Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Trắc nghiệm hóa học lớp 9 có đáp án bài (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.42 KB, 59 trang )

Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
Câu 1: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau do có
A. Tính dẻo.
B. Tính dẫn điện.
C. Tính dẫn nhiệt.
D. Ánh kim.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Nhờ tính dẻo nên kim loại có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng.
Câu 2: Tính chất khơng phải tính chất vật lí của kim loại là
A. Tính dẫn nhiệt.
B. Tính cách điện.
C. Ánh kim.
D. Tính dẻo.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Kim loại có ánh kim, tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Đồng (Cu).
B. Kẽm (Zn).
C. Sắt (Fe).
D. Vonfam (W).
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Những kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân, nóng chảy ở -39oC và kim
loại nóng chảy cao nhất là Vonfam (W) nóng chảy ở 3410oC.
Câu 4: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Đồng (Cu).
B. Kẽm (Zn).
C. Bạc (Ag).


D. Magie (Mg).
Hướng dẫn giải:


Đáp án C
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
Câu 5: Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay là do nhơm có
A. Nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có tính dẻo.
C. Nhẹ và bền.
D. Dẫn điện tốt.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Nhơm và hợp kim của nhơm có đặc tính nhẹ, bền đối với khơng khí và nước được
dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ...
Câu 6: Một mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phịng thí nghiệm) có thể tích 7,2 cm3
thì khối lượng riêng tương ứng là
A. 7,86 g/cm3.
B. 8,39 g/cm3.
C. 8,89 g/cm3.
D. 8,98 g/cm3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
mCu = nCu  MCu = 1.64 = 64 gam
m
64
DCu = Cu =
 8,89gam / cm3
VCu 7,2
Câu 7: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?

A. Liti (Li).
B. Na (Natri).
C. Kali (K).
D. Rubiđi (Rb).
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Liti là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất nên nhẹ nhất.
Câu 8: Kim loại thường được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là
các kim loại
A. Ag, Cu.


B. Au, Pt.
C. Au, Al.
D. Ag, Al.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Au, Pt, Ag được dùng làm trang sức.
Câu 9: 1 mol kali ( nhiệt độ áp suất trong phịng thí nghiệm ), khối lượng riêng
0,86 g/ cm3, có thể tích tương ứng là:
A. 45,35 cm3.
B. 44,35 cm3.
C. 43,35 cm3.
D. 42,35 cm3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
m
n  M K 1  39
VK = K = K
=

= 45,35cm3
DK
DK
0,86
Câu 10: Kim loại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là
A. Na.
B. Rb.
C. Hg.
D. K.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Thủy ngân (Hg) ở điều kiện thường là chất lỏng.
Câu 11: Độ dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại phụ thuộc vào
A. Bản chất của kim loại.
B. Nhiệt độ của mơi trường
C. Pha thể tích bên trong hay pha bề mặt bên ngoài của kim loại.
D. Pha bề mặt bên ngoài của kim loại.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Độ dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại phụ thuộc vào bản chất của kim loại.
Câu 12: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:


a. Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có . . (X). . . cao.
b. Bạc vàng được dùng làm . . (Y). . . vì có ánh kim rất đẹp.
c. Nhơm được dùng làm vỏ máy bay do . . (Z). . . và . . (T). . .
d. Đồng và nhôm được dùng làm . . (G). . . là do dẫn điện tốt.
(X), (Y), (Z và T), (G) lần lượt là
A. nhiệt độ nóng chảy, đồ trang sức, nhẹ và bền, dây điện.
B. nhiệt độ nóng chảy, đồ trang sức, mềm và dẻo, dây điện.

C. độ cứng, dây điện, nhẹ và bền, đồ trang sức.
D. độ dẻo, cứng và bền, đồ trang sức, dây điện.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
a. Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng
chảy cao.
b. Bạc vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.
c. Nhôm được dùng làm vỏ máy bay do nhẹ và bền.
d. Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
Câu 13: 1 mol nhôm (nhiệt độ, áp suất trong phịng thí nghiệm), khối lượng riêng 2,7
gam/cm3, có thể tích tương ứng là
A. 11 cm3.
B. 10 cm3.
C. 9 cm3.
D. 8 cm3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
m
n  M Al 1  27
VAl = Al = Al
=
= 10cm3
DAl
DAl
2,7
Câu 14: Chọn các phát biểu đúng:
1. Vàng là kim loại có tính dẻo cao nhất.
2. Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.
3. Kim loại có ánh kim.
4. Mọi kim loại đều cháy được trong oxi.

A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.


C. 1, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Loại nhận định (4) vì Au và Pt khơng cháy trong oxi.
Câu 15: Trong số các kim loại: Ag, Hg, Cu, Al. Kim loại nặng nhất là
A. Na.
B. Hg.
C. Cu.
D. Al.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Trong 4 kim loại trên, kim loại nặng nhất là Hg do có khối lượng riêng lớn nhất.


Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
Câu 1: Dãy gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg là
A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4.
B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2.
C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3.
D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn sẽ đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi
muối.
Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Câu 2: Dãy gồm các kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là
A. Al, Fe và Cu.
B. Al, Zn và Fe.
C. Zn, Cu và Ag.
D. Zn, Al và Cu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Loại A, C và D do đồng (Cu) không phản ứng với H2SO4 loãng.
Câu 3: Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Na, Fe, K.
B. Na, K, Li.
C. Na, Li, Mg.
D. Na, Li, Fe.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Kim loại kiềm phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
2Li + 2H2O → 2LiOH + H2
Câu 4: Tính chất hóa học chung của kim loại gồm


A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ.
B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.
C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối.
D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm tác dụng với phi kim, tác dụng với axit
và tác dụng với dung dịch muối.
Câu 5: Ngâm một viên Zn sạch trong dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được

A. Không có hiện tượng nào xảy ra.
B. Một phần viên kẽm bị hịa tan, có một lớp màu đỏ bám ngồi viên kẽm và màu
xanh lam của dung dịch nhạt dần.
C. Khơng có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.
D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngồi viên kẽm, viên kẽm khơng bị hịa tan.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Kẽm (Zn) đứng trước đồng (Cu) trong dãy điện hóa do đó đẩy được đồng ra khỏi
dung dịch muối.
+ Hiện tượng: Một phần viên kẽm bị hịa tan, có một lớp màu đỏ bám ngồi viên
kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
+ Phương trình hóa học:
Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4
Câu 6: Kim loại M có hóa trị II. Cho 8,4 gam M tác dụng hết với dung dịch HCl
sinh ra 7,84 lít khí hiđro (đktc). Kim loại M là
A. Đồng (Cu).
B. Kẽm (Zn).
C. Magie (Mg).
D. Sắt (Fe).
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
VH2 7,84
n H2 =
=
= 0,35mol
22,4 22,4



Phương trình hóa học:
M + 2HCl → MCl2 + H2
Theo phương trình:
n M n H2
=
= 0,35
1
1
→ n M = 0,35mol
→ MM =

m M 8,4
=
= 24(g / mol)
n M 0,35

→ Kim loại M là Magie (Mg).
Câu 7: Cho 4,6 gam natri tác dụng hoàn toàn với 35,6 gam nước. Nồng độ phần
trăm của dung dịch tạo thành là
A. 10%.
B. 15%.
C. 20%.
D. 25%.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
m
4,6
n Na = Na =

= 0,2mol
M Na 23
Phương trình hóa học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Theo phương trình:
n NaOH n Na 0,2
=
=
= 0,1
2
2
2
→ nNaOH = 0,1.2 = 0,2 mol
Khối lượng NaOH tạo thành là:
mNaOH = nNaOH  MNaOH = 0,2  40 = 8 gam
Khối lượng dung dịch thu được là:
m(dung dịch) = m Na + m H2O – m H 2

→ m(dung dịch) = 4,6 + 35,6 - n H2  M H2 = 4,6 + 35,6 – 0,1.2
→ m(dung dịch) = 40 gam
Nồng độ phần trăm dung dịch NaOH tạo thành là


C% =

m ct NaOH
m dd NaOH

 100% =


8
 100%
40

→ C% = 20%
Câu 8: Ngâm một đinh sắt (Fe) trong 10 mL dung dịch CuSO4 1M. Khối lượng
đồng (Cu) thu được sau phản ứng là
A. 0,64 gam.
B. 0,32 gam.
C. 1,28 gam.
D. 0,48 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
n CuSO4 = CM(CuSO4 )  VCuSO4 = 1  0,01 = 0,01mol

Phương trình hóa học:
Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Theo phương trình:
n Cu n CuSO4 0,01
=
=
= 0,01
1
1
1
→ n Cu = 0,01 mol
mCu = nCu  MCu = 0,01.64 = 0,64 gam
Câu 9: Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng.
Kim loại A là
A. Cu.

B. Zn.
C. K.
D. Na.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Giả sử kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)
→ Cơng thức oxit của kim loại A là A2On.
Trong hợp chất oxit của kim loại A, oxi chiếm 17,02% theo khối lượng.
Ta có bảng sau:
n

1

2

3

4


MA

39 (Kali)

78 (loại)

117 (loại)

156 (loại)


Vậy A là Kali
Câu 10: Hòa tan 5,1g oxit của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol
axit cần dùng là 0,3 mol. Cơng thức phân tử của oxit đó là
A. Fe2O3.
B. Al2O3.
C. Cr2O3.
D. FeO.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Gọi công thức của oxit là A2O3
Phương trình hóa học:
A2O3 + 6HCl → 2ACl3 + 3H2O
Theo phương trình:
n A2O3 n HCl 0,3
=
=
= 0,05mol
1
6
6
m A2O3
5,1
→ M A 2 O3 =
=
= 102
n A2O3 0,05
M A 2O3 = 2.MA + 3.16 = 2MA + 48 = 102

→ MA = 27 → A là nhôm.
Vậy oxit là Al2O3.

Câu 11: Hịa tan hồn tồn 18 gam một kim loại M (biết hóa trị của kim loại trong
khoảng từ I đến III) cần dùng 800 mL dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là
A. Ca.
B. Mg.
C. Al.
D. Fe.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
n HCl = 0,8  2,5 = 2 mol
Gọi kim loại M có hóa trị n (n = 1,2,3)
Phương trình hóa học:


2M + 2nHCl → 2MCl n + nH 2

Theo phương trình:
n M n HCl 2 1
=
=
=
2
2n 2n n
2
→ nM =
n
m
18
M M = M = = 9n
nM 2
n

Ta có bảng sau:
n

1

2

3

M

9 (loại)

18 (loại)

27 (Al)

Vậy kim loại M là Al.
Câu 12: Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí thu được từ phản ứng
ở đktc là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 3,36 lít.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
m
n Zn = Zn = 0,1mol
65
Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 
0,1
0,1
mol
VH2 = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 13: Cho lá nhơm (Al) vào dung dịch axit HCl dư thu được 3,36 lít khí hiđro
(ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là
A. 1,8 gam.
B. 2,7 gam.
C. 4,05 gam


D. 5,4 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
VH2 3,36
n H2 =
=
= 0,15mol
22,4 22,4
Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl(dư) → 2AlCl3 + 3H2
n Al n H2 0,15
=
=
2
3
3
→ n Al = 0,1mol


→ m Al = n Al  M Al = 0,1 27 = 2,7gam
Câu 14: Cho phản ứng hóa học: x… + H2SO4 → FeSO4 + y…↑. Tổng (x + y) có
thể là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 
→ Tổng (x + y) = 1+1 = 2
Câu 15: Cho phản ứng: Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O.
Tỉ lệ x, y là
A. 1:2.
B. 2:1.
C. 3:1.
D. 1:1.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
- Phương trình hóa học:
Fe3O4 + 8HCl → xFeCl2 + yFeCl3 + 4H2O
- Số nguyên tử Fe bên trái bằng số nguyên tử Fe bên phải


→ 3 = x + y (1)
Số nguyên tử Cl bên trái bằng số nguyên tử Cl bên phải
→ 8 = 2x + 3y (2)
Từ (1) và (2) suy ra: x = 1; y = 2.
Vậy x : y = 1 : 2.



Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là
A. Na, Mg, Zn.
B. Al, Zn, Na.
C. Mg, Al, Na.
D. Pb, Al, Mg.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu,
Ag, Au.
→ Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là: Na, Mg,
Zn.
Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại

A. Al , Zn, Fe
B. Zn, Pb, Au
C. Mg, Fe , Ag
D. Na, Mg , Al
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Các kim loại tác dụng được với Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại phải đứng trước Cu
trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và các kim loại đó phải khơng tác dụng
với nước.
Phương trình hóa học minh họa:
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Câu 3: Dãy hoạt động hóa học của kim loại khơng cho biết

A. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
B. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường
tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.


C. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 lỗng,
…) giải phóng khí H2.
D. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch
muối.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết
- Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm
và giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 lỗng,
…) giải phóng khí H2.
- Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch
muối.
Câu 4: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4 ?
A. MgSO4
B. Al2(SO4)3
C. H2SO4 loãng
D. H2SO4 đặc, nóng
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Cu khơng phản ứng với MgSO4; Al2(SO4)3, H2SO4 loãng.
t
→ CuSO4 + SO2 + 2H2O
Cu + 2H2SO4 đặc ⎯⎯

Câu 5: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch
mẫu dung dịch này bằng kim loại
A. Zn.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Cho một lượng dư Mg phản ứng với mẫu dung dịch. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, lọc bỏ kim loại ta được dung dịch MgSO4 tinh khiết.
o


Phương trình hóa học:
Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn
Câu 6: Nếu hoà tan hết cùng một khối lượng Al và Zn bởi dung dịch HCl thì
A. Al giải phóng hiđro nhiều hơn Zn .
B. Zn giải phóng hiđro nhiều hơn Al.
C. Al và Zn giải phóng cùng một lượng hiđro.
D. Lượng hiđro do Al sinh ra bằng 2,5 lần do Zn sinh ra .
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Giả sử mAl = mZn = m gam
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
m
m

mol
18
27

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
m
m

mol
65
65
m
m

>
. Vậy nếu hoà tan hết cùng một khối lượng Al và Zn bởi dung dịch
18 65
HCl thì Al giải phóng hiđro nhiều hơn Zn .
Câu 7: Ngâm một lá kẽm (Zn) trong 20 gam dung dịch muối CuSO4 10% cho đến
khi kẽm khơng tan được nữa thì dừng phản ứng. Khối lượng lá kẽm đã tham gia
phản ứng là
A. 8,125 gam.
B. 0,8125 gam.
C. 2,125 gam.
D. 0,2125 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
20 10
n CuSO4 =
.
= 0,0125mol
160 100
Phương trình hóa học:
→ ZnSO4

Zn +
CuSO4
+
Cu
0,0125 ← 0,0125 (mol)


mZn pư = 0,0125.65= 0,8125 gam
Câu 8: Ngâm lá sắt (Fe) có khối lượng 56 gam vào dung dịch AgNO3, sau một
thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ cân được 57,6 gam . Vậy khối lượng bạc (Ag) sinh ra

A. 10,8 gam.
B. 21,6 gam.
C. 1,08 gam.
D. 2,16 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Đặt số mol Fe phản ứng là a
Phương trình hóa học:
Fe + 2AgNO3→ Fe(NO3)2 + 2Ag
a → 2a

a
→ 2a
mol
Bảo toàn khối lượng:
mFe + m Ag sinh ra – mFe(phản ứng) = 57,6
→ 56 + 108.2a − 56a = 57,6
→ a = 0,01 mol
→ nAg = 2.a = 0,02 mol

→ mAg sinh ra = 0,02.108 = 2,16 gam
Câu 9: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư, thấy thốt ra
4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Vậy kim loại M là
A. Ca.
B. Mg.
C. Fe.
D. Ba.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
4,48
n H2 =
= 0,2mol
22,4
Phương trình hóa học:
M + 2HCl → MCl2 + H2


0,2
→ MM =



0,2

mol

m M 4,8
=
= 24(g / mol)
n M 0,2


→ M là Magie (Mg)
Câu 10: Cho 1 viên natri (Na) vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra là
A. Viên natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch khơng đổi màu.
B. Viên natri tan dần,khơng có khí thốt ra, có kết tủa màu xanh.
C. Viên natri tan, có khí khơng màu thốt ra, xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. Khơng có hiện tượng.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Natri tan dần, có khí khơng màu thốt ra, xuất hiện kết tủa màu xanh.
Phương trình hóa học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4.
Câu 11: Phản ứng hóa học khơng chính xác là
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
B. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag.
C. Cu + MgSO4 → CuSO4 + Mg.
D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Phản ứng C sai vì Cu là kim loại đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim
loại, nên Cu không thể đẩy được Mg ra khỏi muối MgSO4.
Câu 12: Kim loại được dùng để phân biệt 3 dung dịch: NaCl, CuCl2, Na2SO4 là
A. Mg.
B. Ba.
C. Fe.
D. Al.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
- Trích mẫu thử, cho vào mỗi mẫu thử một ít Ba.

- Hiện tượng:


+ Ba tan dần, có khí thốt ra → dung dịch là NaCl
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
+ Có khí thốt ra, đồng thời xuất hiện kết tủa xanh → dung dịch là CuCl2.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
CuCl2+ Ba(OH)2 → Cu(OH)2 ↓ xanh + BaCl2
+ Có khí thốt ra, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng → dung dịch là Na2SO4.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ trắng + 2NaOH
Ngồi ra, có thể quan sát màu dung dịch để nhận ra CuCl2 (dd màu xanh); hai
dung dịch còn lại khơng màu. Sau đó tiếp tục dùng kim loại Ba để nhận ra 2 dung
dịch không màu này.
Câu 13: Cho 27,6 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Ag tác dụng với dung dịch HCl vừa
đủ, sau phản ứng thấy thốt ra 5,6 lít khí (ở đktc). Thành phần phần trăm theo khối
lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 21,74% và 78,26%.
B. 20,74% và 79,26%.
C. 21,47% và 78,62%.
D. 20,47% và 78,26%
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Cho Mg và Ag tác dụng với HCl chỉ có Mg phản ứng.
5,6
n H2 =
= 0,25mol
22,4
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,25


0,25
mol
m
n  M Mg
%m Mg = Mg  100% = Mg
 100%
27,6
27,6
0,25  24
→ %m Mg =
 100% = 21,74%
27,6
→ %m Ag = 100% − %m Mg = 78,26%
Câu 14: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
A. Thanh đồng tan dần, khí khơng màu thốt ra


B. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam
C. Khơng hiện tượng
D. Có kết tủa trắng .
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Do đồng đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên khơng tác dụng
được với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 15: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 lỗng, dư
người ta thu được 2,24 lít khí (ở đktc). Khối lượng chất rắn còn lại sau khi phản
ứng kết thúc là
A. 3.
B. 4.

C. 5.
D. 6.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Hỗn hợp Zn và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4, chỉ có Zn phản ứng.
Phương trình hóa học:
Zn + H2SO4(lỗng) → ZnSO4 + H2
2,24
n H2 =
= 0,1mol
22,4
Theo phương trình:
 n Zn = n H2 = 0,1mol
Khối lượng kẽm (Zn) phản ứng là:
mZn = nZn . MZn = 0,1.65 = 6,5 gam
Khối lượng chất rắn (Cu) còn lại là:
mCu = m(Hỗn hợp) – mZn(phản ứng) = 10,5 – 6,5 = 4 gam



×