Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn quá trình đô thị hóa của thành phố bắc ninh từ năm 1986 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 102 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh,
đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Kèm theo đó là q trình đơ thị
hóa, một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chuyển biến các xã hội nông
nghiệp - nông dân - nông thôn sang các xã hội đô thị - công nghiệp - thị dân. Ở
Việt Nam do sự phát triển chậm chạp của công nghiệp và thương nghiệp trong
lịch sử nên hầu hết các đô thị mang chức năng tổng hợp, vừa là trung tâm chính
trị, vừa là trung tâm kinh tế, đồng thời giữ vai trị trung tâm văn hóa. Hiện nay,
q trình đơ thị hóa gắn liền với sự phát triển của cơng nghiệp hóa, mà biểu
hiện của nó là sự hình thành các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, các khu kinh tế
mở có quy mơ, chất lượng phát triển khác nhau.
Bắc Ninh - một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng của nước ta - mảnh đất
giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người Bắc Ninh đã góp cơng to lớn vào
những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong chiến đấu chống
giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
Thành phố Bắc Ninh là thành phố duy nhất của tỉnh Bắc Ninh, nên đóng
vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh. Thành phố đã nhận được
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thu hút được nhiều dự án đầu tư từ trong và
ngoài nước, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối phát
triển. Song song với những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triền,
q trình đơ thị hóa diễn ra ở thành phố Bắc Ninh cịn gặp nhiều khó khăn như
bất cập trong quản lý, tính không đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đơ
thị hóa đem lại như mơi trường tự nhiên bị thối hóa, mơi trường văn hóa bị
ảnh hưởng và các vấn đề xã hội khác.
Để tránh mắc phải những sai lầm, cần có cái nhìn cụ thể và khái qt,
xem q trình đơ thị ấy diễn ra như thế nào, những nhân tố khách quan và chủ

1



quan tác động, chi phối. Trên cơ sở đó có những bài học kinh nghiệm phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Tỉnh và cả nước, đặc biệt
trong giai đoạn mở cửa, hội nhập với quốc tế. Điều này có ý nghĩa thời sự, mang
tính thực tiễn cao, đồng thời khắc họa sâu thêm kiến thức khoa học đối với người
viết, đảm bảo tính tồn diện trong nghiên cứu lịch sử quân sự - chính trị mà cịn là
tất cả những gì xảy ra liên quan đến con người và xã hội loài người.
Là một người dân của tỉnh Bắc Ninh, một giáo viên giảng dạy ở trường
phổ thơng, tìm hiểu q trình đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh cũng chính là
tìm hiểu về lịch sử phát triển của vùng đất này trong q trình hình thành kể từ
ngày đổi mới. Đó sẽ là những nội dung được truyền đến học sinh trong các giờ
dạy lịch sử địa phương, giáo dục cho các em lòng tự hào và tinh thần trách
nhiệm đối với địa phương.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi mạnh dạng nghiên cứu đề tái “Q
trình đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015” làm đề tài
nghiên cứu để góp phần vào mục tiêu chung trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề cập đến tình hình đơ thị hóa tại Việt Nam và các nước Đơng Nam Á,
cuốn sách Đơ thị hóa tại Việt Nam và Đông Nam Á của trung tâm Nghiên cứu
Đông Nam Á do Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1996 đã đề
cập đến xu thế đơ thị hóa của một số thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á,
nhu cầu quản lý đô thị, bảo vệ mơi trường, tình trạng tăng dân số cơ học, các kinh
nghiệm trong phát triển đô thị của các nước Đông Nam Á, vấn đề môi trường
nhân văn, môi trường văn hóa của con người trong q trình đơ thị hóa…
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về đơ thị, đơ thị hóa. Tiêu biểu như bài
viết Đơ thị ở Việt Nam: Thực trạng phát triển và khuynh hướng biến đổi của
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là một bài viết chuyên sâu về khái niệm "Đô thị",
phân loại đô thị, thực trạng và định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam hiện
nay…Cuốn sách Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ (2006) của nhóm tác giả


2


Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thúy Hương, Patrick Gubry, Franck Castiglioni,
Jean-michel Cusset là sự tập hợp những kết quả nghiên cứu đơ thị vì sự phát
triển (PRUD) do Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ. Giáo trình Xã hội học Đơ thị của
GS.TS Trịnh Duy Ln... Qua các cơng trình này, chúng ta có thể hiểu thêm
những thách thức của q trình phát triển đô thị ở Việt Nam dưới hai áp lực là
kinh tế và dân số, đó là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường tồn cầu hóa và sự di dân từ nông thôn ra đô thị
ngày càng tăng nhanh. Hội nhập quốc tế, đơ thị hóa nhanh, phát triển kinh tế,
phân quyền, phân cấp quản lý đô thị, biến đổi trong quản lý đơ thị… là những
địi hỏi chính quyền địa phương phải tăng cường quản lý đơ thị. Lê Thanh Sang
(2008) với Đơ thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 1989 và 1989 - 1999 đã đem đến cái nhìn tổng quan về đơ thị hóa và các lý
thuyết đơ thị hóa ở Việt Nam từ q khứ đến hiện tại, tăng trưởng đô thị ở Việt
Nam trước và sau đổi mới…
Ở Việt Nam, các đô thị cũng được hình thành sớm. Cuốn Đơ thị cổ Việt
Nam của Viện sử học, Hà Nội, 1989 đã miêu tả, giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời
và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỷ III đến thế kỷ XIX. Trong đó có
những đơ thị bị mai một hồn tồn nhưng cũng có những đơ thị tồn tại và liên
tục phát triển cho đến nay, trở thành đô thị hiện đại, tiêu biểu như Thăng Long
– Hà Nội. Tuy nhiên vấn đề đô thị vẫn chưa được đề cập đến.
Năm 1995, ấn phẩm Đô thị Việt Nam gồm hai tập của tác giả Đàm Trung
Phường ra đời đánh dấu bước phát triển trong việc nghiên cứu đơ thị hóa. Theo
giáo sư: Cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách và tiếp cận một cách
có hệ thống, tồn diện về vấn đề quy hoạch phát triển đơ thị Việt Nam.
Tác phẩm nghiên cứu của giáo sư đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô
thị Việt Nam hiện nay, nghiên cứu - định hướng phát triển đô thị trong bối cảnh
đơ thị hóa thế giới và bước đầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đồng
thời tác giả cịn trình bày mở rộng những khái niệm về đô thị học trong mối


3


quan hệ với những tiến bộ của khoa học mới, đem đến những thơng tin có tích
chất tham khảo về vấn đề đơ thị. Có thể xem đây là cơng trình quan trọng để
tiếp cận các vấn đề lí luận về đơ thị nói chung cũng như về đơ thị hóa nói riêng.
Tuy nhiên, cuốn Đơ thị hóa Việt Nam chưa có điều kiện đi sâu vào từng đơ thị.
Năm 1998, Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn Đơ thị hóa và chính
sách phát triển đơ thị hóa trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của
tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử. Ngoài nội dung đề cập đến những vấn
đề mang tính lý thuyết chung về đơ thị hóa trong giai đoạn hiện nay: Đơ thị hóa
lấy tăng trưởng kinh tế, lấy con người làm trung tâm; nội dung cuốn sách cịn
tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đô thị Việt Nam, phát hiện các vấn đề
nảy sinh và làm rõ vai trò quan trọng của các chính sách tác động đến sự phát
triển đơ thị ở nước ta.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu viết về các vấn đề khác nhau
của đô thị hóa như:
Trong đề tài khoa học của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Đơ thị hóa và
phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam 1954 - 1989 cũng đề cập đến q trình đơ
thị hóa ở TP Hồ Chí Minh đến năm 1989.
Nghiên cứu về vấn đề làng xã ở TP. Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị
hóa, tác giả Tơn Nữ Quỳnh Trân có cơng trình Văn hóa làng xã trước sự thách
thức của đơ thị hóa tại TP Hồ Chí Minh. Cơng trình được Nhà xuất bản Trẻ ấn
hành vào năm 1999 gồm ba chương, trong đó chương một trình bày về tình
hình đơ thị hóa tại vùng ven và ngoại thành TP Hồ Chí Minh (gồm 10 quận,
huyện)… Cũng đề cập đến văn hóa trong q trình đơ thị hóa, cuốn sách của
tác giả Trần Văn Bính với nhan đề Văn hóa trong q trình đơ thị hóa ở nước
ta hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998) đã đề cập đến mơi
trường văn hóa trong q trình đơ thị hóa. Cơng trình này cung cấp cho chúng

tơi một số thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến đơ thị hóa. Tác giả
Nguyễn Văn Tài trong cuốn sách Những mặt tồn tại trong q trình đơ thị hóa

4


ở TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu
nghèo, tăng dân số cơ học. Đó là những vấn đề bức xúc trong q trình đơ thị
hóa mà chắc hẳn thành phố Bắc Ninh đã và đang gặp phải và cũng là nội dung
mà luận văn của chúng tôi đề cập ở thành phố Bắc Ninh trong q trình đơ thị
hóa.
Một số cuốn sách được biên soạn khá đầy đủ công phu như “Bắc Ninh
thế và lực trong thế kỉ XXI” đề cập sơ lược về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh,
tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của Tỉnh từ năm 1986 đến nay, “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, tập I, II và III có đề cập đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc
Ninh và sự ra đời của tỉnh Bắc Ninh với những nét phác thảo sơ bộ về văn hóa,
con người và một số hoạt động kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đồng thời giới thiệu
về quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Bộ Bắc Ninh qua các thời kỳ lịch
sử. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Bắc Ninh” xuất bản năm 2011, chủ yếu
viết về quá trình thành lập, đấu tranh và phát triển của đảng bộ và nhân dân
Thành Phố Bắc Ninh từ năm 1954-2006. Cuốn“Lịch sử Đảng Bộ Đảng Cộng
Sản Việt Nam tỉnh Hà Bắc”, “Lịch sử Thị Xã Bắc Ninh”, Lịch sử Đảng bộ các
huyện, xã trên địa bàn Tỉnh cũng đã nêu tổng quan chung về tỉnh Bắc Ninh chủ
yếu tập trung vào các vấn đề kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương… Ngồi
ra cũng có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí của tỉnh Bắc Ninh đề cập đến
một trong các lĩnh vực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thương mại,
du lịch, xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh… Một vài cơng trình có đề cập
đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Bắc Ninh về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
3. Đối tƣơng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài được xác định là q trình đơ thị hóa của
thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2015, trong đó tập trung làm rõ các
giai đoạn, các bước thay đổi để Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ trong tỉnh Hà Bắc

5


trước năm 1996 trở thành một thành phố đô thị loại II có tốc độ đơ thị hóa
nhanh như hiện nay.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa
ở thành phố Bắc Ninh trong q trình đơ thị hóa từ năm 1986 đến năm 2015.
Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như sự thay đổi cảnh quan và cơ sở
hạ tầng; phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự biến đổi về mặt
xã hội như dân số, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa…
Rút ra một số đặc điểm trong q trình đơ thị hóa ở thành phố Bắc Ninh,
làm rõ những tác động của q trình đơ thị hóa đối với sự phát triển của thành
phố, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đơ thị hóa, từ
đó đề ra một số định hướng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững trong
tương lai.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị và đơ thị hóa để
làm cơ sở vận dụng cho nghiên cứu q trình đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh.
Đánh giá các nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội) ảnh hưởng đến q trình
đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh.
Phân tích sự biến đổi của thị xã - thành phố Bắc Ninh về cảnh quan mơi
trường, cơ sở hạ tầng, về kinh tế, văn hóa - xã hội trong q trình đơ thị hóa.
Nêu lên mặt trái của q trình đơ thị hóa, đề xuất các giải pháp cụ thể để
giúp cho thành phố Bắc Ninh phát triển một cách bền vững.

3.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Đề tài nghiên cứu không gian được xác định là địa bàn thành phố Bắc
Ninh. Tuy nhiên phạm vi lãnh thổ của thành phố hiện nay có sự thay đổi so với
năm 1986. Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường: Đáp Cầu, Ninh Xá,
Thị Cầu, Tiền An, Vệ An và 2 xã: Kinh Bắc, Vũ Ninh. Ngày 03 tháng 05 năm
1985, xã Đại Phúc của huyện Quế Võ và xã Võ Cường của huyện Tiên
Sơn (nay là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn) được sáp nhập vào thị xã Bắc

6


Ninh. Năm 2015, thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính gồm: 16
phường (Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Ninh Xá, Tiền An, Vệ An, Vạn
An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường, Vân Dương, Hạp Lĩnh, Phong Khê, Khúc
Xuyên, Khắc Niệm); 3 xã (Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn)với 113 thôn, khu phố.
Phạm vi thời gian:
Từ năm 1986 đến năm 2015 là giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan
trọng và sâu sắc đối với tỉnh Bắc Ninh nói chung và đối với thành phố Bắc
Ninh nói riêng. Năm 1986, tỉnh Bắc Ninh vẫn trực thuộc tỉnh Hà Bắc cũ.
Ngày 06 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra Nghị
quyết chia tách tỉnh Hà Bắc để tái lập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh gồm thị xã Bắc Ninh và 5 huyện: Gia Lương, Quế Võ, Thuận
Thành, Tiên Sơn, Yên Phong.Thị xã Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính
chính trị, kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Ngày 26 tháng 01 năm 2006, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành Thành phố
trực thuộc tỉnh Bắc Ninh, được thành lập trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên,
dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bắc Ninh. Ngày 29 tháng
12 năm 2013, Nghị Quyết số 133/NQ - CP của Chính phủ về việc thành lập các
phường Khắc Niệm, Khúc Xuyên và Phong Khê thuộc thành phố Bắc Ninh,

tỉnh Bắc Ninh. Ngày 25 tháng 06 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 1044/QĐ - TTg về việc công nhận thành phố Bắc Ninh là đô thị loại II.
Đến năm 2015, thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính bao gồm 16
phường và 3 xã, với tổng diện tích tăng lên 82,64 km2 và dân số 190.585 người.
Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại một chặng đường phát triển của
tỉnh Bắc Ninh nói chung, thành phố Bắc Ninh nói riêng.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu thứ nhất tạo cơ sở lý luận cho đề tài là cơng trình của các
tác giả trong và ngồi nước đã cơng bố về vấn đề đơ thị và đơ thị hóa ở Việt
Nam nói chung và ở thành phố Bắc Ninh nói riêng.

7


Nguồn tài liệu thứ hai là các số liệu thống kê, các báo cáo năm, các văn
kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và thành phố Bắc Ninh cùng các cơ quan
chức năng của thành phố có liên quan đến vấn đề đơ thị hóa được chúng tơi
khai thác để sử dụng cho đề tài.
Nguồn tài liệu thứ ba là các tài liệu thu thập được thông qua khảo sát,
điền dã thực tế địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình đơ thị hóa được nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử,
có nghĩa là tập trung xem xét diễn tiến của hiện tượng này trong thời gian từ
năm 1986 đến năm 2015 cùng những đặc điểm của nó, những nhân tố chủ quan
và khách quan tác động, chi phối đến q trình đó. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm nhằm mang lại sự phát triển bền vững cho thành phố Bắc Ninh trong
thời gian tiếp theo. Do vậy, phương pháp được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu
đề tài ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cịn có phương pháp
lịch sử và phương pháp lơgic.

Tuy nhiên, với đơ thị hóa là một q trình diễn ra phức tạp và liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tơi cịn
sử dụng phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, nhân học, văn hóa
học, kinh tế học…Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ
giúp cho đề tài tiếp cận từ nhiều chiều, từ đó có thể có được kết quả đa dạng,
phù hợp với tính chất của vấn đề đơ thị hóa.
5. Những đóng góp của đề tài
Thơng qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi tái hiện lại một cách khách
quan, trung thực q trình đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh
trong khoảng gần 30 năm thực hiện đổi mới (1986 - 2015), đồng thời làm sáng
tỏ quá trình chuyển biến của địa phương và cộng đồng tại chỗ trong lĩnh vực
nghề nghiệp, văn hóa, lối sống…, trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.
Luận văn bước đầu phân tích, đánh giá những yếu tố chủ quan và khách
quan tác động đến q trình đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh, rút ra một số

8


bài học kinh nghiệm mang tính chất định hướng, trên cơ sở đó có những đề
xuất, kiến nghị về quá trình đơ thị hóa của thành phố trong tương lai.
Dựng lại bức tranh đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh trong thời gian
đổi mới, luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa nhiều tư liệu khác nhau, góp
phần nghiên cứu về lịch sử thành phố Bắc Ninh nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói
chung, đồng thời phục vụ công việc giảng dạy lịch sử địa phương ở từng
trường phổ thơng.
6. Cấu trúc của luận văn
Đề tài “Q trình đơ thị hóa của thành phố Bắc Ninh từ năm 1986 đến
năm 2015” ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục cịn có ba chương.
Chƣơng 1: Tổng quan đơ thị hóa, lịch sử hình thành và sự phát triển kinh
tế - xã hội của thị xã Bắc Ninh trước năm 1986.

Chƣơng 2: Thị xã Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2006.
Chƣơng 3: Thành phố Bắc Ninh từ năm 2006 đến năm 2015.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN ĐƠ THỊ HĨA, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ BẮC NINH TRƢỚC NĂM 1986
1.1. Đô thị và đô thị hóa
1.1.1. Đơ thị
Đơ thị là một trong những dấu hiệu lâu đời nhất của nền văn minh nhân
loại, bắt đầu có khoảng 4000 năm đến 6000 năm trước đây hoặc lâu hơn nữa.
Khi đó, đơ thị chỉ là nơi tập trung khá đông người hoạt động nông nghiệp. Trải
qua thời gian, những đơ thị được hình thành sau hàng loạt biến động về dân cư,
thủ công nghiệp, công nghiệp và thương mại. Ngày nay, những thay đổi về
khoa học kỹ thuật và kinh tế làm biến đổi sâu sắc cấu trúc, chức năng, kiến trúc
và quy mô dân số đơ thị cũng như tỉ lệ dân cư đơ thị.
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, đô thị là nơi tập trung dân cư đông
với mật độ dân số cao, lấy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp làm ngành kinh tế
chính và có điều kiện sinh hoạt theo hướng tiến bộ, văn minh hơn so với những
vùng xung quanh.
Điều này đã được phản ánh tương đối trọn vẹn trong cách định nghĩa về
đơ thị của Bách khoa tồn thư Hoa Kỳ, rằng đô thị (city) như một cách sử dụng
thơng thường chỉ một tập hợp dân cư có quy mô đáng kể, chỉ một nơi mà điều
kiện sống trái ngược với đời sống nông thôn và đời sống hoang dã. Nó là một
hiện thực chung của xã hội văn minh.
Ở Việt Nam, xuất phát từ lịch sử hình thành đô thị, nhiều nhà nghiên cứu
đã nêu ra khái niệm đô thị. Giáo sư Cao Xuân Phổ đã phát biểu: “Trong tiếng
Việt, có nhiều từ để chỉ khái niệm đơ thị, thành phố, thị trấn, thị xã,… Các từ

đó điều có hai thành tố: đơ, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính;
thị, phố có nghĩa là chợ. Thời trước, chức năng hành chính lấn át chức năng
kinh tế bộ phận đảm nhận và cai quản đô thị là do nhà nước đảm nhiệm. Đơ thị
phương tây có ít tính chính trị hơn và thiên về chức năng kinh tế”.[42;103]

10


Tuy nhiên đây không phải là đặc điểm duy nhất của đô thị Việt Nam thời
hiện đại. Bên cạnh yếu tố “đơ”, “thành” cịn có những yếu tố khác đóng vai trị
quan trọng như: giao thơng, điện nước, giáo dục, văn hóa, y tế… chính vì vậy
theo các tác giả của cơng trình ngun cứu khoa học Quy hoạch xây dựng phát
triển đô thị, “đô thị là điểm dân cư tập trung với mức độ cao, chủ yếu là lao
động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chun ngành
tổng hợp, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một
nền lãnh thổ, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng
tỉnh, huyện”.[3;14]
Cách định nghĩa này cũng tương đồng với quan điểm của Nhà nước được
thể hiện trong nghị định 132/HĐBT ngày 05/05/1990 về việc phân loại đô thị và
việc phân cấp quản lý đơ thị. Theo đó, đơ thị là điểm dân cư có yếu tố cơ bản:
1. Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành có vai trị thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định.
2. Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn).
3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; là
nơi sản xuất sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển.
4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc
điểm từng vùng.
5. Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm
từng vùng.
Cũng theo nghị định này, ở Việt Nam có 5 loại đơ thị:

- Đơ thị loại I: là đô thị rất lớn; trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế có
vai trị thúc đẩy sự phát triển cả nước; có dân số từ 1 triệu người trở lên với tỷ
suất hàng hóa cao, tỉ lệ lao động phi nơng nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số
lao động; có cơ sơ hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình cơng cộng được
xây dựng đồng bộ; có mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên.

11


- Đơ thị loại II: là đơ thị lớn; có trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, sản xuất
công nghiệp, du lịch – dịch vụ, giao thông, du lịch quốc tế, có vai trị thúc đẩy
sự phát triển của một vùng lãnh thổ; có số dân từ 35 vạn người đến 1 triệu người;
sản xuất hàng hóa phát triền, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong
tổng số lao động; mật độ dân cư bình qn là 12.000 người/km2 trở lên.
- Đơ thị loại III: là đơ thị trung bình lớn; trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa – xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du
lịch – dịch vụ; có vai trị thúc đẩy sự phát triển một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối
với vùng lãnh thổ; dân số từ 10 vạn người đến 35 vạn người (vùng núi có thể
thấp hơn); sản xuất hàng hóa tương đối phát triển, tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng
lưới cơng trình cơng cộng được xây dựng từng mặt; mật độ dân cư bình qn
10.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn).
- Đơ thị loại IV: là đơ thị trung bình nhỏ; trung tâm tổng hợp chính trị, kinh
tế, văn hóa – xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất cơng nghiệp, tiểu
thủ cơng nghiệp, thương nghiệp, có vai trị thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh
hay một vùng trong tỉnh; dân cư từ 3 vạn người đến 10 vạn người (vùng núi có
thể thấp hơn); là nơi sản xuất hàng hóa, tỉ lệ lao động phi nơng nghiệp từ 70%
trở lên trong tổng số lao động; đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và các cơng trình cơng cộng từng phần; mật độ dân cư 8000 người/km2

trở lên (vùng núi có thể thấp hơn).
- Đô thị loại V: là đô thị nhỏ; trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung
tâm chun ngành sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp,… có vai trò thúc đẩy sự phát
triển của một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện; dân số từ
1000 người đến 3 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn); tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; bước đầu xây dựng một số cơng
trình và hạ tầng kỹ thuật; mật độ dân cư bình qn 6000 người/km2 (vùng núi
có thể thấp hơn).

12


Đối với đô thị loại I và loại II do trung ương quản lí.
Đối với đơ thị loại III và loại IV do tỉnh quản lí.
Đối với đơ thị loại V do huyện quản lí.
Như vậy, theo nghị định này thì thành phố Bắc Ninh là đơ thị loại III do tỉnh
Bắc Ninh quản lý.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đô thị ở Việt Nam
phát triển nhanh chóng về chất lượng và số lượng, đặc biệt là quy mô của các
đô thị. Nghị định 132/HĐBT tỏ ra khơng cịn phù hợp, vì vậy ngày 05/10/2001
nghị định số 72/2001/NĐ - CP được ban hành thay thế cho nghị định 132 về
việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Theo quy định pháp lý về đô thị, đô
thị nước ta là các điểm dân cư tập trung có đủ hai điều kiện sau:
- Đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập.
- Về trình độ phát triển:
1- là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành có vai trị thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định, nhỏ nhất cũng phải là
tiểu vùng trong huyện;
2- Quy mô tối thiểu của nội thành, nội thị là 4.000 người;

3- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên trong tổng số lao động của
nội thành, nội thị;
4- Có cơ sơ hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình cơng cộng phục vụ dân cư đô
thị đạt 70% mức quy định đối với từng loại đô thị;
5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm
từng vùng, tối thiểu là 2000 người/km2 .
Theo đó, đơ thị Việt Nam được chia làm 6 loại:
- Đô thị loại đặc biệt là loại đơ thị rất lớn, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển của cả nước, dân số trên 1,5 triệu người, mật độ dân số trung bình trên
15.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động là trên 90%.

13


- Đô thị loại I: là những đô thị lớn có chức năng là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, du lịch - dịch vụ,… giữ vai trò thúc đẩy
sự phát triển kịnh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ liên Tỉnh; quy
mô dân số từ 50 vạn người trở lên, mật độ dân số từ 12.000 người/km2 trở lên
với tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hơn hoặc bằng 85%.
- Đô thị loại II: là những đơ thị trung bình lớn, phải đảm bảo các chức
năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,… trong vùng Tỉnh, vùng liên Tỉnh
hoặc cả nước, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
lãnh thổ liên Tỉnh hoặc một số lĩnh vực của cả nước, tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp/tổng số lao động trên 80%, dân số lớn hơn hoặc bằng 250.000 người,
mật độ dân số tử 10.000 người/km2 trở lên.
- Đô thị loại III: là đô thị loại trung bình, giữ vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một Tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên Tỉnh;
tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động trên 75%, dân số trên 100.000
người, mật độ dân số từ 8000 người/km2 trở lên.
- Đơ thị loại IV: là đơ thị loại trung bình nhỏ, giữ vai trò thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội của một Tỉnh hoặc vùng trong Tỉnh; tỉ lệ lao động phi
nông nghiệp/tổng số lao động trên 70%, dân số trên 50.000 người, mật độ dân
số trung bình trên 6000 người/km2 trở lên.
- Đơ thị loại V: là đô thị loại nhỏ, với chức nănglà trung tâm tổng hợp
hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ, có vai trị thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hoặc cụm xã; tỉ lệ lao động phi
nông nghiệp/tổng số lao động trên 65%, dân số trên 4.000 người, mật độ dân số
trung bình trên 2000 người/km2 .

14


Phân loại tổng hợp đô thị trên cơ sở của nhiều tiêu chí sau:
Bảng 1.1. Phân loại đơ thị ở Việt Nam theo Nghị định số 72/2001/NĐ – CP
Loại đô

Vai trị

Dân số

Lao động

thị

trung tâm

(người)

phi nơng


(chủ yếu)

Hạ tầng cơ sở Mật độ dân
số
(người/km2

nghiệp
(%)

Đặc biệt

Quốc gia

>1.500.000

>90

)
Đồng bộ,

>15.000

hoàn chỉnh
I

Quốc gia

>500.000

>85


và liên tỉnh
II

III

Quốc gia

Đồng bộ,
hoàn chỉnh

>250.000

>80

Nhiều mặt

(một số

tiến tới đồng

lĩnh vực),

bộ hoàn

liên tỉnh

chỉnh

Liên tỉnh


>12.000

>100.000

>75

Từng mặt

(một số

đồng bộ,

lĩnh vực),

hoàn chỉnh

>10.000

>8.000

tỉnh
IV

Tỉnh, liên

>50.000

>70


Từng mặt tiến >6.000
tới đồng bộ,

tỉnh

hoàn chỉnh
V

Huyện, tiểu

>4.000

>65

Đã hoặc đang >2.000

vùng (cụm

xây dựng

xã)

chưa đồng bộ
và hoàn chỉnh
Nguồn: [47;142]

15


Ngồi ra, Nghị định cịn đưa ra những tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng

cho các trường hợp đặc biệt như ở vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa… và
quy định việc phân loại cách quản lý đô thị gồm:
- Thành phố trực thuộc Trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô
thị loại I.
- Thành phố và thị xã thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại III, IV.
- Thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.
Tóm lại, ngày nay đơ thị được hiểu là một khu dân cư tập trung có những
đặc điểm:
- Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như là
trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên Tỉnh,
vùng Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong Tỉnh, trong
Thành phố trực thuộc Trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện…
Ngồi ra, đơ thị phải là nơi có dân số tập trung cao và hoạt động sống chủ
yếu của cư dân trong khu vực ấy là những hoạt động phi nông nghiệp… [55;19]
1.1.2. Đô thị hóa
Đơ thị hóa được hiểu là một q trình vận động kinh tế - xã hội - văn hóa
phức tạp, là q trình nâng cao vai trị của thành phố đối với sự phát triển của
xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong những lĩnh vực như cơ cấu
kinh tế, quy mô và sự phân bố dân cư, kết cấu nghề nghiệp, cơ sở hạ tầng, lối
sống, văn hóa,…
Khái niệm đơ thị hóa được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra định
nghĩa tùy theo quan điểm và góc độ tiếp cận.
Trong Từ điển tiếng Việt, để định nghĩa về khái niệm đơ thị hóa và nhấn
mạnh hơn vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội, các tác giả viết: “đô

16



thị hóa là q trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và lam nâng
cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội”. [56;13]
Từ góc độ dân số, đơ thị hóa “ … theo nghĩa hẹp là sự phát triển hệ thống
thành phố nhất là các thành phố lớn, tăng tỉ trọng dân số đô thị trong nước,
trong khu vực và thế giới…” [49;120]
Định nghĩa ngắn gọn hơn “ đô thị hóa là sự phát triển tỉ trọng dân số các
khu vực đô thị”. Đây là cách xem xét vấn đề dựa trên chủ yếu sự thay đổi số
lượng dân cư theo hướng tập trung ngày một cao hơn tại một địa điểm, từ đó
đánh giá mức độ đơ thị hóa của một thành phố.
Theo các nhà địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng khơng gian,
mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi
nơng nghiệp tại một khu vực. Q trình đơ thị hóa được thể hiện ở các nội dung:
- Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Sự thay đổi này thường khơng
phải là tác nhân chính đối với sự phát triển của đơ thị vì mức độ tăng dân số tự
nhiên của thành phố không cao hơn so với nông thôn.
- Sự chuyển dịch dân cư từ vùng nơng thơn ra thành thị, nói rộng hơn là sự
nhập cư từ các vùng đến đô thị. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng
dân số đột biến trên một vùng hay lãnh thổ.
- Sự chuyển dịch đất đai từ mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đất thổ cư.
Đứng trên lập trường của những nhà quản lý và kinh tế, đơ thị hóa “là
q trình cấu trúc lại chức năng của khu vực nơng thơn, là q trình gia tăng
phát triển cơng nghiệp và dịch vụ. Và vì vậy đơ thị hóa thường được hiểu như
là quá trình song song với sự phát triển công nghiệp và cuộc cách mạng công
nghệ, gia tăng các hoạt động phi nông nghiệp hội tụ trên một không gian nhất
định”.[55;15]
Dưới góc độ xã hội, bản chất của đơ thị hóa là sự khám phá ra các hình
thức sinh hoạt mới của con người bên cạnh sự phá vỡ các quan hệ truyền thống


17


được hình thành trong dân cư nơng nghiệp. Đó là quá trình biến đổi các mối
quan hệ theo kết cấu gia đình - họ hàng - xóm giềng - làng xã - xã hội trở thành
cấu trúc theo kiểu đô thị: gia đình - đường phố - xã hội. Về mặt cảnh quan, đó
là sự biến đổi từ mơi trường thiên nhiên sinh thái theo mối giao hòa nhà vườn lũy tre làng - đồng lúa sang môi trường thiên nhiên sinh thái theo kết cấu nhà
(trung cư) - đường phố - cơng sở. Chính vì vậy John Macionis nêu lên trong
cuốn sách giáo khoa xã hội học (1998) rằng “đơ thị hóa khơng chỉ thay đổi sự
phân bố dân cư trong xã mà còn chuyển thể (transform) nhiều kiểu mẫu
(patterns) của đời sống xã hội. Đó là sự phổ biến và lan truyền những khuôn
mẫu hành vi, ứng xử, vốn đặc trưng cho người dân đô thị, sự lan truyền lối
sống đơ thị hay các quan hệ văn hóa đơ thị tới các vùng nơng thơn”.[25;70]
Nói cách khác, đó chính là sự lan truyền của lối sống đơ thị, văn hóa đơ
thị. Tác giả Tơn Nữ Quỳnh Trân trong Văn hóa làng xã trước sự thách thức
của đơ thị tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Xét trên phương diện cách
sống, đơ thị hóa là một sự thay đổi lối sống và đồng thời thay đổi khung cảnh
sống. Xét trên quan điểm sinh thái nhân văn thì đơ thị hóa là một q trình
chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ thống quần cư từ
hệ sinh thái nông thôn sang hệ sinh thái kinh tế xã hội đơ thị. Xét trên bình
diện văn hóa thì đơ thị hóa là q trình chuyển đổi văn hóa làng xã thành văn
hóa đơ thị…”.[53;13]
Có thể thấy rằng đơ thị hóa là một phạm trù rộng lớn, đề cập một cách
sâu sắc, tồn diện đến q trình chuyển đổi mạnh mẽ các lĩnh vực trong đời
sống từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú
của con người. Giáo sư Đàm Trung Phường đã tổng kết: “đơ thị hóa là một quá
trình chuyển dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên
thiên nhiên sẵn có như nơng, lâm, ngư nghiệp, khai khống phân tán trên một
diện tích rộng khắp, hầu như tồn quốc sang những hoạt động tập trung hơn
như chế biến sản xuất, xây dựng cơ bản, vận tải, sửa chữa, dịch vụ thương mại,

tài chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật,… Q trình đơ thị hóa diễn ra

18


song song với động thái phát triển không gian kinh tế - xã hội, trình độ đơ thị
hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và
phương thức tổ chức lối sống xã hội… Do vậy, có thể nói đơ thị hóa là một q
trình diễn biến kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn liền với những tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển
dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và
sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức
bộ máy hành chính, quân sự”.[43;7]
Mặt dù cịn nhiều cách nhìn khác nhau về đơ thị hóa nhưng nhìn chung
các nhà khoa học đều thống nhất với nhau đơ thị hóa là một vấn đề mang tính
tất yếu khách quan của sự phát triển, có tính phổ biến tồn cầu trên phạm vi
rộng lớn. Đó là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp diễn ra trong thời gian lâu
dài để chuyển biến các xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang các xã
hội đô thị - công nghiệp - thị dân, là biểu hiện của văn minh nhân loại.
Ngày nay, đơ thị Việt Nam nói chung và đơ thị thành phố Bắc Ninh nói
riêng đang ở giai đoạn phát triển mạnh cùng với tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Có thể thấy rằng cuộc cách mạng cơng nghiệp đã tạo ra phương
thức sản xuất mới, làm thay đổi lực lượng sản xuất ở cả khu vực nông thôn và
thành thị, đồng thời làm chuyển biến tích cực mối quan hệ sản xuất giữa hai
khu vực này. Trong giai đoạn hiện nay, cách mạng cơng nghiệp chính là động
lực cơ bản của đơ thị hóa. Tuy nhiên hàng loạt vấn đề liên quan đến q trình
đơ thị hóa đã và đang đặt ra đối với các cấp quản lí. Vì vậy, để phát triển đơ thị
một cách bền vững (bao gồm bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế, về
chính trị, về dân số và bền vững về văn hóa) cần có chiến lược lâu dài và kết
hợp hài hịa các thành tố trên.
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

1.2.1. Vị trí địa lý
Thị xã Bắc Ninh là tỉnh lị của tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng Đồng bằng
sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một đô thị lớn trong vùng đô

19


thị Hà Nội. Ngồi ra, thị xã Bắc Ninh cịn nằm trên 2 hành lang và 1 vành đai
kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nam Ninh Lạng Sơn - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh và vành đai 4 của Thủ đơ.
Thị xã Bắc Ninh nằm ở phía Nam sơng Cầu, nằm
ề phía Bắc, cách thị xã Bắc Giang 20 km về phía Nam, cách
sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km, có các trục quốc lộ
1A, 1B, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và quốc lộ 18 đi qua. Về địa giới thị xã
Bắc Ninh: Phía Tây giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; phía Đơng giáp
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Thị xã Bắc Ninh với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các Tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến giao thơng huyết
mạch: Đường bộ có QL 1, QL 18, QL 38; đường sắt có tuyến Hà Nội - Lạng
Sơn, Lim - Phả Lại; đường thủy nội địa có 3 cảng trên sơng Cầu; có hệ thống
núi đồi tạo nên vị trí quốc phịng quan trọng. Thị xã Bắc Ninh có các tính chất
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kĩ thuật của Tỉnh; là đô thị
nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội; là đầu mối giao thông trong
khu vực Bắc Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng - Hạ Long. Có vị trí quốc
phịng quan trọng và là cửa ngõ bảo vệ của thủ đơ Hà Nội về phía Bắc; là một
trong những trung tâm đào tạo, du lịch tâm linh, thương mại, dịch vụ trong
khu vực.
Thị xã Bắc Ninh là đầu mối kinh tế, giao thông quan trọng của tỉnh Bắc
Ninh và là hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, nằm
trên các trục quốc lộ 1A, 1B và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, quốc lộ 18

Nội Bài - Hạ Long đi qua và quốc lộ 38 Bắc Ninh - Hưng n - Hà Nam.
Thị xã Bắc Ninh có vị trí và vai trị thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH
khơng chỉ của tỉnh Bắc Ninh mà còn của cả khu vực phía Bắc thủ đơ Hà Nội.
Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị

20


trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút tồn diện về các
mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời là nơi cung cấp
thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ và tiếp thị thuận lợi với mọi miền
đất nước, thị xã Bắc Ninh vừa tiếp nhận sự di chuyển vốn, khoa học công nghệ
và nhân lực, tham gia vào mạng lưới thương mại, dịch vụ của vùng thủ đơ Hà
Nội trong q trình CNH - HĐH.
Vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một
trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy q trình đơ thị hóa của tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Bắc Ninh nằm bên sông Cầu, chiều dài đoạn chảy qua Thị xã dài
5,5 km, lòng sông mùa khô 60 - 80 m, mùa mưa rộng 100 – 120 km. Sông
nhánh của sông Cầu là sông Ngũ Huyện và kênh Tào Khê. Các sông chảy qua
Thị xã ngoài việc cung cấp nước mặt phong phú và khơng bị ơ nhiễm cịn có
giá trị trong giao thơng vận tải. Cảng sông ở đây đã thực hiện việc bốc xếp vật
tư nguyên liệu cho các nhà máy kính Đáp Cầu, kính liên doanh Việt Nhật, cùng
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Thị xã. Các hồ
trên địa bàn Thị xã như hồ Đồng Trầm 40 - 70 ha, hồ Đáp Thị Cầu 40 ha đảm
nhận chức năng thu gom nước thải của thị xã.
Bắc Ninh là tỉnh có ít tài ngun khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu
xây dựng với các loại khoáng sản như đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong
đó, đất sét làm gạch chịu lửa phân bố chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thị

xã Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là nguồn tài ngun chính có trữ lượng lớn
của Bắc Ninh được phân bố hầu như khắp tồn Tỉnh, dọc theo sơng Cầu, sông
Đuống; đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Thị
xã có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng các ngành nghề
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Thị xã Bắc Ninh nằm giữa vùng đồng bằng trù phú, có các gị đồi. Địa
hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc chủ yếu từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

21


Phần Đơng Bắc Thị xã, địa hình cao hơn với độ cao từ 20 - 40 m, trong khi đó phần
Tây Nam địa hình bằng phẳng chủ yếu là ruộng và ao hồ nhỏ độ cao từ 3 - 5 m.
Thị xã Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm,
nhiệt độ trung bình năm đạt trên 23°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
28,9°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C. Sự chênh lệch nhiệt độ
tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Độ ẩm trung bình năm đạt 84%.
Lượng mưa trung bình năm là 1.311 mm tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm
70% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng bốc
hơi nước trung bình hàng năm đạt khoảng 1.000 mm.Tổng số giờ nắng trong
năm dao động từ 1.530 đến 1.776 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió
mùa Đơng Bắc và gió Đơng Nam. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau, gió Đơng Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm
gây mưa rào. Nhìn chung, khí hậu Thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp đa dạng phong phú với các xã, phường nông nghiệp, phát
triển tập đoàn cây rau màu thực phẩm cung cấp cho dân cư Thị xã và cho cả Hà
Nội, khí hậu này cũng thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch thăm viếng
thắng cảnh.
Theo tài liệu thổ nhưỡng, thị xã Bắc Ninh có thổ nhưỡng khá đa dạng với
các nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất xám… Sự đa dạng đó là kết

quả tác động tổng hợp các nhân tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con
người, đất phù sa thuận lợi cho canh tác lúa nước, rau, các cây công nghiệp
ngắn ngày, các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, đất nông nghiệp ở Bắc Ninh lại
đang có xu hướng mất dần do nhu cầu mở rộng đất chuyên dùng và thổ cư, đặc
biệt là do q trình đơ thị hóa.
Thị xã Bắc Ninh có nhiều quần thể di tích tạo nên một sắc thái riêng của
vùng quê Kinh Bắc như Văn Miếu - di tích một vùng hiếu học nằm trên đỉnh
núi Nác thuộc phường Đại Phúc; khu thành cổ Bắc Ninh... Đặc biệt khi nói đến
thị xã Bắc Ninh người ta nhớ ngay đến một chùm di tích lịch sử văn hóa được

22


khách thập phương mến mộ là Đền Bà Chúa Kho ở phường Vũ Ninh. Đây là
cơng trình kiến trúc thể hiện sự hòa nhập giữa hiện thực lịch sử với ý niệm tâm
linh. Khu di tích lịch sử Đền Bà Chúa Kho trong những năm gần đây thực sự
thu hút khách thập phương về đây vãn cảnh, thỉnh cầu làm ăn phát đạt ngày
một gia tăng, nhất là những dịp đầu xuân... Nếu được đầu tư và tăng cường
công tác quản lý, kết hợp giữa các sinh hoạt văn hóa truyền thống với các sinh
hoạt văn hóa hiện đại thì những cảnh quan này thực sự là những điểm du lịch
hấp dẫn du khách góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đa dạng
và phong phú. Bắc Ninh - Kinh Bắc là nơi có truyền thống văn hiến khoa bảng
nổi tiếng ở nước ta, số liệu thống kê cho thấy có hơn 600 vị đỗ đại khoa, mấy
nghìn vị cử nhân, tú tài. Xuyên suốt bề dày lịch sử về nền cử nghiệp Hán học ở
Việt Nam, Bắc Ninh có quyền tự hào là một địa phương sản sinh, nuôi dưỡng
số lượng sĩ tử ưu tú nhiều nhất cho đất nước. Như vậy, cùng với Hà Nội, Huế,
Bắc Ninh là địa phương thứ ba xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử và các bậc
hiền triết của quê hương, nhiều vị đỗ đạt với quy mô lớn.
Trên địa bàn thị xã có rất nhiều di tích lịch sử, trong đó có 25 di tích lịch
sử được công nhận cấp quốc gia như: Văn miếu Bắc Ninh, chùa Dạm, chùa

Hàm Long, Đền Bà Chúa Kho, Đền Vua Bà, chùa Lẫm, lăng đá Bùi Nguyễn
Thái, Đền thờ Nguyễn Phúc Xun... và 38 di tích lịch sử được cơng nhận cấp
Tỉnh: Thành Bắc Ninh, chùa Bảo Quang, Đình Thái Bảo, Đền Hịa Đình, chùa
Lãm Dương…, nhiều di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn đang được trùng tu,
tơn tạo hàng năm, đáp ứng nhu cầu tham quan, giáo dục truyền thống cội nguồn
lòng yêu nước cho thế hệ trẻ và thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và
ngoài nước đến tham quan. Thị xã Bắc Ninh cịn có nhiều giá trị văn hóa truyền
thống lâu đời được bảo tồn, tôn tạo và phát triển. Hầu hết các làng, xã có lễ hội
đình, đền, chùa thường được diễn ra sau tết Âm lịch, người dân thành phố coi
lễ hội truyền thống dân tộc là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa tinh thần được
nhân dân trân trọng và giữ gìn.

23


1.3. Lịch sử hình thành thị xã Bắc Ninh
Thị xã Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, đầu mối
giao thơng của tỉnh Bắc Ninh; là địa bàn chiến lược quan trọng; là địa phương
giàu truyền thống cách mạng, yêu nước, có bề dày lịch sử và thành tích gắn với
lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngược dòng thời gian, lần theo những dấu ấn còn lưu giữ trong sử sách,
dưới Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất bộ Vũ Ninh trong
nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Dưới thời Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang.
Đến thời Hồ lại tách ra thành Lộ Bắc Giang và Lộ Lạng Giang. Sang thời Lê,
sau một thời gian mang tên là Bắc Đạo, đến năm 1469 dưới triều Lê Thánh
Tông, đổi thành trấn Kinh Bắc. Trên 4 thế kỷ, trấn Kinh Bắc ổn định với số
lượng 20 huyện nằm trong 4 phủ. Dưới triều Nguyễn vào năm 1823 trấn Kinh
Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc
Ninh. Thời kỳ này, tỉnh Bắc Ninh có 21 huyện, diện tích khoảng 6.000 km2, với
số dân khoảng 70 vạn người.

Ngày 10 tháng 10 năm 1895, tại Nghị định số 1593 do tồn quyền Đơng
Dương ký, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở tách 6 huyện từ tỉnh Bắc
Ninh cũ. Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp
tiếp tục thay đổi địa giới để cuối cùng tỉnh Bắc Ninh có hai phủ (Thuận Thành,
Từ Sơn) bao gồm 10 huyện: Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm, Văn Giang, Siêu
Loại, Gia Bình, Lương Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong.
Tại Sắc lệnh số 51, ngày 17 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, ấn định nước ta có 7 thành phố,
73 đơn vị hành chính. Bắc Ninh thuộc chiến khu I.
Thực hiện Nghị định số 730 - PCH ngày 28 tháng 05 năm 1946 và Nghị
định sửa đổi ngày 26 tháng 07 năm 1946 của Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc
Bộ, thị xã Bắc Ninh được thành lập.
Năm 1947, thị xã

24


Ngày 14/04/1948, do tình hình đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra sắc lệnh số 162 giải tán
Uỷ ban hành chính thị xã Bắc Ninh, theo đó địa hạt thị xã Bắc Ninh và các xã
thuộc huyện Võ Giàng ở bên tả đường xe hoả Hà Nội - Lạng Sơn sát nhập vào
huyện Yên Phong về phương diện hành chính và kháng chiến. Khu phố Kinh
Bắc gồm các phố Yên Man, Vệ An, Niềm xá, Thi Chung, Y na, Cổ Mễ, Tân ấp.
Địa hạt thị xã Bắc Ninh ở bên hữu đường xe hoả Hà Nội - Lạng Sơn sát nhập
vào huyện Võ Giàng về phương diện hành chính và kháng chiến. Khu phố Vũ
Ninh gồm các phố Đọ Xá, Ninh Xá, Tiền An,Thanh Sơn, Thị Cầu và Đáp Cầu.
01/04/1951,

tái lập


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quân và dân thị xã Bắc Ninh đã kiên cường bám trụ, gây cơ sở vững
chắc trong lòng địch, đánh địch trên tất cả các mặt trận, lập nên nhiều chiến
công vang dội, tiêu diệt nhiều quân địch, đến 10h ngày 08 - 08 - 1954 những
tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi thị xã Bắc Ninh, thị xã được hồn
tồn giải phóng.
Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954, thị xã
bước vào thời kỳ mới, vừa sản xuất, vừa khôi phục kinh tế xây dựng quê hương
tiến lên chủ nghĩa xã hội, và cùng với nhân dân cả nước chiến đấu chống giặc
Mỹ xâm lược.
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã
đánh dấu bước ngoặt của cách mạng nước ta. Đại hội quyết định đổi mới toàn
diện, mà trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế để đưa đất nước
thốt khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy từ năm 1986, Thị xã Bắc Ninh
tiến mạnh vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, xây
dựng tổ chức và lực lượng chính trị ở địa bàn dân cư mang lại nhiều thành quả to

25


×