BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------
BÀI THUYẾT TRÌNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
CHỦ ĐỀ: TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN ĐẾN MUA
HÀNG HỐ THEO HỢP ĐỒNG
NHĨM 1
Lớp học phần:
Quản trị kinh doanh thương mại (122)_01
Giảng viên hướng dẫn:
Lê Thị Thái Hà
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trần Văn Nhâm – 11202945
Vương Thị Vân Quỳnh
Cù Minh Nhật Minh
Lê Hữu Khởi
Hoàng Trung Đức
Nguyễn Ngọc Tâm
Pen Tarachankakrika
Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA THEO HỢP ĐỒNG...............3
1.
Khái niệm......................................................................................................3
2.
Đặc điểm mua bán hàng hóa theo hợp đồng.................................................3
3.
Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa......................................................... 4
4.
Ưu nhược điểm của mua bán hàng hóa theo hợp đồng.................................5
5.
Mẫu hợp đồng cơ bản....................................................................................6
II.
TÌNH HUỐNG PHÁT SINH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP...........10
1.
Tình huống phát sinh trong hợp đồng.........................................................10
2.
Tình huống phát sinh ngoài hợp đồng.........................................................15
I.
TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA THEO HỢP ĐỒNG
1.
Khái niệm
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ
thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển
hàng hóa cùng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách
nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng, việc giao hàng, thanh
toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức được thỏa thuận trong hợp
đồng.
2. Đặc điểm mua bán hàng hóa theo hợp đồng
2.1. Đặc điểm chung của hợp động mua bán hàng hóa:
-
Là hợp đồng ưng thuận – được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận
xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp động không phụ thuộc vào
thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên
bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp động mua bán đã có hiệu lực.
-
Có tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ
nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng
khoản tiền thanh toán.
-
Là hợp đồng song vụ – mỗi bên trong hợp động mua bán hàng hóa đều bị ràng
buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền địi hỏi bên kia
thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp động mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ
chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải
bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.
2.2. Đặc điểm riêng của hợp động mua bán hàng hóa
-
Về chủ thể, hợp động mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là
thương nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được
thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên và có
đăng ký kinh doanh. Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân khơng phải là thương nhân cũng có
thể trở thành chủ thể của hợp động mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương
mại, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi
nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này
lựa chọn áp dụng Luật thương mại.
-
Về hình thức, hợp động mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời
nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường
hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản,
ví dụ như hợp động mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay
thông điệp dữ liệu.
-
Về đối tượng: hợp động mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo Luật
thương mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng
hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản
hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.
3. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ vào phạm vi hợp đồng có thể chia hợp đồng mua bán hàng hóa thành 2 loại:
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước: Hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh
của pháp luật Việt Nam, cụ thể là luật thương mại 2005 và các văn bản pháp luật chuyên
ngành khác
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của 2
hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, do đó các bên trong quan hệ hợp đồng có thể
thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam hay của phía đối tác hoặc cũng có thể sử
dụng pháp luật của 1 nước thứ 3
Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng cũng có thể chia làm 2 loại:
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa khơng qua sở giao dịch hàng hóa
4.
Ưu nhược điểm của mua bán hàng hóa theo hợp đồng
4.1. Ưu điểm
Nội dung giao dịch đầy đủ và chi tiết
Do hợp đồng giao dịch hàng là một văn bản quy định rõ ràng về các chi tiết trong
giao dịch như chất lượng, số lượng hàng hóa, phương thức giao hàng, phương thức giao
nhận, trách nhiệm của các bên và đền bù thiệt hại khi xảy ra rủi ro sự cố ,… và đã được
các bên ký nhận thể hiện sự đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng .Dựa vào hợp đồng các
chủ thể tham gia hợp đồng có thể biết rõ được thơng tin cụ thể từ đó xác định được lợi ích
từ hợp đồng và tránh vi phạm hợp đồng
Các bên ký kết hợp đồng phải thực hiện trách nhiệm pháp lý khi gặp rủi ro
Chính vì hợp đồng là văn bản được áp dụng pháp luật nên các bên tham gia hợp đồng
phải thực hiện đúng trách nhiệm hành vi của mình khi gặp các rủi ro về chất lượng hàng
hóa, số lượng hàng hóa, lịch giao hàng, thời gian thanh tốn,....
4.2. Nhược điểm
Thủ tục phức tạp
Vì hợp đồng có văn bản có nội dung các điều khoản trách nhiệm nên các bên tham gia ký
kết phải đọc rất kỹ nội dung bên trong sau đó ký kết và phải có xác nhận từ 1 bên khác.
Sau khi ký kết hợp đồng xong nhưng lại có thay đổi trong các điều khoản thì lại phải soạn
thảo thêm một văn bản hợp đồng mới
Hợp đồng không phù hợp với những giao dịch nhỏ hoặc những khách hàng thân
thiết đáng tin cậy
Những hợp đồng có giá trị không cao khi làm hợp đồng không cần thiết lắm.Với
những doanh nghiệp bán lẻ là chủ yếu thì nếu làm hợp đông sẽ vô cùng nhiều tạo lên sự
phức tạp và không cần thiết . Những khách hàng quen thuộc cũng sẽ rất ngại khi phải ký
nhiều hợp đồng mua bán nhỏ lẻ
5.
Mẫu hợp đồng cơ bản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: …../20.../HĐMB
Căn cứ:
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 và các văn bản pháp luật liên
quan;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên
quan;
- Nhu cầu và khả năng của các bên;
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , tại ……
Chúng tơi gồm có:
BÊN BÁN (Bên A)
Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: .....……………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: ………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………
Đại diện theo pháp luật: …………… Chức vụ: .…………………
CMND/Thẻ CCCD số: ……… Nơi cấp: ……… Ngày cấp: ………
(Giấy ủy quyền số: … ngày …. tháng … năm … do … chức vụ … ký)
BÊN MUA (Bên B)
Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: .....……………………………………………
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………
Điện thoại: …………………… Fax: …………………………………
Tài khoản số: …………………………………………………………
Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………
Đại diện theo pháp luật: ……… Chức vụ: .………………………
CMND/Thẻ CCCD số: ……… Nơi cấp: ……… Ngày cấp:………
(Giấy ủy quyền số: ... ngày …. tháng ….. năm …….do … chức vụ …… ký).
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với các
điều khoản như sau:
Điều 1: TÊN HÀNG - SỐ LƯỢNG - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG
Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn Thành tiền Ghi chú giá
1.
2.
3.
4.
...
Tổng cộng
(Số tiền bằng chữ: ............................... đồng)
Điều 2: THANH TOÁN
1. Bên B phải thanh toán cho Bên A số tiền ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này vào ngày ...
tháng ... năm ........
2. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức ..................................
Điều 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
…………………………………………………………
2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên ………………… chịu. Chi phí
bốc xếp: …………………………………………
3. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua khơng đến nhận hàng thì phải chịu chi
phí lưu kho bãi là ……………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến
mà bên bán khơng có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động
phương tiện.
4. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại
chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên
bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán khơng chịu trách
nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
5. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về
nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian
(…………………….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ
khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì
thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lơ hàng đó.
6. Mỗi lơ hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm
nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định
của Luật Thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào
của hàng hố đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm
khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm
chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
4. Bên mua có trách nhiệm thanh tốn và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận.
Điều 5: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀNG HÓA
1. Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ………………
cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.
2. Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: ĐIỀU KHOẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được
đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng mà khơng có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt ………… % giá
trị của hợp đồng bị vi phạm.
Điều 7: BẤT KHẢ KHÁNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Bất khả kháng nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, một trong các Bên vẫn khơng có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của
mình theo Hợp đồng này; gồm nhưng không giới hạn ở: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến
tranh, can thiệp của chính quyền bằng vũ trang, cản trở giao thông vận tải và các sự kiện
khác tương tự.
2. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp phải bất khả kháng phải không chậm chễ,
thông báo cho bên kia tình trạng thực tế, đề xuất phương án xử lý và nỗ lực giảm thiểu
tổn thất, thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.
3. Trừ trường hợp bất khả kháng, hai bên phải thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nội
dung của hợp đồng này. Trong q trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc từ bất kỳ
bên nào, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không
tự giải quyết được, hai bên thống nhất đưa ra giải quyết tại Tịa án có thẩm quyền. Phán
quyết của tịa án là quyết định cuối cùng, có giá trị ràng buộc các bên. Bên thua phải chịu
toàn bộ các chi phí giải quyết tranh chấp.
Điều 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1 . Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và tự động thanh lý hợp đồng kể từ khi Bên B
đã nhận đủ hàng và Bên A đã nhận đủ tiền.
2. Hợp đồng này có giá trị thay thế mọi giao dịch, thỏa thuận trước đây của hai bên. Mọi
sự bổ sung, sửa đổi hợp đồng này đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của hai bên.
3. Trừ các trường hợp được quy định ở trên, Hợp đồng này khơng thể bị hủy bỏ nếu
khơng có thỏa thuận bằng văn bản của các bên. Trong trường hợp hủy hợp đồng, trách
nhiệm liên quan tới phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được bảo lưu.
4. Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ
……… bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
II. TÌNH HUỐNG PHÁT SINH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1.
Tình huống phát sinh trong hợp đồng
Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
Tình huống 1. Anh Nguyễn Văn Tuấn là Giám đốc Công ty may XQ. Trong thời gian
qua, do ảnh hưởng của bão, lụt nên công ty không thể giao hàng cho đối tác đúng thời
hạn hợp đồng. Do đó anh muốn hỏi: việc kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng
trong trường hợp bất khả kháng được pháp luật thương mại quy định như thế nào?
Điều 296 Luật Thương mại về kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong
trường hợp bất khả kháng quy định:
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra
trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không
được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a)
Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b)
Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ
được thỏa thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại,
các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và khơng bên nào có quyền u cầu bên kia
bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn khơng q mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại bên từ chối phải
thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật
Thương mại không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có
thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
Như vậy, việc kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả
kháng sẽ được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Buộc thực hiện hợp đồng
Tình huống 2: Chị Trần Thị Hương là Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh
Phát, tháng 10 năm 2020 công ty chị có ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo với Công ty
lương thực HT. Tuy nhiên, đến nay Công ty HT vẫn không thực hiện đúng hợp đồng đã
ký kết. Do đó, chị Hương hỏi: pháp luật về thương mại quy định như thế nào về buộc
thực hiện hợp đồng?
Điều 297 Luật Thương mại quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng:
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng
thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại
trừ khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng
dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng
loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 297
Luật Thương mại thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của
người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi
phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa
chữa khuyết tật của hàng hố, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí
thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ,
nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 297 Luật
Thương mại.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền,
nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng
và trong Luật Thương mại.
Như vậy, pháp luật về thương mại quy định về buộc thực hiện hợp đồng theo các
trường hợp như đã nêu trên.
Tình huống:
Thang 3/2016, cơng ty A ( tỉnh D) ky hơp đông vơi công ty B (tỉnh N) mua lôp xe
ôtô gia 1 tỷ đông. A ưng trươc cho B 300 triêu. Theo hơp đông ngay 1/4/2016, B giao
hang đơt 1 cho A tri gia 400triêu. Sô hang còn lai sẽ đươc giao vao ngay 10/4/2016. Đên
25/4/2016, theo giây bao cua công ty B, công ty A đên nhân hang. Qua kiêm tra thây chât
lương không đam bao. A tư chôi nhân hang va yêu câu cơ quan co thẩm quyên giai
quyêt. Trong hơp đông cac bên co thoa thuân: vi pham vê chât lương hang hoa phat 6%
gia tri phân hơp đông bi vi pham, vi pham vê thơi gian thưc hiên hơp đông phat 2% gia
tri phân hơp đông bi vi pham cho 10 ngay đâu, thêm 1% gia tri phân hơp đông bi vi
pham cho 10 ngay tiêp theo, tởng sơ khơng qua 8%.
Giải thích:
Trong tình huống nêu ra là quan hệ mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể là thương
nhân: công ty A và công ty B. Cả hai doanh nghiệp đều lấy hoạt động mua bán làm nghề
nghiệp kinh doanh có lãi. Như vậy, hợp đồng được xác lập bởi hai công ty trên là hợp
đồng mua bán hàng hóa trong nước.
Giải quyết: Bằng phương pháp can thiệp của tò̀a án
Căn cứ theo khoản 7 điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005 thì có quy định như
sau:
“Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự
Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác.”
Căn cứ theo điều 301 Luật thương mại năm 2005 có quy định về mức phạt vi phạm
hợp đồng như sau:
“Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa
vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
“Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định
sai
1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có
kết quả sai do lỗi vơ ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các
bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có
kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng
trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân
kinh doanh dịch vụ giám định.”
Như vậy, về chế định phạt vi phạm hợp đồng thường do các bên cùng nhau thỏa
thuận với điều kiện tổng mức phạt hợp đồng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm.
Theo đó, xét tình huống đã đưa ra:
-
Vi phạm về chất lượng hàng hóa:
Về thỏa thuận thì mức phạt vi phạm về chất lượng hàng hóa là 6% phần hợp đồng bị
vi phạm.
Về thực tế, công ty B giao hàng không đúng chất lượng, do vậy công ty B sẽ bị phạt
về chất lượng hàng hóa là 6% phần hợp đồng vi phạm- tức 6% của 600 triệu đồng.
-
Vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng:
Về thỏa thuận thì vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng được quy định rằng vi
phạm 10 ngày đầu phạt 2%, cứ 10 ngày tiếp theo phạt thêm 1%, tổng không quá 8%.
Về thực tế, ngày giao hàng thỏa thuận là ngày 10/42/2016 nhưng đến ngày 25/4/2016
công ty B mới giao hàng cho công ty A. Như vậy, công ty B đã chậm thời gian thực hiện
hợp đồng 15 ngày, theo đó cơng ty B sẽ bị phạt vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng
là 3% phần hợp đồng bị vi phạm- mức 3% của 600 triệu.
Như vậy, tổng hợp mức công ty B bị phạt vi phạm là: = mức phạt vi phạm về chất
lượng hàng hóa + mức phạt vi phạm về thời gian thực hiện hợp đồng= 6% + 3%= 9% (>
8% theo quy định của pháp luật). Do đó, cơng ty B sẽ bị phạt mức tối đa là 8% phần
hợp đồng bị vi phạm, tức 8% của 600 triệu đồng = 48 triệu đồng;
2.
Tình huống phát sinh ngồi hợp đồng
Tình huống 1
Cơng ty may XP và cơng ty thời trang ZM là đối tác kinh doanh. Hai công ty vừa ký
hợp đồng gia công 2000 chiếc áo sơ mi với quy cách phẩ̉m loại được nêu rõ trong hợp
đồng. Thỏa thuận có hiệu lực vào thời điểm ký kết và giao hàng vào ngày 27/08/2022.
Công ty sẽ̃ thanh toán bằng chuyển khoản, sau khi nhận hàng.
Trong thời gian giao hàng, do ảnh hưởng của bão lụt Noru nên công ty may XP
không thể giao hàng cho đối tác là công ty thời trang ZM đúng thời hạn hợp đồng. Bên
XP đã thông báo bằng văn bản cho ZM về việc chậm giao hàng do bão.
Ngày 27/09/2022 Công ty may XP giao hàng cho công ty thời trang ZM. Cơng ty
ZM từ chối khơng thanh tốn cho cơng ty XP theo giá đã 90 triệu thỏa thuận, mà chỉ̉
đồng ý thanh tốn với giá 70 triệu. Bên bán khơng đồng ý và lập luận rằng mình có lí do
hợp lí là do sự kiện bất khả kháng cụ thể là bão hơn nữa đã thông báo bằng văn bản.
Hợp đồng mua bán của hai bên khơng có điều khoản về sự kiện bất khả kháng.
Giải quyết tình huống
Theo pháp luật Việt Nam, sự kiện bất khả kháng là “Sự kiện xảy ra một cách khách
quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” (Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015), là
căn cứ để xác định các trường hợp không bị tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự,
thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Sự kiện bất khả kháng, theo quy định tại
Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, gồm có ba dấu hiệu sau đây: (i) Khách quan; (ii) Không
thể lường trước được; và (iii) Không thể giải quyết, khắc phục được. Quy định này được
áp dụng cho trường hợp cần chứng minh sự kiện bất khả kháng là căn cứ để bên có nghĩa
vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ được miễn trách nhiệm dân sự (8), bao gồm cả trách
nhiệm trong quan hệ hợp đồng thương mại.
Liên quan tới dấu hiệu thứ nhất, sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện khách quan,
do nguyên nhân tự nhiên hoặc do con người gây ra, khơng phụ thuộc vào ý chí của bên vi
phạm nghĩa vụ, bên chịu tác động của sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng phải
là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi phạm nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ
của mình. Sự kiện bất khả kháng có thể là sóng thần, động đất, thiên tai, chiến tranh, đình
cơng, bạo loạn hay các thảm họa khác.
Về dấu hiệu thứ hai, sự kiện bất khả kháng nằm ngoài khả năng kiểm sốt, khơng
lường trước được của bên/các bên vi phạm nghĩa vụ. Các bên trong hợp đồng, hoặc ít
nhất là bên vi phạm khơng thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước; không biết, không thể
biết hoặc không buộc phải biết sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra và do đó, khơng thể kiểm
sốt hay ngăn chặn việc xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Về dấu hiệu thứ ba, bên vi phạm nghĩa vụ không thể giải quyết, khắc phục được sự
kiện bất khả kháng và/hoặc hậu quả của nó dù đã thực hiện mọi giải pháp. Để đáp ứng
dấu hiệu này, bên vi phạm cần nỗ lực hết sức để khắc phục sự kiện bất khả kháng hoặc ít
nhất là tác động tới hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra nhằm hạn chế tối đa những
thiệt hại, tổn thất mà sự kiện bất khả kháng đem lại. Dấu hiệu này rất quan trọng, có tính
chất quyết định đối với việc xác định sự kiện đã xảy ra có phải là bất khả kháng đối với
bên chịu tác động hay không, bởi lẽ khi một sự kiện xảy ra, dù đã đáp ứng đủ hai dấu
hiệu trên đây nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh được, khắc phục được và/hoặc
tác động vào hậu quả mà sự kiện gây ra bằng những biện pháp tích cực và cần thiết, kịp
thời với khả năng thực hiện của mình mà đã khơng làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm do
vi phạm nghĩa vụ.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực
hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì khơng phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” (Khoản 2 Điều 351 Bộ
luật Dân sự 2015). Phù hợp với quy định này của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại 2005
cũng coi “sự kiện bất khả kháng” là căn cứ cho bên vi phạm được miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm (Khoản 1.b Điều 294 Luật Thương mại 2005).
Căn cứ theo quy định trên, để được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng, bên
XP đã thực hiện các công việc sau đây: (i) Thông báo ngay cho bên kia bằng văn bản về
trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra (Khoản 1 Điều 295
Luật Thương mại 2005); (ii) Chứng minh về sự kiện bất khả kháng. Như vậy công ty XP
có đầy đủ căn cứ pháp lý để được hưởng miễn trách nhiệm và cơng ty ZM có nghĩa vụ
thanh tốn đầy đủ tiền hàng cho cơng XP.