Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHỦNG LOẠI, TỶ LỆ VÀ CƯỜNG ĐỘ NHIỄM SINH VẬT KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT Ở NGƯỜI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.82 KB, 56 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh vật ký sinh là mối nguy hại đối với sức khỏe con người. Mỗi loại ký
sinh và tác hại lên một số bộ phận khác nhau của vật chủ. Ngoài việc chiếm
đoạt chất dinh dưỡng, chúng còn tiết ra độc tố, đặc biệt là sinh vật nội ký sinh,
khi chúng chết thì cơ thể chúng phân hủy ngay trong vật chủ, thải chất độc
vào cơ thể vật chủ. Các tác hại thương tổn do chúng phá hoại mô sống còn
mở đường cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh. Có nhiều trường hợp
sinh vật ký sinh làm tắc ruột, thủng ruột, viêm ruột, tắc ống dẫn mật, viêm
gan,... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh do sinh vật ký sinh tương đối phổ biến và có tính truyền nhiễm,
mang tính chất đặc trưng cho vùng, khu vực, giới tính, lứa tuổi và nghề
nghiệp. Mỗi loài sinh vật ký sinh có đặc điểm sinh học và vòng đời khác nhau
tuy cùng thích nghi với lối sống ký sinh.
Hiện nay, đối với ngành y tế các chương trình phòng chống sinh vật ký
sinh đường ruột đã được thực hiện khá nhiều năm và thu được kết quả nhất
định. Tuy nhiên, trong thực tế thì các bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột còn
khá phổ biến và gánh nặng của nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột là rất lớn.
Vì vậy, để phòng và chống bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây ra
trong một khu vực thì trước tiên phải xác định được thành phần, chủng loại,
tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột của khu vực đó. Từ kết quả nghiên
cứu đó đề ra biện pháp phòng và điều trị thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao
nhất. Đó chính là lí do chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định thành phần chủng loại, tỷ lệ và cường độ nhiễm sinh
vật ký sinh đường ruột ở người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định”


2



2. Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần loài sinh vật ký sinh đường ruột trong phân
người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột ở
những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để làm cơ sở
khoa học cho biện pháp phòng chống.
3. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng - Nội dung - Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Xác định được tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột ở những người
đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định bao gồm: tỷ lệ nhiễm chung,
tỷ lệ nhiễm theo từng tháng, tỷ lệ nhiễm theo nhóm tuổi, tỷ lệ nhiễm theo giới
tính, tỷ lệ nhiễm theo từng huyện kể từ tháng 01/2012 đến tháng 12 /2012.
- Xác định được thành phần loài sinh vật ký sinh đường ruột hiện đang
tồn tại và lưu hành ở tỉnh Bình Định.
- Xác định được các mức độ nhiễm đặc trưng của từng loài sinh vật ký
sinh đường ruột để từ đó đề ra biện pháp phòng tránh.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về lược sử nghiên cứu sinh vật ký sinh và bệnh do sinh vật ký
sinh đường ruột

1.1.1. Trên thế giới [17]
1.1.1.1. Thời kỳ từ thế kỷ VII trở về trước

Một số loại sinh vật ký sinh đường ruột như giun đũa, sán dây, giun
chỉ... đã được mô tả ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp. Một vài loại
dược liệu chữa bệnh lỵ và giun đũa cũng đã được dùng ở Ấn Độ, Trung Quốc.
Tên tuổi của tác giả nghiên cứu sinh vật ký sinh đường ruột đã được tìm thấy
trong y văn, như Aristote mô tả giun đũa,...
1.1.1.2. Thời kỳ từ thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ XVI
Thời kỳ này khoa học nghiên cứu về sinh vật ký sinh đường ruột đã có
những bước phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước. Phát hiện thêm một số
loại mới. Đặc biệt sau khi khoa học mổ xác ra đời mô tả bệnh học do sinh vật
ký sinh đường ruột kỹ hơn. Trong khi điều trị đã dùng thuốc tẩy để tống giun
sán ký sinh đường ruột ra khỏi cơ thể.
1.1.1.3. Thời kỳ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII
Đây là thời kỳ phân loại sinh vật ký sinh đường ruột. Đại diện là tác giả
Linnaeus đưa ra tiêu chuẩn định loại, Plater mô tả sán dây, Wepfer mô tả ấu
trùng sán bò, Leeuwenhock mô tả đơn bào tự do, Goeze phân loại sán dây lợn
và sán dây bò, giun tóc, Dubini định loại giun móc, Busk định loại sán lá ruột,
Zedes nêu cách viết - đặt tên giun sán, Rudolphi chia nhóm giun sán,
Sikkartus xuất bản sách về thuốc điều trị bệnh giun sán, Audry xuất bản sách
mô tả giun sán...


4

1.1.1.4. Thời kỳ từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX
Thời kỳ phát triển nghiên cứu về sinh lý, sinh thái, chu kỳ, cấu trúc của
sinh vật ký sinh đường ruột, nhất là nghiên cứu chu kỳ sinh học trên vật chủ
và trong phòng thí nghiệm như chu kỳ của sán dây, giun lươn, giun đũa, các

loại sán lá,...
1.1.1.5. Thời kỳ từ nửa sau thế kỷ XX đến nay
Thời kỳ ứng dụng những thành tựu của khoa học khác như hóa sinh,
siêu cấu trúc, sinh học phân tử, miễn dịch, bệnh học, dược học, dịch tễ học, y
tế công cộng,... và chẩn đoán, bệnh học, điều trị, phòng chống các bệnh do
sinh vật ký sinh đường ruột, nhất là tiến tới khống chế và có thể thanh toán
một số bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây nên.
1.1.2. Ở Việt Nam [12]
Từ lâu đời nền y học dân tộc Việt Nam đã có những thuốc nam chữa
bệnh do sinh vật ký sinh phổ biến như lỵ, giun sán.
Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, giáo sư Đặng Văn Ngữ
(1910 – 1967) đã xây dựng ngành ký sinh trùng lớn mạnh, thành lập Viện sốt
rét, ký sinh trùng và côn trùng (01/07/1957) đảm nhận việc điều tra toàn bộ về
sinh vật ký sinh và bệnh do sinh vật ký sinh ở Việt Nam, từng bước khống
chế những bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột nguy hại như lỵ amip, giun
đũa, giun móc.
1.1.3. Tại Bình Định [14]
Bình Định nằm trên vùng đông bằng duyên hải Nam Trung Bộ, có đặc
điểm khí hậu, thời tiết,... tương đối phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của
sinh vật ký sinh đường ruột.
Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn, Khoa vi sinh của
bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, các trung tâm y tế cấp cơ sở,... được thành


5

lập để phục vụ cho công tác phòng và chống bệnh do sinh vật ký sinh đường
ruột trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1.2. Vài nét đại cương về bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây nên
1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Đã xác định được các sinh vật ký sinh đường ruột thuộc các ngành, các
lớp sau:
- Các sinh vật ký sinh thuộc ngành nguyên sinh động vật (Protozoa):
Điển hình có các động vật đơn bào thuộc các lớp:
+ Lớp trùng roi (Flagellata): điển hình gây bệnh đường tiêu hóa có hai
loài Giardia lambia và Trichomonas intestinalis.
Giardia lambia cư trú ở ruột non, tá tràng đôi khi ở cả trong túi mật,
đường dẫn mật. G.lambia bám vào niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, tiết
chất nhầy gây triệu chứng đau bụng, phân lỏng có lẫn chất nhầy. Trẻ em hay
bị hơn người lớn, thường ở lứa tuổi từ 2 - 6 tuổi. Đôi khi G.lambia ký sinh ở
túi mật gây ra các triệu chứng đau vùng gan mật. Tỷ lệ bệnh ở Việt Nam là
1.5 - 2% [4].
Trichomonas intestinalis sống ở đại tràng, chủ yếu là manh tràng, gây
tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, gây hội chứng viêm ruột mạn tính với triệu chứng
tiêu chảy và đau bụng, thường đau ở vùng manh tràng. Trong những trường
loét đại tràng do nguyên nhân khác, đôi khi thấy T.intestinalis ăn hồng cầu
(thường là 1, đôi khi thấy 2 - 3 hồng cầu) [8].
+ Lớp trùng chân giả (Rhizopoda): điển hình là loài Entamoeba
histolyca gây bệnh lỵ cấp tính, bệnh viêm đại tràng ở người [4].
E. histolytica là loại nguy hiểm nhất vì nó có thể xâm nhập vào tổ chức
và gây bệnh ở các phủ tạng mà người ta gọi chung là bệnh do amip. Bệnh lỵ


6

amip ở ruột gây chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh biếng ăn, mất
ngủ dẫn đến giảm sút thể trạng nhanh chóng. Bệnh amip nặng do amip xâm
nhập sâu vào thành ruột có thể gây thủng ruột. Có khi amip ăn sâu vào các
tĩnh mạch bị phá vỡ theo máu vào gan và các phủ tạng khác, gây ra bệnh amip
ở ngoài ruột như áp xe gan, áp xe phổi, áp xe não,… rất nguy hiểm [4].

- Các sinh vật ký sinh thuộc ngành giun dẹp (Plathelmithes)
Có các loài thuộc lớp sán dây và sán lá gây bệnh tại đường tiêu hóa.
+ Lớp sán dây (Cestoda): có các loài gây bệnh ở đường tiêu hóa người
và động vật, trong đó điển hình có hai loài gây bệnh ở người: Taenia solium
có ký chủ chính là người, ký chủ trung gian là lợn và Taenia saginata có ký
chủ chính là người, ký chủ trung gian là bò. Bệnh phân bố ở khắp nơi, tùy
thuộc vào tập quán vệ sinh ăn uống [20]. Ở Việt Nam bệnh sán dây lợn
thường gặp ở miền núi (6%) [15]. Tỷ lệ bệnh sán dây lợn (22%) ít hơn so với
sán dây bò (78%) [12]. Sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, gây kém hấp thu,
rối loạn tiêu hóa và nhiễm độc thần kinh. Ấu trùng sán lợn gây động kinh, co
giật, liệt, nói ngọng làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng [17].
+ Lớp sán lá (Trematoda): bao gồm nhiều loài sán lá ký sinh ở người
và động vật tại nhiều bộ phận cơ quan của cơ thể. Điển hình gây bệnh ở
đường tiêu hóa có các loài sán lá gan Fasciola gigantica và Fasciola
hepatica, sán lá ruột (Fasciolopsis buski) [22]. Ngoài ra còn có nhiều loài sán
khác sống ký sinh ở những cơ quan khác như sán lá phổi (Paragonimus
ringeri) [21],… Nói chung các loại sán lá đều gây hại rất lớn đối với sức khỏe
vật chủ, chúng chiếm thức ăn làm cơ thể vật chủ suy yếu đồng thời làm ảnh
hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể như sán lá gan nhỏ gây
giảm chất lượng mật, gây rối loạn tiêu hóa, sán lá lớn gây áp xe cấp tính, hủy
hoại tế bào gan, sán lá ruột gây viêm ruột, co thắt dữ dội [17].


7

- Các sinh vật ký sinh thuộc ngành giun tròn (Nemathelminthes): thuộc
ngành này có nhiều loài sống ký sinh và gây bệnh ở đường tiêu hóa như các
loài giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichura), giun móc
(Ancylostoma duodenale), giun kim (Enterobius vermicularis), giun lươn
(Strongyloides stercoralis),…[23]

Giun đũa (Ascaris lumbricoides) trưởng thành ký sinh ở ruột non,
chiếm thức ăn của cơ thể, tác dụng ngấm ngầm làm suy yếu cơ thể, mặt khác
gây ra những tổn hại niêm mạc.Nếu số lượng giun ít thì nhiều khi triệu chứng
không rõ rệt, bệnh nhân chỉ thấy rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, buồn
nôn, đau bụng vặt. Trường hợp nhiều giun có thể gây đau bụng, nôn ra giun,
tắc ruột,…[13]
Giun tóc (Trichuris trichura) ký sinh ở ruột già, chủ yếu ký sinh ở
vùng manh tràng nhưng cũng có khi ký sinh ở trực tràng. Tại nơi ký sinh,
giun tóc cắm phần đầu vào niêm mạc của đại tràng để hút máu, phần đuôi
giun tóc ở trong lòng ruột. Nhiễm giun tóc nhẹ chỉ gây đau bụng, buồn nôn,
táo bón, khó tiêu, nhức đầu, chán ăn. Nhiễm giun tóc nặng, kéo dài sẽ gây tổn
thương niêm mạc ruột, đau bụng, ỉa nhiều lần, phân ít có thể lẫn ít máu, có thể
gây sa trực tràng và nhiễm trùng thứ phát [19].
Giun móc (Ancylostoma duodenale) ký sinh ở tá tràng, trong trường
hợp nhiều có thể gặp ở phần đầu và phần giữa của ruột non. Giun móc ký sinh
bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Trong khi hút máu, giun
móc tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết giun ngoạm tiếp tục chảy
máu sau khi giun đã chuyển sang ký sinh ở chỗ khác. Mặt khác giun móc hút
máu đầy ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun. Do đó
bệnh nhân bị mất máu nhiều. Ngoài tác hại gây mất máu, giun móc còn gây
viêm loét hành tá tràng. Bệnh giun móc biểu hiện nặng thường xảy ra ở phụ


8

nữ nông thôn làm nghề nông. Điều này dễ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh
nguyệt, đẻ non hoặc vô sinh. Tỷ lệ nhiễm giun móc phụ thuộc vào nghề
nghiệp, tuổi, giới tính: nông dân, đặc biệt nông dân các vùng trồng rau màu,
cây công nghiệp có tỷ lệ nhiễm cao; tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao; nữ
giới có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam giới [10].

Giun kim (Enterobius vermicularis) trưởng thành ký sinh ở phần cuối
ruột non, phần đầu ruột già. Triệu chứng thường gặp nhất khi bị nhiễm giun
kim là ngứa hậu môn. Khi ở trong ruột giun kim có thể gây những tổn thương
kích thích niêm mạc ruột, làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột
mạn tính, có thể gây nổi mẩn dị ứng. Nếu giun kim chui vào ruột thừa có thể
gây viêm ruột thừa. Cá biệt khi có giun kim chui sang bộ phận sinh dục gây
ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ở giới nữ. Trẻ em bị nhiễm giun kim nhiều
năm dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Tỷ lệ nhiễm giun kim cao nhất ở
trẻ em từ 3 - 8 tuổi, từ 11 tuổi trở lên thì tỷ lệ mắc bệnh giảm dần. Ở người
lớn thì phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới vì hay tiếp xúc với trẻ em [18].
Giun lươn (Strongyloides stercoralis) trưởng thành ký sinh trong ruột
non của người. Giun lươn khi ở trong ruột gây tổn thương niêm mạc ruột, tá
tràng, làm rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính, có thể gây
viêm tá tràng hoặc gây lỵ. Bệnh nhân thường có hiện tượng thiếu máu nhẹ,
đau bụng, ỉa lỏng. Giun lươn lên phổi gây viêm phổi. Một số bệnh nhân có cơ
địa dị ứng có thể xuất hiện cơn hen khi bị nhiễm giun lươn [9].
- Các loài sinh vật ký sinh thuộc ngành nấm bất toàn (Deuteromycota):
Candida là một họ nấm thuộc lớp Adelomycetes bao gồm những loại
nấm chưa tìm thấy hình thức sinh sản hữu giới vì vậy còn gọi là lớp nấm bất
toàn (Fungi imperfecti) [5].


9

Nấm candida thường tìm thấy ở các hốc tự nhiên của cơ thể người
(mồm, khoang mũi họng, lỗ tai, âm đạo,…), có thể gây một số bệnh như tiêu
chảy, tưa miệng, viêm âm đạo,…[12]
Trên những cơ địa suy giảm miễn dịch, Candida có thể trở thành một
tác nhân nhiễm trùng cơ hội với những hình thái bệnh nặng như nhiễm
Candida vào các phủ tạng hoặc vào máu dễ gây tử vong [8].

Candida sinh sản bằng phương thức nảy chồi [12].
Loài chủ yếu gây bệnh là Candida albicans. Một số loài khác ít gặp
hơn là Candida tropicalis, Candida pseudotropicalis, Candida krusei [17].
Một số loại có thể sống tự nhiên ngoài môi trường, đặc biệt trong các
hốc quả chua và đã bị thối như Candida albicans ký sinh trong hốc quả dứa
và có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng quá mẫn. Người ta thường quan niệm là
ngộ độc dứa nhưng thực chất là ngộ độc với độc tố của Candida albicans
[12].
1.2.2. Đặc điểm xâm nhập và gây bệnh [14]
- Xâm nhập: Sinh vật ký sinh đường ruột xâm nhập vào ký chủ theo 4
con đường chính:
+ Xâm nhập qua thức ăn, nước uống: Nang trứng chứa ấu trùng cảm
nhiễm theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa, dưới tác dụng của dịch
tiêu hóa ấu trùng được giải phóng thành dạng ký sinh, di hành trong máu một
thời gian, đến một giai đoạn nhất định chúng cố định tại nơi thích hợp.
+ Xâm nhập qua da: Đây cũng là con đường khá phổ biến. Ấu trùng
giun móc, giun lươn, sán lá,… bám và xâm nhập vào cơ thể qua da.
+ Xâm nhập qua ký chủ trung gian (vec tơ): các sinh vật ký sinh đường
ruột xâm nhập vào cơ thể qua vật chủ trung gian như ruồi, gián mang trứng
giun sán rồi truyền vào thức ăn.


10

+ Xâm nhập qua rau thai: sinh vật ký sinh đường ruột ở giai đoạn di
hành trong máu có khả năng xâm nhập qua rau thai, từ cơ thể mẹ sang con.
Điển hình là bệnh giun đũa.
- Gây bệnh:
+ Tác động cơ giới: Vòi chích hút, giác bám, móc bám tạo ra các vết
thương cơ giới gây thủng ruột, làm tắc ống mật (giun đũa), gây áp xe gan ở

gan (sán lá gan), gây rối loạn tuần hoàn, nghẽn mạch, tắc mạch máu (ấu trùng
giun đũa),…
+ Chiếm đoạt dinh dưỡng: Sinh vật ký sinh đường ruột tiêu thụ một
khối lượng lớn chất dinh dưỡng đã tiêu hóa sẵn, hút máu,…làm vật chủ hao
mòn, còi cọc. Điển hình như giun móc hút máu, sán dây tranh giành chất dinh
dưỡng của ký chủ.
+ Tiết độc tố: Các sản phẩm trao đổi chất của sinh vật ký sinh đường
ruột gây hại đối với ký chủ. Sinh vật ký sinh đường ruột còn có khả năng tiết
độc tố chống lại sức đề kháng của ký chủ. Điển hình như giun đũa tiết ra chất
ascaron gây hiện tượng nhiễm độc nặng.
+ Mở đường cho bệnh khác phát sinh: Các vết thương cơ giới là điều
kiện thuận lợi cho các mầm bệnh là vi khuẩn xâm nhập. Một số sinh vật ký
sinh đường ruột còn là trung gian truyền bệnh như ấu trùng giun có thể mang
vi khuẩn than, vi khuẩn lao để gây bệnh cho ký chủ; trứng giun đũa có thể
chuyển vào cơ thể các vi khuẩn và virus đường ruột,…
1.2.3. Một số đặc điểm đặc trưng của bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột [4]
Bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột có các đặc điểm đặc trưng như
sau:
- Bệnh mang tính mạn tính. Bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột
thường diễn biến lâu dài hàng tháng, hàng năm hay nhiều năm.
- Biểu hiện không rõ rệt, khả năng tái nhiễm cao: Các triệu chứng của
bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột không rõ, chung chung, không đặc thù, ít


11

có biểu hiện cấp tính. Vì vậy dễ chủ quan, xem nhẹ dẫn đến tỷ lệ tái nhiễm
cao. Do đó bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột là bệnh mang tính xã hội.
- Bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột hầu hết đều mang tính chất thời
hạn rõ rệt. Nếu vệ sinh tốt chống tái nhiễm thì bệnh tự khỏi sau một thời gian

như giun đũa sau khoảng 1 năm, giun kim sau khoảng 2 tháng, sán dây sau
khoảng 20 năm,… Tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh do sinh vật ký
sinh đường ruột trong thời gian rất dài do người bệnh bị tái nhiễm liên tục.
- Miễn dịch của cơ thể đối với bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột yếu
và không triệt để. Chính vì tính chất này nên đa số bệnh vẫn có tái nhiễm và
phải chờ tới sau nhiều lần tái nhiễm, miễn dịch tạo ra đến mức tương đối thì
lúc đó mới có khả năng bảo vệ được cơ thể chống lại bệnh.
1.2.4. Đặc điểm về sự truyền nhiễm của bệnh do sinh vật ký sinh đường
ruột [9]
- Lây nhiễm trực tiếp: sinh vật ký sinh đường ruột xâm nhập vào cơ thể
vật chủ không qua vật chủ trung gian nhưng qua các giai đoạn phát triển trung
gian ngoài môi trường nhằm duy trì sự sống, chờ cơ hội gặp lại vật chủ như
giun đũa, giun móc, giun kim,…
- Lây nhiễm qua ký chủ trung gian (vec tơ): khi chưa có cơ hội gặp
được ký chủ chính, sinh vật ký sinh đường ruột phải trải qua ký chủ trung
gian như sán dây người (Taenia saginata) có ký chủ chính là người, ký chủ
trung gian là bò,...
1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và lây nhiễm bệnh do
sinh vật ký sinh đường ruột
1.2.5.1. Yếu tố tự nhiên [17]
- Điều kiện địa lý: một số bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột có liên
quan mật thiết với điều kiện địa lý. Chẳng hạn như nơi có nhiều ao hồ thì dễ
bị bệnh sán lá gan, vùng đất pha cát hay vùng đất bãi thì dễ nhiễm giun
móc…


12

- Nhiệt độ: Nhiều loại sinh vật ký sinh đường ruột trong chu kỳ phát
triển có giai đoạn ở ngoại cảnh như giun đũa, giun móc, giun tóc,…thì nhiệt

độ thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh ở ngoại cảnh là 25 - 35 ºC.
- Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp cho mầm bệnh của sinh vật ký sinh đường
ruột (trứng giun, sán,…) phát triển ở ngoại cảnh là khoảng 70 - 80%.
- Điều kiện địa hình: Địa hình nước ta rất phức tạp, nhiều rừng, đồi núi,
ao hồ, sông ngòi,…Mặt khác, các vùng rừng núi, trung du, đồng bằng và ven
biển lại xen kẽ với nhau nên rất thuận lợi cho bệnh do sinh vật ký sinh đường
ruột phát triển. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm địa hình của từng vùng mà
khả năng nhiễm bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột cũng khác nhau, ví dụ
như ở đồng bằng thì dễ bị nhiễm bệnh giun hơn so với vùng núi,…
- Lứa tuổi: Nói chung lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc các bệnh do
sinh vật ký sinh đường ruột. Tuy nhiên, tùy theo đường xâm nhập của sinh vật
ký sinh đường ruột mà bệnh phổ biến khác nhau theo lứa tuổi: bệnh giun đũa
hay gặp ở trẻ em, bệnh giun móc hay gặp ở người lớn…
- Giới tính: Không có sự khác biệt về khả năng nhiễm các bệnh do sinh
vật ký sinh đường ruột giữa nam và nữ. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện tiếp xúc
với mầm bệnh, sinh thái của từng loại sinh vật ký sinh đường ruột mà bệnh có
thể có tỷ lệ cao hơn ở nam hoặc ở nữ. Chẳng hạn như bệnh giun móc gặp ở nữ
nhiều hơn so với nam…
- Khả năng miễn dịch: những người bị suy giảm miễn dịch như người
bị nhiễm HIV/AIDS thì rất dễ bị nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột như
nhiễm nấm Candida albicans…Đây là những trường hợp bị nhiễm trùng cơ
hội.
1.2.5.2. Yếu tố xã hội [15]
- Ý thức xã hội:
Thường ở những nơi có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người dân bị mù chữ
cao,…thì bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột ở đó cũng có tỷ lệ cao hơn so


13


với những nơi có trình độ dân trí cao do sự kém hiểu biết hoặc không hiểu
biết về nguyên nhân nhiễm bệnh, tác hại của bệnh cũng như cách phòng bệnh,

Mặc khác, do nhiều nguyên nhân như vì ý thức chưa cao, vì lợi nhuận,
… nên bộ phận không nhỏ những người sản xuất, người chế biến thực phẩm,
người buôn bán thực phẩm đã không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm
lây truyền một số bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột trong cộng đồng. Hơn
nữa công tác thi hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay vẫn còn những
tồn tại lớn, chẳng hạn như việc giết mổ bừa bãi, không kiểm tra sát sinh,
không thanh tra nghiêm khắc vệ sinh thực phẩm nên trên thị trường vẫn còn
trôi nổi thịt lợn có ấu trùng sán (thịt lợn gạo) hoặc thịt bò có ấu trùng sán,…là
nguyên nhân gieo rắc mầm bệnh sán dây lợn, sán dây bò,…
Ngoài ra thì tập quán ăn gỏi cá, gỏi tôm, uống nước lã, ăn rau sống,
nuôi gia súc thả rông,…hiện vẫn còn tồn tại ở một bộ phận người dân. Đây
cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh do sinh vật ký
sinh đường ruột.
- Tổ chức xã hội: Kiểu tổ chức xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát sinh và lây nhiễm của bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột.
Ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn với những đặc điểm như dân cư
đông đúc, mật độ dân số cao, có những đầu mối giao thông đường bộ hoặc
đường thủy, lượng rác thải lớn, ô nhiễm môi trường,… thì sự lan truyền bệnh
do sinh vật ký sinh đường ruột khá dễ dàng.
Mặt khác, ở khu vực nông thôn tuy mật độ dân cư thấp hơn nhưng điều
kiện vệ sinh lại chưa được đảm bảo, người dân chủ yếu sống bằng nghề sản
xuất nông nghiệp do vậy thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh,…Vì vậy
mà sự phát sinh và lây nhiễm bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột vẫn còn
khá cao.


14


1.3. Một số bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây nên phổ biến tại Việt
Nam
Bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột là những bệnh phổ biến lâu đời.
Từ lâu nền y học dân tộc của Việt Nam đã hiểu biết về những bệnh này và đã
có những biện pháp khống chế. Các vị thuốc dân gian chữa bệnh ký sinh
trùng như lá mơ chữa lỵ, keo dậu chữa giun đũa, hạt bí và chua ngút chữa sán
dây,…đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng rất lớn trong việc chữa
bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột [4]. Tuy nhiên do Việt Nam nằm trong
vùng nhiệt đới khá đầy đủ về đặc điểm địa hình, khu hệ động thực vật khá
phong phú,…Về mặt kinh tế - xã hội cũng chỉ là một nước đang phát triển,
trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán ở nhiều vùng còn lạc hậu nên
nhìn chung bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột ở nước ta vẫn còn khá phổ
biến. Ước tính khoảng 60 - 70% dân số nhiễm ít nhất một loại giun sán nào
đó. Trong đó phổ biến là các loại giun truyền qua đất như giun đũa (Ascaris
lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichura), giun móc (Ancyclostoma
duodenale). Một số loại sán phổ biến ở một số vùng địa lý như bệnh sán lá
gan nhỏ (Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrrini) ở vùng có nhiều ao
nuôi cá, sán lá phổi (Paragonimus westermani, Paragonimus heterotremus),
sán dây (Taenia solium, Taenia saginata) ở miền núi và một số địa phương.
Bệnh giun kim (Enterobius vermicularis) ở trẻ em vẫn còn khá phổ biến. Các
bệnh đơn bào như amip (Entamoeba histolytica), trùng roi đường tiêu hóa
(Giardia lambia, Trichomonas intestinalis) cũng phổ biến ở một số nơi. Các
bệnh do nấm như Candida albicans gây một số bệnh như tiêu chảy, tưa
miệng, viêm âm đạo,...[25]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Y tế và toàn dân trong
nhiều thập kỷ qua đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống các bệnh so
sinh vật ký sinh đường ruột nhưng vẫn còn rất hạn chế. Tình hình nhiễm bệnh
vẫn còn rất nặng và phổ biến trên diện rộng [17].



15

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh phẩm của bệnh nhân đến khám tại phòng
xét nghiệm vi sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định trong thời gian từ
01/01/2012 đến 30/12/2012.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân loại sinh vật ký sinh đường ruột ở người đến khám tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Định.
- Xác định tỷ lệ nhiễm các loại sinh vật ký sinh đường ruột trong tổng
số mẫu nghiên cứu.
- Xác định cường độ nhiễm sinh vật ký sinh.
2.3. Phương pháp xác định sinh vật ký sinh
2.3.1. Phương pháp định tính sinh vật ký sinh
Có hai phương pháp định tính sinh vật ký sinh.
2.3.1.1. Phương pháp soi tươi trực tiếp
Quan sát tiêu bản tươi trực tiếp nhận dạng nhanh sinh vật ký sinh đơn
bào và nấm bằng soi kính.
2.3.1.2. Phương pháp phù nổi (phương pháp Wills).
Quan sát tiêu bản tìm trứng sinh vật ký sinh đa bào.
2.3.1.3. Sử dụng kính, ảnh màu để mô tả
Xác định sinh vật ký sinh thông qua hình dạng đặc trưng của sinh vật
ký sinh đơn bào và sinh vật ký sinh đa bào được mô tả có kèm theo hình ảnh
[ phụ lục 2].


16


2.3.2. Phương pháp định lượng sinh vật ký sinh
Thực hiện theo phương pháp soi kính tìm sinh vật ký sinh và đếm số
lượng theo quy ước.
- Cường độ một cộng (+): 2 - 5 SVKSĐR/ cả vùng kính lamen.
- Cường độ hai cộng (++): 1 SVKSĐR / 5 - 10 vi trường 10X.
- Cường độ ba cộng (+++): 1 - 2 SVKSĐR / vi trường 10X
- Cường độ bốn cộng (++++): một số trứng hoặc ấu trùng/ vi trường 10X
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 18, sử dụng
máy tính tính tỷ lệ phần trăm các số liệu thu thập được để phân tích.


17

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột ở những
người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong năm
2012
Thông qua việc trực tiếp tham gia phân tích và thống kê kết quả phân
tích của 3457 bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, kết
quả chung được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột
của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong
năm 2012.
Tổng cas xét nghiệm

Số cas nhiễm SVKSĐR

Tỷ lệ nhiễm chung (%)


3457

1312

37,95%

Kết quả bảng 3.1 cho biết trong năm 2012, tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh
đường ruột phát hiện được tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định là 37,95%.
Điều này chứng tỏ năm 2012 tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột tại Quy
Nhơn và các khu vực xung quanh Quy Nhơn còn khá cao.
Theo kết quả thống kê báo cáo kết quả tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký
sinh đường ruột của năm 2010, 2011 là 35,85% và 36,70% [1]. Như vậy kết
quả nhiễm chung có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân có thể là do thời tiết
trong năm 2012 tại Bình Định có những đợt nắng nóng kéo dài hơn so với
những năm trước tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh vật ký sinh đường ruột
phát triển như giun đũa, giun móc, giun tóc,…vì những loại này trong chu kỳ


18

phát triển có giai đoạn ở ngoại cảnh nên điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát sinh và lây lan của mầm bệnh, nhiệt độ thích hợp cho mầm bệnh
phát triển là khoảng 25 - 35ºC [16]. Hơn nữa, theo chúng tôi quan sát vì thời
tiết nắng nóng nên tập quán uống nước giải khát hay ăn các món ăn vặt ở vỉa
hè cũng tăng lên, nếu điều kiện chế biến thực phẩm ở những nơi này không
đảm bảo vệ sinh thì cũng rất dễ làm lây lan mầm bệnh do sinh vật ký sinh
đường ruột. Mặt khác, nắng nóng cũng tạo điều kiện cho ruồi, gián,…phát
triển, mà đây là những trung gian truyền bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột
khá phổ biến, chúng mang mầm bệnh sau đó truyền vào thức ăn rồi lây nhiễm

sang cho con người. Điều này chứng tỏ trong những năm qua việc phòng
chống bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn
chưa có dấu hiệu chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ nhiễm bệnh vẫn còn tương đối cao.
3.2. Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột của người đến khám
tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định qua các tháng trong năm 2012
Kết quả phân tích tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột qua các
tháng trong năm 2012 của những bệnh nhân khám tại phòng xét nghiệm sinh
vật ký sinh đường ruột, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định được trình bày ở
bảng 3.2 và minh họa tại biểu đồ 3.1.


19

Bảng 3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột
của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định qua các
tháng trong năm 2012
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng

cộng

Tổng cas xét
nghiệm
315
286
310
248
255
293
415
270
276
275
255
259
3457

Số cas nhiễm SVKSĐR

Tỷ lệ (%)

119
107
81
83
95
121
168
102

112
149
85
90

37,78
37,41
26,12
33,47
37,25
41,30
40,48
37,78
40,58
54,18
33,33
34,75

1312

37,95

Bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột của
những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong năm 2012
là 37,95% là khá cao vì sinh vật ký sinh đường ruột tồn tại quanh năm. Điều
này có thể là do yếu tố khí hậu của nước ta, Việt Nam là vùng có nhiệt độ và
độ ẩm cao, mầm bệnh tồn tại quanh năm, chu kỳ của sinh vật ký sinh đường
ruột xúc tiến nhanh, sự lan truyền cũng không bị gián đoạn [15]. Bình Định là
một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nên cũng mang
những đặc điểm như trên, vì vậy kết quả trên là phù hợp đồng thời khẳng định

tính chất lưu hành quanh năm của bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột ở tỉnh
Bình Định từ đó đề ra biện pháp vệ sinh phòng trừ liên tục. Mặt khác tỷ lệ
nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột cao còn phụ thuộc vào yếu tố xã hội, ở
những khu vực đông dân cư, các khu phố chợ gần đầu mối giao thông,…có


20

cường độ và tốc độ phát triển của bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột mạnh
hơn so với các vùng có dân cư thưa thớt,…[12]. Nguyên nhân có thể do tại
các nơi này có sự ứ đọng phân rác, mật độ ruồi và côn trùng trung gian truyền
bệnh cao nên mức độ phổ biến của bệnh giun sán cũng cao, vì vậy cần phải
lưu ý tuyên truyền và tổ chức vệ sinh tốt thì mới có thể giảm được tỷ lệ nhiễm
bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột.
Nhìn chung có thể thấy tất cả các tháng trong năm 2012 đều có người
bị nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột trong đó các tháng 6, 7 và tháng 9, 10 tỷ
lệ mắc bệnh cao nhất.
Tháng 6, 7 là hai tháng hè, nắng nóng thuận lợi cho côn trùng truyền
bệnh phát triển đồng thời thức ăn mùa hè rất dễ bị nhiễm bẩn do tính chất
nóng ẩm do vậy sự phát tán và lan truyền mầm bệnh do sinh vật ký sinh
đường ruột trong mùa này khá thuận lợi.
Tháng 9, 10 là hai tháng đầu mùa mưa, khí hậu ẩm ướt thuận lợi cho
mầm bệnh và trung gian truyền bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột phát triển
và gây bệnh. Hơn nữa nước mưa làm rửa trôi các loại rác thải nên đồng thời
cũng di chuyển và phát tán mầm bệnh đến nơi khác, làm nhiễm bẩn nguồn
nước uống như giếng khơi, sông ngòi,…nên bệnh do sinh vật ký sinh đường
ruột rất dễ phát sinh.
Mặt khác do ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh còn chưa
cao, vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, chế biến thực phẩm không đảm
bảo vệ sinh,…càng làm gia tăng tình trạng nhiễm bệnh do sinh vật ký sinh

đường ruột.
Chính vì vậy việc tuyên truyền ý thức phòng bệnh cho người dân là hết
sức cần thiết, vì sinh vật ký sinh đường ruột tồn tại quanh năm do vậy phải
luôn luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung để giảm
thiểu tình trạng nhiễm bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng.


21

Biểu đồ 3.1. Sự biến động tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột của những
người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định qua các tháng trong
năm 2012.
3.3. Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột theo địa phương của
những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong
năm 2012
Qua khảo sát 3457 người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Định, chúng tôi đã phân tích tỷ lệ nhiễm chung của sinh vật ký sinh đường
ruột theo từng huyện. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 và minh họa tại biểu
đồ 3.2.

Bảng 3.3. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột
theo từng huyện ở những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định trong năm 2012.
Huyện

Tổng cas

Tỷ lệ

Số lượt nhiễm


Tỷ lệ nhiễm


22

An Nhơn
Phù Cát
Phù Mỹ
Quy Nhơn
Tuy Phước
Nơi khác
Tổng cộng

xét nghiệm
90
116
128
2.896
120
107
3.457

(%)
2,60
3,36
3,70
83,77
3,47
3,09

100,00

SVKSĐR
46
49
56
1.055
55
51
1.312

SVKSĐR (%)
51,11
42,24
43,75
36,43
45,80
47,67
37,95

Kết quả bảng 3.3 cho biết, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Đa khoa
tỉnh Bình Định chủ yếu là người dân cư trú tại Quy Nhơn, với tổng số 2.896
người chiếm tỷ lệ 83,77%, còn lại là những người dân cư thuộc 4 huyện lân
cận đó là Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn với tỷ lệ người đến khám
tương ứng là 3,70%; 3,47%; 3,36% và 2,60%. Đây là những người ở vùng
ven quốc lộ 1, nơi tập trung đông người, gần các đầu mối giao thông. Số còn
lại thuộc các huyện như Tây Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh,…là
những huyện ở xa hơn hoặc khó đi lại hơn nên có tỷ lệ người đi khám ít hơn.
Kết quả ở bảng 3.3 còn cho biết huyện An Nhơn có số người đi khám
ít (chỉ 90 người chiếm 2,60%) nhưng tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột

cao nhất 51,11%. Tương tự ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước số
người đến khám chỉ chiếm tỷ lệ từ 3,1 - 3,7% tổng số người đến khám nhưng
tỷ lệ nhiễm cao đạt từ 42,24 - 47,67%. Ngược lại ở Quy Nhơn số người đến
khám là cao chiếm 83,77%, nhưng tỷ lệ nhiễm thấp nhất 36,43%. Điều này
cho thấy ý thức phòng và chữa bệnh sinh vật ký sinh đường ruột ở mỗi người
dân ở các huyện có phần chủ quan, nếu điều kiện thuận lợi thì đi khám, điều
kiện khó khăn thì chủ quan không đi khám, chỉ khi nào thấy bệnh nặng hay
triệu chứng khá rõ nét mới đi khám. Vì vậy, khi đã đi khám tỷ lệ mắc bệnh
cao.
Tỷ lệ người đi khám bệnh ở Quy Nhơn cao 83,77%, tỷ lệ nhiễm thấp
nhất 36,43% phần nào cho biết người dân ở thành phố Quy Nhơn có ý thức
cao hơn về việc phòng và chống bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột.


23

Tất cả những phân tích trên cho thấy cần phải quan tâm giáo dục ý thức
vệ sinh phòng bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột ở những vùng nông thôn
hơn nữa để họ hiểu được tác hại của bệnh đồng thời biết cách phòng chống để
tránh lây nhiễm, khi có triệu chứng bệnh dù rất nhẹ cũng phải lập tức đi khám
để điều trị kịp thời. Có như vậy thì mới giảm được tỷ lệ nhiễm bệnh do sinh
vật ký sinh đường ruột và tránh lây lan ra cộng đồng vì đây là bệnh mang tính
xã hội.

Biểu đồ 3.2. Sự biến động tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột theo từng
huyện ở những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm
2012.
3.4. Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa tuổi của
những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong
năm 2012

Chúng tôi chia những người đã đến khám thành 2 nhóm lứa tuổi để
phân tích, khảo sát. Nhóm lứa tuổi nhỏ hơn 12 tuổi được xác định là lứa
tuổi nhỏ, chưa có ý thức vệ sinh cá nhân hoặc đã ý thức chưa cao. Nhóm
thứ 2 là nhóm lứa tuổi lớn hơn 12 tuổi, được coi là nhóm đã có ý thức giữ


24

gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là đối với giới nữ, tuổi dậy thì sớm đã biết
coi trọng vệ sinh cá nhân. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.4 và
minh họa tại biểu đồ 3.3
Bảng 3.4. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột
theo lứa tuổi những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
trong năm 2012.
Lứa tuổi
≤ 12
>12
Tổng cộng

Tổng cas xét
nghiệm
2.937
520
3.457

Số lượt nhiễm SVKSĐR
1.130
182
1.312


Tỷ lệ (%)
38,47
35,00
37,95

Kết quả bảng 3.4 cho biết, ở lứa tuổi nhỏ hơn 12 tuổi có tỷ lệ nhiễm
chung là 38,47% cao hơn so với trung bình chung (37,95%), ngược lại ở
lứa tuổi lớn hơn 12 tuổi có tỷ lệ nhiễm chung là 35,00% thấp hơn so với
trung bình chung. Điều này nói lên 2 vấn đề, thứ nhất bệnh do sinh vật ký
sinh đường ruột tồn tại ở mọi lứa tuổi, vì vậy cần lưu ý vấn đề vệ sinh
chống lây nhiễm đặc biệt là vệ sinh ăn uống đối với tất cả các đối tượng
thuộc mọi lứa tuổi để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh do sinh vật ký sinh đường
ruột; vấn đề thứ 2 đó là bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột lây nhiễm
cao hơn ở lứa tuổi nhỏ hơn 12 tuổi, đây là lứa tuổi chưa có ý thức hoặc ý
thức chưa đầy đủ về vệ sinh ăn uống, hơn nữa ở lứa tuổi này trẻ hay chơi
với đồ chơi vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cho
trẻ, không để trẻ ăn thức ăn bẩn hay ngậm đồ chơi, mút tay, …để tránh
cho trẻ bị lây nhiễm mầm bệnh, đồng thời cần có biện pháp giáo dục cho
trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh phòng chống bệnh do sinh
vật ký sinh đường ruột. Mặt khác ở lứa tuổi này sức đề kháng cũng như
khả năng miễn dịch với bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột còn thấp do
vậy tỷ lệ mắc bệnh cao.


25

Biểu đồ 3.3. Sự biến động tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột theo lứa
tuổi ở những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong
năm 2012.
3.5. Tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột theo giới tính của

những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định trong
năm 2012
Phân tích tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột của những
người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định phân chia thành 2
nhóm theo giới tính. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5 và minh họa ở
biểu đồ 3.4.
Bảng 3.5. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm chung sinh vật ký sinh đường ruột
theo giới tính của những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Định trong năm 2012
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Tổng cas xét
nghiệm
1.924
1.533
3.457

Số lượt nhiễm SVKSĐR
750
562
1.312

Tỷ lệ
(%)
38,98
36,66
37,95



×