BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI
PHÂN XƯỞNG GỊ - CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÁI BÌNH
SVTH
: Dương Tài Phụng
MSSV
: 18124086
Khố
: 2018
Ngành
: Quản lý công nghiệp
GVHD
: Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm
TP.HCM, ngày, tháng, năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Bước qua những năm tháng của tuổi học trò, tác giả mới biết trân trọng những
khoảnh khắc được ngồi trên ghế nhà trường. Thanh xuân 4 năm được sống và làm việc
dưới mái trường UTE là những khoảng thời gian vui vẻ và hạnh phúc nhất. Để có được
thành công như ngày hôm nay tác giả hiểu được bên cạnh sự nỗ lực không ngừng nghỉ
của bản thân song song với đó là sự đồng hành và hỗ trợ từ phía nhà trường, sự động
viên và khích lệ từ phía người thân và bạn bè. Vì thế, đầu tiên tác giả xin chân thành
cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô thuộc khoa Đào Tạo Chất Lượng Cao chuyên ngành Quản
Lý Công Nghiệp đã không ngừng truyền đạt kiến thức, giúp cho tác giả trưởng thành
hơn qua từng ngày.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Mai Trâm. Cảm ơn Cơ
đã có những đóng góp kịp thời giúp cho tác giả có thể định hướng lại cách thức tiếp cận
vấn đề, tư duy làm bài một cách khoa học, giải đáp liên tục những thắc mắc phát sinh
trong quá trình làm bài, để tác giả có thể hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp trong thời
gian quy định với nội dung tốt nhất.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
đã xem xét và cân nhắc, tạo cơ hội cho tác giả được làm việc và thực tập tại công ty.
Cảm ơn anh Trần Duy Chương, anh Phạm Ngọc Hội và chị Trương Thị Na, đặc biệt là
người anh, người thầy Trương Văn Nam đã hỗ trợ nhiệt tình giúp cho tác giả có thể hồn
thành bài báo cáo trọn vẹn nhất.
Vì trình độ và kiến thức cịn hạn chế, nên trong bài khơng tránh khỏi những sai
sót mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ q Thầy, Cơ để bài báo cáo được hồn
thiện hơn. Cuối lời xin kính chúc q Cơng ty ngày càng phát triển, quý Thầy, Cô thật
nhiều sức khỏe.
Tp. HCM, ngày …tháng…năm……
Sinh viên
Dương Tài Phụng
Trang i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
BTP
Bán Thành Phẩm
CN
Cơng Nghiệp
CP BH&QL
Chi Phí Bảo Hành & Quản Lý
CT
Cycle Time (Thời gian chu kỳ)
ĐT – KD – QL
Đầu Tư – Kinh Doanh – Quản Lý
EVFTA
European – Vietnam Free Trade Agreement
(Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU)
HĐKD
Hoạt Động Kinh Doanh
HĐQT
Hội Đồng Quản Trị
I.E
Industrial Engineering (Kỹ thuật công nghiệp)
IDC
Inland Container Depot (Kho container nội địa)
ITC
Information & Communication Technology
(Công nghệ thông tin và truyền thông)
KHCB
Kế Hoạch Chuẩn Bị
PPH
People Per Hour (Năng suất lao động)
PX
Phân Xưởng
QC
Quality Control (Kiểm soát chất lượng)
QLDN
Quản Lý Doanh Nghiệp
SAP
System Application Programing
(Lập trình ứng dụng hệ thống)
SO/PO
Sales Order/Purchase Order
(Đơn đặt hàng bán/Đơn đặt hàng mua)
SOP
Standard Operating Procedure
(Quy trình vận hành tiêu chuẩn)
SX
Sản Xuất
TBS
Thai Binh Shoes
TKCN-CT
Triển Khai Công Nghệ - Cải Tiến
TNHH
Trách Nhiệm Hữu Hạn
Trang ii
TNHH MTV
Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
TP.HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
TT
Takt Time (Nhịp sản xuất)
UHI
Urban Heat Island (Đảo nhiệt)
Trang iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của TBS từ năm 2017 – 2021 .................... 10
Bảng 1.2 Kế hoạch năm 2025........................................................................................ 11
Bảng 3.1 Giao kế hoạch tháng 6 .................................................................................... 30
Bảng 3.2 Thống kê thâm niên lao động ......................................................................... 36
Bảng 3.3 Tỷ lệ sản phẩm lỗi do tay nghề của công nhân trong tháng 6 ........................ 37
Bảng 3.4 Bảng đánh giá chất lượng tay nghề ................................................................ 38
Bảng 3.5 Cơ cấu lao động trực tiếp sản xuất ................................................................. 38
Bảng 3.6 Bảng báo cáo sản lượng ngày trong tháng 6 .................................................. 39
Bảng 3.7 Thao tác thời gian thực tế............................................................................... 40
Bảng 3.8 Số lần ngừng máy của chuyền 2 trong tháng 6 .............................................. 44
Bảng 4.1 Phân bổ lao động sau khi cân bằng ................................................................ 50
Bảng 4.2 Kế hoạch đào tạo công nhân đa kỹ năng (Multi-Skill Training Plan) ........... 54
Bảng 4.3 Nhật ký hoạt động của máy móc thiết bị ....................................................... 58
Bảng 4.4 Tổng chi phí mua máy ................................................................................... 59
Trang iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Logo Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình ........................................................ 4
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của cơng ty .............................................................................. 14
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của phân xưởng gị .................................................................. 15
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống sản xuất .................................................................................. 17
Hình 2.2 Quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp .................... 18
Hình 3.1 Quy trình phát triển sản phẩm mẫu ................................................................ 28
Hình 3.2 Sơ đồ tiếp nhận vật tư ..................................................................................... 30
Hình 3.3 Lưu đồ sản xuất của công đoạn 1 ................................................................... 33
Hình 3.4 Lưu đồ sản xuất của cơng đoạn 2 ................................................................... 34
Hình 3.5 Lưu đồ sản xuất của cơng đoạn 3 ................................................................... 35
Hình 3.6 Thời gian làm việc thực tế của các trạm ......................................................... 42
Hình 4.1 Thời gian làm việc giữa các trạm sau khi cân bằng ....................................... 51
Hình 4.2 Kế hoạch đào tạo công nhân đa kỹ năng ........................................................ 55
Hình 4.3 Lưu đồ dịng chảy của vật tư trước khi áp dụng kanban ................................ 61
Hình 4.4 Kanban vận chuyển ........................................................................................ 62
Hình 4.5 Kanban sản xuất ............................................................................................. 62
Hình 4.6 Lưu đồ dòng chảy của vật tư sau khi áp dụng phương pháp kanban ............. 62
Trang v
MỤC LỤC
..........................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1.
Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Kết cấu các chương của khóa luận tốt nghiệp ......................................................... 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THÁI BÌNH…………………………………………………………………………….4
1.1 Giới thiệu chung .................................................................................................... 4
1.1.1 Tổng quan về công ty..................................................................................... 4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 5
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi ................................................................ 6
1.1.4 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh ................................................................. 7
1.2 Các hoạt động ........................................................................................................ 8
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh ................................................................................ 8
1.2.2 Tình hình kinh doanh ................................................................................... 10
1.2.3 Định hướng phát triển trong tương lai. ........................................................ 11
1.2.4 Các hoạt động phát triển bền vững .............................................................. 12
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý công ty............................................................. 14
1.3.1 Cơ cấu tổ chức công ty và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ........... 14
1.3.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận tại phân xưởng gò
– Nhà máy 1 .......................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 16
2.1 Tổng quan về sản xuất......................................................................................... 16
2.1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 16
2.1.2 Phân loại về sản xuất ................................................................................... 16
Trang vi
2.2 Tổng quan về quản trị sản xuất ........................................................................... 17
2.2.1 Khái niệm .................................................................................................... 17
2.2.2 Vai trò của quản trị sản xuất đối với các chức năng quản trị khác .............. 18
2.3 Tổng quan về quá trình sản xuất ......................................................................... 19
2.3.1 Khái niệm và phân loại quá trình sản xuất .................................................. 19
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ............................................ 19
2.4 Tổng quan về phương pháp cân bằng chuyền ..................................................... 20
2.4.1 Khái niệm về cân bằng chuyền .................................................................... 20
2.4.2 Các bước để thực hiện cân bằng chuyền ..................................................... 20
2.4 Tổng quan về máy móc thiết bị ........................................................................... 22
2.4.1 Khái niệm về bảo trì và các kiểu bảo trì máy móc thiết bị .......................... 22
2.4.2 Phân loại và các nguyên tắc khi lựa chọn máy móc thiết bị ........................ 23
2.5 Tổng quan về hệ thống sản xuất kéo kanban ...................................................... 24
2.5.1 Khái niệm và phân loại về kanban ............................................................... 24
2.5.2 Một số nguyên tắc, ưu và nhược điểm khi áp dụng kanban ........................ 25
2.6 Một số công cụ liên quan .................................................................................... 26
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG . 28
3.1 Thực trạng công tác chuẩn bị cho hoạt động sản xuất ........................................ 28
3.1.1 Giai đoạn phát triển sản phẩm mẫu ............................................................. 28
3.1.2 Công tác lập kế hoạch sản xuất và chuẩn bị vật tư ...................................... 29
3.1.2.1 Lập kế hoạch sản xuất ........................................................................... 29
3.1.2.2 Chuẩn bị vật tư ...................................................................................... 30
3.2 Mơ tả quy trình sản xuất...................................................................................... 32
3.3 Thực trạng hoạt động sản xuất trên chuyền gò ................................................... 36
3.3.1 Vấn đề liên quan đến con người .................................................................. 36
3.3.1.1 Trình độ tay nghề của cơng nhân .......................................................... 36
3.3.1.2 Phân bổ lao động trên chuyền ............................................................... 39
3.3.2 Vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị ...................................................... 44
3.3.3 Vấn đề liên quan đến tính chun mơn hóa trên chuyền ............................. 45
3.3.3.1 Việc đổi mã liên tục trên chuyền ........................................................... 45
3.3.3.2 Tính đồng bộ vật tư ............................................................................... 46
3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất trên chuyền gò ..................................... 47
3.4.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 47
Trang vii
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân .............................................................................. 48
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI
PHÂN XƯỞNG ………………………………………………………………………49
4.1 Giải pháp cân bằng chuyền ................................................................................. 49
4.2 Giải pháp liên quan đến con người ..................................................................... 53
4.3 Giải pháp liên quan đến máy móc, thiết bị.......................................................... 57
4.4 Giải pháp cải thiện tính chun mơn hóa trên chuyền ........................................ 61
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 66
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 68
Phụ lục 1: Bảng thao tác thời gian thao tác tiêu chuẩn ............................................. 68
Phụ lục 2: Biểu đồ thể hiện thời gian thao tác tiêu chuẩn ......................................... 70
Phụ lục 3: Lệnh sản xuất ........................................................................................... 71
Phụ lục 4: Vòng phom ............................................................................................... 72
Phụ lục 5: Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) ...................................................... 72
Phụ lục 6: Mặt bằng sản xuất tại phân xưởng gò ...................................................... 73
Phụ lục 7: Xe trung chuyển vật tư ............................................................................. 74
Trang viii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid, dẫn đến tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ít nhiều cũng có sự tăng cao. Hiện nay nền kinh tế được ví như một thị trường phẳng,
các doanh nghiệp không chỉ phải chịu áp lực cạnh tranh trong nước mà còn phải đấu
tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đang muốn sáp nhập vào thị trường Việt Nam.
Sau hiệp định EVFTA ngành giày da của Việt Nam được nhận định là có ưu thế hơn so
với một số nước như: Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ và Campuchia, đặc biệt Trung
Quốc đang thực hiện chính sách giảm ưu đãi trong lĩnh vực ngành giày, để tập trung vào
các lĩnh vực có cơng nghệ tiên tiến hơn, nên một số đơn hàng lớn từ Trung Quốc sẽ có
xu hướng chuyển dịch cơ cấu sang thị trường Việt Nam. Để có thế tồn tại và phát triển
địi hỏi các doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao mơ hình kinh doanh, áp dụng
những quy trình cơng nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm khẳng định vị thế cạnh
tranh của mình trong lịng khách hàng.
Đối với một cơng ty sản xuất lâu năm như công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình,
chất lượng sản phẩm được xem như kim chỉ nam trên con đường phát triển bền vững,
hoạt động với phương châm “Chất lượng là sự sống còn của cơng ty”, để có thể đảm
bảo chất lượng của sản phẩm nhưng vẫn giữ được vị thế cạnh tranh của mình là một bài
tốn vơ cùng khó, địi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng linh hoạt trong cách thức sản
xuất, xác định và loại bỏ những tồn đọng, bất ổn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của
sản phẩm. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất tại nhà máy vẫn cịn một số điều bất cập
chưa được kiểm sốt hết, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu sản xuất của công ty, theo
như quan sát thực tế cho thấy:
Sản phẩm lỗi ở cuối của mỗi chuyền còn khá cao, theo số liệu được tổng hợp từ
bộ phận QC. Nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề của công nhân chưa cao, chưa thực
sự áp dụng đúng các thao tác được mơ tả trong quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP). Hư
hỏng xảy ra ở một số chi tiết dễ có thể tái chế được, đối với một số lỗi lớn phải hủy toàn
bộ, ảnh hưởng đến năng suất của toàn chuyền, việc tái chế làm mất nhiều thời gian của
tồn bộ cơng nhân và tốn khơng ít về chi phí.
1
Ngoài ra thời gian ngưng chuyền liên tục cũng là một vấn đề thường thấy, đặc
biệt là chuyền 2 và 3 ở công đoạn thả phom và bắt cặp đồng đơi hay trên chuyền kẻ định
vị. Vì hoạt động sản xuất là những mắt xích nối tiếp nhau từ đầu đến cuối, việc ngưng
chuyền liên tục sẽ ảnh hưởng đến những công đoạn sau dẫn đến năng suất của chuyền
bị giảm, thao tác lãng phí của cơng nhân nhiều hơn, từ đó khơng đạt sản lượng theo đúng
kế hoạch đã đề ra.
Việc hoạch định vật tư đầu vào còn khá thủ cơng và mang tính chủ quan, cơng
ty đã tiến hành quản lý doanh nghiệp tổng thể bằng phần mềm SAP từ năm 2014 nhưng
việc hoạch định vật tư đầu vào còn khá hạn chế. Trong khi làm việc tại bộ phận đồng bộ
của phân xưởng gò, tác giả ghi nhận mã giày Jazz Original thiếu tổng cộng 50 đôi lót
tẩy (size 5T, 5, 6T), Guide 60 đơi lót tẩy (size 1, 2, 4) việc đồng bộ vật tư không chính
xác dẫn đến việc lập kế hoạch sai và phải đổi kế hoạch sản xuất ngay lập tức, nếu không
chuyền sẽ ngưng hồn tồn vì khơng có đủ vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất. Thấy được
tầm quan trọng của hoạt động sản xuất đối với sự sống còn của doanh nghiệp và nhận
thấy các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình sản xuất, vì thế tác giả đã chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất tại phân xưởng Gị - Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, thông qua đề tài tác giả muốn đề xuất một số giải
pháp nhằm giúp hoàn thiện và nâng cao hoạt động sản xuất tại phân xưởng đóng góp
vào sự phát triển của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất tại phân xưởng gị từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất tại phân xưởng.
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu về hoạt động sản xuất tại phân xưởng gò.
Đánh giá ưu và nhược điểm của hoạt động sản xuất.
Tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế, thiếu sót, bất ổn cịn tồn đọng trong q
trình sản xuất từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản
xuất.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất tại phân xưởng gò của nhà máy 1 - Công ty
Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu: Từ ngày 01/06/2022 đến ngày 15/08/2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
➢ Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thông qua việc quan sát thực tế trao đổi trực
tiếp với cán bộ của các công đoạn tại phân xưởng, số liệu cho phép tại các phịng ban
chức năng có liên quan đến phân xưởng, tự tổng hợp do chính bản thân tác giả thu thập
từ đó phân tích lựa chọn những cơng cụ, phương pháp hợp lý hỗ trợ cho việc đề xuất
các giải pháp.
Dữ liệu sơ cấp: Tham khảo các tài liệu hiện có tại các phịng ban có liên quan,
tìm kiếm trên các trang mạng chính thống của cơng ty.
➢ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập các số liệu cần thiết từ đó nêu lên thực
trạng sản xuất tại phân xưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động sản xuất.
Phương pháp cân bằng chuyền: Xác định các chỉ số cần thiết như thời gian chu
kỳ, nhịp sản xuất, thời gian thao tác chuẩn, năng lực sản xuất, số công nhân cần thiết ở
từng cơng đoạn, từ đó tiến hành cân bằng dây chuyền.
Phương pháp kanban: Xác định các chỉ số cần thiết từ đó tiến hành thiết kế và
tính số thẻ kanban.
5. Kết cấu các chương của khóa luận tốt nghiệp
Bố cục của bài khóa luận gồm 4 chương chính:
✓ Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
✓ Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
✓ Chương 3: Thực trạng hoạt động sản xuất tại phân xưởng gị - nhà máy 1 –
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
✓ Chương 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
tại phân xưởng gò.
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Tổng quan về cơng ty
Hình 1.1 Logo Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình
Nguồn: Website cơng ty
Ý nghĩa logo cơng ty: Hình ảnh cây tre được sử dụng làm biểu tượng thương hiệu
của công ty TBS, thể hiện sức sống mạnh mẽ vươn mình phát triển vững chắc trong mọi
điều kiện khắc nghiệt, đồng thời thể hiện sự tự hào dân tộc mang niềm tin của con người
Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế.
Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
Tên quốc tế: THAI BINH JONT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TBS GROUP
Địa chỉ nhà máy: Số 5A, Xa Lộ Xuyên Á, Phường An Bình, Thành phố Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Tel: (84 28) 37 241 241
Fax: (84 28) 38 960 223
Email:
Website: www.TBSgroup.vn
Ngày cấp phép: 31/03/2015
Đại diện pháp luật: Nguyễn Đức Thuấn
Giám đốc công ty: Nguyễn Đức Thuấn
Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: 06/10/1992
Ngành nghề kinh doanh chính: Tập đồn đa ngành
4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Khởi nghiệp năm 1989 với sự đồng sáng lập của ba đơng chí xuất ngũ sau cuộc
chiến giữ gìn biên giới Tây Nam là “Thuận – Bích - Sơn” cùng với một số kỹ sư mới ra
trường, đã sáng lập Công ty TNHH Thái Bình vào 06/10/1992 và được xem là tiền thân
của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình với tên quốc tế hiện nay là TBS GROUP. Đến
07/1993 nhà máy chính thức đi vào sản xuất và ký được hợp đồng 6 triệu đôi giày nữ
đầu tiên với công ty Orion Taiwan.
Đến năm 1994 với sự giới thiệu của công ty Hiệp Hưng đã giúp TBS tiếp cận
Reebok, để không đánh mất cơ hội hợp tác với Reebok, TBS đã mạnh dạn vay 500.000
USD. Một năm sau đó nhà máy thứ hai với cơng suất hoạt động 200.000 đơi/tháng và
có sức chứa 2.500 cơng nhân chính thức đi vào hoạt động, với nhiệm vụ chủ yếu là sản
xuất giày thể thao. Ngưng hợp tác với Reebok vào năm 1996 chính thức Reebok rút khỏi
thị trường Việt Nam vào năm 1998, nhưng khơng lâu sau đó TBS đã có quan hệ hợp tác
với Decathlon một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thể thao sang thị trường Pháp
và EU.
Đầu năm 1999 TBS vinh dự nhận được huân chương lao động hạng ba do nhà
nước trao tặng, khẳng định vị thế của TBS sau 5 năm hoạt động. Năm 2000 công ty địa
ốc Areco được hoàn thành làm cơ sở cho sự mở rộng sang thị trường bất động sản. Đến
năm 2001 nhà máy sản xuất Đế TBS đã chính thức ra đời đánh dấu sự phát triển trong
mối quan hệ hợp tác giữa TBS và Decathlon, đánh dấu sự chuyển mình trong cơ cấu sản
xuất làm chủ được cơng nghệ. Năm 2002 TBS xuất sắc cán mốc sản xuất 5 triệu đôi
giày.
Năm 2005 HĐQT Công ty cân nhắc và quyết định đổi tên thành “Công ty Cổ
phần Đầu tư Thái Bình” cùng năm đó TBS vinh dự tiếp tục nhận được hn chương lao
động hạng nhì. Đến năm 2006 “Cơng ty con Cổ phần Đầu tư Thương mại Hiệp Bình”
chính thức được hình thành và nhanh chóng trở thành cơng ty độc quyền phân phối giày
ECCO. Đến năm 2008 Dự án TBS Logistic được đưa vào hoạt động tại vùng đất Tân
Vạn giúp khép kín hầu hết chuỗi cung ứng của TBS.
Năm 2009 TBS tiếp tục được công nhận là doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện
ngành Da – Giày do Nhà nước trao tặng. Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất sang khu
vực Miền Trung bằng cách thu mua lại nhà máy giày Hữu Nghị Đà Nẵng vào năm 2010,
5
đến đầu tháng 09/2011 chiếc túi xách đầu tiên được hồn thành làm cột mốc đánh dấu
sự hình thành ngành Túi xách của TBS. Năm 2013 công ty đạt sản lượng 16 triệu đơi
giày.
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
❖ Tầm nhìn
Đến năm 2025 TBS mong muốn phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu tại thị
trường Việt Nam. Đi lên bằng sự chuyên nghiệp, nỗ lực không ngừng nghỉ, với sự đồng
hành và hỗ trợ từ các cán bộ có thâm niên giàu kinh nghiệm, khả năng hoạch định kết
hợp cùng với tầm nhìn xa trơng rộng của đội ngũ lãnh đạo. TBS hứa hẹn sẽ trở thành
một cơng ty đa ngành uy tín tại Việt Nam mang trí tuệ và niềm tự hào nước nhà chinh
phục thị trường quốc tế.
❖ Sứ mệnh
Lấy khách hàng làm trọng tâm để phát triển. Ở TBS mọi quy trình sản xuất đều
tập trung vào chất lượng, luôn luôn cải tiến quy trình sản xuất mang đến cho khách hàng
những sản phẩm tốt nhất bằng chính sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Phát triển đi đôi với cải tạo
môi trường sống cho thế hệ mai sau, gắn liền lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm
đối với cộng đồng và xã hội. Tôn trọng sự đa dạng của mọi người là một nơi gắn bó, tin
tưởng, an tâm, phát triển sự nghiệp đáng tin cậy.
❖ Giá trị cốt lõi
Nhân sự: Đề cao vai trò chiến lược của nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt trong
định hướng phát triển dài hạn của công ty, đồng thời nhân sự được xác định là tài sản
vô giá cần được đầu tư và phát triển.
Đồng hành cùng phát triển và chia sẻ: Hợp tác lâu bền với đối tác và khách hàng
theo phương châm “Đơi bên cùng có lợi” chia sẻ những lợi ích cho nhau, đồng hành
cùng với cán bộ công nhân viên xây dựng một TBS thành công tốt đẹp, ngày càng giàu
mạnh.
Đổi mới và sáng tạo: Cải tiến và đổi mới liên tục trong cách thức vận hành và cả
về quy trình sản xuất, mang đến cho đối tác, khách hàng những sản phẩm với chất lượng
tốt nhất, tạo tiền đề cho sự tin tưởng và uy tín của cơng ty làm nền tảng cho sự phát triển
dài hạn sau này.
6
Trách nhiệm: Gắn liền sự phát triển của doanh nghiệp với trách nhiệm cộng đồng
và xã hội thông qua các hoạt động thường niên, đóng góp vào sự phát triển bền vững
của nước nhà, tạo ra môi trường làm việc thân thiện củng cố đời sống của người lao
động làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần thay đổi diện mạo của xã hội.
1.1.4 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
❖ Khách hàng
TBS tập trung vào ba khách hàng chính là Skechers, Decathlon, Wolverine trong
đó Wolverine chiếm thị phần cao nhất với 70% sản lượng sản xuất ra và đây cũng là thị
trường mục tiêu mà TBS nhắm đến, chính vì thế cơng ty ln ln định hướng phát triển
tại những thị trường như Châu Âu và Bắc Mỹ... Khi phát triển tại những thị trường nước
ngoài như Đức, Mỹ... những sản phẩm của TBS vẫn tự hào khi khốc trên mình thương
hiệu Việt Nam, đây là đóng góp to lớn góp phần đưa nền cơng nghiệp nước nhà phổ
biến rộng rãi trên thị trường quốc tế, tiến xa hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
❖ Đối thủ cạnh tranh
Trong nước: Công ty TNHH MTV Giày Da An Ba, Công ty TNHH Giày Nam
Việt, Công ty TNHH Giày Tuấn Việt, Công ty Pou Chen Việt Nam, Công ty Pouyuen
Việt Nam... đều là những cơng ty có khả năng sản xuất lớn, góp phần chia sẻ thị phần
ngành da giày cạnh tranh trực tiếp với TBS tại thị trường Việt Nam.
Nước ngồi: Ngồi Mỹ thì EU là một trong những khu vực có ngành cơng nghiệp
giày da phát triển nhất thế giới. Do chịu tác động của giá nhân công rẻ bị ảnh hưởng trực
tiếp từ các nước cạnh tranh, nên mức tăng trưởng sản xuất ngành giày da tại EU giảm,
trở thành thị trường nhập khẩu giày dép thay vì trực tiếp sản xuất. Theo thống kê từ
trung tâm thương mại quốc tế (ITC) năm 2019 EU nhập khẩu 58,53 tỷ USD giày da
trong đó Trung Quốc chiếm 20,63%, Việt Nam đứng thứ hai chiếm 12,48% tương đương
với tổng kim ngạch xuất khẩu là 12 tỷ USD. Ngoài ra cũng phải kể đến một số nước như
Indonesia 4,14%, Ấn độ 2,73%, Anh 2,52%, Campuchia 1,89%. Thị trường EU cũng
được TBS chú trọng nên ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng mạnh mẽ.
7
1.2 Các hoạt động
1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
Hơn 30 năm tồn tại và phát triển, tính đến thời điểm hiện tại hệ sinh thái TBS đã
mở rộng thị phần của mình khẳng định sự phát triển vượt bậc thơng qua 6 lĩnh vực kinh
doanh chính bao gồm:
❖ Sản xuất công nghiệp da giày
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực da giày tập trung vào các
dòng sản phẩm chuyên biệt như giày work shoes, casual, và giày thể thao các loại với
hơn 25 năm kinh nghiệm. Khởi nghiệp từ một doanh nghiệp nhỏ với hình thức ban đầu
chủ yếu là gia công, cho đến hiện nay TBS đang sở hữu hệ thống nhà máy trải dài từ
Bắc đến Nam với dây chuyền sản xuất khép kín cùng với trình độ cơng nghệ cao, sở hữu
nguồn nhân lực dồi dào với hơn 22.000 cán bộ công nhân viên, 3 trung tâm phát triển
sản phẩm, 2 nhà máy sản xuất đế, 33 dây chuyền sản xuất hiện đại, với năng suất mỗi
năm có thể cho ra 25 triệu đôi giày đã giúp TBS luôn luôn đứng ở vị trí đầu ngành, đồng
thời thực hiện hóa được mục tiêu sản xuất của mình là tạo ra những sản phẩm đạt chất
lượng cao, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu bền cùng với đối tác và khách hàng.
❖ Sản xuất công nghiệp túi xách
Mặc dù thời gian thành lập chưa được lâu, nhưng ngành sản xuất công nghiệp túi
xách của TBS đã tạo được những ấn tượng mạnh mẽ, về khả năng phát triển vượt bậc
so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đã nhanh chóng tiếp cận được những thương
hiệu lớn như: Decathlon, Tory Burch Vera Bradley, Titleist, Coach. TBS tập trung vào
các dòng sản phẩm chính như: Túi xách cao cấp cho nữ, Túi xách nam, Ví nam nữ, Balo
hay Túi du lịch. Với khát vọng trở thành nhà sản xuất và phân phối túi xách với quy mô
lớn, dẫn đầu trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao mang đến cho khách hàng những giá trị sản phẩm tốt nhất.
❖ ĐT - KD - QL bất động sản và hạ tầng CN
TBS hoạt động trên tất cả các phân khúc đầu tư như bất động sản nhà ở - văn
phòng, bất động sản khu công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng, đầu tư và quản lý hơn
30 tổ hợp công nghiệp, nhà máy sản xuất với tổng diện tích gần 29.000 ha. TBS tự hào
những cơng trình kiến trúc do cơng ty đầu tư, xây dựng đều có hệ thống cơ sở hạ tầng
hoàn thiện, tuân thủ các nguyên tắc về luật bảo vệ mơi trường phù hợp với mơ hình sản
8
xuất hiện đại, nhắm đến các hoạt động phát triển bền vững. TBS đang nỗ lực không
ngừng để trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bất động sản, thông qua một
số những dự án thành công như Green Tower với diện tích 1,32 ha tổng cộng 1.175 căn
hộ tích hợp đa dạng những tiện ích cộng đồng, hay khu công nghiệp sông trà, cụm sản
xuất công nghiệp khu vực I – khu vực II – Kiên giang – An Giang và nhà máy Hữu
Nghị.
❖ Cảng và Logistics
Được đặt tại trung tâm tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam
(Tp.HCM – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu) được trang bị hệ thống kho
bãi tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế với diện tích là 220.000m 2 , đạt sức chứa lên đến
60.000 containers kết hợp cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc và công nghệ hiện
đại. ICD TBS Tân Vạn tự hào là trung tâm trọng điểm logistic uy tín, linh hoạt, chuyên
nghiệp tại Việt Nam và là đối tác tiềm năng của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Chuyên cung cấp các dịch vụ kho vận và logistic như: thủ tục hải quan, dịch vụ cho thuê
và quản lý kho - bãi, lưu kho, lưu container... hợp tác thành công với những đối tác lớn
như: APL Logistics, DHL Supply Chain, SCANWELL Logistics...
❖ Du lịch
Được thành lập vào năm 2000, biết tận dụng những lợi thế mạnh mẽ về nguồn
lực, đất đai, kinh tế - tài chính cùng với hệ thống quản trị chuyên nghiệp từ Công ty Bất
Động Sản Areco được coi là tiền thân của TBS Land. Hiện nay TBS Land đang từng
bước khẳng định vị trí của mình thơng qua 3 lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản,
dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf, phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Đồng thời
sở hữu một quần thể khách sạn, du lịch, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao bao gồm đầy
đủ những tiện nghi cao cấp như phòng gym, sân golf, spa, trung tâm hội nghị... Một
trong số đó có thể kể đến khách sạn Mai House Sài Gịn, được khởi cơng vào năm 2015
và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2019 hay Mai House Montgomerie Links Golf
Club được được xem là sân golf thu hút khách du lịch nhiều nhất Việt Nam.
❖ Thương mại và dịch vụ
Là một công ty chuyên phân phối về giày và túi xách cao cấp tại thị trường Việt
Nam, sở hữu nguồn lao động trẻ và năng động được đào tạo bài bản kỹ lưỡng về khả
năng chăm sóc khách hàng, được trang bị kiến thức sâu rộng về thị trường bán lẻ, có
9
tiềm lực về tài chính kinh tế mạnh mẽ cùng với định hướng phát triển bền vững rõ ràng.
TBS Retail dần khẳng định vị thế cạnh tranh thông qua hệ thống cửa hàng phân phối
rộng khắp trên cả nước, với khát vọng phát triển và nỗ lực không ngừng trong công tác
nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, TBS Retail mong muốn tạo và
mang đến cho khách hàng những sản phẩm với giá trị và chất lượng cao nhất, để tiến
đến mục tiêu trở thành nhà bán lẻ phân phối giày và túi xách uy tín đứng đầu trên thị
trường Việt Nam. TBS Retail tự hào trở thành nhà bán lẻ phân phối độc quyền thương
hiệu giày ECCO tại Việt Nam và một thương hiệu thời trang đến từ Mỹ là Cole Haan,
được TBS Retail đặt cửa hàng tại Quận 7 và trở thành cửa hàng lớn nhất tại thị trường
Châu Á.
1.2.2 Tình hình kinh doanh
Bảng 1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của TBS từ năm 2017 – 2021
(Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2017 - 2021
Xuất phát điểm là một công ty hoạt động chủ yếu theo hình thức gia cơng, lấy
vật tư từ các cơng ty nước ngồi, hiện nay TBS đã phần nào đã làm chủ được dòng vật
tư đầu vào của mình thơng qua chủ trương khép kín quy trình sản xuất, biết tận dụng và
nắm bắt cơ hội TBS dần thể hiện sự phát triển vượt bậc so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành, điều đó được chứng minh thơng qua dịng tiền lợi nhuận tăng mạnh tính từ
năm 2017 – 2021 tăng khoảng 1.670.957 triệu đồng, từ 14.184.698 triệu đồng lên đến
15.855.655 triệu đồng tăng thêm khoảng 12%. Do tác động mạnh mẽ của đại dịch covid
tới nền kinh tế Việt Nam, đã ảnh hưởng không nhỏ đến trạng thái hoạt động của cơng ty
, vì năm 2020 là năm mà đại dịch bùng phát mạnh mẽ nên hầu hết các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, mua bán đều bị đình trệ khiến cho lợi nhuận của TBS tuột dốc trầm
10
trọng xuống còn 9.513.395 triệu đồng, giảm gần 40% so với năm 2019. Áp dụng các
biện pháp sản xuất an toàn trong mùa dịch cùng với sự ổn định của nền kinh tế sau cuộc
khủng hoảng vừa xảy ra, năm 2020 lợi nhuận của TBS đã ổn định trở lại và đang trên
đà phát triển theo chiều hướng tích cực.
1.2.3 Định hướng phát triển trong tương lai.
Trong những năm sắp tới TBS hứa hẹn sẽ phát huy tối đa những thế mạnh của
mình, thơng qua việc liên tục cập nhật đổi mới phương thức kinh doanh cũng như linh
hoạt trong cách thức vận hành. Tích cực xây dựng các mối quan hệ “win to win” đơi bên
cùng có lợi với khách hàng và đối tác kinh doanh. Theo đuổi mục tiêu chất lượng được
xem là triết lý sản xuất của doanh nghiệp, cũng chính nhờ điều này mà TBS khơng
ngừng tăng trưởng và phát triển bền vững trong những năm vừa qua. Tối ưu hóa một số
chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý, để tăng lợi nhuận cho HĐKD góp phần
làm cho thương hiệu TBS thêm mạnh mẽ trên thị trường, gần gũi hơn với mọi người.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, cơ sở vật chất đang dần được hoàn thiện đi kèm với đó là cơ cấu ngành
cũng có sự thay đổi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chuyển dịch từ các thị trường
nước khác sang thị trường Việt Nam, đặt biệt ưu đãi từ hiệp định thuế quan EVFTA đối
với ngành da giày, dựa trên những cơ sở đó TBS dự báo mức tăng trưởng doanh thu năm
2025 sẽ tăng bình quân từ 20% - 31%, với lợi nhuận HĐKD tăng 20% - 25%.
Bảng 1.2 Kế hoạch năm 2025
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Kế hoạch năm 2025
Thấp
Thực hiện
Tỷ trọng tăng
năm 2021
trưởng
Cao
Thấp
Cao
Doanh thu thuần
15.221.430
16.616.727
12.684.525
20%
31%
Lợi nhuận HĐKD
2.557.498
2.664.060
2.131.248
20%
25%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2017 – 2021
Ngoài ra đối với một số ngành chủ lực thì TBS cũng đề ra một số những mục tiêu
cụ thể trong 5 - 10 năm nữa như sau: Trong năm 2025 ngành sản xuất Giày – Da và Túi
xách công nghiệp sẽ tập trung vào 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Châu Á, riêng đối
với ngành sản xuất Giày – Da có thể cán mốc 900 triệu đơi và đạt doanh thu ước tính là
11
1.300 triệu USD vào năm 2030, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường sản xuất và nỗ
lực tìm kiếm và hợp tác thêm một đối tượng khách hàng nâng tổng số lên 4 đến 5 khách
hàng hợp tác vào năm 2030. Cụ thể đối với ngành sản xuất Túi Xách phải đạt doanh thu
khoảng 500 triệu USD vào năm 2025 và 700 triệu USD vào năm 2030. Tìm kiếm thêm
một đối tượng khách hàng nâng tổng số lên 9 đến 10 khách hàng vào năm 2030. Cố gắng
thành lập thêm nhà máy Đế ở cụm khu vực Miền Tây để cắt giảm chi phí vận chuyển và
đảm bảo khả năng cung cấp lên đến 90%.
Để có được thành cơng như ngày hơm nay, TBS hiểu rõ đó là sự cố gắng, nỗ lực
khơng ngừng nghỉ của tồn thể cán bộ cơng nhân viên, chính vì điều này TBS ln
khuyến khích lực lượng lao động tại cơng ty không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân,
nâng tầm tri thức cũng như nâng cao tay nghề để đưa TBS phát triển vững mạnh trên thị
trường quốc tế, hiện thực hóa ước mơ trở thành một tập đồn đa ngành uy tín tại Việt
Nam.
1.2.4 Các hoạt động phát triển bền vững
➢ Sức khỏe và an toàn lao động
Vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên được
TBS chú trọng và quan tâm hàng đầu. TBS thường xuyên mở các lớp tập huấn về an
tồn lao động khuyến khích mọi người cùng tham gia, ngồi ra cịn đưa ra những quy
tắc nghiêm ngặt về an toàn lao động tại nơi làm việc buộc mọi người phải tuân thủ, để
giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt môi trường đến sức khỏe của công nhân. Để
đảm bảo người lao động được làm việc trong mơi trường tốt nhất TBS cịn tổ chức những
bếp ăn tập thể, siêu thị, xây dựng phòng khám bệnh khẩn cấp theo tiêu chuẩn tốt nhất...
Đội vệ sinh được bố trí với nhiệm vụ lau dọn thường xuyên tồn bộ cơng ty theo chuẩn
5S làm cho mơi trường làm việc thơng thống, sạch sẽ... phân xưởng được trang bị với
các thiết bị như máy hút bụi, hay quạt gió hoạt động với cơng suất lớn... để cho người
cơng nhân có thể thoải mái và tập trung làm việc, đối với những người làm việc gần môi
trường độc hại đều có những trang bị và phụ cấp hợp lý. Luôn luôn lắng nghe những ý
kiến của người lao động về những vấn đề phát sinh liên quan đến sức khỏe và an tồn
lao động tại nơi làm việc.
➢ Vì môi trường
12
Trong q trình thi cơng xây dựng các nhà máy, TBS luôn chú trọng đến cảnh
quan và không gian tại nơi làm việc đảm bảo công ty được thiết kế theo tiêu chí “xanh
– sạch – đẹp” và thân thiện với môi trường xung quanh. Trên con đường phát triển bền
vững của mình TBS đã và đang chấp hành tốt các điều luật về bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa sự tác động của hoạt động sản xuất tới môi
trường xung quanh, được thể hiện thông qua việc thường xuyên đánh giá và báo cáo
định kỳ với sở Giám sát Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Bình Dương, ngồi ra doanh
nghiệp cịn xây dựng một số dự án khác điển hình như “Dự án xanh khối sản xuất Giày
da – Túi xách” dự án có khả năng lọc nước thải sinh hoạt loại A và nước thải công
nghiệp loại B, sử dụng các loại hóa chất (Water Base) hạn chế thấp nhất tác động đến
mơi trường, trang bị cyclone có khả năng xử lý khí thải từ lị hơi nhiên liệu 10 tấn/giờ.
“Dự án xanh ICD Tân Vạn – Logistic” thông qua việc lắp đặt các tấm năng lượng
Thermatech dùng để phản xạ, góp phần làm giảm lượng nhiệt đến 6℃ và giảm 15%
năng lượng tiêu thụ hạn chế thấp nhất hiện tượng đảo nhiệt UHI, kết hợp cùng với hệ
thống camera an ninh chặt chẽ, hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí khắp mọi
nơi đảm bảo mơi trường làm việc thuận lợi và an toàn.
➢ Trách nhiệm xã hội
Hiểu được vai trò của một doanh nghiệp đối với sự phát triển đất nước và cộng
đồng, hằng năm TBS đã tích cực nỗ lực tham gia vào các hoạt động xã hội như: hỗ trợ
cung cấp chỗ ở cho các cán bộ công nhân viên làm việc ở TBS, trao tặng học bổng và
xây dựng nhiều trường học tại tỉnh Bình Dương, trao 1000 suất học bổng và cung cấp
nguyên vật tư cho các trường đại học, cao đẳng hỗ trợ sinh viên trong công tác thực
hành, thành lập Quỹ Bông Lúa Vàng hỗ trợ các trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc màu
da cam trong chiến tranh hay trẻ em bệnh tim (đã hỗ trợ được 20 trường hợp), tích cực
vận động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trợ giúp người dân tại các vùng
bão lũ... Ngồi ra cơng ty cịn thường xun tổ chức và tài trợ các hoạt động thể dục thể
thao phục vụ cho nhu cầu giải trí, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ công nhân viên ở
TBS được học và phát triển, mở các cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa quản lý cấp cao với
tồn thể cán bộ cơng nhân viên để thắt chặt mối quan hệ đoàn kết.
13
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý công ty
1.3.1 Cơ cấu tổ chức công ty và chức năng nhiệm vụ của các phịng ban
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của cơng ty
Nguồn: Phịng điều hành gị
Tổng Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình được tổ chức theo mơ hình cấp bậc,
trong đó Hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong cơng ty, có quyền
quyết định đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển cũng như sự tồn tại của tồn bộ
cơng ty. Hội đồng cổ đơng thường họp thường niên hay bất thường một lần trên một
năm, thời gian tổ chức họp 4 tháng hoặc không quá 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài
chính. Dưới quyền là hội đồng quản trị cơng ty có đầy đủ những quyền hạn trong phạm
vị cơng ty, cụ thể là tồn quyền quyết định đến những vấn đề về kinh doanh, hoạch định
về chiến lược phát triển, vấn đề về quản lý, quyền lợi của công ty trước pháp luật. Chủ
tịch HĐQT là người được bầu cử và đại diện cho HĐQT lấy danh nghĩa công ty ký kết
các hợp đồng giao dịch được quy định theo điều lệ công ty. Tổng giám đốc là người điều
hành quan trọng nhất, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày trong công ty,
thực hiện các quyết định của HĐQT đồng thời giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt
động trong 6 lĩnh vực sản xuất kinh doanh: holding, sản xuất công nghiệp, ngành ICD –
Logistic, ngành bất động sản – thương mại – du lịch.
14
1.3.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận tại phân xưởng gò
– Nhà máy 1
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của phân xưởng gị
Nguồn: Phòng điều hành gò
Phân xưởng gò tại Nhà máy - 1 - Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình được tổ
chức theo mơ hình chức năng, trong đó các phịng ban ln ln phối hợp chặt chẽ, nhịp
nhàng với nhau tạo nên một hệ thống quản lý khép kín. Phân xưởng bao gồm 4 chuyền
nhưng hoạt động chủ yếu ở 3 chuyền chính là chuyền 1,2 và 3. Quản đốc và phó quản
đốc giữ vị trí cao nhất có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động sản xuất của toàn bộ phân
xưởng, từ khâu nguyên vật tư đầu vào cho đến khi kết đơn hàng, đảm bảo nhịp sản xuất
theo đúng tiến độ được đề ra phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại. Dưới quyền là
phịng KHCB và TKCN-CT có nhiệm vụ điều độ các hoạt động tại phân xưởng, nhận
kế hoạch ở cấp trên dựa trên năng lực sản xuất của từng chuyền từ đó phân công sản
lượng, lên kế hoạch sản xuất cụ thể, đảm bảo hoạt động sản xuất luôn được tiến hành
một cách liên tục. Ngồi ra thì tổ trưởng của từng cơng đoạn phối hợp với trưởng chuyền
để giám sát nghiêm ngặt hoạt động sản xuất của công nhân, liên tục báo cáo và cập nhật
tình hình đến quản đốc và phó quản đốc.
15
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về sản xuất
2.1.1 Khái niệm
Theo Trần Đức Lộc (2008), sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào
thành đầu ra mong muốn, đầu ra của q trình sản xuất có thể là sản phẩm hay dịch vụ
, phục vụ cho mục đích sử dụng của con người. Bản chất của q trình sản xuất là sự
chuyển hóa dưới tác động vật lí, hóa học, sinh học… làm tăng giá trị của các yếu tố đầu
vào, giá trị tăng thêm càng cao thì hiệu quả của quá trình sản xuất càng lớn.
Yêu cầu của sản xuất:
Bảo đảm sản xuất chuyên môn hóa: Chun mơn hóa trong sản xuất là hình thức
phân công lao động tại nơi làm việc sau cho mỗi bước cơng việc chỉ đảm nhận một hoặc
một số ít các loại sản phẩm.
Bảo đảm sản xuất cân đối: Sản xuất cân đối là q trình bố trí và kết hợp chặt
chẽ, đảm bảo khả năng sản xuất tương đối giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất như:
lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động.
Bảo đảm sản xuất nhịp nhàng và đều đặn: Là đảm bảo cho q trình sản xuất có
thể tạo ra số lượng sản phẩm có thời gian sản xuất đều và giống nhau, phù hợp với kế
hoạch sản xuất đã được đề ra.
Bảo đảm tính sản xuất liên tục: Sản xuất được xem là có tính liên tục khi bước
cơng việc sau được thực hiện ngay lập tức khi bước công việc trước đó đã hồn thành,
mà khơng có sự gián đoạn nào về mặt thời gian xảy ra.
2.1.2 Phân loại về sản xuất
Sản xuất khối lượng lớn: Đặc điểm của loại hình sản xuất khối lớn là nơi làm việc
chỉ sản xuất duy nhất một loại chi tiết nhất định, nhưng với số lượng rất lớn, thiết bị máy
móc được dùng với độ chuyên dụng cao và trình độ tay nghề của cơng nhân có tính
chun mơn hóa cao, vì thế sản phẩm dở dang là rất thấp. Sản xuất khối lượng lớn thuộc
loại hình sản xuất liên tục.
Sản xuất hàng loạt: Trong sản xuất hàng loạt người ta chia ra thành 3 loại hình
chủ yếu là sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất hàng loạt vừa và sản xuất hàng loạt nhỏ.
Trong sản xuất hàng loạt các chi tiết sẽ được sản xuất một cách liên tục, quy trình sản
16