%
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Thành phần theo thể tích của khơng khí là khoảng 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1%
các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,...).
Câu 6: Trường hợp nào sau đây có thể xảy ra sự tự bốc cháy?
A. Chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống.
B. Để xăng dầu trong khơng khí.
C. Sắt để trong khơng khí lâu ngày.
D. Que diêm để gần vỏ bao diêm.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống có thể gây ra sự tự bốc cháy.
Câu 7: Trong không khí, nitơ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm về thể tích?
A. 21%
B. 78%
C. 21%
D. 0%
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
Thành phần theo thể tích của khơng khí là khoảng 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1%
các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,...).
Câu 8: Phương pháp nào sau đây có thể dùng để dập tắt đám cháy do xăng dầu gây
ra?
A. Quạt.
B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.
C. Dùng nước.
D. Dùng cồn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
Quạt hay cồn sẽ khiến đám cháy lớn hơn. Không dùng nước do xăng dầu nhẹ hơn
nước sẽ nổi lên trên, tiếp tục cháy khiến đám cháy dữ dội hơn.
Câu 9: Bản chất của phản ứng cháy là:
A. Cần có oxi.
B. Sản phẩm tạo ra có mùi hắc.
C. Là phản ứng ln không phát sáng.
D. Là phản ứng thu nhiệt.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Bản chất của phản ứng cháy là cần có khí oxi.
Câu 10: Để bảo vệ khơng khí trong lành chúng ta nên làm gì?
A. Chặt cây xây cầu cao tốc.
B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra mơi trường.
C. Trồng cây xanh.
D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Trồng cây xanh sẽ giúp khơng khí thêm trong lành.
Câu 11: Thành phần các chất trong không khí:
A. 9% nitơ, 90% oxi, 1% các chất khác.
B. 91% nitơ, 8% oxi, 1% các chất khác.
C. 50% nitơ, 50% oxi.
D. 21% oxi, 78% nitơ, 1% các chất khác.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Thành phần theo thể tích của khơng khí là 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí
khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,...).
Câu 12: Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là
A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.
D. Cả A và B
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
Câu 13: Chọn đáp án đúng nhất
A. Phản ứng oxi hóa chính là phản ứng cháy.
B. Sự oxi hóa chậm khơng tỏa nhiệt và phát sáng.
C. Sự oxi hóa chậm có tỏa nhiệt và không phát sáng.
D. Cả 3 đáp án đều sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Sự oxi hóa chậm là q trình có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Câu 14: Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là
A. Phát sáng.
B. Cháy.
C. Tỏa nhiệt.
D. Sinh ra khí có mùi.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Sự cháy và oxi hóa chậm đều tỏa nhiệt.
Câu 15: Làm thế nào để dập tắt sự cháy?
A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
B. Cách li chất cháy với oxi.
C. Quạt.
D. A và B đều đúng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Biện pháp dập tắt sự cháy :
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy ;
+ Cách li chất cháy với oxi
Khi thực hiện được các biện pháp trên sẽ dập tắt được sự cháy vì khi đó điều kiện
để sự cháy diễn ra đã khơng cịn và dĩ nhiên sự cháy khơng thể tiếp tục được nữa