Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao tỉnh thái bình giai đoạn 2016 – 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.91 KB, 42 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Năm 2015 là năm thứ 5 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII và Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn
2011-2015; đây cũng là năm thứ 5 ngành Y tế thực hiện Kết luận của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Kết quả cho thấy, sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng đáng ghi nhận, được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Y tế đánh giá cao. Tình hình sức khỏe của nhân dân Thái Bình được cải
thiện rõ rệt: Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 14 tỉnh dẫn đầu cả
nước. Thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, khống chế nhiều bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm như SARS, Cúm A/H5N1, Mers covi...; Năm 2015, tỷ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em đạt 13,9% năm 2015, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và
dưới 5 tuổi ở mức thấp; Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được Nhà nước quan tâm
đầu tư, nâng cấp; trình độ đội ngũ y bác sỹ từng bước được nâng cao. Người dân
Thái Bình có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất
lượng và chuyên sâu ngay tại tỉnh, đáp ứng được cơ bản nhu cầu chăm sóc sức
khỏe nhân dân trong tỉnh và một số vùng lân cận, chất lượng điều trị được cải
thiện, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế mang lại sự hài lòng cho
người bệnh.
Tuy nhiên, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh Thái Bình vẫn cịn
nhiều hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập. Hệ thống y tế trong những năm gần đây có
nhiều thay đổi, chưa quản lý tồn diện theo ngành theo tinh thần của Thơng tư liên


tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/04/2008 của liên bộ Y tế và Bộ Nội vụ;
Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trực thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố do vậy khó khăn cho việc chỉ đạo và triển khai hoạt động tại cơ
sở. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế tuy đã được quan tâm đầu tư


nhưng chưa cân đối, hoặc đã xuống cấp, chật hẹp, trang thiết bị lạc hậu. Bên cạnh
đó, hầu hết các bệnh viện đều thiếu bác sỹ, dược sỹ đại học, đặc biệt là ở tuyến
huyện. Cơ cấu chưa phù hợp giữa các chuyên khoa, giữa tỷ lệ bác sĩ, dược sỹ đại
học và điều dưỡng, kỹ thuật viên; trình độ và thái độ phục vụ của một bộ phận cán
bộ y tế còn bộc lộ những hạn chế.
Bước sang chu kỳ mới giai đoạn 2016 – 2020, ngành y tế Thái Bình xác định
những trọng trách mới; trong các giải pháp để phát triển ngành, nâng cao chất
lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thì nhóm giải pháp phát
triển nguồn nhân lực y tế là quan trọng nhất, phát triển nguồn nhân lực y tế theo
hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu là cái đích phấn đấu không chỉ của Sở Y tế và
của tất cả các đơn vị trong toàn ngành. Xây dựng và phát triển đội ngũ y tế có chất
lượng cao, đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
nhân dân, cũng như yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của cả nước
cũng như của Thái Bình là việc làm có ý nghĩa quan trọng, cơ bản, lâu dài, đồng
thời là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt.
Với vai trò là người đảng viên, người cán bộ cơng chức của Sở Y tế Thái
Bình, người học viên đang theo học chương trình Cao cấp lý luận chính trị tại Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Mình, tơi chọn nghiên cứu đề án: “Phát triển
nguồn nhân lực y tế chất lượng cao tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 – 2020” để làm
đề án tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1.2.1. Mục tiêu chung


Trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực y tế của ngành y tế tỉnh Thái Bình và
nhu cầu nguồn nhân lực y tế chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 của
tỉnh, Đề án đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, hình thành đội ngũ
nhân lực y tế chất lượng cao phục vụ tốt cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân tỉnh Thái Bình và một số vùng lân cận.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Xây dựng và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình đến năm
2020 đạt được các chỉ tiêu sau:
+ Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, đạt chỉ tiêu 10 bác sỹ, 02 dược sỹ đại
học, 20 điều dưỡng cho 10.000 dân; 50% điều dưỡng có trình độ cao đẳng và đại
học trở lên; 80% bác sỹ tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh có trình độ
chun khoa I trở lên, 30% có trình độ chuyên khoa II hoặc tương đơn.
+ Thành lập Trung tâm tim mạch, trung tâm Ung bước, trung tâm huyết học
truyền máu trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh; hoàn thiện đề án Bệnh viện vệ tinh
các chuyên ngành phẫu thuật - chấn thương - chỉnh hình, chuyên ngành Ung Bướu,
Ung thư, sản và Nhi khoa cho các bệnh viện Trung ương.
+ 100 lãnh đạo Bệnh viện và trưởng các phòng chức năng được đào tạo và
cấp chứng chỉ về quản lý bệnh viện;
+ 100 trạm y tế có bác sỹ bác sỹ là người địa phương
+ Triển khai thí điểm mơ hình bác sỹ gia đình. Đến năm 2020 mở rộng quy
mơ tồn tỉnh mạng lưới khám chữa bệnh gia đình.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Phân tích rõ thực trạng nguồn nhân lực y tế tỉnh Thái Bình và làm rõ những
vấn đề đặt ra về chất lượng của nguồn nhân lực này trên địa bàn tỉnh.
- Xác định nhu cầu nguồn nhân lực y tế chất lượng cao trong giai đoạn 2016
- 2020 của tỉnh,


- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế của tỉnh
giai đoạn 2016 – 2020.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1. Phạm vi đối tượng
Đề án nghiên cứu về nguồn nhân lực trong các cơ sở, đơn vị y tế trực thuộc
Sở Y tế Thái Bình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh, tập trung
vào hoạt động của Sở Y tế Thái Bình với vai trị là cơ quan quản lý nhà nước giúp
Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh

Thái Bình và một số vùng lân cận.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu: Năm 2016 - 2020
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đề án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Đề án được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý sau:
- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về 3
năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị (Khóa
IX) về “Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới” và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư về
“Củng cố và hồn thiện mạng lưới y tế cơ sở”;


Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020;
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế
nhà nước;

Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y
tế - Bộ Nội vụ vv Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế
hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 –
2020;
Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII “về
tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn
2006-2010; phương hướng, nhiệm vụ công tác giai đoạn 2012-2015;
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình số 05-NQ/ĐH ngày
25/9/2015 của Đảng bộ tỉnh;
Quyết định 2683/2006/QĐ-UBND ngày 24/11/2006 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Thái
Bình đến 2010 và tầm nhìn 2020;


Quyết định số 1718/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Y tế dự phịng tỉnh Thái
Bình đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình về phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Thái
Bình đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Thái
Bình đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Quyết định số 1495/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình về phê duyệt Đề cương Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thái Bình
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 3013/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh

phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình
đến năm 2020;
2.1.3. Lý luận về nguồn nhân lực
2.1.3.1. Quan niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là các vấn đề cốt lõi của sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Trong thời đại ngày nay, đối với
các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu đặt ra hết sức bức
xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xun suốt q trình
phát triển kinh tế xã hội.
“Nguồn nhân lực” hay “nguồn lực con người” là một khái niệm sử dụng khá
phổ biến, đ¬ược hình thành trong q trình nghiên cứu, xem xét con ngư¬ời với
t¬ư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển.
Hiện nay, quan niệm về nguồn nhân lực khá đa dạng, đề cập trên nhiều góc
độ, khía cạnh và được tiếp cận theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau.


Trong lý luận về lực lượng sản xuất, con người được coi là lực lượng sản
xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của
lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do đó, quyết định năng suất
lao động và tiến bộ xã hội.
Theo Liên hợp quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và
năng lực của tồn bộ cuộc sống con ng¬ười hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát
triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”. Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con
ng¬ười khó khăn phức tạp hơn nhiều so với các nguồn lực khác bởi con ng¬ười là
một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi
mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong môi trường sống của họ.
Từ các cách tiếp cận khác nhau và các quan điểm nêu trên, có thể nói rằng
nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà cịn
bao gồm sức mạnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng
đồng, quốc gia đ¬ược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát

triển xã hội. Nguồn nhân lực trong mọi thời đại ln ln giữ vị trí trung tâm của
sự phát triển của cộng đồng, quốc gia, vùng lãnh thổ.
Như vậy nguồn nhân lực là tổng thể số l¬ượng và chất lượng con ng¬ười với
tổng hồ các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo
nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá
trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Hoặc có thể hiểu, nguồn
nhân lực là khái niệm dùng để chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con
người với tất cả các đặc điểm, sức mạnh của nó trong sự phát triển và tiến bộ xã
hội.
2.1.3.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao
Khái niệm “nhân lực chất lượng cao” được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam
trong những năm gần đây và chính thức được sử dụng trong Nghị quyết Đại hội lần
thứ X (2006) của Đảng với nội dung “Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào


tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những địi hỏi cấp thiết của
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tuy vậy, nội hàm của khái
niệm này đã được đề cập trước đây và thường gắn với khái niệm “nhân tài”. Trong
các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học sử dụng khái niệm “nhân lực chất lượng
cao” dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau như trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ; đào tạo và sử dụng; hoặc đặc điểm và tiêu chí… Tuy cách tiếp cận và thể hiện
khác nhau, nhưng nhìn chung “nhân lực chất lượng cao” được xác định thông qua
ba thành tố cơ bản: thể lực (sức khỏe), trí lực (vốn hiểu biết, trình độ chun mơn,
nghiệp vụ và kỹ năng làm việc), và phẩm chất (chính trị, đạo đức nghề nghiệp, văn
hóa...).
Theo GS, VS, TS Phạm Minh Hạc cho rằng “Nguồn nhân lực chất lượng cao
là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích, tiếp nhận
chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều
kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”...”.

GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn xác định đây là “Lực lượng có học vấn, có
trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay
đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất”;
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Thị Ngọc Lan khẳng định “Nguồn nhân lực chất
lượng cao là bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực”;
Theo PGS, TS Đường Vinh Sường, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực nói
chung, nhưng là một bộ phận đặc biệt, bao gồm những người có trình độ học vấn
từ cao đẳng, đại học trở lên đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững
của cộng đồng nói riêng và tồn xã hội nói chung. Với cách hiểu như vậy, có thể
đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao đó là:


- Khả năng thích ứng nhanh nhất với mơi trường lao động và với tiến bộ
khoa học công nghệ mới, với năng lực chun mơn và trình độ thành thạo nghiệp
vụ cao.
- Có ý chí vượt khó, bền bỉ trong cơng việc, có năng lực kiềm chế bản thân.
- Có đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm,
tinh thần dân chủ, hợp tác và ý thức về tập thể, vì cộng đồng cao.
- Có kỹ năng làm việc nhóm, khả năng thay đổi, thích ứng nhanh, hội nhập
cao, có sáng kiến đột phá, sáng tạo trong cơng việc...
- Có năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vượt trội trong công việc, có
năng lực cạnh tranh, có đóng góp thực sự hữu ích cho xã hội...
Qua những khái niệm nêu trên có thể hiểu “Nguồn nhân lực chất lượng cao
là đội ngũ lao động đã được đào tạo bài bản, có kiến thức và kỹ năng tốt để thực
hiện công việc được giao, có khả năng nhận thức và tiếp thu các tri thức mới, hiện
đại và biết vận dụng những tri thức đó một cách sáng tạo vào lao động, sản xuất
nhằm đem lại năng suất, hiệu quả cao nhất. Khơng những vậy, đây là đội ngũ nhân
lực có phẩm chất đạo đức tốt, tính gương mẫu và chấp hành kỷ luật cao, có ý chí

phấn đấu vươn lên khơng ngừng, có tinh thần yêu quê hương, đất nước và tinh thần
quốc tế cao”.
2.1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Cho đến nay, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn còn nhiều
cách hiểu khác nhau, khi nói về phát triển nguồn nhân lực (Human Resource
Development - HDR). Nhưng chung quy lại, phát triển nguồn nhân lực của một
quốc gia (một vùng lãnh thổ) chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá
trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực. Nói một cách khái
quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là q trình tạo lập và sử dụng năng lực


tồn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế - xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi
con người.
Trước đây, sự giàu có, sức mạnh của một quốc gia, một dân tộc thường
được hiểu đồng nghĩa với sự phong phú giàu có của các nguồn tài lực, hoặc đánh
giá thông qua khối lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn ngày nay, nhờ
những thành tựu to lớn của khoa học cơng nghệ, sự giàu có của mỗi nước không
chỉ đơn giản đo bằng khối lượng tài nguyên thiên nhiên; trong thực tiễn một nước
có thể nghèo về của cải tự nhiên song vẫn có thể trở thành một nước giàu mạnh,
nếu ở đó có được chiến lược phát triển đúng, cùng với nguồn nhân lực có chất
lượng cao và biết khai thác hợp lý nó.
2.1.3.4. Vai trị của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế
- xã hội
- Một là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để đảm bảo
sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH.
Nền kinh tế nước ta vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế vĩ mơ cơ
bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế
tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân cao. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có sự phát triển

khá. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ được đảy mạnh
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội... đạt được những thành tựu nêu trên
chính là nhờ vào yếu tố con người. Thực tế cho thấy, nhân lực chất lượng cao giữ
vai trò nòng cốt trong lực lượng lao động, phát huy tác dụng lan tỏa, tạo sức bật và
động lực cho phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực; làm chuyển biến từ một cơ
cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn thì một trong 3 khâu đột phá là phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó chú trọng đến các ngành dịch vụ mũi
nhọn và cơng nghệ cao, vốn địi hỏi phải có những cán bộ quản lý giỏi, chuyên gia


đầu ngành, các doanh nhân và nhà khoa học công nghệ giỏi, đủ tầm để tạo động
lực phát triển chung.
- Hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách
tụt hậu và tăng trưởng nhanh
Trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, trong khi dư thừa lao động phổ thơng, thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao
động có trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các ngành dịch vụ, mũi nhọn,
công nghệ cao. Đây là tình trạng đáng báo động, khơng phù hợp với quy luật tăng
trưởng, bởi tỷ lệ tăng trưởng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật bao giờ
cũng phải cao hơn tốc độ tăng GDP để đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc.
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với một số nước
Đông Á. Cụ thể, Việt Nam đang ở mức gần tương đương với Indonesia, nhưng
thua hầu hết các nước và lãnh thổ khác như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài
Loan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Philippin... Từ đó dẫn đến
một loạt các yếu kém khác như trình độ vận dụng khoa học kỹ thuật kém, năng
suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao và dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh
tế nước ta còn ở vị trí rất thấp.
Vấn đề có tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
hiện nay là phải tăng nhanh về số lượng để nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo,
đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học

chuyên nghiệp và đào tạo nghề, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với
tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tri thức, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu,
góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chủ yếu tiếp cận và phát
triển nền kinh tế tri thức.


Đại hội XI (2011) của Đảng đã nêu rõ: “Kinh tế phát triển chưa bền vững,
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH còn chậm”. Nền kinh tế nước ta đang còn dựa chủ yếu vào tài nguyên
và lao động, giá trị do tri thức tạo ra chưa đáng kể. Cơ cấu kinh tế vẫn cịn nặng về
nơng nghiệp và khai thác tài ngun. Trong tiến trình cơng nghiệp hố ở các quốc
gia cho thấy: nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của
nguồn nhân lực, thì ln giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Nhật
Bản, Phần Lan, Ireland... là những nước nghèo tài nguyên nhất, nhưng đã vươn lên
thành những quốc gia giàu có hàng đầu...
Chính vì vậy, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh
2.1.3.5. Nguồn nhân lực y tế và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao
* Nguồn nhân lực y tế là đội ngũ cán bộ làm công tác y tế, họ có thể là bác
sỹ, y sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y … hàng ngày, hàng giờ
họ thực hiện hoặc tham gia các hoạt động liên quan đến điều trị, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe cho người dân.
* Nguồn nhân lực y tế chất lượng cao là nguồn nhân lực y tế được đào tạo
bài bản, có kiến thức và kỹ năng tốt để thực hiện công việc được giao liên quan
đến y tế hoặc trực tiếp chăm sóc, điều trị cho người bệnh; có khả năng nhận thức
và tiếp thu các tri thức mới, hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó một cách

sáng tạo vào cơng tác y tế; có thể có phát minh, sáng kiến đem lại hiệu quả trong
lĩnh vực y tế.
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH THÁI BÌNH
2.2.1. Hệ thống y tế tỉnh Thái Bình


- Sở Y tế tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình,
có chức năng nhiệm vụ là tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước
về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám
định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; Y dược học cổ truyền; trang thiết bị y tế;
dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; Bảo hiểm y tế, Dân số - KHHGĐ; sức khỏe
sinh sản và các công tác Y tế khám trên địa bàn tỉnh.
- Sở Y tế có 32 đơn vị trực thuộc gồm:
+ 09 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, bao gồm: Bệnh viện đa
khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ
truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Lao-bệnh
Phổi, Bệnh viện Phong - Da liễu Văn môn;
+ 09 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, bao gồm: Trung tâm Y t ế dự
phòng; Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; Trung tâm Da liễu; Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – dược phẩm;
Trung tâm giám định y khoa; Trung tâm giám định pháp y; Trung tâm vận chuyển
cấp cứu và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe.
+ 02 chi cục: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Chi cục Dân số KHHGĐ.
+ 12 bệnh viện đa khoa huyện, thành phố, bao gồm: BVĐK Vũ Thư, BVĐK
Thành phố, BVĐK Kiến Xương, BVĐK Tiền Hải, BVĐK Nam Tiền Hải, BVĐK
Thái Ninh, BVĐK Thái Thụy, BVĐK Đông Hưng, BVĐK Phụ Dực, BVĐK
Quỳnh Phụ, BVĐK Hưng Hà, BVĐK Hưng Nhân.
+ 03 bệnh viện ngồi cơng lập (Bệnh viện đa khoa tư nhân Lâm Hoa, Bệnh
viện đa khoa tư nhân Hoàng An và Bệnh viện Phụ sản tư nhân An Đức)
- Các đơn vị y tế không trực thuộc:

+ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Bình trực thuộc Bộ Y tế quy mô
250 giường bệnh;


+ 8 phòng y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện các chức năng quản
lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện, thành phố;
+ 8 Trung tâm Y tế huyện, thành phố trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn trên các lĩnh vực y tế dự phịng, chăm sóc sức khỏe
sinh sản, an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, thành phố;
+ 08 Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố trực thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về công tác Dân số - KKHGĐ trên địa
bàn huyện, thành phố.
- 286 trạm y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện, thành
phố.
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế trong các cơ sở y tế tỉnh
Nguồn nhân lực của ngành Y tế tỉnh Thái Bình được thể hiện cụ thể
trong một số bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Thực trạng nhân lực của các cơ sở công lập tính đến năm 2016
Số TTTên cơ sở y tế
HBV, GB

Chỉ tiêu giường bệnh giao

lực

theo


Nhân lực hiện có Trong đó:
Bác sỹ

học

Nhân

ĐD, KTV, NHS, Y sỹ
I

Tuyến Xã

II

Tuyến huyện

Dược sỹ khác

1.507 1.529 1.529 228

Y tế công cộng

Dược sỹ Đại

Cán bộ khác
1

2.460 3.389 2.153 510

1050 250

14

25

1.166 94

4

21

344
1

Bệnh viện tuyến huyện

66

259

2.460 2.976 1.740 397

993


2

Trung tâm y tế huyện, TP0

346


346

99

8

2

166

25

46

3

TT Dân số-KHHGĐ

0

47

47

3

1

0


5

1

37

4

Phòng Y tế 0

20

11

1

2

2

2

2

III

Tuyến tỉnh 2.615 3.603 2.609 622

27


38

1.293 122

507

1

Sở Y tế

17

1

7

0

0

13

2

Trung tâm chuyên khoa 0

329

329


98

9

12

73

24

113

3

BV đa khoa, chuyên khoa

17

19

1.220 98

0

20
38

38

2.615 3.236 2.242 507


381

Tổng cộng 6.582 8.154 5.924 1.245 32

44

3.436 442

725

Ngày 16/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số
3043/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu giường bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh
công lập, số giường bệnh được giao là 5105 giường, trong đó: Số giường bệnh
được cân đối ngân sách không thay đổi là 3.590 giường, số giường tự cân đối kinh
phí là 1.515 giường; nâng tổng số giường bệnh trên toàn tỉnh lên 6.582 giường.
Trên cơ sở xếp hạng bệnh viện, chỉ tiêu giường bệnh được giao và định mức
biên chế được quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày
05/6/2007 của Liên bộ Y tế - Bộ Nội vụ về hướng dân định mức biên chế sự
nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước thì số lượng biên chế tối thiểu trong là 8.154
người. Trên thực tế cho thấy, số nhân lực y tế hiện tại bao gồm cả biên chế nhà
nước và số nhân viên hợp đồng tự trang trải của các cơ sở y tế mới có 5.924 người,
số người cịn thiếu là 2.230 người.
Số lượng cán bộ thiếu so với định mức tối thiểu của Thông tư liên tịch số
08/TTLT-BYT-BNV chủ yếu tập trung ở tuyến huyện 1.236 người, tuyến tỉnh 994
người và tuyến xã 58 người.


- Có 228 bác sỹ cơng tác tại 218 trạm y tế xã, phường, thị trấn; tỷ lệ trạm y
tế có bác sỹ cơng tác ổn định là 76,2%. 68 trạm y tế khơng có bác sỹ, trong khi vẫn

cịn 10 trạm y tế có tới 02 bác sỹ.
- Đến hết năm 2015, tỉnh Thái Bình đạt chỉ tiêu 6,54 bác sỹ và 12,6 điều
dưỡng cho 10.000 dân cao hơn so với mặt bằng chung của đồng bằng sông Hồng
lần lượt là 5,3 bác sỹ và 10,1 điều dưỡng cho 10.000 dân. Riêng tỷ lệ dược sỹ đại
học cho 10.000 dân đạt tỷ lệ rất thấp 0,25.
- Tỷ lệ điều dưỡng có trình độ từ đại học mới đạt 15%. Khơng có điều
dưỡng có trình độ sau đại học.
- Đánh giá chất lượng bác sỹ cho thấy tại Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tỷ lệ
bác sỹ có trình độ chuyên khoa I và tương đương mới đạt 30%, trình độ chuyên
khoa II đạt 20% trong tổng số các bác sỹ. Nhiều bác sỹ trẻ thời gian công tác dưới
5 năm chiếm 45%. Tại các bệnh viện chuyên khoa tỷ lệ bác sỹ có trình độ chun
khoa cấp I, chun khoa cấp II hoặc tương đương mới đạt 45%, số cịn lại học định
hướng hoặc trình độ bác sỹ.
- Số lượng cán bộ lãnh đạo được đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý bệnh viện
với đạt 65%. Phần lớn tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày, một số được tập huấn
dài ngày (trên 3 tuần) tại bệnh viện trung ương hoặc nước ngồi (Thái Lan,
Singapo, Cộng hịa liên bang Đức)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực y tế
Qua Biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ lệ bác sỹ chiếm 20,1%, tỷ lệ điều dưỡng chiếm
55,5% nguồn nhân lực. Tỷ số điều dưỡng/bác sỹ đạt 2,76/1 chưa phù hợp với định
mức quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV; điều này cho
thấy chưa đủ điều dưỡng để thực hiện việc chăm sóc, phục vụ người bệnh.


Bên cạnh đó, người cán bộ điều dưỡng cịn phải dành khá nhiều thời gian
cho cơng tác hành chính khoa và thủ tục; dẫn đến thời gian cho công tác chăm sóc,
phục vụ trực tiếp người bệnh giảm, chất lượng chăm sóc khơng đảm bảo.
Thực tế hiện nay số lượng cán bộ y tế cho 01 giường bệnh trên địa bàn tỉnh
còn bất cập, nhất là số bác sỹ cho 01 giường bệnh; điều này dược thể hiện ở bảng
2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Đánh giá số lượng CBYT/ giường bệnh, bác sỹ/giường bệnh
Số TTCơ sở khám chữa bệnh
CBYT/GB Bác sỹ

Giường bệnh

Nhân

lực

hiện



Tỷ lệ

bác sỹ/GB
1

Bệnh viện tuyến huyện

2.460 1.740 0,71 397

0,16

2

Bệnh viện tuyến tỉnh

2.615 2.242 0,86 507


0,19

Tổng số

5.075 3.982 0,78 904

0,18

Đánh giá nguồn nhân lực tại các cơ sở khám chữa bệnh cho thấy. Trong 21
bệnh viện cơng lập có 5.075 giường bệnh với 3.982 cán bộ y tế, số cán bộ y tế cho
01 giường bệnh đạt ở mức thấp đạt 0,78; số bác sỹ cho 01 giường bệnh chỉ đạt
0,18; tỷ số này ở bệnh viện tuyến huyện là 0,16 thấp hơn bệnh viện tuyến tỉnh là
0,19.
Bảng 2.3. Nguồn nhân lực tại các Trung tâm y tế chuyên khoa
Số TTTên cơ sở Y tế

Định biên theo Thông tư 08

Nhân lực hiện có

Bác sỹ

Dược sỹ Đại học

Trong đó:
Y tế cơng cộng

Điều dưỡng, KTV, NHS, Y sỹ Dược sỹ CĐ, TC, DT


Cán bộ khác

1

0

18

Chi Cục DS - KHHGĐ

21

21

2

0

1

0


2

Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm

0

0


3

Trung tâm y tế dự phịng 67

18

18

4

3

31

1

1

22

1

39

39

12

2


17

3

11
67

11
4

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

2

13

5

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe 17
2

1
1

9
11

6


Trung tâm Giám định Y khoa

0

3

7

Trung tâm Giám định Pháp Y 5

0

3

8

Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm

0

8

1

15

13

13


7

3

5

1

1
32

32

8

9

Trung tâm Da liễu 39

39

15

0

0

12

3


9

10

Trung tâm cấp cứu 115 45

45

13

0

1

12

1

33

33

10

3

0

12


73

24

113

18
11

Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

6

2

12

Tổng cộng 329

329

98

9

Các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, Chi cục Dân số - KHHGĐ và Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm là những đơn vị giúp cho Sở Y tế thực hiện những
nhiệm vụ liên quan đến Phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục



tiêu quốc gia về Y tế, HIV, Dân số và An toàn vệ sinh thực phẩm; vận chuyển cấp
cứu và kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
Bám sát Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007,
hầu hết các Trung tâm đều thực hiện nghiêm túc về số lượng định biên và cơ cấu
viên chức tại các đơn vị. Với 329 cán bộ của 11 đơn vị có 98 bác sỹ chuyên ngành
chiếm gần 30% số lượng cán bộ, đủ số lượng để thực hiện hoạt động chuyên môn.
Tuy nhiêm một số đơn vị số lượng bác sỹ q ít, nhiều năm khơng tuyển dụng
được như Chi cục Dân số - KHHGĐ 02 bác sĩ, Trung tâm giám định pháp y 01 bác
sỹ; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm 4 bác sỹ, Trung tâm truyền thông giáo dục
sức khỏe 04 bác sỹ.
Bảng 2.4. Nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện, thành phố
Số TTTên cơ sở Y tế

Định biên

Nhân lực hiện có Trong đó:

Bác sỹ

Y tế công cộng

Đ.dưỡng, KTV, NHS, Y sỹ

Dược sỹ CĐ, TC, DT

1

TTYT Đông Hưng


44

44

2

TTYT Hưng Hà

44

44

14

3

TTYT Tiền Hải

39

39

11

4

TTYT Quỳnh Phụ 45

45


14

5

TTYT Thái Thụy 45

45

10

6

TTYT Kiến Xương

41

41

7

TTYT Vũ Thư

43

43

10

8


TTYT Thành Phố 45

45

15

2

Cộng tổng 346

99

8

2

Dược sỹ Đại học
Cán bộ khác

10

25

6

25

1

4


2

20

2

4

3

18

1

9

25

4

6

15

3

23

3


5

15

5

8

25

46

3

15

1

7

346

2

166


- Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV định
biên đối với Trung tâm Y tế huyện thành phố có dân số từ 200.000 đến 250.000 thì

định mức biên chế từ 41 - 45 cán bộ. Qua bảng 3 ta thấy, hầu hết các trung tâm Y
tế huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình định biên giao động từ 39 – 45 cán bộ là
phù hợp.
- 87% tổng số cán bộ làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực Y tế dự
phịng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện các chương trình mực tiêu quốc
gia, khám và tư vấn sức khỏe cộng đồng một các hiệu quả, chỉ có 13% là cán bộ
khác đảm nhận những cơng việc hành chính, tạp vụ tại các đơn vị.
- Với 346 cán bộ công tác tại 8 trung tâm Y tế huyện thì tỷ lệ bác sỹ chiếm
31%, đơn vị có tỷ lệ thấp nhất là Trung tâm Y tế Thái Thụy, tiếp đến là Trung tâm
Y tế Đông Hưng; cao nhất là Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương 39%.
2.2.3. Quy hoạch mạng lưới y tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020
- Theo Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 11/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 – 2020, tỉnh Thái Bình
có 05 chun ngành của 03 bệnh viện tuyến tỉnh được lựa chọn làm vệ tinh cho các
bệnh viện hạt nhân Trung ương:
+ Chuyên ngành ngoại – chấn thương: Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện
vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
+ Chuyên ngành Ung bướu: Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh của
Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai
+ Chuyên ngành Tim mạch: Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện vệ tinh của
Bệnh viện E
+ Chuyên ngành Nhi: Bệnh viện Nhi Thái Bình là Bệnh viện vệ tinh của
Bệnh viện Nhi Trung ương
+ Chuyên ngành sản: Bệnh viện Phụ sản Thái Bình là bệnh viện vệ tinh của
Bệnh viện Phụ sản Trung ương.



×