Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất kb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.81 KB, 60 trang )

Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
SẢN XUẤT NỘI THẤT KB........................................................................................3
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty xây dựng và sản xuất nội thất KB.........................3
1.1.1. Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB..............3
1.1.3 : Địa chỉ : tầng 8 , tòa nhà Red Building , 168 Bùi Thị Xuân , Hà Nội................3
1.1.4 : Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp :.......................................................................3
1.1.5 : Loại hình doanh nghiệp :....................................................................................3
1.1.6: Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp..............................................................4
1.1.7: Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ..................................................5
1.1.8: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và sản
xuất nội thất KB trong 5 năm gần đây:..........................................................................6
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội
thất KB.......................................................................................................................... 7
1.21: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp........................................................7
1.2.2: Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận...............................................................7
1.2.3: Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.. .9
1.3: Đặc điểm tính chất cơng tác kế tốn của cơng ty cổ phần sản xuất và xây dựng nội
thất KB......................................................................................................................... 10
1.3.1 : Đặc điểm tính chất bộ máy kế tốn...................................................................10
1.3.2: Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế tốn:........................................................................11
1.3.3: Chế độ và chính sách kinh tế áp dụng tại đơn vị................................................13
PHẦN 2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT KB...14
2.1: Kế toán tiền lương................................................................................................14
2.1.1: Khái quát chung về lao động sử dụng tại cơng ty..............................................14
2.1.2: Các hình thức trả lương và chế độ lương tại công ty cổ phần xây dựng và sản
xuất nội thất KB...........................................................................................................15


2.1.2.1: Hình thức trả lương.........................................................................................15
2.1.2.2: Các chế độ khác về tiền lương tại đơn vị........................................................20
2.1.3: Kế tốn chi tiết tiền lương..................................................................................20
2.1.3.1: Chính từ sử dụng.............................................................................................20
2.1.3.2: Kế toán chi tiết tiền lương...............................................................................30
2.1.4: Kế toán tổng hợp tiền lương..............................................................................34
2.1.4.1: Tài khoản sử dụng...........................................................................................34
Lương Thị Thảo Nguyên

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

2.1.4.2: Trình tự ghi sổ kế tốn....................................................................................35
2.2: Kế tốn các khoản trích theo lương......................................................................37
2.2.1. Nội dung các khoản trích theo lương tại cơng ty cổ phần xây dựng và sản xuất
nội thất KB..................................................................................................................37
2.2.2: Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương........................................................37
2.2.2.1: Chứng từ sử dụng............................................................................................37
2.2.2.3: Kế tốn chi tiết các khoản trích theo lương.....................................................40
2.2.3: Kế tốn tổng hợp các khoản trích theo lương.....................................................43
2.2.3.1: Tài khoản sử dụng...........................................................................................43
2.2.3.2: Trình tự ghi sổ kế tốn....................................................................................45
PHẦN 3: HỒN THIỆN KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT NỘI
THẤT KB................................................................................................................... 47
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
cơng ty và phương hướng hoàn thiện...........................................................................47
3.1.2. Những nhược điểm............................................................................................47

3.1.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại cơng ty..........................................................................................................48
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty......................................................................................................................... 49
3.2.1. Nhận xét chung về cơng tác kế tốn của Cơng ty...............................................49
3.2.2 Nhận xét về cơng tác kế tốn lao động tiền lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ tại
Công Ty....................................................................................................................... 49
3.1.3 Ưu điểm:.............................................................................................................51
3.1.3.1 Về bộ máy kế tốn của cơng ty:.......................................................................51
3.1.3.2 Về hệ thống chứng từ kế tốn sử dụng tại cơng ty...........................................52
3.1.3.3 Về hệ thống tài khoản kế tốn sử dụng............................................................52
3.1.3.4 Về hệ thống sổ sách mà Cơng ty áp dụng:.......................................................52
3.1.3.4 Về phương pháp trả lương cho nhân viên........................................................53
3.1.4. Nhược điểm:......................................................................................................53
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác hạch tốn kế tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương...........................................................................................53
3.2.1 Về hình thức kế tốn sử dụng..............................................................................53
3.2.2 Về tổ chức bộ máy kế tốn..................................................................................54
3.3.3 Về hình thức trả lương........................................................................................55
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................57

Lương Thị Thảo Nguyên

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

LỜI NÓI ĐẦU


Trong những năm vừa qua,Việt Nam đang tiến hành đổi mới nền kinh tế theo xu
hướng hội nhập và phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đang
bước đầu xây dựng nền kinh tế cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa. Trong cuộc đổi mới đất
nước, để có thể tồn tại và phát triển thì phải kết hợp giữa quan hệ , nghiên cứu và định
ra những hướng đi đúng đắn để sản xuất đem lại hiệu quả cao. Để đạt được hiệu quả
kinh doanh, ngoài việc sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận thì doanh nghiệp phải biết
cách lựa chọn nhân lực cũng như cách quản lý các thành viên trong công ty sao cho thật
hiệu quả. Mac đã từng nói“ Con người là tiền đề cho sự phát triển, quyết định sự tồn tại
của quá trình sản xuất, giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần
trong xã hội. Lao động có năng suất,chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo
sự phồn vinh cho mỗi quốc gia”.Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh
doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần hạ thấp giá thành,tăng doanh lợi và
là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên,người
lao động trong Doanh nghiệp.
Thu nhập và tiền lương đối với người lao động là hai phạm trù kinh tế khác
nhau. Tiền lương dùng để chỉ số tiền nhà nước trả cho người lao động trong khu vực
nhà nước thông qua các thang, bảng lương và phụ cấp.Thu nhập bao gồm ngồi khoản
tiền lương,cịn tiền thưởng, tiền chia lợi nhuận và các khoản khác mà các doanh
nghiệp phân phối cho người lao động theo sản lượng hay chất lượng lao động. Trong
đó, tiền lương là phần thu nhập chính, chiếm tỷ trọng lớn, nó có tác dụng lớn đến việc
phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống của người lao động. Vì vậy, đối với
mọi doanh nghiệp, vấn đề tiền lương trong những năm tới có vị trí quan trọng đặc
biệt.Tuy nhiên, việc quản lý, phân phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho
công bằng, hợp lý, đúng luật pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng
sáng tạo của mọi người lao động, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương
trong sản xuất, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không
đơn giản đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một
phương thức quản lý, hạch tốn tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước
về chính sách đãi ngộ, nhưng cũng phải có những ứng dụng sáng tạo căn cứ vào thực

tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Bên cạnh tổ chức hạch toán tiền lương một
cách hợp lý việc trích nộp thì việc sử dụng các quỹ BHXH, BHYT có ý nghĩa quan
trọng đối với doanh nghiệp. Quỹ BHXH, BHYT được thành lập để tạo nguồn tài trợ và
Lương Thị Thảo Nguyên

1

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên.Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất
nội thất KB có sản phẩm chế tạo rất đa dạng. Ngay từ những ngày đầu thành lập,Công
ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB đã khẳng định được mình trên thương
trường. Cơng ty đã có những bước đi vững chắc, phát triển một cách toàn diện và
nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế.Chính vì vậy,tổ chức cơng tác kế tốn
tiền lương sao cho hợp lý, đúng đắn, nhằm mục tiêu thúc đẩy năng suất lao động, gắn
vấn đề tiền lương vào kế hoạch sản xuất.Đó thực sự là cơng tác kế tốn tiền lương
thiết thực và độc đáo.
Là sinh viên khoa Kế toán trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, qua thời
gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB, em đã có điều
kiện củng cố, tích luỹ, làm sáng tỏ những kiến thức tiếp thu được trong nhà trường về
cách thức tổ chức, nội dung trình tự cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp. Đồng
thời được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Thu Hiền và các anh chị
trong Phịng Kế tốn Cơng Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Sản Xuất Nội Thất KB em đã
mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và hồn thành đề tài: “Hạch tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Cơng ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB "
Nội dung bản đề tài tốt nghiệp này ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 3
chương:

Phần 1: Khái quát chung về công ty xây dựng và sản xuất nội thất
Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
cơng ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế tốn tại cơng ty xây
dựng và sản xuất nội thất KB.
Vì lĩnh vực nghiên cứu này cịn mới mẻ đối với bản thân em cho nên bài luận văn
này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được
sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014.
Sinh viên
Lương Thị Thảo Nguyên

Lương Thị Thảo Nguyên

2

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT KB
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty xây dựng và sản xuất nội thất KB
1.1.1. Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB
Tên tiếng Anh : KB interior production and construction JSC
Tên viết tắt : KBIS
Trụ sở chính :số 38 ngõ 258 Đội Cấn , Ba Đình , Hà Nội .
Điện thoại : 84.4.37629742
Fax : 84.4.37629742

Tài khoản : 22210000054819 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam –
chi nhánh Thanh Xuân – Hà Nội
1.1.2 : Giám đốc hiện tại của cơng ty

: Nguyễn Quang Việt

Kế tốn trưởng hiện tại của doanh nghiệp: Nghiêm Thị Hạnh
1.1.3 : Địa chỉ : tầng 8 , tòa nhà Red Building , 168 Bùi Thị Xuân , Hà Nội
1.1.4 : Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp :
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB được chuyển từ công ty
TNHH công nghệ sản xuất KIT - giấy chứng nhận số 0102013814 do phòng đăng ký
kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30 /8/2011. Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01030115919 do phòng đăng ký kinh doanh – sở
kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 23/2/2007
Mã số thuế : 0101530620
Vốn điều lệ : 15.000.000.000 đồng ( bằng chữ : mười năm tỷ dồng chẵn )
1.1.5 : Loại hình doanh nghiệp :

Lương Thị Thảo Nguyên

3

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB gồm 3 cổ đông sáng lập:

S

TT

1

Tên cổ
đông

Nơi đăng ký
hộ khẩu
thường trú
đối với cá
nhân

Nguyễn

Số 222A, phố

Cổ

Quang

Đội cấn,

phần

Việt

phường cống

phổ


vị, Quận Ba

thông

Loại
cổ
phần

Số cổ
phần

Giá trị cổ
phần ( đồng)

Số giấy
CMND –
Hộ chiếu

105.000

10.500.000.000 012275876

30.000

3.000.000

011979744

15.000


1.500.000.000

010248257

Ghi
chú

Đình- Hà Nội

2

Tơ Quế Số 222A, phố

Cổ

Phương

Đội cấn,

phần

phường Cống

phổ

vị, Quận Ba

thơng


Đình- Hà Nội

3

Trần Thị Số 222A, phố

Cổ

Hạnh

Đội cấn,

phần

phường Cống

phổ

vị, Quận Ba

thơng

Đình- Hà Nội

1.1.6: Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Nhiệm vụ chính của cơng ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB là sản
xuất buôn bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất ngoại thất trong đó cơng ty cịn
sản xuất bn bán đồ gỗ hàng thủ công mỹ nghệ (trừ loại gỗ nhà nước cấm).Buôn bán
tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chủ yếu là máy móc, thiết bị cơ khí, điện lạnh, điện
tử, viễn thông, điện gia dụng, công nghiệp, tin học, máy văn phòng, văn phòng phẩm

và nội thất văn phịng; Bn bán đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình; Tư vấn chuyển
giao cơng nghệ trong lĩnh vực cơng nghiệp, nơng nghiệp, trang trí nội, ngoại thất
Lương Thị Thảo Nguyên

4

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

(không bao gồm dịch vụ thiết kế cơng trình); Tư vẫn lắp đặt, sản xuất vật tư thiết bị
cho các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng; Xây dựng các cơng trình dân
dụng, cơng nghiệp, giao thông, thủy lợi; San lấp mặt bằng thi công nền móng cơng
trình; Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Xuất nhập khẩu các mặt hàng cơng ty
kinh doanh. Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB có chức năng sản xuất
bn bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội ngoại thất, và cung ứng cho những dự án
lớn có uy tín và tầm vóc trên cả nước. Với những dự án thi cơng lớn như trang trí nội,
ngoại thất, sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất văn phòng, khách sạn, khu nghỉ
dưỡng, các căn hộ và chung cư cao cấp…đáp ứng nhu cầu của thị trường đóng góp vào
sự phát triển của nhà nước. Sự phát triển của công ty sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy
ngành kinh tế nước nhà. Điều này thể hiện ở các hoạt động như chuyển giao công nghệ
mới, xâm nhập vào thị trường quốc tế, tạo thêm các cơ hội vệ tinh cho công ty, thu hút
vốn đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
1.1.7: Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB (KBIS) là một doanh nghiệp
hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Được thành lập năm 2009, tiền thân là
công ty TNHH công nghệ sản xuất KIT chuyên sản xuất, lắp đặt các sản phẩm tủ bếp
gỗ thiên nhiên, gỗ chuyên nghiệp hoàn thiện Veneer, Melamin, PU… với hai thương
hiệu nổi tiếng về uy tín và chất lượng KIT HOME và Bếp xinh, KIBS đã nhanh chóng

vượt lên trở thanhg một trong những công ty dấn đầu về sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm tủ bếp và phụ kiện trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc…
Năm 2006, Cơng ty quyết định mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh xuống
lĩnh vực trang bị nội thất và hạ tầng kỹ thuật cho các dự án xây dựng lớn và vừa trên
thị trường Hà Nội. Chỉ sau một năm hoạt động, Cơng ty đã nhanh chóng khẳng định
năng lực và uy tín của mình với những dự án lớn như: Trang bị nội thất cho khách sạn
Somerset Westlake HN ( 254D Thụy khuê), khu căn hộ cao cấp tại số 14 Thụy Khuê,
Ngân hàng VietstarBank. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu, đội ngũ
nhân sự đã được tăng cường đáng kể với trên 40 cán bộ và 100 công nhân sản xuất
lành nghề.
Năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của công ty với một loạt thay đổi
quan trọng. Cơng ty chính thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ
phần và đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB. Vốn pháp
Lương Thị Thảo Nguyên

5

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

định của cơng ty được điều chình tăng lên tới 15.000.000.000 VNĐ ( Mười lăm tỷ việt
nam đồng ). Trong giai đoạn này, Công ty đã tham gia một loạt những dự án trang
thiết bị nội thất cho nhà khách TW Đảng (Đường Nguyễn Cảnh Chân-Ba Đình) và nhà
khách văn phịng quốc hội (Đường Hồng Cầu-Đống Đa) thi cơng nội thất cơng trình
trụ sở Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)…và còn nhiều những cơng
trình khác.
Lấy uy tín chất lượng và giá thành sản phẩm làm phương châm hoạt động kinh
doanh, công ty luôn đặt khách hàng vào trọng tâm các hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng liên tục mở rộng phát triển và đã khẳng định vị trí vững
chắc trên thị trường khu vực phía B và tiến tới là khu vực miền trung và miền nam.
Chúng tôi luôn luôn đảm bảo thi công những dự án đúng tiến bộ đề ra và đáp ứng được
những yêu cầu thi công kỹ thuật cao của chủ đầu tư cũng như cao cấp cho khách hàng
những sản phẩm chất lượng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
1.1.8: Khái qt tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cổ phần xây dựng
và sản xuất nội thất KB trong 5 năm gần đây:
.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chỉ tiêu
Tổng vốn kinh doanh
Tổng chi phí sản xuất
kinh doanh
Tổng số lượng lao
động bình quân
Sản lượng sản phẩm
hàng hóa cung cấp
hằng năm
Doanh thu bán hàng
và CCDV

Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế
TNDN
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Thu nhập bình qn
người lao động

Đơn vị
tính
Tr.đ
Tr.đ

Năm
2009
20.000
19.455

Năm
Năm
Năm
Năm
2010
2011
2012
2013
25.000 29.000 33.000 40.000
23.000 28.200 30.00 38.670


Người

350

370

400

440

487

Tr.đ

480

550

610

690

739

Tr.đ

22.000

30.000 31.830 35.000 44.690


Tr.đ

17.030

26.350 29.000 33.200 39.421

Tr.đ
Tr.đ

2.000
4.000

3.680
4.620

4.900
6.132

4.000
6.050

4.500
6.750

Tr.đ

1.750

1.921


2.304

1.980

2.534

Tr.đ/
năm

50

65

72

80

87

Nhìn vào bảng khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty ta thấy
cơng ty có sự tăng trưởng rõ rệt theo từng năm, vượt qua tình hình năng lượng cũng
như tình hình tài chính thế giới. Tổng nguồn vốn kinh doanh tăng bình quân theo mỗi
Lương Thị Thảo Nguyên

6

Lớp: CA6KT6



Báo cáo thực tập

năm chiếm 15%, cả tổng chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng .tổng số lượng lao
động bình qn tăng 10% tạo cơng ăn việc làm cho người lao động. Sản lượng sản
phẩm, hàng hóa , dịch vụ cung cấp hằng năm tăng do mẫu ma đa dạng nhiều chủng
loại đáp ứng nhu cầu thiêt yếu của người tiêu dùng. Doanh thu của công ty chủ yếu từ
hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng và đồ trang trí nội , ngoại thất chiếm 70% trong
tổng doanh thu bán hàng và cung cấp thiết bị.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng và sản xuất
nội thất KB
1.21: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Chủ tịch HĐQT
kiêm GĐ

Phó chủ tịch HĐQT
Các trợ lý

Trưởng
phịng
KD

Trưởng
phịng DA

Trưởng
nhóm thi
cơng

Tổ thi

cơng

Tổ sửa
chữa

Trưởng
nhóm
thiết kế

Tổ kỹ
thuật

Trưởng
nhóm dự
tốn

Tổ
giám
sát

Trưởng
phịng
HCNS

Kế tốn
trưởng

Trợ lí
HCNS


tốn
Kế
tốn
tổng
hợp

Tổ
kiểm


1.2.2: Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc là người quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân
danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của cơng ty.
Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước hội đồng thành viên và pháp
luật hiện hành. Chịu trách nhiệm vầ công tác đối ngoại. Là người quyết định các chủ
Lương Thị Thảo Nguyên

7

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty. Phê duyệt tất cả các quy định áp
dụng trong nội bộ công ty. Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh
doanh, đầu tư của công ty. Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho hội đồng
thành viên phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước trực tiếp ký các hoạt
động kinh tế. Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị. Quyết định
ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phịng ban cụ thể trong cơng ty theo kế

hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt. Quyết định các chỉ tiêu về tài
chính. Giám sát tồn bộ hoạt động kinh doanh trong cơng ty.
- Phó chỉ tịch HĐQT: là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc cụ thể theo phân
công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được
giám đốc phân công thực hiện. Phó giám đốc cơng ty phải thường xun báo cáo kết
quả cơng tác của mình với giám đốc cơng ty và báo cáo trước hội nghị giao ban tập thể
lãnh đạo các đơn vị thường kì. Trong quá trình giải quyết cơng việc có các mối quan
hệ với cá nhân hoặc tổ chức ngồi cơng ty thì trước khi giải quyết cần có ý kiến thống
nhất về nguyên tắc với giám đốc cơng ty. Đồng thời trong q trình giải quyết phải
thường xuyên báo cáo với giám đốc kết quả thực hiện. Khi có u cầu nghỉ cơng tác
hoặc đi công tác, học tập…quá một ngày phải báo cáo trước với giám đốc công ty.
- Các trợ lý: là người giúp việc cho ban giám đốc và chịu trách nhiệm trước ban
giám đốc về việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được ban
Giám đốc ủy quyền và phân cơng theo đúng chế độ chính sách nhà nước và điều lệ của
cơng ty.
-Trưởng phịng kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt
động của đơn vị mình có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng hoạt
đọng kinh doanh sản xuất kinh doanh để đạt được kết quả cao nhất.
-Trưởng phòng dự án ; tham mưu cho ban giám đốc công ty trong việc quảm
lý các dự án đầu tư xây dựng của cơng ty theo đúng pháp luật có liên quan của nhà
nước. Giup ban giấm đốc công ty thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các công việc quản
lý dự án.
-Trưởng phịng hành chính nhân sự : xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy điều
hành trong toàn công ty , xây dựng , đề xuất các quy chế lương áp dụng trong toàn
Lương Thị Thảo Nguyên

8

Lớp: CA6KT6



Báo cáo thực tập

công ty. Hằng năm xây dựng phương án tuyển dụng , đào tạo , quản lý, nguồn nhân
lực để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Xây dựng và thực hiện các chế độ như : lương ,
chính sách xã hội và những chính sách khác đối với người lao động. Thực hiện công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của công ty. Phối hợp với các cơ quan đơn vị
có chức năng , tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho các
đối tượng liên quan. Quản lý thực hiện cơng tác văn thư lư trữ. Xây dựng và trình
giám đốc phê duyệt nội quy , quy chế làm việc của công ty , quy định về quản lý bảo
vệ tài sản cơng, bảo vệ an ninh,an tồn của doanh nghiệp . Thực hiện các nghiệp vụ
khác do giám đốc giao.
-Trưởng phịng tổ chức : có chức nawg trong việc lập kế hoạch sử dụng và
quản lý nguồn tài chính của công ty , phát triển các hoạt động kinh tế, tài chính cơng
tác hạch tốn kế tốn theo đúng chế độn kinh tế thống kê và chế độ quản lý tài chính
của nhà nước .
-Trưởng nhóm thi cơng : có nhiệm vụ đơn đốc, tổ chức thi cơng , kiểm tra q
trình thực hiện , quản lý máy móc thiết bị, lập kế hoạch thi cơng , hồn thành cơng
việc đúng thời gian quy định. Thực hiện q trình điều hành thi cơng đến khi kết thúc
cơng việc.
-Trưởng nhóm thiết kế : thiết kế bảo đảm các yêu cầu của kế hoạch về thông tin,
mẫu mã sản phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm thiết kế trong thời
gian sản xuất . Thực hiện quan sát trong q trình sản xuất kinh doanh.
-Trưởng nhóm dự tốn: nghiên cứu bản vẽ , bóc tách khối lượng và lập dự tốn
các cơng trình , kiểm tra sốt sét nội dung dự toán, theo dõi , lập hồ sơ thanh tốn cơng
trình, tham mưu cho ban giám đốc cơng ty trong việc đầu tư và quản lý . Giup giám
đốc công ty thực hiện hoặc tổ chức thực hiện các cơng việc.
1.2.3: Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp.
Tổ chức công ty là việc bố trí , sản xuất mọi người trong cơng ty vào những vai

trị , những cơng việc cụ thể . Nói cách khác tổ chức là tổng thể những trách nhiệm hay
vai trò được phân chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm
vụ chung.
Cấp dộ cơ cấu vĩ mô: là cách sản xuất ,tổ chức vị trí, vai trị của từng cá nhân
trong công ty .
Lương Thị Thảo Nguyên

9

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

Cấp độ vi mô: là cách quy định quyền hạn , trách nhiệm của từng vị trí mà các
cá nhân trong công ty nắm giữ.
Hệ thống bổ trợ : bằng hệ thống điều hành của tổ chức , q trình của cơng ty ,
hệ thống văn hóa công ty và hệ thống quản lý hoạt động công ty.
Cơng ty sẽ khơng thực hiện có hiệu quả chức năng của mình nếu 3 cấp này
khơng được thiết lập một cách đúng mức để hỗ trợ cho hoạt động của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất nội thất KB đã tận dụng những hiểu biết
trên để xây dựng cơ cấu tổ chức công ty theo cơ cấu phịng ban: là cơ cấu nhóm các
sản phẩm hoặc kế hoạch nhất định và chịu trách nhiệm sản xuất và quảng cáo, xúc tiến
kinh doanh đơn vị kế hoạch đó. Đ ơng thời những cơng việc chung của các phịng ban
như phân bổ tài chính , vấn đề liên quan đến luật pháp, các cơng việc hành chính… Sẽ
được thực hiện ở cấp cơng ty . Do đó , tập chung vào từng phân đoạn thị trường và sản
phẩm cụ thể . Tuy nhiên , một số cũng bị lập lại ở các phòng ban khác nhau và địi hỏi
phải có sự hợp tác giữa các phịng ban.
1.3: Đặc điểm tính chất cơng tác kế tốn của cơng ty cổ phần sản xuất và xây
dựng nội thất KB.

1.3.1 : Đặc điểm tính chất bộ máy kế tốn.
Kế tốn trưởng

Kế toán
Tổng hợp

Kế toán
Thuế

Kế toán
xưởng

Thủ quỹ

Kế toán
dự án

- Kế toán trưởng: phụ trách mọi hoạt động của phịng kế tốn, chịu trách nhiệm
trước giám đốc và nhà nước về việc tổ chức quản lý ghi chép tài chính của đơn vị theo
quyền hạn nhiệm vụ của kế toán trưởng. Kế toán trưởng liên hệ chặt chẽ với các kỹ
thuật viên, tham mưu cho giám đốc về các chính sách tài chính kinh tế của cơng ty, kí
duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về
chuyên môn, đồng thời yêu cầu các biện pháp chức năng khác trong bộ máy quản lý ở
đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chun mơn có liên quan tới các biện
pháp chức năng. Các kế tốn thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ
đạo trực tiếp về nghiệp vụ của kế toán trưởng, trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng về
Lương Thị Thảo Nguyên

10


Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như về chế độ kinh tế, chính sách tài chính
của nhà nước.
- Kế tốn tổng hợp: hoạch tốn sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm,
lập báo cáo tài chính, cùng kế tốn trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho cơ
quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phịng kế tốn.
Kiến nghị và đề suất biện pháp khắc phục cải tiến.
- Kế toán xưởng: thu thập số liệu,thống kê các sản phẩm, lập báo cáo cho kế
toán trưởng.
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày cứ vào phiếu thu chi
tiền mặt đề xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng hợp, đối
chiếu thu chi với kế tốn có liên quan.
- Kế tốn dự án: tham gia xây dựng kế hoạch và hỗ trợ giám đốc và kế tốn
trưởng dự án trong quản lí tài chính dự án và điều chỉnh tổ chức dự án. Xác định biểu
mẫu kinh tế gồm khung mẫu báo cáo và hoàn thiện phù hợp với văn kiện dự án và đảm
bảo tuân thủ các yêu cầu của công ty và nhà nước.
- Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh. Kiểm tra đối
chiếu hóa đơn giá trị gia tăng với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở. Kiểm
tra đối chiếu bản kê khai hồ sơ xuất khẩu. Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế giá trị
gia tăng đầu vào của tồn cơng ty theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ. Theo dõi báo
cáo thực hiện nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hồn thuế của cơng ty. Cùng phối hợp
với kế toán tổng hợp đối chiếu số lượng báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết
toán.
1.3.2: Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế tốn:
Để thích hợp với doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ, dễ chun mơn hóa cán bộ
kế tốn thích hợp với việc kế tốn bằng máy tại cơng ty cổ phần xây dựng và sản

xuHằng ngày,căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ , trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ
nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở
sổ , thẻ kế tốn chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát
sinh được ghi vào sổ ,thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các nhật ký đặc biệt thì hằng ngày ,căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt
Lương Thị Thảo Nguyên

11

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

liên quan. Định kỳ (3,5,10,…ngày) hoặc cuối tháng ,tùy khối lượng nghiệp vụ phát
sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp
trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào sổ
nhật ký đặc biệt(nếu có). Cuối tháng, cuối quý ,cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập
bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ
cái và bảng tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc ,tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối
số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh cps trên sổ nhật ký
chung(hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp
trên các sổ nhật ký đặc biệt)cùng kỳ.

Lương Thị Thảo Nguyên


12

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

1.3.3: Chế độ và chính sách kinh tế áp dụng tại đơn vị
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền. Phương
pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân cuối kỳ.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: thực nhận.
Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: khoản kê định kỳ.
- Nguyên tắc ghi nhận khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định
Phương pháp khấu hau tài sản cố định: đường thẳng
Nguyên tắc ghi nhận chị phí phải trả: đã sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: bên mua chấp nhận thanh toán.
Chế độ kế tốn áp dụng: QĐ 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính

Lương Thị Thảo Nguyên

13

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập


PHẦN 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ NỘI THẤT KB
2.1: Kế toán tiền lương
2.1.1: Khái quát chung về lao động sử dụng tại công ty
Bảng 1.2: phân loại lao động theo trình độ năm 2013
Trình độ

Số lượng(người)

Tỷ lệ(%)

Đại học

124

25,46

Cao đẳng

132

27,1

Trung cấp

88

18,06


Công nhân kỹ thuật

61

12,54

Lao động phổ thông

82

16.84

Tổng

487

100

(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm hơn
50%, số lượng lao động có trình độ trung cấp cung khoảng 18%,công nhân kỹ thuật
chiếm hơn 12 %,trong khi số lao động phổ thông chỉ chiếm gần 17%.Hàng năm công
ty thường xuyên tổ chức các lớp học để công nhân được tiếp cận với trình độ kỹ thuật
mới cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề. Chỉ khi người lao
động được đào tạo bài bản thì khả năng của họ mới được phát triển toàn diện, khi đó
họ mới có thể đóng góp, cống hiến hết mình cho công việc được.
-Phân loại lao động.
+ Phân loại lao động theo thời gian lao động:Toàn bộ lao động trong doanh

nghiệp có thể được phân thành lao động thường xuyên( gồm cả lao động ngắn
và dài hạn), lao động mang tính thời vụ.
+ Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:Lao động trong doanh
nghiệp được phân thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp : là lao động trực tiếp tham gia sản xuất lao động tạo ra sản
phẩm. Lao vụ, dịch vụ là những người phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Lao động gián tiếp: Là lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý hành
chính, nhân viên quản lý kinh tế...
+ Phân loại chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Lương Thị Thảo Nguyên

14

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

Theo cách này lao động của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất: Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
quá trình sản xuất.
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Tham gia hoạt động tiêu thụ sản
phẩm.
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Tham gia hoạt động quản lý , quản trị
kinh doanh, quản lý hành chính của doanh nghiệp.
2.1.2: Các hình thức trả lương và chế độ lương tại công ty cổ phần xây dựng và sản
xuất nội thất KB
2.1.2.1: Hình thức trả lương


Hiện tại doanh nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương là:
- Tiền lương sản phẩm với lao động trực tiếp.
- Tiền lương thời gian với lao động gián tiếp: nhân viên khối văn phòng, quản lý
phân xưởng.
* Đối với bộ phận gián tiếp: Lương thời gian được xác định dựa trên lương cơ
bản và thời gian thực tế làm việc của người lao động.Lương cơ bản tại xí nghiệp chính
là mức tiền lương, tiền công ghi trên Hợp đồng lao động.
Như vậy tiền lương thực tế trong một tháng là:
Tiền lương tháng

=

TLCB
NCCĐ

´

NCtt

Trong đó:
+ TLCB: Tiền lương cơ bản
+ NCCĐ: Ngày công chế độ
+ NCtt: Ngày công trực tiếp
Tuỳ thuộc vào chức danh của mỗi người trong cơng ty mà cịn quy định thêm
phụ cấp trách nhiệm cụ thể:
Kế toán trưởng: 300.000 đ/ tháng
Trưởng phòng kỹ thuật: 300.000 đ/tháng
Các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp ăn trưa được quy định cụ thể trong điều
lệ của công ty mỗi năm một lần.
Như vậy tiền lương của cán bộ công nhân viên trong cơng ty được tính theo cơng

thức:
Lương Thị Thảo Ngun

15

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

=

TLTháng

Phụ cấp

TLCB

+

NCCĐ

´ NCTT

Trong đó:
TLTháng: tiền lương tháng
TLCB: tiền lương cơ bản
NCCĐ: ngày công chế độ
NCTT: ngày công thực tế
Ngày làm việc thực tế của các đối tượng nhận lương được theo dõi qua bảng

chấm công (trang sau)
Đối với người lao động làm việc thêm giờ (làm thêm chủ nhật) sẽ nhận được tiền thêm
giờ, tính như sau:

TLThêm giờ =

TLCB ´ 1,5
NCCĐ

´ số ngày công làm thêm

Như vậy, tổng lương tháng của người lao động tại Xí nghiệp sẽ bao gồm tiền
lương tháng, các khoản phụ cấp và tiền làm thêm giờ (nếu có).
VD: Lương tháng của bác Nguyễn Quyền, trưởng phòng kỹ thuật của Bộ phận
thiết kế với 30 ngày công (26 ngày côngvà 04 Chủ Nhật) và mức lương cơ bản
là 4.280.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm 300.000 đồng, ăn trưa 600.000/tháng
đồng được tính như sau:
Tiền thêm giờ

TLTháng =

=

300.000 +

4´ 4.280.000 ´ 1,5
26
26 ´ 4.280.000

= 987.692 đồng


+987.692+600.000

26

=6.167.692đồng

* Tiền lương phép:
Theo quy định của Xí nghiệp, một năm người lao động được hưởng 12 ngày
nghỉ phép (không kể lễ, tết). Trong thời gian nghỉ phép, người lao động được hưởng
100% lương theo hợp đồng.
* Tiền thưởng:
Đối với người lao động thuộc bộ phận gián tiếp, doanh nghiệp có các chế độ
thưởng như sau: Thưởng sáng kiến ứng dụng công nghệ mới, thưởng định kỳ vào các
dịp lễ tết.
Lương Thị Thảo Nguyên

16

Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:Doanh nghiệp chế tạo sản phẩm dựa trên
đơn đặt hàng của khách. Mỗi sản phẩm có các thơng số kỹ thuật và công nghệ chế tạo
khác nhau nên khối lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm rất đa dạng. Bên cạnh đó,
các khâu chế tạo sản phẩm yêu cầu phải trải qua các công đoạn của các tổ sản xuất,
trình độ tay nghề và mức độ lao động khác nhau. Vì vậy, để tính lương một cách cơng
bằng và chính xác, nhằm tạo tâm lý ổn định cho cơng nhân, cơng ty cổ phần tập đồn

Gang thép Hàn Việt đã sử dụng phương pháp tính lương hợp lý và độc đáo. Hình thức
lương của cơng ty là sáng tạo của hình thức khốn cơng việc. Tiền lương của cơng
nhân trực tiếp sản xuất phụ thuộc vào khối lượng của cơng việc hồn thành từng tổ,
nhóm. Hàng tháng, cơng ty tiến hành kí kết bản hợp đồng nội bộ giữa Ban giám đốc,
người phụ trách kỹ thuật với tổ trưởng của mỗi tổ sản xuất. Trong bản hợp đồng ghi
rõ:
- Khối lượng cơng việc phải thực hiện
- Mức lương khốn được kế tốn tiền lương tính trên cơ sở bản định mức đã thơng qua
tồn cơng ty.
- Thời gian hồn thành sản phẩm.
- Các mức thưởng, phạt khi hoàn thành trước hoặc sau thời hạn được giao.
Sau khi sản phẩm hoàn thành, đơn vị tiến hành nghiệm thu. Cuối tháng, đơn vị
xác định giá trị thực hiện và mức tiền lương tương ứng (trường hợp công việc phải làm
trong nhiều tháng thì hàng tháng cơng ty tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã
làm trong tháng).
Các chứng từ phục vụ việc thanh tốn lương hàng tháng thường có: Bảng chấm
cơng, hợp đồng khốn nội bộ, bảng lương xưởng, phiếu lương… Bảng chấm cơng tính
lương của tổ phải có sự xác nhận của tổ trưởng, của quản đốc phân xưởng, phòng tài
vụ kiểm tra, giám đốc duyệt trước khi cấp phát lương.
VD: Lương tháng của bác Cao Văn Nam, công nhân kỹ thuật thuộc bộ phận thi
công với 30 ngày công (26 ngày côngvà 04 Chủ Nhật) và mức lương cơ bản là
2.900.000 đồng, ăn trưa 600.000/tháng đồng được tính như sau.
Số tiền làm thêm giờ : 4 x 180.000= 720.000
Số tiền lương thực tế = 720.000 + 2.900.000 + 600.000 – 2.900.000 x 10.5% =
3.915.500đ

Lương Thị Thảo Nguyên

17


Lớp: CA6KT6


Báo cáo thực tập

Cách tính lương của các tổ trong phân xưởng:Tổng lương tháng của một tổ bao
gồm: Lương khoán theo sản phẩm, cơng tác phí, làm thêm chủ nhật, phụ cấp trách nhiệm
và tiền phụ cấp độc hại. Trong đó lương chủ yếu là lương khốn. Các khoản khấu trừ vào
lương bao gồm: BHXH, BHYT và các khoản phải trừ khác (tạm ứng lương, tiền nhà, tiền
điện…)
Tổng lương thực lĩnh = Tổng lương khốn + Cơng tác phí + Phụ cấp – các
khoản giảm trừ.
Ví dụ: Căn cứ vào bảng lương xưởng tháng 9 năm 2013, tổ thuỷ lực được
hưởng như sau:
Tổng lương khốn:27.330.000 đồng
Cơng tác phí: 760.000 đồng
Phụ cấp trách nhiệm: 600.000 đồng
Phụ cấp độc hại: 1000.000 đồng
Tiền thêm giờ: 117.802 đồng
Ăn trưa: 1.824.000 đồng
Làm thêm chủ nhật: 900.000 đồng
Các khoản giảm trừ vào lương: BHXH + BHYT: 580.500 đồng
Số tiền lĩnh kỳ II của tổ:27.330.000 + 900.000 + 600.000 + 1.000.000 +
117.802 + 1.824.000 - 580.500 = 30.191.802 đồng.
Trong đó: Lương tháng của bác Phạm Văn Thắng, phó phịng kỹ thuật thuộc bộ
phận thi cơng với 30 ngày công (26 ngày công và 04 Chủ Nhật) và mức lương cơ bản
là 2.900.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm 200.000 đồng, ăn trưa 600.000/tháng đồng
được tính như sau. ( áp dụng bộ phận nào)
Số tiền lương thực lĩnh :2.900.000 + 200.000 + 600.000+ 2.900.000 x 4 x 1,5:
26 – 2.900.000 x 10.5% = 4.364.731đ

Cách tính lương khốn như sau:
Hàng tháng, khi nhận được đơn đặt hàng chế tạo sản phẩm. Căn cứ vào các
thông số kỹ thuật và bản vẽ từ phòng kỹ thuật đưa sang, căn cứ vào bảng định mức đã
lập, kế toán phân loại theo từng tổ, tính tốn và đưa ra con số về khoản tiền cơng
khốn. Sau khi được duyệt, xí nghiệp và tổ trưởng các tổ sản xuất tiến hành ký bản
hợp đồng khốn nội bộ.
Cuối tháng, để tính lương cho cơng nhân, kế toán căn cứ vào các tài liệu sau:
Lương Thị Thảo Nguyên

18

Lớp: CA6KT6



×