Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trắc nghiệm hóa học lớp 8 có đáp án bài (28)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.02 KB, 5 trang )

Bài 13: Phản ứng hóa học
Câu 1: Phản ứng hóa học là
A. Quá trình biến hợp chất thành đơn chất.
B. Quá trình biến đổi trạng thái của chất.
C. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
D. Quá trình biến một chất thành nhiều chất.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
Câu 2: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hố học xảy ra?
A. Có chất kết tủa (chất khơng tan).
B. Có chất khí thốt ra (sủi bọt).
C. Có sự thay đổi màu sắc.
D. Một trong số các dấu hiệu trên.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện (có tính
chất khác với chất phản ứng).
Chất mới tạo thành có thể nhận biết qua màu sắc, trạng thái (như chất kết tủa,
chất khí). Ngồi ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có phản ứng
hóa học xảy ra.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Từ màu này chuyển sang màu khác.
B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng.
C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi.
D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Hiện tượng chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng hoặc từ lỏng sang hơi hay chất rắn
sang hơi là hiện tượng vật lý, khơng phải hiện tượng hóa học.
Phản ứng hóa học là có chất mới xuất hiện nhận biết qua màu sắc, tính tan hoặc


trạng thái.
Câu 4: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải
chứa cùng:
A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.


B. Số nguyên tử trong mỗi chất.
C. Số phân tử trong mỗi chất.
D. Số nguyên tố tạo ra chất.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có
cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
Câu 5: Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học, chỉ có phân tử
bị biến đổi cịn các ngun tử vẫn giữ nguyên, nên tổng khối lượng trước phản
ứng luôn bằng tổng khối lượng sau phản ứng”. Hãy chọn phương án đúng dưới
đây?
A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. Ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 khơng giải thích cho ý 2.
D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Trong một phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác nên số lượng các nguyên tử vẫn được
giữ nguyên.
Câu 6: Loại hạt vi mơ nào ln được bảo tồn trong phản ứng hóa học?
A. Phân tử.
B. Nguyên tử.
C. Cả A và B đúng.

D.Cả A và B sai.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Trong một phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác nên nguyên tử luôn được bảo toàn.
Câu 7: Kết luận nào dưới đây là đúng trong mọi phản ứng hóa học?
A. Phản ứng hóa học chỉ xảy ra được khi có chất xúc tác.
B. Lượng các chất sản phẩm tăng dần, lượng các chất tham gia giảm dần.
C. Lượng các chất tham gia không thay đổi.
D. Lượng các chất sản phẩm giảm dần, lượng các chất tham gia tăng dần.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B


A sai vì: Phản ứng hóa học xảy ra được khi có chất xúc tác, đun nóng hoặc các
chất phản ứng được tiếp xúc với nhau.
C sai vì: Lượng các chất tham gia giảm dần trong quá trình phản ứng.
D sai vì: Lượng các chất sản phẩm tăng dần, lượng các chất tham gia giảm dần.
Câu 8: Câu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ.
B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.
C. Trong phản ứng hố học, liên kết trong các phân tử khơng bị phá vỡ.
D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Trong một phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Câu 9: Các câu sau, câu nào sai?
A. Trong phản ứng hố học các ngun tử được bảo tồn, không tự nhiên sinh ra
hoặc mất đi.

B. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phân chia.
C. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phân chia.
D. Trong phản ứng hố học, các phân tử khơng bị phá vỡ.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Trong một phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho
phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Sự thay đổi liên kết này khiến phân tử
bị phân chia.
Câu 10: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết
rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất này trong vỏ trứng) tạo
ra canxi clorua (chất này tan), nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Ý nào dưới đây
biểu diễn đúng phương trình chữ của phản ứng trên.
A. Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + cacbon đioxit + nước.
B. Canxi clorua + cacbon đioxit + nước → Axit clohiđric + canxi cacbonat.
C. Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + cacbon đioxit.
D. Canxi clorua + nước → Axit clohiđric + canxi cacbonat.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Chất phản ứng là: axit clohiđric, canxi cacbonat.


Sản phẩm tạo thành là: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.
Câu 11: Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng?
1. Dũa thanh sắt ta được chất mới là mạt sắt.
2. Thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt (sắt oxit).
3. Làm lạnh nước lỏng đến 0C ta được chất mới là nước rắn (nước đá).
4. Cho đường vào nước ta được chất mới là nước đường.
5. Cho vôi sống vào nước ta được chất mới là vôi tôi.
A. Khẳng định 1, 3, 4.
B. Khẳng định 2, 5.

C. Khẳng định 1, 2, 4.
D. khẳng định 1, 2, 5.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
1. Sai, dũa thanh sắt ta không thu được chất mới.
2. Đúng, thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt (sắt oxit).
3. Sai, làm lạnh nước lỏng đến 0oC ta được chất mới là nước rắn (nước đá),
nước lỏng và nước đá vẫn là một chất, khơng có sự tạo chất mới.
4.Sai, cho đường vào nước ta được chất mới là nước đường, đây là sự hòa tan
xảy ra hiện tượng vật lý.
5. Đúng, cho vôi sống vào nước ta được chất mới là vôi tôi.
Câu 12: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước
nóng lên. Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là?
A. Mẩu vơi sống tan ra, nước nóng lên.
B. Xuất hiện chất khí khơng màu.
C. Xuất hiện kết tủa trắng.
D. Mẩu vôi sống tan trong nước.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A.
Dấu hiệu của phản ứng hóa học trên là mẩu vơi sống tan ra, thấy nước nóng lên.
Câu 13: Nước vơi trong (có thành phần chính là canxi hiđroxit) khi để trong
khơng khí một thời gian sẽ tiếp xúc với khí cacbonic có trong khơng khí tạo ra
chất rắn là canxi cacbonat và hơi nước. Phương trình chữ nào dưới đây biểu thị
đúng phản ứng trên?
A. Canxi hiđroxit + khí cacbonic → chất rắn + hơi nước
B. Nước vơi trong + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước
C. Canxi hiđroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước


D. Canxi hiđroxit + khơng khí → chất rắn + hơi nước

Hướng dẫn giải:
Đáp án C.
Phương trình chữ của phản ứng trên là:
Canxi hiđroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước
Câu 14: Sắt để trong khơng khí một thời gian sẽ bị gỉ do tác dụng với khí oxi
trong khơng khí tạo ra oxit sắt từ (gỉ sắt). Trong phản ứng trên, chất tham gia
phản ứng là?
A. Khơng khí.
B. Sắt và khơng khí.
C. Oxit sắt từ.
D. Sắt và khí oxi.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D.
Phương trình chữ của phản ứng trên là:
Sắt + khí oxi → oxit sắt từ
Vây chất tham gia là sắt, khí oxi, sản phẩm là oxit sắt từ.
Câu 15: Cồn cháy được là do phản ứng với khí oxi, tạo ra khí cacbon đioxit và
hơi nước. Phương trình chữ nào biểu thị đúng cho phản ứng trên?
A. Cồn + khí oxi → cacbon đioxit
B. Cồn + khí oxi → cacbon đioxit + hơi nước
C. Cồn + khí oxi → hơi nước
D. Cồn → hơi nước + cacbon đioxit
Hướng dẫn giải:
Đáp án B.
Phương trình chữ của phản ứng trên là:
B. Cồn + khí oxi → cacbon đioxit + hơi nước




×