Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Đặc điểm bệnh học của mầm bệnh Vibrio spp. và vi bào tử trùng hiện diện trong đường ruột ở tôm nước lợ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯƠNG MINH ÚT

ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC CỦA MẦM BỆNH Vibrio
spp. VÀ VI BÀO TỬ TRÙNG HIỆN DIỆN TRONG
ĐƯỜNG RUỘT CỦA TÔM NƯỚC LỢ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ 62620301

NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯƠNG MINH ÚT
MÃ SỐ NCS: P0616005

ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC CỦA MẦM BỆNH Vibrio
spp. VÀ VI BÀO TỬ TRÙNG HIỆN DIỆN TRONG
ĐƯỜNG RUỘT CỦA TÔM NƯỚC LỢ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
MÃ SỐ 62620301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN


PGS.TS. TỪ THANH DUNG

NĂM 2022


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận án này với tựa đề là “Đặc điểm bệnh học của mầm bệnh Vibrio spp. và vi
bào tử trùng hiện diện trong đường ruột ở tôm nước lợ”, do nghiên cứu sinh Trương
Minh Út thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Từ Thanh Dung. Luận án đã báo
cáo và được Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ thông qua ngày:………………………..
Luận án đã được chỉnh sửa theo góp ý và được Hội đồng đánh giá luận án xem lại.
Thư ký
(ký tên)

Ủy viên
(ký tên)

Ủy viên
(ký tên)

Phản biện 3
(ký tên)

Phản biện 2
(ký tên)

Phản biện 1
(ký tên)

Người hướng dẫn

(ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(ký tên)

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành các nội dung trong luận án này, ngoài sự cố gắng học hỏi, nghiên
cứu của bản thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất lớn từ nhiều tổ chức, cơ
quan và cá nhân.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và chân thành biết ơn tới Ban Giám hiệu,
Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Ban lãnh đạo Bộ môn
Bệnh học Thủy sản cùng quý Thầy/Cô Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận
lợi nhất để tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành chương trình học tập nghiên cứa sinh
trong thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Cà Mau đã tạo nhiều điều kiện cho tơi hồn thành chương trình học tại Trường Đại học
Cần Thơ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Cô PGS.TS. Từ Thanh
Dung đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình, tận tình dìu dắt và đóng góp ý kiến q báu để
giúp tơi hồn thành luận án này.
Xin cảm ơn các Thầy Cô và các em ở Bộ môn Bệnh học Thủy sản đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như làm đề tài tại Bộ môn. Cám ơn các em học
viên Cao học và các em sinh viên ngành Bệnh học Thủy sản đã hỗ trợ tơi trong q
trình thực hiện đề tài.
Nhân đây, tơi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, các bạn đồng nghiệp những
người đã góp ý, chia sẻ chân thành, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian hồn
thành khóa học.

Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã tạo mọi điều kiện, động viên giúp đỡ về tinh thần và vật chất để tôi vượt qua khó
khăn, trở ngại trong suốt q trình học tập và làm việc.

ii


TÓM TẮT
Trong những năm qua dịch bệnh đã và đang xảy ra nhiều trên tôm nuôi gây thiệt
hại nghiêm trọng cho người ni tơm, điển hình là bệnh đường ruột do vi khuẩn Vibrio
spp. và vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopanaei (EHP) gây ra ở giai đoạn thương
phẩm (>5g). Nghiên cứu thu mẫu tổng số 378 mẫu từ 63 ao nuôi tôm thẻ chân trắng
bệnh đường ruột tại 3 tỉnh Cà Mau (39 ao), Sóc Trăng (10 ao) và Bến Tre (14 ao). Tôm
bệnh thường biểu hiện một số dấu hiệu bệnh lý điển hình liên quan đến gan tụy như
sưng mềm, nhạt màu hoặc teo dai, nhạt màu cùng với các dấu hiệu đường ruột như ruột
đứt khúc hoặc rỗng, phân lỏng và phân trắng.
Trên các mẫu tôm bệnh ghi nhận sự hiện diện của Gregrarine (14,29%), vi bào tử
trùng EHP (41,27%) và vermiform (77,78%). Trong đó, tơm nhiễm EHP đặc trưng bởi
các dấu hiệu như tôm chậm lớn, phân đàn trong ao kèm theo các biểu hiện mềm vỏ, đục
cơ ốp thân. gan tụy nhạt màu, teo, ruột rỗng và ruột có màu vàng nâu, phân lỏng. Các
cụm bào tử EHP được phát hiện trên gan tụy tôm, các tiêu bản soi tươi và kính phết
nhuộm giemsa, với 2 trạng thái tự do (ngoại bào) hoặc nằm bên trong tế bào chất biểu
mô gan tụy.
Kết quả phân lập trên gan tụy và đường ruột tôm thu được tổng số 102 khuẩn lạc
thuộc 5 loài Vibrio spp., xuất hiện với tỷ lệ 82,4% trên các mẫu tôm bệnh đường ruột
thu từ các ao, trong đó tỷ lệ tơm bị đơn nhiễm 1 loài vi khuẩn và đa nhiễm từ 2 loài vi
khuẩn tương ứng là 47,62% và 39,92%. Định danh dựa vào Kit test nhanh API 20E và
giải trình tự gen 16S rRNA đã xác định được 5 nhóm Vibrio spp. trong đó V.
alginolyticus chiếm tỷ lệ (50%), tiếp theo là V. cholerae với (17,7%) và thấp nhất là V.
harveyi chiếm (5,9%).

Phân tích gen độc lực của một số chủng vi khuẩn Vibrio spp. trên tôm cho thấy
hầu hết các lồi vi khuẩn được phân tích có chứa ít nhất từ 1-3 gen độc lực; điển hình,
cao nhất là V. parahaemolyticus BT1A1 có tới 03 gen độc lực (toxR, toxRS và pirB) và
thấp nhất là V. alginolyticus có 01 gen độc lực là toxRS. Thí nghiệm xác định giá trị độc
lực LD50 của vi khuẩn V. vulnificus CM3IC1 là 1,5×104 CFU/mL và V.
parahaemolyticus BTIA1 là 2,7×105 CFU/mL. Trong khi đó, xác định độc lực vi khuẩn
Vibrio spp. cảm nhiễm tổ hợp (V. alginolyticus, V. cholerae, V. vulnificus (ACV); V.
alginolyticus, V. cholerae, V. parahaemolyticus (ACP); V. alginolyticus, V. vulnificus,
V. parahaemolyticus (AVP), V. cholerae, V. vulnificus, V. parahaemolyticus (CVP) và
V. alginolyticus, V. cholerae, V. vulnificus, V. parahaemolyticus (ACVP) cho kết quả tỷ
lệ chết của tổ hợp vi khuẩn theo thứ tự ACVP< ACP< ACVhợp vi khuẩn ACV và ACP có biểu hiện bệnh lý tương tự tơm nhiễm hội chứng phân
trắng ngoài tự nhiên.
Vi bào tử trùng EHP có khả năng lây truyền qua hình thức ni nhốt chung,
nguồn nước nhiễm bào tử và đường tiêu hóa (cho ăn), trong đó lây truyền nhanh nhất
iii


được xác định ở hình thức ni nhốt chung giữa tôm bệnh và tôm khỏe ở ngày thứ 08,
kế đến ngày thứ 10 ở nhiệm thức bổ sung bào tử EHP vào thức ăn và chậm nhất đối với
thí nghiệm nguồn nước bổ sung bào tử EHP sau thời gian 14 ngày. Tơm cảm nhiễm
EHP có biểu hiện bỏ ăn, mềm vỏ, còi cọc; khối gan tụy sưng, nhạt màu hoặc teo dai;
đường ruột xoắn lị xo, đứt khúc có chứa dịch màu nâu đỏ. Trên gan tụy tôm thẻ chân
trắng nhiễm EHP ghi nhận một số biến đổi trong cấu trúc biểu mô ống và sự hiện diện
của EHP dưới dạng thể vùi nằm trong tế bào chất của tế bào biểu mô gan tụy cùng với
các bào tử trưởng thành.
Chất chiết xuất từ Diệp hạ châu (P. urinaria L) có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
nhất đối với hầu hết vi khuẩn Vibrio spp. gây bệnh trong điều kiện In - vitro. Bên cạnh
đó, trong điều kiện In - vivo hỗn hợp kết hợp cao chiết lá ổi (P. guajava) và Diệp hạ
châu (P. urinaria L) cho hiệu quả tốt hơn cao chiết riêng lẻ, giúp nâng cao một số chỉ

tiêu miễn dịch và khả năng phòng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với tổ hợp Vibrio
spp. gây bệnh.
Từ khóa: Bệnh phân trắng, Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), tơm thẻ chân
trắng, Vibrio spp.

iv


ABSTRACT
In recent years, diseases have been occurring on farmed shrimp, causing serious
damage to shrimp farmers that is typical by the gastrointestinal tract caused by Vibrio
spp. & Enterocytozoon hepatopanaei (EHP). This study was carried out by collecting a
total of 378 samples from 63 ponds of white leg shrimp with clinical signs of intestinal
disease in 3 provinces of Ca Mau (39 ponds), Soc Trang (10 ponds) & Ben Tre (14
ponds). The diseased shrimp often show typical signs of hepatopancreas-related diseases
such as swollen, pale, or atrophic, pale swelling followed by intestinal signs such as the
un-continuous or empty gut, the liquid feces, or white gut.
The isolation results on TCBS (Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose) & TSA+
(Tryptic Soy Agar supplemented with 1.5% NaCl) medium have collected a total of 102
bacterial strains belonging to 5 species of Vibrio spp., appearing at a rate of 82,4% on
intestinal disease shrimp samples collected from ponds, in which the rate of shrimp
infected with 1 bacterial species and multiple infection at least 2 species were 47.62%
& 39.92%, respectively. Identification results based on API 20E Rapid Test Kit & 16S
rRNA gene sequencing identified 5 groups of Vibrio spp. in which V. alginolyticus
accounted for the proportion (50%), followed by V. cholerae with (17.7%) & the lowest
was V. parahaemolyticus (5.9%).
Concurrently, analysis of the intestinal diseased shrimp by using the RT-PCR
method with specific primers showed that microspores (EHP) were present at a
relatively high rate with a total of 26/63 infected ponds (accounting for 41.27%). Shrimp
infected with EHP are characterized by signs such as slow growth, & size variation &

are accompanied by soft shells & opaque muscle. The pale, & atrophied hepatopancreas
& the intestines are empty & the intestines are yellow-brown loose stools. Clusters of
EHP spores were detected on shrimp hepatopancreas on smear & Giemsa-stained, in the
matured stages or the cytoplasm of hepatopancreatic epithelial cells.
The lethal dose of 50% (LD50) of V. vulnificus CM3IC1 was 1.5 x 104 CFU/mL &
V. parahaemolyticus BTIA1 was 2.7 x 105 CFU/mL. whereas, the trial test which
conducts with the multiple infection of Vibrio spp. (ACV, ACP, AVP, CVP & ACVP)
recorded the mortality rate of bacteria as following ACVPrespectively. Results of virulence gene analysis of Vibrio spp. causing disease in shrimp
point out that most of the bacterial species have at least 1 to 3 virulence genes; The
highest have been V. parahaemolyticus BT1A1 with 3 virulence genes (toxR, toxRS &
pirB) & the lowest was V. alginolyticus with 1 virulence gene toxRS.
The study found that EHP might be transmitted through communal captivity,
spore-contaminated water, & the gastrointestinal tract (feeding), with the fastest
transmission being identified in shared captivity on day 8th followed by day 10th in the
treatment of feed supplement EHP spores & the slowest for the water supplemented with
v


EHP spores after 14 days. Shrimp infected with EHP showed signs of anorexia, soft
shell, stunted growth & swollen, pale or atrophied hepatopancreas. Intestinal coil
springs, un-continuous, containing red-brown fluid. Hepatopancreatic histology of
white leg shrimp infected with EHP was observed some changes in the structure of the
hepatopancreatic tubules & the presence of EHP as inclusions located in the cytoplasm
of hepatopancreatic epithelial cells along with other matured spores.
The extract of chamber bittter (P. urinaria L) had the most potent antibacterial
activity against most Vibrio spp. under In-vitro conditions. Additionally, under In-vivo
conditions, a combined of both guava leaf extract (P. guajava) & chamber bittter (P.
urinaria L) extract were more effective than individual extract, helping to improve some
immune parameters & the disease prevention ability of white leg shrimp against the

multi-infection of Vibrio spp..
Keywords: Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), Vibrio spp., white feces disease,
white leg shrimp.

vi



MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ..................................................................................................................iv
CAM KẾT KẾT QUẢ ..................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC .................................................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................... 1Error! Bookmark not defined.
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................................... 3
1.5. Tính mới của luận án ................................................................................................ 4
1.6. Thời gian thực hiện:.................................................................................................. 4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về hiện trạng ni tơm nước lợ ................................................................ 5
2.1.1. Tình hình ni tơm trên thế giới ............................................................................ 5

2.1.2. Tình hình dịch bệnh tơm ni trên thế giới ........................................................... 6
2.2. Tình hình và dịch bệnh trên tôm nuôi nược lợ tại Việt Nam ................................... 8
2.2.1. Tình hình ni tơm ở Việt Nam ............................................................................ 8
2.2.2. Tình hình dịch bệnh trên tơm ni ở Việt Nam .................................................... 9
2.3. Một số bệnh đường ruột thường gặp trên tôm nước lợ .......................................... 11
2.3.1. Bệnh trùng 2 tế bào Gregarinosis ........................................................................ 11
2.3.2. Vermiform trong hệ tiêu hóa tơm ........................................................................ 14
2.3.3. Bệnh chậm lớn do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) .................................... 17
viii


2.4. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ............................................................... 24
2.5. Hội chứng phân trắng (WFS) ................................................................................. 34
2.6. Đặc điểm của một số lồi thảo dược có tiềm năng ứng dụng trong nuôi trồng thủy
sản .................................................................................................................................. 38
2.6.1. Ổi (Psidium guajava L.) ...................................................................................... 38
2.6.2. Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaraia) ................................................................. 38
2.6.3. Rau mui: Wedelia biflora (L.) DC. ...................................................................... 41
2.7. Nghiên cứu sử dụng thảo dược phòng trị bệnh ở động vật thủy sản ...................... 41

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 44
3.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 44
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 44
3.2.1. Phương pháp thu mẫu .......................................................................................... 44
3.2.2 Phương pháp phết kính soi tươi mẫu bệnh ........................................................... 44
3.2.3. Phương pháp phân lập và lưu trữ vi khuẩn.......................................................... 45
3.2.4. Phương pháp mô học ........................................................................................... 45
3.2.5. Phương pháp định danh vi khuẩn ........................................................................ 46
3.2.6. Phương pháp xác định giá trị LD50 .................................................................... 47
3.2.7. Thí nghiệm tác động của các tổ hợp giữa các loài Vibrio spp. ........................... 48

3.2.8. Phương pháp sàn lọc các gen độc lực có trên các chủng Vibrio spp................... 49
3.2.9. Thí nghiệm đánh giá khả năng lây nhiễm của E. hepatopenaei (EHP) .............. 50
3.2.10. Phịng trị bệnh trên tơm thẻ chân trắng bằng một số loại thảo dược ................. 52
3.2.11. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 55

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 56
4.1. Dấu hiệu bệnh lý của tôm thẻ chân trắng bị bệnh đường ruột ............................... 56
4.2. Kết quả quan sát ký sinh trùng trên tôm thẻ bị bệnh đường ruột ........................... 58
4.2.1. Vermiform ........................................................................................................... 58
4.2.2. Trùng hai tế bào Gregarine .................................................................................. 58
4.2.3. Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopanaei (EHP) ........................................ 60
ix


4.3. Các đặc điểm mô bệnh học tôm thẻ chân trắng bệnh đường ruột .......................... 63
4.3.1. Gan tụy sưng, đường ruột lỏng ............................................................................ 64
4.3.2. Gan tụy teo dai, nhạt màu, ruột rỗng ................................................................... 64
4.3.3. Hội chứng phân trắng .......................................................................................... 66
4.3.4. Mô bệnh học tôm thẻ chân trắng nhiễm EHP ..................................................... 68
4.4. Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn Vibrio spp. .................................................. 69
4.5. Định danh các chủng Vibrio spp. phân lập trên tôm thẻ chân trắng....................... 74
4.5.1. Định danh thông qua các chỉ tiêu sinh hoá .......................................................... 74
4.5.2. Định danh thông qua kỹ thuật sinh học phân tử PCR ......................................... 78
4.6. Kết quả nhận diện gen độc lực của các chủng vi khuẩn Vibrio spp. ...................... 80
4.7. Xác định độc tính của các chủng Vibrio spp. ......................................................... 82
4.7.1. Chỉ tiêu chất lượng nước ở thí nghiệm cảm nhiễm ............................................. 83
4.7.2. Khả năng gây bệnh vi khuẩn V. cholerae ............................................................ 83
4.7.3. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn V. alginolyticus .............................................. 85
4.7.4. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn V. vulnificus .................................................... 86
4.7.5. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus ...................................... 87

4.8. Xác định khả năng gây bệnh của sự kết hợp đa loài Vibrio spp. ........................... 89
4.9. Khả năng lây truyền và gây bệnh của EHP trên tôm thẻ chân trắng ...................... 95
4.9.1. Chất lượng nước .................................................................................................. 95
4.9.2. Khả năng lây nhiễm của EHP trên tôm thẻ chân trắng ....................................... 95
4.9.3. Khả năng gây bệnh của EHP trên tôm thẻ chân trắng ......................................... 97
4.10. Kết quả sử dụng một số loại thảo dược để phòng bệnh do Vibrio spp................. 99
4.10.1. Đánh giá khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược đối với các nhóm
Vibrio spp. ..................................................................................................................... 99
4.10.2. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)
..................................................................................................................................... 101
4.11. Kết quả thí nghiệm thảo dược phòng bệnh do Vibrio spp. ................................. 102
4.11.1. Chỉ tiêu chất lượng nước ................................................................................. 103
4.11.2. Ảnh hưởng của thảo dược đối với tỷ lệ sống và các chỉ tiêu tăng trưởng ....... 103
4.11.3. Ảnh hưởng thảo dược lên mật số Vibrio spp. trong gan tuỵ và ruột tôm ........ 104
x


4.11.4. Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung cao chiết lên các chỉ tiêu miễn dịch của tôm
thẻ ................................................................................................................................ 106
4.11.5. Khả năng đề kháng với vi khuẩn Vibrio spp. của tôm thẻ được bổ sung thảo dược
..................................................................................................................................... 108

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 110
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 110
5.2. Đề xuất .................................................................................................................. 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 112
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 134

xi



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi nước lợ năm 2020 và 2021 ............. 10
Bảng 2.2. Vi khuẩn trung gian cho AHPND trên tôm .................................................. 24
Bảng 2.3. Các đoạn mồi của phương pháp PCR chuẩn đốn AHPND trên tơm bệnh .. 31

Bảng 3.1: Qui trình xử lý mẫu mô bệnh học ................................................................. 45
Bảng 3.2: Qui trình nhuộm mẫu mơ bệnh học (Harris's Haematoxylin & Eosin) ........ 46
Bảng 3.3. Trình tự mồi 16S rRNA thực hiện phản ứng PCR ........................................ 46
Bảng 3.4. Thành phần hóa chất thực hiện một phản ứng PCR 16S rRNA ................... 47
Bảng 3.5. Bố trí nghiệm thức cảm nhiễm đơn............................................................... 48
Bảng 3.6. Bố trí nghiệm thức tổ hợp các chủng vi khuẩn Vibrio .................................. 49
Bảng 3.7. Thành phần hóa chất thực hiện một phản ứng PCR ..................................... 49
Bảng 3.8. Trình tự các cặp mồi sử dụng trong phân tích gen độc lực ........................... 50
Bảng 3.9. Chù kỳ nhiệt sử dụng trong các phản ứng PCR phân tích gen độc lực ........ 50

Bảng 4.1. Kết quả phân tích sơ bộ đặc điểm hình thái khuẩn lạc các nhóm vi khuẩn
phân lập trên tơm thẻ chân trắng bệnh đường ruột sau 24 giờ. ..................................... 71
Bảng 4.2. Số chủng phân lập và tỷ lệ của các nhóm Vibrio spp. trên tơm thẻ chân
trắng ............................................................................................................................... 73
Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái và các chỉ tiêu sinh lý hoá cơ bản của 24 chủng vi khuẩn
thuộc 5 nhóm Vibrio spp. phổ biến nhất phân lập được. ............................................... 75
Bảng 4.4. Kết quả giải trình tự gen 16S rRNA vi khuẩn Vibrio spp. ............................ 79
Bảng 4.5. Sự hiện diện của các gen độc lực trong các chủng Vibrio spp. gây bệnh ..... 80
Bảng 4.6. Các chỉ tiêu môi trường trong thời gian thí nghiệm...................................... 83
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm cảm nhiễm tổ hợp ....................... 89
Bảng 4.8. Tỷ lệ chết tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn Vibrio spp. sau 14
ngày ............................................................................................................................... 92
Bảng 4.9. Dấu hiệu bệnh lý tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn Vibrio

spp. ................................................................................................................................. 93
Bảng 4.10. Chỉ tiêu môi trường nước trong thí nghiệm cảm nhiễm EHP ..................... 95
Bảng 4.11. Kết quả RT-PCR xác định EHP trên tôm thẻ chân trắng ............................ 96
xii


Bảng 4.12. Hoạt tính kháng khuẩn của Diệp hạ châu (P. urinaria L) đối với vi khuẩn
Vibrio spp. ..................................................................................................................... 99
Bảng 4.13. Hoạt tính kháng khuẩn của lá ổi (P. guajava) đối với các chủng vi khuẩn
Vibrio spp .................................................................................................................... 100
Bảng 4.14. Hoạt tính kháng khuẩn của lá mui (W. biflora L.) với các chủng vi khuẩn
Vibrio spp .................................................................................................................... 100
Bảng 4.15. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của
các chất chiết xuất từ thảo dược .................................................................................. 101
Bảng 4.16. Chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm với thảo dược ........................ 103
Bảng 4.17. Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống trong thí nghiệm với thảo dược .... 103

xiii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Sản lượng tơm ni thế giới thống kê theo đối tượng nuôi giai đoạn 1995 – 2019 ... 5

Hình 2.2. Gregarine (mũi tên) trong ở trong khoang ruột (trái) và bám vào thành ruột
giữa tôm sú .................................................................................................................... 13
Hình 2.3. Cấu trúc màng của ATM ở độ phóng đại lớn khi nhuộm với Rose Bengal .. 14
Hình 2.4. Sự xuất hiện của ATM trong mẫu phết kính quan sát dưới kính hiển vi. ..... 15
Hình 2.5. Kính phết mô gan tụy tôm nhiễm Vermiform nhuộm với Hematoxyline và
Eosin. ............................................................................................................................. 16
Hình 2.6. Các bước tập hợp của ATM trong tiêu bản mô ống gan tụy nhuộm với H&E

so sánh với trùng 2 tế bào Gregarine. ............................................................................ 17
Hình 2.7. Hình chụp TEM của bào tử Enterocytozoon hepatopenaei ...................................... 18

Hình 2.8. Phân bố địa lý của EHP trên tôm nuôi .......................................................... 20
Hình 2.9. Các cụm bào tử tập trung xung quanh tế bào gan tụy và các bào tử thuần đã
qua tinh sạch . ................................................................................................................ 21
Hình 2.10. Mơ bệnh học tơm thẻ chân trắng nhiễm EHP. ............................................ 22
Hình 2.11. Gan tụy tôm thẻ chân trắng và tôm sú nhiễm EHP. .................................... 23
Hình 2.12. Mơ tả con đường gây AHPND từ dạ dày tơm ............................................. 25
Hình 2.13. Mơ hình sinh bệnh học AHPND trên tôm thông qua con đường Rho ........ 26
....................................................................................................................................... 26
Hình 2.14. Dấu hiệu bệnh lý tơm bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính .................................. 27
Hình 2.15. Sự xuất hiện AHPND trên tơm ni qua các năm ...................................... 27
Hình 2.16. Mô bệnh học tôm bệnh hoại tử gan tuỵ cấp ở các giai đoạn khác nhau. ... 30
Hình 2.17. Dấu hiệu bệnh lý của tôm mắc hội chứng phân trắng. ................................ 37
Hình 3.1. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR đoạn mồi 16S rRNA ................................. 47
Hình 3.2. Buồng đếm Neubauer. ................................................................................... 51
Hình 4.1. Tỷ lệ xuất hiện (%) các dấu hiệu bệnh lý trên tôm thẻ chân trắng thu mẫu .. 56
Hình 4.2. Dấu hiệu bệnh lý đường ruột của tơm thẻ chân trắng. .................................. 57
Hình 4.3. Dấu hiệu bệnh lý bên ngồi và trong của tơm bệnh đường ruột. .................. 57
Hình 4.4. Ao tơm thẻ chân trắng bệnh phân trắng......................................................... 58
Hình 4.5. Vermiform trong các ống gan tụy và đường ruột tôm bệnh đường ruột ....... 59
i


Hình 4.6. Trùng hai tế bào Gregarine trong đường ruột tơm ........................................ 60
Hình 4.7. Vi bào tử Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên gan tụy tơm trong tiêu bản
soi tươi ........................................................................................................................... 61
Hình 4.8. Kính phết gan tụy tôm nhiễm vi bào tử trùng EHP (nhuộm Giemsa) ........... 61
Hình 4.9. Kết quả RT-PCR phát hiện EHP trên mẫu tôm bệnh chậm lớn tại Cà Mau . 62

Hình 4.10. Tơm thẻ chân trắng bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng Enterocytozoon
hepatopenaei (EHP). ..................................................................................................... 63
Hình 4.11. Mơ bệnh học tơm bệnh dấu hiệu gan tụy sưng, ruột lỏng. .......................... 64
Hình 4.12. Mơ học tơm bệnh dấu hiệu gan tụy teo, dai, ruột rỗng. .............................. 65
Hình 4.13. Mơ bệnh học tơm hội chứng phân trắng. ................................................................ 67

Hình. 4.14. Vermiform trong ống gan tụy tơm bệnh phân trắng (A:10X, B:40X) ....... 67
Hình 4.15. Mơ học tơm thẻ chân trắng nhiễm vi bào tử trùng EHP. (A) tăng khoảng cách
các ống gan tụy (dấu sao) (10X); (B) ống gan tụy biến dạng, mất cấu trúc hình sao; tế
bào biểu mơ gan tụy thối hóa, rơi vào lịng ống (mũi tên đen) kèm theo sự tập trung
của tế bào máu xung quanh cách ống gan tụy (mũi tên đỏ) (20X); (C) các ống gan tụy
teo lại, giảm số lượng tế bào B, R, F (mũi tên đỏ) lòng ống chứa các mảnh vỡ tế bào
(mũi tên đen) (20X), (D) nhân phì đại (mũi tên đen) (100X), (E) các thể vùi của EHP
(mũi tên đen) (100X) và (F) các cụm bào tử của EHP trên gan tụy tôm (mũi tên đen)
(100X). ........................................................................................................................... 69
Hình 4.16. Đĩa cấy mơi trường TCBS phân lập trên mẫu tơm thẻ có dấu hiệu bệnh đường
ruột thể hiện sự đa nhiễm giữa 2 nhóm vi khuẩn Vibrio spp. khác nhau thông qua sự lên
men của sucrose có trong mơi trường. .......................................................................... 70
Hình 4.17. Tỷ lệ phân lập (%) nhóm Vibrio spp. trên tơm thẻ chân trắng bệnh đường
ruột ................................................................................................................................. 70
Hình 4.18. Hình dạng khuẩn lạc vi khuẩn các nhóm (A) B2, (B) B1, (C) A3 và (D) A1
cấy th̀n trên mơi trường TSA+ ................................................................................... 72
Hình 4.19. Hình dạng khuẩn lạc vi khuẩn khuẩn các nhóm (A) B2, (B) B1, (C) A3 và
(D) A1 cấy thuần trên mơi trường TCBS ...................................................................... 72
Hình 4.20. Kết quả định danh các chỉ tiêu sinh lý hoá bằng kit API 20E các chủng vi
khuẩn Vibrio spp. (A) thuộc nhóm A1; (B) thuộc nhóm A2; (C) thuộc nhóm A3; (D)
thuộc nhóm B1; (E) thuộc nhóm B2.............................................................................. 77
Hình 4.21. Sản phẩm khuếch đại vùng gene 16S rRNA của các chủng vi khuẩn trên gel
agarose 1,5%. M: thang 100 bp; (+): mẫu đối chứng dương; (-) mẫu đối chứng âm; giếng
1-24 mẫu vi khuẩn nghiên cứu ...................................................................................... 78

ii


Hình 4.22. Sản phẩm PCR các gen độc tố của Vibrio spp. M (Ladder 100bp) ............. 81
Hình 4.23. Sản phẩm PCR các gen độc tố của Vibrio spp. M (Ladder 1kb) ................. 81
Hình 4.24. Dấu hiệu bệnh lý tơm cảm nhiễm vi khuẩn V. cholerae phân lập từ tôm bị
hội chứng phân trắng. Gan tụy sưng, nhạt màu, phân lỏng, có màu vàng nâu.............. 84
Hình 4.25. Dấu hiệu bệnh lý tôm cảm nhiễm vi khuẩn V. alginolyticus phân lập từ tôm
bệnh phân trắng. Gan tụy sưng, nhạt màu, phân lỏng, có màu vàng nâu ...................... 85
Hình 4.27. Tỷ lệ chết (%) trên tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm vi khuẩn V. vulnificus
chủng CM2HPA4 sau 14 ngày. Control: đối chứng, V3-6: tiêm vi khuẩn nồng độ 103106 CFU/mL .................................................................................................................. 87
Hình 4.28. Dấu hiệu bệnh lý tôm cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập từ
tôm bệnh phân trắng. Gan tụy teo, dai, nhạt màu, ruột rỗng ......................................... 87
Hình 4.29. Tỷ lệ chết (%) trên tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm vi khuẩn V.
parahaemolyticus chủng BTIA1 sau 14 ngày. Control: đối chứng, P1-6: tiêm vi khuẩn
nồng độ 103-106 CFU/mL .............................................................................................. 88
Hình 4.30. Tỷ lệ chết tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn ACV sau 14 ngày.
Control: đối chứng, ACV3-ACV6: tiêm tổ hợp vi khuẩn nồng độ 103-106 CFU/mL... 90
Hình 4.31. Tỷ lệ chết tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn ACP sau 14 ngày.
Control: đối chứng, ACP3-ACP6: tiêm tổ hợp vi khuẩn nồng độ 103-106 CFU/mL .... 91
Hình 4.32. Tỷ lệ chết tơm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn CVP sau 14 ngày.
Control: đối chứng, CVP3-CVP6: tiêm tổ hợp vi khuẩn nồng độ 103-106 CFU/mL .... 91
Hình 4.33. Tỷ lệ chết tơm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn AVP sau 14 ngày.
Control: đối chứng âm, AVP3-AVP6: tiêm tổ hợp vi khuẩn nồng độ 103-106
CFU/mL ......................................................................................................................... 91
Hình 4.34. Tỷ lệ chết tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn ACVP sau 14 ngày.
Control: đối chứng, ACVP3-ACVP6: tiêm tổ hợp vi khuẩn nồng độ 103-106
CFU/mL ......................................................................................................................... 92
Hình 4.35. Dấu hiệu bệnh lý tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm các tổ hợp vi khuẩn; (A&B)
tôm nghiệm thức đối chứng: Gan tụy màu nâu, dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn; (C &

D) tôm cảm nhiễm tổ hợp CVP với gan tuỵ nhạt màu, sưng mềm, ruột đứt khúc; (E&F)
tôm cảm nhiễm tổ hợp AVP, gan tụy nhạt màu, ruột đứt khúc; (G & H) tôm cảm nhiễm
tổ hợp ACVP với gan tuỵ nhạt màu, sưng mềm, phân lỏng. ......................................... 93
Hình 4.36. Dấu hiệu phân trắng trên tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm các tổ hợp vi khuẩn.
(A) tôm trong bể cảm nhiễm tổ hợp ACV với đường ruột trắng; (B&C) tôm cảm nhiễm
tổ hợp vi khuẩn ACV, gan tụy sưng nhạt màu, phân trắng; (D&E) tôm cảm nhiễm tổ
hợp vi khuẩn ACP, gan tụy teo nhạt màu, phân trắng ................................................... 94
iii


Hình 4.37. Gan tụy và ruột tơm thẻ chân trắng (L. vannamei) trong thí nghiệm cảm
nhiễm EHP sau 14 ngày; (A) Tôm nghiệm thức đối chứng, gan tụy màu nâu đậm và ruột
đầy thức ăn, (B) gan tụy tôm màu nâu đậm, ruột rỗng thức ăn chứa dịch nâu vàng đoạn
nối với gan tụy, (C) gan tụy tơm có màu xanh rêu và teo dai, ruột chứa dịch nâu đỏ
không liên tục và (D) gan tụy tôm nhạt màu và teo dai, phần ruột trước có chứa bọt khí,
ruột giữa, ruột sau xoắn lị xo và đứt khúc. ................................................................... 97
Hình 4.38. Mô học tôm thẻ chân trắng cảm nhiễm EHP sau 14 ngày. (A) Gan tụy tôm
khỏe, ống gan tụy cấu trúc hình sao hiện diện các tế bào biểu mơ (mũi tên), (B) ống gan
tụy mất cấu trúc hình sao, giảm số lượng tế bào biểu mô B, R (mũi tên đứt đoạn), tế bào
biểu mơ bong tróc rơi vào lòng ống (mũi tên) và tế bào máu tập trung xung quanh các
ống gan tụy (mũi tên đỏ), (C) các thể vùi EHP nằm trong tế bào chất của tế bào biểu mô
(mũi tên) và (D) bào tử EHP trưởng thành (mũi tên) .................................................... 98
Hình 4.39. Biểu đồ tăng trưởng theo mỗi tuần của tôm thẻ thí nghiệm với thảo
dược ............................................................................................................................. 104
Hình 4.40. Biểu đồ mật số vi khuẩn Vibrio spp. tổng trong gan tuỵ (A) và ruột (B) tơm
ở các nghiệm thức. ....................................................................................................... 105
Hình 4.41 Biểu đồ tổng tế bào bạch cầu tôm ở các nghiệm thức ................................ 107
Hình 4.42. Biểu đồ hoạt tính phenoloxidase trong máu tơm ở các nghiệm thức ........ 107
Hình 4.43. Biểu đồ tỷ lệ chết cộng dồn tôm cảm nhiễm tổ hợp vi khuẩn ACP .......... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 112

PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................... 134

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHPND

Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease

ATM

Aggregated Transformed Microvilli

CFU

Colony – forming unit

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

DNA

Deoxyribonucleic acid

EHP

Enterocytozoon hepatopenaei


FAO

Food & Agriculture Organization

H&E

Haematocyline và Eosin

HPV

Hepatopancreatic parvovirus

IHHND

Infectious Hypodermal & Hematopoietic Necrosis Disease

IHHNV

Infectious hyperdermal & Hematopoetic virus

IMNV

Infectious Myonecrosis virus

KST

Ký sinh trùng

MBC


Minimum Bactericidal Concentration

MBV

Monodon -Baculovirus

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

OIE

World Organisation for Animal Health

PCR

Polemerase Chain Reaction

TCBS

Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose

TEM

Transmission Electron Microscopy


TLN

Tỷ lệ nhiễm

TSA

Tryptic Soya Agar

TSV

Taura syndrome virus

TTCT

Tôm thẻ chân trắng

WFS

White feces syndrome

WSSV

White Spot syndrome virus

YHV

Yellow Head Disease

v



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành nuôi trồng thủy sản có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Theo Tổng cục Thủy sản (2021), trong năm 2021 diện
tích nuôi tôm nước lợ của nước ta đạt 746.000 ha và sản lượng tơm ni đạt 970 nghìn
tấn (tăng 4,3% so với năm 2020); trong đó, tơm thẻ chân trắng đạt 665 nghìn tấn, tơm
sú đạt 266 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm 2021 đạt 3,9 tỷ USD (tăng 5,8% so với
cùng kỳ năm 2020). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm nuôi tôm
của cả nước, năm 2020, diện tích ni tơm chiếm 92% diện tích ni tơm nước lợ của cả
nước; trong đó diện tích nuôi tôm sú chiếm 95%; tôm thẻ chân trắng chiếm 74,4% và sản
lượng chiếm 86,9% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước (Tổng cục Thủy sản, 2020).
Chính vì vậy, tôm sú và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là hai đối tượng
tôm nuôi nước lợ chủ lực của Việt Nam nói chung và Đồng bằng Sơng Cửu Long nói
riêng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và thâm canh hóa ngày càng cao của nghề ni
tơm nước lợ, đã kéo theo tình hình dịch bệnh diễn ra trên tơm nuôi ngày càng phúc tạp,
là mối đe dọa đến năng suất, sản lượng cũng như sự phát triển bền vững của nghề ni
tơm ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Ngồi các bệnh do virus, các bệnh liên
quan đến đường tiêu hóa đã và đang xảy ra ngày càng nhiều trên tôm nuôi như bệnh
hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Đồng thời trong thời gian qua gian qua, tôm nuôi
xảy ra hội chứng phân trắng và bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng đã xuất hiện nhiều trên
tôm nuôi nước lợ (Oanh và ctv., 2008; Ha et al., 2011; Hà và ctv., 2011). Hội chứng
phân trắng chưa rõ ngun nhân có liên quan đến nhiều lồi vi khuẩn Vibrio trong đó có
V. alginolyticus mang gen độc lực và bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng Enterocytozoon
hepatopenaei (EHP) ký sinh trên gan tụy tôm (Flegel et al., 2012; Loc Tran et al., 2013;
Thitamadee et al., 2016) đã và đang gây những thiệt hại nghiêm trọng đến nghề nuôi
tôm nước ta. Theo Cục Thú y (2021), năm 2021 tổng diện tích ni tơm nước lợ bị thiệt
hại 20.294 ha; trong đó diện tích ni tơm thâm canh và bán thâm canh là 7.204 ha,
quảng canh cải tiến là 12.377 ha cịn lại diện tích ni khác.

Tơm bị bệnh xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau sau khi thả vào ao, gây các tổn
thương trên các cơ quan dạ dày, gan tụy và ruột, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ
quan như tiết enzyme tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn từ
đó giảm sinh trưởng tơm hoặc phá hủy cấu trúc các cơ quan gan tụy dẫn đến hiện tượng
chết hàng loạt ở tôm nuôi, gây thiệt hại nghiêm trọng (Oanh và Phương, 2012; Lighner,
2012; Lộc, 2015). Tuy nhiên, các nghiên cứu bước đầu về tác nhân gây bệnh với giả
thuyết do vermiform có cấu tạo giống nhóm trùng 2 tế bào Gregarine ký sinh trong các
ống gan tụy gây ra bệnh trên tôm (Sriurairatana et al., 2014). Nghiên cứu mới nhất của
Cao et al., (2015) đã chứng minh vi khuẩn V. cholerae mang 3 gen mã hóa haemolysin
1


(hlyA), protein màng ngồi (ompU) và kích độc (toxR-cholera toxin transcriptional
activator) phân lập từ ruột tôm thẻ chân trắng nuôi ở Tiêu Sơn, Chiết Giang, Trung
Quốc. Hội chứng phân trắng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của
tôm, tôm nhiễm bệnh giảm lượng thức ăn tiêu thụ và tỷ lệ sinh trưởng, tăng FCR ở
những ao tôm bị bệnh (Sriurairatana et al., 2014). Hội chứng phân trắng xuất hiện sớm
trên tôm sú nuôi ở Việt Nam vào năm 1998 và bắt đầu bùng phát mạnh và lây lan nhanh
gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi tôm từ Bắc vào Nam (Oanh và ctv., 2008;
Hà và ctv., 2011; Ha et al., 2011; Trang và ctv., 2015).
Vi bào tử trùng (EHP) được phát hiện nhiễm bệnh đầu tiên trên các mẫu tôm sú
nuôi chậm lớn ở Thái Lan (Tourtip et al., 2009) và xuất hiện cùng với hội chứng phân
trắng (Tangprasittipap et al., 2013). Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng EHP được xác
định lây truyền thông qua nuôi nhốt chung tôm bệnh với tôm khỏe và cho ăn gan tụy
tôm bệnh (Tangprasittipap et al., 2013; Salachan et al., 2017). Ở Việt Nam, năm 2011
vi bào tử trùng EHP được phát hiện nhiễm trên tôm ở các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên
Huế, Bạc Liêu và Cà Mau (Hà và ctv., 2011) và EHP được xác định lây truyền qua chiều
dọc từ tôm mẹ nhiễm bệnh lây sang ấu trùng tôm (Hùng và ctv., 2017).
Nhìn chung, dịch bệnh xảy ra trên tơm ni liên quan đến đường tiêu hóa (đường
ruột) rất nhiều nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, thơng tin chun sâu về

các bệnh này. Đặc biệt ở Việt Nam hội chứng phân trắng, bệnh chậm lớn do vi bào tử
trùng gây ra chưa có nhiều cập nhật về nghiên cứu dịch tể, phương thức lây nhiễm và
tác động cộng gộp của nhiều mầm bệnh (nhiễm kép/đa nhiễm) đến tôm nuôi. Hiện tại
các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở cấp độ sơ bộ, nhận diện sự xuất hiện của mầm bệnh
và các dấu hiệu bệnh lý bên ngồi. Trước tình hình dịch bệnh liên quan đến đường ruột
trên tơm ni nước lợ xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp ở nước ta, các nghiên cứu
chuyên sâu về tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền… để tìm ra các giải pháp phịng,
trị bệnh là vơ cùng quan trọng và cấp thiết. Chính vì vậy, nhằm cung cấp, bổ sung thêm
những thông tin khoa học chi tiết hơn, đặc biệt là trong việc tìm ra biện pháp hạn chế
dịch bệnh trên tôm nuôi, đề tài “Đặc điểm bệnh học của mầm bệnh Vibrio spp. và vi
bào tử trùng hiện diện trong đường ruột ở tôm nước lợ” được thực hiện nhằm hướng
tới kiểm soát tốt dịch bệnh, đề xuất, khuyến cáo quản lý dịch bệnh trên tơm ni một
cách có hiệu quả và bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án nhằm xác định khả năng gây bệnh của mầm bệnh
Vibrio ssp. và vi bào tử trùng ở đường ruột trên tôm thẻ chân trắng nuôi nước lợ làm cơ
sở khoa học đề xuất các biện pháp kiểm soát bệnh đường ruột trên tơm thẻ chân trắng
ni nước lợ một cách có hiệu quả và bền vững.
2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định đặc điểm dấu hiệu bệnh lý và mô bệnh học đặc trưng biểu hiện trên tôm
thẻ chân trắng bệnh đường ruột tại tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bến Tre.
Xác định sự hiện diện của mầm bệnh Vibrio spp. và vi bào tử trùng trên tôm thẻ
chân trắng bệnh đường ruột
Phân lập, định danh và xác định khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp. và vi
bào tử trùng ở bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng nuôi nước lợ.
Xác định tính nhạy của một số loại thảo dược với Vibrio spp. gây bệnh đường ruột

trên tôm thẻ chân trắng.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khảo sát sự hiện diện của mầm bệnh Vibrio spp. và vi bào tử trùng
trên tôm thẻ chân trắng ni nước lợ có biểu hiện bệnh đường ruột.
Thu mẫu tơm có các dấu hiệu biểu hiện bệnh đường ruột.
Kiểm tra xác định sự hiện diện của mầm bệnh Vibrio spp. và vi bào tử trùng ở
những mẫu tôm thẻ chân trắng bệnh đường ruột thu được.
Nội dung 2: Phân lập, định danh và xác định khả năng gây bệnh của vi khuẩn
Vibrio spp. và vi bào tử trùng bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng nuôi nước lợ.
Phân lập, định danh mầm bệnh Vibrio spp. và vi bào tử trùng bằng phương pháp
hình thái, sinh lý, sinh hóa, PCR, giải trình tự gen và mơ học.
Nghiên cứu khả năng gây bệnh của mầm bệnh Vibrio spp. và vi bào tử trùng lên
đường ruột tôm thẻ chân trắng nuôi nước lợ.
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kháng Vibrio spp. lên bệnh đường
ruột ở tơm thẻ chân trắng.
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loài thảo dược với mầm bệnh Vibrio
spp. (In-vitro) phân lập.
Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của chất chiết thảo dược lên khả năng phòng bệnh
đường ruột trên tôm thẻ chân trắng. (In-vivo).
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực thực tiễn
về khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp. và khả năng lây truyền bệnh của vi bào
tử trùng và tác động ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa của tơm thẻ chân trắng nuôi nước lợ.
Nghiên cứu này đã xác định được tác động của tổ hợp các nhóm vi khuẩn Vibrio
spp. gây bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng và mối liên hệ với gen độc lực tạo cơ
3


sở cho các nghiên cứu về dịch tễ sau này đối với các lồi vi khuẩn trên tơm nói riêng và
trong thủy sản nói chung.

Trên cơ sở kết quả này, đề xuất một số giải pháp phòng, trị bệnh trên tơm thẻ chân
trắng bằng hỗn hợp thảo dược có dược tính tương đồng nhằm hạn chế thiệt hại, rũi ro
có thể xảy ra do dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại cho người ni tơm.
1.5. Tính mới của luận án
Kết quả nghiên cứu có được 102 chủng vi khuẩn đã phân lập được từ 07 nhóm
trong tổng số mẫu tơm thẻ chân trắng có dấu hiệu bị hội chứng phân trắng và chậm lớn.
Lần đầu tiên nghiên cứu xác định được khả năng nhiễm kép của Vibrio spp. với tổ
hợp vi khuẩn V. alginolyticus (B2), V. cholerae (B1), V. paraheamolyticus (A1) và V.
vulnificus (A4) gây nên dấu hiệu bệnh đường ruột và phân trắng trên tôm thẻ chân trắng.
Nghiên cứu còn xác định được các con đường lây truyền của vi bào tử trùng qua
03 phương thức; nuôi nhốt chung, qua thức ăn và trong nước có bào tử EHP.
Đánh giá được hiệu quả về hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết với 2 loại thảo
dược Diệp hạ châu (P. urinaria L) và lá ổi (P. guajva) đối với các loài Vibrio spp. Kết
quả nghiên cứu đã xác định được hiệu quả của hỗn hợp thảo dược từ chiết xuất lá ổi và
Diệp hạ châu lên khả năng phòng bệnh đối với tổ hợp vi khuẩn đa loài Vibrio spp. gây
bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng.
1.6. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 01/2018 đến 07/2022

4


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về hiện trạng ni tơm nước lợ
2.1.1. Tình hình ni tơm trên thế giới
Cùng với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm vừa qua,
nghề nuôi tôm trên thế giới cũng đã có những bước phát triển mạnh giải quyết được nhu
cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của
người dân nuôi tôm. Nghề nuôi tôm nước lợ bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1960
và đầu những năm 1970 khi nhà nghiên cứu người Pháp Tahiti phát triển các kỹ thuật

sinh sản và ni các lồi tôm he khác nhau như tôm He Nhật Bản Penaeus japonicus,
tôm sú P. monodon, tôm thẻ chân trắng P. vannamei và tơm he P. stylirostris. Trong đó,
tơm thẻ chân trắng và tơm sú hiện là 2 đối tượng ni chính và đóng góp chủ yếu vào
sản lượng tơm ni trên thế giới. Trong khi sản lượng tôm sú chiếm đa số trong giai
đoạn từ 1995 – 2002 thì trong giai đoạn từ 2003 cho đến nay nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng được mở rộng, sản lượng tăng cao qua các năm và chiếm hơn 70% tổng sản lượng
tôm nuôi trên thế giới trong giai đoạn từ 2010 cho đến nay (Hình 2.1).

Hình 2.1. Sản lượng tơm ni thế giới thống kê theo đối tượng nuôi giai đoạn 1995 – 2019
(Nguồn: James et al., 2017; 2019)

Hàng năm, hàng loạt các quy trình phát triển kỹ thuật ni tơm đã được phát triển
và áp dụng với các hình thức ni trong vùng triều, nuôi bán thâm canh và thâm canh
vào những năm 2000 bằng cách sử dụng các ao nuôi trong khu vực nội địa và tính đến
năm 2017 thế giới có khoảng 68 quốc gia nuôi tôm, đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và
một số các quốc gia Đông Nam Á với sản lượng tôm chiếm hơn 80% tổng sản lượng
tôm nuôi trên thế giới (James et al., 2017). Sự thâm canh hóa trong mơ hình sản xuất
qua các năm đã thúc đẩy tổng sản lượng tôm nuôi thế giới có mức tăng trưởng nhảy vọt,
đáng chú ý vào khoảng 2 thập niên gần đây. Bắt đầu phát triển từ giữa những năm 1970
với mức sản lượng chỉ đạt hơn 50.000 tấn nhưng đã tăng trưởng hơn 10 lần vào năm
5


×