Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài thu hoạch môn quyen con nguoi, quyền công dân quan điểm của đảng cộng sản việt nam về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.67 KB, 18 trang )

1

MỞ ĐẦU
Trong hệ thống các giá trị mà nhân loại đã tạo ra, quyền con người có vị
trí quan trọng, vừa là mục tiêu, động lực, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển
của các giá trị còn lại. Tôn trọng và thúc đẩy việc bảo đảm quyền con người đã
trở thành xu thế tất yếu mang tính tồn cầu.
Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân
được quy định tồn diện và sâu sắc nhất trong bản Hiến pháp. Đảm bảo thực
hiện các quyền được hiến định trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân có ý nghĩa rất to lớn.
Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới cho rằng, bên cạnh hệ
thống pháp luật tiến bộ ghi nhận ngày càng nhiều các quyền con người, quyền
cơng dân thì việc lập ra một cơ chế bảo vệ các quyền đó cũng là một địi hỏi vô
cùng quan trọng. Quyền con người, quyền công dân sẽ được tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm thực hiện nếu có một cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể có
trách nhiệm bảo vệ quyền con người.
NỘI DUNG
1. Quan niệm của Đảng về nội dung chủ yếu của quyền con người
Ngày 12/7/1992, Ban Bí thư (khóa VII) ban hành Chỉ thị 12/CT-TW về
"Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta". Chỉ thị
12/CT-TW của Ban Bí thư đã đề cập đến những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề
quyền con người và quan điểm của Đảng ta về vấn đề quan trọng này.
Thứ nhất, trước hết Đảng ta khẳng định rõ, quyền con người là giá trị
chung của nhân loại. Đó thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và
các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột và khẳng định quyền con
người làm chủ thiên nhiên. Quan điểm này chỉ rõ nguồn gốc của quyền con
người, giúp chúng ta có cơ sở bác bỏ các học thuyết tư sản về nhân quyền tự
nhiên và coi nhân quyền là phát kiến, là giá trị của phương Tây.



2

“Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời
đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là thành
quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó, quyền con
người trở thành giá trị chung của nhân loại”. Con người thể hiện và khẳng định
quyền của mình thơng qua các mối quan hệ xã hội cụ thể.Vì thế, quyền con
người, một mặt, là giá trị phổ biến của nhân loại, bao hàm những quyền và
nguyên tắc được áp dụng phổ biến ở mọi nơi, mọi đối tượng. Mặt khác, quyền
con người cịn mang tính đặc thù của mỗi giai cấp, dân tộc và quốc gia theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá và truyền thống dân
tộc. Tuyên bố Viên và Chương trình hành động về quyền con người năm 1993 đã
khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, khơng thể chia
cắt, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan đến nhau. Trong khi phải luôn ghi nhớ ý
nghĩa của tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn
hoá và tơn giáo, (thì) các quốc gia, khơng phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế,
văn hố, có nghĩa vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con ngưịi và các tự do
cơ bản”.
Do đó, nhất thiết khơng thể đối lập tính phổ biến với tính đặc thù của
quyền con người và ngược lại. Trong bối cảnh thế giới hiện đại, quan điểm kết
hợp tính phổ biến và tính đặc thù cịn là cơ sở phương pháp luận khoa học để
nhận thức và giải quyết đúng các vấn đề cụ thể về quyền con người trong quan
hệ quốc gia và quốc tế. Đây là phương châm cơ bản để bảo đảm “hội nhập” mà
“khơng hịa tan” trong lĩnh vực nhân quyền.  
Thứ hai, trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền
con người có tính giai cấp sâu sắc. Quan điểm này nhắc nhở chúng ta phải tỉnh
táo, không được mơ hồ khi xem xét những vấn đề nhân quyền cụ thể. Quyền của
các quốc gia, dân tộc trong việc lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường
phát triển và chủ quyền quốc gia là những quyền phổ biến được thừa nhận trong
pháp luật quốc tế. Việc thực hiện các giá trị phổ quát của quyền con người cơ

bản diễn ra trong quá trình chuyển hóa hay “nội luật hóa” pháp luật quốc tế


3

trong pháp luật quốc gia. Ở nước ta, các giá trị phổ quát của quyền con người đã
được thể chế hóa trong Hiến pháp. Việc bảo đảm quyền con người theo phương
châm trên giúp mỗi cá nhân được bảo đảm các quyền dân chủ, tự do cơ bản. Bảo
đảm quyền và nghĩa vụ cá nhân không được tách rời bảo đảm quyền và nghĩa vụ
của cộng đồng. Bảo đảm quyền con người phải trên cơ sở chủ quyền quốc gia,
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhân quyền quốc tế, như quyền
bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác... để loại trừ mọi mưu toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” trên
con đường phát triển đất nước.
Mặt khác, các tiêu chí nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong nhiều trường
hợp bị chi phối hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tiêu chí nhân quyền của các nước
phương Tây. Vì thế, nhằm thực hiện các giá trị phổ quát của quyền con người
trên cơ sở chủ quyền quốc gia, Việt Nam chủ động và tích cực đối thoại, hợp tác
quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền, vừa giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về thành
tựu, quan điểm và giá trị nhân quyền của nước ta, vừa là cơ hội học hỏi kinh
nghiệm của các nước trong việc chuyển hóa pháp luật quốc tế về nhân quyền
vào pháp luật trong nước. Từ đó góp phần bảo đảm tốt hơn các quyền con người
ở Việt Nam, cũng như đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền
trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, giải phóng con người (trong đó có việc đảm bảo các quyền con
người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội;
chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới
có điều kiện được bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất. Quan điểm này
nhằm khẳng định lại mục tiêu mà những người cộng sản theo đuổi là xoá bỏ
nguồn gốc sâu xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền - đó là ách áp bức dân tộc,

giai cấp; xác định việc bảo đảm tối đa quyền con người là thuộc về bản chất của
chế độ xã hội chủ nghĩa.


4

Thứ tư, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và
lợi ích toàn xã hội kết hợp chặt chẽ với nhau: lợi ích cá nhân được coi trọng vì
đó là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội, song cần chú trọng bảo
đảm lợi ích của tập thể và của cả cộng đồngdân tộc. Đây là quan điểm phổ biến
ở các nước xã hội chủ nghĩa, cũng là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội xã
hội chủ nghĩa mà chúng ta theo đuổi so với các xã hội loài người từng biết.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Con người là trung tâm của chiến
lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với
quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”. Điều 2,
Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước pháp quyền XHCN, của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân”; nhân dân là chủ nhân của đất nước, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Như vậy, nhân dân là chủ thể của quyền và việc
bảo đảm quyền con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới theo định
hướng XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ năm, quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ
và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở rộng
dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực
hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân. Quan điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó chỉ ra được cách giải
quyết một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của vấn đề nhân quyền, khắc
phục được cách hiểu phiến diện, cực đoan về vấn đề nhân quyền.
Dân chủ là quyền lực xã hội của con người, được thể chế hóa cơ bản theo
ngun tắc bảo đảm quyền cơng dân và quyền con người nói chung. Quyền con

người phải thơng qua thể chế dân chủ mới được hiện thực hóa, được mở rộng,
bảo đảm gắn với quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
và các tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


5

Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 xác định: “Nhà nước tôn trọng
và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát
triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp
luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhân dân
thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống
chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”.
Thứ sáu, quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi
chủ quyền quốc gia. Bảo đảm quyền con người trước hết và chủ yếu thuộc trách
nhiệm của mỗi quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này đã được Liên Hợp Quốc quy
định. Mặt khác, chính Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh trong Hiến chương
của mình: Khơng quốc gia nào, kể cả Liên Hợp Quốc, có quyền can thiệp vào
công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia.
Thứ bảy, quyền con người luôn luôn gắn với lịch sử, truyền thống và phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hố của đất nước. Do vậy khơng thể
áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mơ thức của nước này cho nước
khác.
Chỉ thị 12/CT-TW của Ban Bí thư về Vấn đề quyền con người và quan
điểm, chủ trương của Đảng ta đã xác định rõ, bảo đảm quyền con người là trách
nhiệm chung mà tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, cơ sở phải tích cực
và chủ động thực hiện, nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng cao các quyền con
người, vì lợi ích của nhân dân ta. Quyền con người là vấn đề đang được đặt ra
trong các mối quan hệ quốc tế, chúng ta cần làm tốt công tác đối ngoại, trên cơ
sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, thiện chí hợp tác trên lĩnh vực quyền

con người, đồng thời đấu tranh với những âm mưu lợi dụng vấn đề này để chống
phá ta.
Thứ tám, quyền con người gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
và văn hóa. Theo C.Mác (1818 - 1883) quyền “khơng bao giờ có thể ở mức cao
hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa do chế độ kinh tế đó quyết định”. Do


6

đó, khơng thể thúc đẩy nhân quyền bằng mọi giá, mà phải phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người. Chỉ như vậy mới không làm tổn
hại đến bản thân các quyền con người. Đây là tư tưởng chỉ đạo quan trọng trong
giải quyết các vấn đề về quyền con người, nhằm tránh tình trạng chủ quan, duy
ý chí trong xây dựng pháp luật, cũng như tình trạng lạc hậu của pháp luật so với
điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.
Thứ chín, bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền của
các nhóm yếu thế, thiểu số và quyền phát triển. Tất cả các quyền đều gắn bó,
phụ thuộc lẫn nhau và khơng thể phân chia: mọi chủ thể của quyền (cá nhân,
nhóm xã hội, giới tính, dân tộc, chủng tộc) đều có quyền ngang nhau trong việc
thụ hưởng, phát triển quyền. Vì thế, về nguyên tắc, phải bảo đảm quyền ngang
nhau của mọi quyền; và bảo đảm quyền ngang nhau của tất cả các chủ thể
quyền. Những yếu tố bình đẳng trong việc bảo đảm quyền con người từng bước
được kết hợp, thẩm thấu vào việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hóa của các chủ thể quyền khác nhau trong xã hội.
Trên cơ sở đó, ở mức độ nhất định, thực hiện sự ưu tiên bảo đảm quyền
phát triển và quyền an sinh xã hội, nhất là của các nhóm yếu thế và thiểu số.
Việc ưu tiên như vậy nhằm thúc đẩy việc bảo đảm quyền ngang nhau về mặt
pháp luật đối với các chủ thể quyền trên tất cả các lĩnh vực quyền.
2. Vấn đề thực hiện quyền con người ở nước ta trong những năm qua
Việt Nam cam kết tôn trọng, thúc đẩy, bảo vệ các quyền và tự do cơ bản

của con người theo các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và các
chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Ngay sau khi giành độc lập, năm 1945, một năm sau đó Hiến pháp năm
1946 - Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
ban hành đã thiết lập và đảm bảo cho công dân thực hiện và hưởng thụ các
quyền tự do, dân chủ. Các Hiến pháp tiếp theo (1959, 1980, 1992) quyền con


7

người, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam được phát triển, mở rộng và
hoàn thiện cả về nội dung, số lượng và cơ chế đảm bảo.
Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, được
đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm
lược, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975, Việt
Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc (năm 1977), từ đó đến nay nước ta đã
tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người và tích cực đóng góp vào
các hoạt động bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Thực hiện đường lối đổi mới nước ta đã tham gia ký và phê chuẩn Công
ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989; trong các năm 1994, 1996, Việt Nam
tiếp tục gia nhập một loạt các công ước quốc tế khác về quyền trẻ em hoặc liên
quan đến quyền trẻ em do Tổ chức Lao động quốc tế thông qua.
Hoạt động lập pháp từ năm 1987 đến nay, đặc biệt sau Hiến pháp năm
1992 được thông qua, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chủ trương, đường
lối nhất quán tất cả là vì con người, đề cao các giá trị của quyền con người. Con
người được coi là nhân tố tạo dựng xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh; đồng thời Nhà nước thực thi pháp luật cũng như
cơng dân thực hiện có hiệu quả các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật
sẽ đảm bảo tốt cho việc hưởng thụ nhân quyền của tất cả mọi người.
Có thể khẳng định rằng những thành tựu bảo vệ, đấu tranh nhân quyền đã

đạt được ở nước ta đến nay là rất to lớn và cơ bản. Và nếu so sánh với các quy
định nhân quyền quốc tế, ở mức độ khái quát, có thể khẳng định: hệ thống pháp
luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho việc thúc đẩy, bảo
vệ và phát triển quyền con người, quyền cơng dân. Chính những nỗ lực phấn
đấu và thành quả hiện thực trên lĩnh vực bảo vệ nhân quyền ở nước ta trong suốt
thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao với việc Việt
Nam được bầu làm thành viên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ


8

(2001 - 2003) và hiện nay đang là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an
Liên Hợp Quốc.
Năm 1998, Đảng ta đã ra Chỉ thị về “Quy chế dân chủ ở cơ sở” mà nội
dung cơ bản là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các quyền tham gia
quản lý của nhân dân đã được thể chế hố, cụ thể hóa trong các Nghị định của
Chính phủ.
Cơng tác bầu cử, ứng cử đã được đổi mới theo hướng mở rộng sự lựa
chọn cho các cử tri; tổ chức và sinh hoạt Quốc hội có những cải tiến theo hướng
bảo đảm cho cơ quan này hoạt động hiệu quả, có thực quyền, thật sự là cơ quan
quyền lực, đại diện của nhân dân.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) đã Chủ trương
xem xét sửa đổi các danh mục bí mật nhà nước nhằm mở rộng công khai, nghiên
cứu ban hành luật về bảo đảm quyền được thông tin của công dân… Chủ trương
này được xem là giải pháp quan trọng trong công tác phịng, chống tham nhũng.
Quyền tự do ngơn luận, báo chí được tơn trọng. Luật báo chí quy định:
“Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự
do ngơn luận trên báo chí…”, báo chí “khơng bị kiểm duyệt”.
Hiện nay, tồn quốc có 702 cơ quan báo chí, trong đó có 634 cơ quan báo
chí in với 813 ấn phẩm, gồm 174 báo (Trung ương: 73; địa phương: 101); 459

tạp chí (Trung ương 353; địa phương: 106); 01 Hãng Thông tấn quốc gia.
Về loại hình Phát thanh - Truyền hình: Cả nước hiện có 67 Đài phát
thanh, Truyền hình (Trung ương: 02; địa phương 65); 01 Đài Truyền hình kỹ
thuật số mặt đất.
Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được bảo đảm, dựa trên quan điểm
“Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH”. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết về Công tác tôn giáo
(số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003), tiếp đó Uỷ ban Thường vụ Quốc hội


9

đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo ngày 18/6/2004; Chính phủ đã ban
hành Nghị định Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn
giáo (số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01 tháng 3 năm 2005).
Ngày 01/02/2007, Ban Tơn giáo Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức họp báo lần đầu tiên công bố
cuốn sách “Tôn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam”. Hiện nay, có hơn 28
tổ chức tơn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Riêng từ
tháng 09/2006 đến nay có 13 hệ phái, tổ chức tơn giáo được cấp đăng ký hoạt
động gồm: đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam, đạo
Baha’i, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh lý đạo
Tam tông miếu, Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, Giáo hội Cơ đốc Phục lâm
Việt Nam, Tổng hội Tin lành Báptít Việt Nam (Ân điển - Nam phương), Hội
thánh Báptít Việt Nam (Nam phương), Hội thánh Mennonite Việt Nam, Hội
thánh Liên hữu Cơ đốc, Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam. Một số tổ
chức, hệ phái mặc dù chưa được cơng nhận nhưng vẫn duy trì sinh hoạt tơn giáo
bình thường theo pháp luật tạo nên đời sống tâm linh tôn giáo phong phú ở khắp
các vùng, miền trên cả nước. Theo thống kê của Ban Tơn giáo Chính phủ, tính

đến cuối năm 2007, cả nước có trên 20 triệu tín đồ, chiếm 25% dân số cả nước;
chức sắc các tôn giáo khoảng 80 ngàn; cơ sở thờ tự có trên 26 ngàn; hệ thống
trường lớp đào tạo chức sắc các tôn giáo gồm: Phật giáo với 04 học viện và 32
trường Trung cấp phật học; Cơng giáo có 06 Đại chủng viện; Tin lành có 01
Viện Thánh kinh Thần học của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam). Đạo
Cao đài và Phật giáo Hòa hảo tổ chức các lớp học giáo lý hạnh đường tại các cơ
sở thờ tự.
Quyền của các dân tộc thiểu số mặc dù cịn có nhiều hạn chế do điều kiện
địa lý và hoàn cảnh lịch sử để lại, hiện nay đã có nhiều tiến bộ đáng kể, đặc biệt
là xây dựng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và xã hội. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết
24/NQ-TW “Về cơng tác dân tộc” với các Chương trình 134, 135 (giai đoạn I và
II), tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh có đơng đồng bào dân tộc thiểu


10

số (DTTS) đã có những bước chuyển quan trọng và thu được những thành tựu to
lớn. Lương thực bình quân đầu người tăng từ 250kg/người/năm (năm 2003) lên
bình quân 350kg/người/năm (năm 2007). Tính đến tháng 6/2008, thực hiện
Quyết định số 134/TTg đã giải quyết về nhà ở cho 340 ngàn hộ dân tộc thiểu số
nghèo và hỗ trợ đất ở cho 62.310 hộ. Một số chỉ tiêu đạt được cụ thể như sau:
+ Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh qua các năm, bình qn giảm nghèo
khoảng 3-5%/năm, góp phần kiềm chế dần tốc độ phân hóa giàu nghèo giữa các
vùng, các nhóm dân tộc.
+ Đầu tư phát triển nhanh chóng mạng lưới điện quốc gia về các xã đặc
biệt khó khăn. Cho đến nay, 100% số huyện và 95% xã đã có điện. Các nguồn
thủy điện nhỏ và nguồn điện năng từ sức gió, pin năng lượng mặt trời cũng được
quan tâm đầu tư xây dựng. Đã có hơn 70% số hộ được dùng điện, nhiều tỉnh đã
có 100% số xã có điện. Như vậy, phấn đấu đến năm 2010, mục tiêu 90% hộ dân
có đủ điện sinh hoạt như NQ 24 đặt ra là hồn tồn có thể thực hiện được.

+ Đến hết năm 2007, 100% các xã đặc biệt khó khăn có trường tiểu học,
nhà mẫu giáo và các lớp bán trú dân nuôi. Các bản ở xa trung tâm đều có lớp
cắm bản, xóa bỏ tồn bộ tình trạng học 3 ca. 90 - 95% trẻ em trong độ tuổi đến
trường, 90% xã đặc biệt khó khăn có trường Trung học cơ sở kiên cố cấp 4 trở
lên. 100% các huyện đều có trường Trung học phổ thông. Ở một số huyện vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, có các trường Phổ thơng Trung học dân tộc nội trú và
trường dân nuôi tại các cụm xã.
+ Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được mở rộng đến 49 tỉnh
với 280 trường gồm 07 trường Trung ương, 47 trường Tỉnh, 226 trường Huyện
và cụm xã với trên 85 nghìn học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Chính
sách “cử tuyển” và xây dựng “trường dân tộc nội trú” cho con em đồng bào các
dân tộc được xem là một chính sách “bất bình đẳng tích cực” nhằm rút ngắn
khoảng cách về phát triển giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với đồng bào Kinh.
Điểm đáng chú ý là, trong khi tỷ lệ người dân tộc thiểu số chỉ chiếm có 13,8%


11

dân số của cả nước, thì học sinh DTTS chiếm đến 17, 68% số học sinh tiểu học
cả nước; 14,78% Trung học cơ sở và 10,32% Trung học phổ thông.
+ Đến cuối năm 2007, 100% các huyện có trung tâm y tế và bác sỹ, cán
bộ y tế. Hầu hết các xã đặc biệt khó khăn đã có trạm y tế và y sỹ. Đa số thơn bản
đã có cán bộ y tế làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào, tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm xuống dưới 25%, đại đa số đồng bào
DTTS được sử dụng muối Iốt phòng chống bệnh bướu cổ. Dịch sốt rét ở vùng
DTTS đã được ngăn chặn.
+ Quyền làm việc và tự do kinh doanh được bảo đảm nhờ nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên
nhanh từ dưới 200 USD (vào cuối những năm 90) lên 640 USD năm 2006. Nếu
tính theo sức mua thì khoảng trên 1200 USD. Hệ thống giáo dục và y tế, sau một

thời gian xuống cấp nay đã được khôi phục và phát triển. Hiện nay 100% các
tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập Tiểu học.
+ Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu
đã đạt được những thành tích rất “ấn tượng”. Có tới 94,6% các cháu nhỏ được
sử dụng thuốc dự phòng; 6 bệnh: lao, sởi, ho gà, bạch cầu, uốn ván, bại liệt ở trẻ
em đã được loại trừ về cơ bản…
+ Ngày 28/11/2007, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển LHQ cơng bố
Báo cáo phát triển con người 2007-2008, Việt Nam được xếp thứ 105 trong
danh sách 177 nước xếp hạng của LHQ về chỉ số phát triển con người (HDI),
tăng 4 bậc so với năm 2006.
Tuy vậy, nhân quyền là vấn đề nhạy cảm, dễ bị lợi dụng về chính trị, đảm
bảo thực hiện quyền con người là cả một quá trình phấn đấu lâu dài, không thể
một sớm, một chiều nhất là đối với một đất nước đã chịu biết bao hy sinh mất
mát về người và của do thực dân, đế quốc gây nên và hậu quả chiến tranh để lại
còn rất nặng nề. Do đó, những thành quả nhân quyền đã đạt được chúng ta cũng
không bao giờ tự mãn.


12

Trong thời điểm hiện tại, cần ý thức sâu sắc rằng, giải quyết các vấn đề
tiêu cực của xã hội phải đảm bảo ổn định về chính trị và thực thi nhân quyền
phải gắn liền với bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia bài học đã được rút ra từ lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược
của dân tộc ta. Trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, cần cảnh
giác và càng không được mơ hồ với những luận điệu sai trái và thù địch coi:
nhân quyền cao hơn chủ quyền; nhân quyền không biên giới quốc gia; quá nhấn
mạnh tính phổ biến của nhân quyền mà coi nhẹ các yếu tố có tính đặc thù về lịch
sử, văn hóa, dân trí, trình độ phát triển kinh tế, xã hội hay coi tự do, lợi ích cá
nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia, dân tộc... để đi đến sao chép một cách
máy móc mơ hình dân chủ, nhân quyền của nước này, áp đặt cho nước khác, hay

lợi dụng tính nhạy cảm của nhân quyền nhằm can thiệp công việc nội bộ quốc
gia, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định từ bên trong phục vụ
cho ý đồ chính trị đen tối thì nhân quyền chẳng những khơng được đảm bảo mà
hành vi đó cịn là vi phạm, chà đạp nhân quyền không thể chấp nhận được.
Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, cam kết và thực thi
các quy định nhân quyền quốc tế, trước hết và chủ yếu là trách nhiệm thuộc về
quốc gia thành viên; đồng thời coi trọng đối thoại và hợp tác quốc tế, coi đó vừa
là địi hỏi của q trình hội nhập kinh tế quốc tế; vừa là cơ hội để học tập kinh
nghiệm trong xây dựng và thực thi pháp luật bảo đảm quyền con người; cơ hội
chia sẻ quan điểm, giá trị chung, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ nhân quyền
trong khu vực và trên thế giới; đồng thời chia sẻ những điểm cịn có sự khác biệt
trong cách hiểu và thực thi nhân quyền, qua đó làm cho nhân dân và bạn bè quốc
tế hiểu rõ hơn về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước ta về quyền con người; khẳng định những thành tựu về nhân quyền
mà chúng ta đã đạt được. Vì vậy, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương: “Chủ
động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại
với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân
quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng


13

các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hịng can thiệp vào
cơng việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và
ổn định chính trị của Việt Nam”. Đối thoại và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân
quyền dựa trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, khơng can thiệp vào cơng
việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
ngày càng tốt hơn.
3. Nhiệm vụ ưu tiên trong việc thực thi quyền con người ở Việt Nam
Là một quốc gia đang phát triển, để hiện thực hóa đầy đủ các quyền con

người ở Việt Nam, Đảng ta nhận rõ phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp,
nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho việc thực thi nhân quyền. Trên cơ sở
không ngừng nâng cao nhận thức, giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,
toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ hàng đầu để bảo đảm quyền con người ở Việt
Nam, một số lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện trước, một số lĩnh vực cần
được thực hiện ngay từ đầu và suốt quá trình phát triển.
Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kiện toàn
các thiết chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.
Trước hết, Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật
bảo vệ quyền con người. Từ chủ trương ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế
(Đại hội VIII) nhằm mở đường cho kinh tế phát triển, các đại hội Đảng đều nhấn
mạnh nhiệm vụ xây dựng các luật có liên quan trực tiếp đến việc thực thi quyền
con người, như Luật Lao động, Luật Báo chí, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Bảo
hiểm xã hội...; đồng thời chú trọng hoàn thiện pháp luật, để sao cho mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội đều có luật điều chỉnh.
Trong bối cảnh mới, Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền
theo định hướng XHCN là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện tốt nhất để bảo
đảm quyền con người ở Việt Nam. Đại hội XI của Đảng (2011) chỉ rõ, đó là nhà
nước được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong


14

việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; đồng thời chủ trương
“Đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình
xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Tập trung xây dựng
nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất,
thông suốt, hiệu lực, hiệu quả”...
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là nâng cao tính pháp quyền trong xây

dựng các cơng cụ pháp lý, trong lĩnh vực hành chính cơng và trong thực tiễn
hoạt động tư pháp.
Trên cơ sở định hướng “tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính”,
việc xây dựng nền hành chính cơngđược chuyển đổi mạnh sang hướng phục vụ
nhân dân; coi trọng chế độ công vụ và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công
chức trong mọi hoạt động: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức... có
năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân. Công khai các
chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện. Tăng
cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ”.
Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả,
Nhà nước từng bước nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các
cơ quan cơng quyền - một nội dung của quyền được thơng tin; đồng thời qua đó
tạo điều kiện để người dân có thể tham gia hiệu quả vào cơng việc chung của đất
nước, theo phương hướng “Hồn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát
hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Thứ hai, phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, bảo đảm và nâng cao sự
hưởng thụ các quyền con người.
Đảng chủ trương xây dựng cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhằm
tăng nhanh tiềm lực vật chất cho việc bảo đảm quyền con người; đồng thời, chủ
trương thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển, nhằm bảo đảm điều kiện sống và phát triển cho mọi thành viên xã
hội.


15

Phát triển kinh tế là nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của
nhân dân. Nhưng cần chú trọng tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát
triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Đồng thời, cần nỗ lực
thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa

dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất
là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm
giàu theo pháp luật. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân
hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nơng thơn và thành thị...
Trong q trình phát triển đất nước, quyền được hưởng thành quả của sự
phát triển, cũng như được phân phối công bằng của cải xã hội có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc giữ vững ổn định xã hội, phát triển bền vững đất nước.
Sự nghiệp phát triển khoa học, giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước quan
tâm và được coi là quốc sách hàng đầu. Việc thúc đẩy khoa học, giáo dục phát
triển vừa tạo sự phát triển bền vững của đất nước, vừa tạo cơ hội để người dân
có thể tự do phát triển năng lực cá nhân. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước chủ
trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm không
ngừng nâng cao sự hưởng thụ văn hóa cho mọi người dân trong bối cảnh phát
triển nhanh chóng của văn minh nhân loại và hội nhập quốc tế; đồng thời bảo
tồn được những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam - những nội hàm cơ
bản của quyền văn hóa. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội những năm qua đã
góp phần nâng cao việc thụ hưởng các quyền con người của mọi người dân Việt
Nam. 
Thứ ba, mở rộng dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, xã hội nhằm bảo vệ
và thực hiện đầy đủ các quyền con người.
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện nền dân chủ XHCN, dưới nhiều hình thức sáng tạo, kết
hợp thực hiện dân chủ ở cơ sở với khơng ngừng dân chủ hóa mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhằm thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền con người. Dân


16

chủ hóa cịn được thể hiện thơng qua việc thúc đẩy quyền tự do ngôn luận,
quyền tiếp cận thông tin, thu hút sự tham gia của người dân và cả hệ thống chính

trị trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người...
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 của Đảng nêu rõ: “Mở
rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn
lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Phải bảo đảm quyền con người,
quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện. Nâng
cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là
dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng
thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước”.
Trong gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn quan tâm xây dựng các cơ chế bảo vệ quyền con người phù hợp với
đặc thù Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu các mơ hình phổ biến hiện nay các
nước đang áp dụng. Quá trình phát triển dân chủ ở Việt Nam diễn ra tích cực
song thận trọng đã góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, hóa giải mọi
xung đột bên trong, tạo mơi trường hịa bình và các điều kiện thiết yếu cho việc
thực hiện quyền con người.
Đất nước đang hội nhập và phát triển nhanh chóng đặt ra nhiều yêu cầu,
nhiệm vụ mới, nặng nề, đòi hỏi Đảng phải giải quyết thành công nhiều mối quan
hệ lớn, trong đó có những yêu cầu mới về nhân quyền, giữ vững vai trò lãnh đạo
của Đảng và định hướng XHCN ở nước ta. Để giải quyết thành công những vấn
đề mới đặt ra, cần đầu tư nghiên cứu, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận quan
trọng, như về vai trò động lực của quyền con người đối với sự phát triển của cá
nhân, xã hội cũng như đối với mỗi quốc gia; về vai trò của Nhà nước pháp
quyền, cơ chế thị trường, sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội...
như những điều kiện cho việc bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, cần làm rõ vị
trí của vấn đề quyền con người trong lý luận của CNXH khoa học...


17

Thành tựu lý luận trên lĩnh vực quyền con người trong suốt quá trình lãnh

đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, có ý nghĩa to lớn,
không chỉ thể hiện sự kiên định lựa chọn con đường XHCN của Đảng, mà cịn
góp phần vào kho tàng lý luận của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế
giới. Với những định hướng đúng đắn nói trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
và đang giải quyết thành công những nhiệm vụ đặt ra trên lĩnh vực nhân quyền
trong giai đoạn đẩy mạnh hội nhập quốc tế, vừa bảo đảm ngày càng tốt hơn
quyền con người cho mọi người dân Việt Nam, vừa góp phần tích cực vào việc
thúc đẩy nhân quyền quốc tế, vì một thế giới hịa bình, hữu nghị và tiến bộ xã
hội.
KẾT LUẬN
Những thành tựu trong công cuộc bảo vệ  và phát triển quyền con người ở
Việt Nam là kết quả của chính sách nhất quán của Việt Nam luôn đặt con người
là trọng tâm trong sự phát triển đất nước với việc thực hiện nghiêm túc các
chuẩn mực và nghĩa vụ được quy định trong các Công ước quốc tế cơ bản về
quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Công cuộc đổi mới đã mang lại những thay đổi to lớn trên mọi mặt đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi
người dân được thụ hưởng đầy đủ hơn các quyền con người. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu thực hiện quyền con người, vẫn cịn nhiều khó khăn,
thách thức. Trước hết, Đảng đã xác định vị trí, tầm quan trọng của vấn đề quyền
con người trong quá trình phát triển đất nước, song công tác nghiên cứu lý luận
nhiều vấn đề có liên quan đến quyền con người trong quá trình đổi mới chưa
làm sáng rõ, hệ giá trị mới về quyền con người cần tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện. Đảng đã ra nhiều nghị quyết về lĩnh vực liên quan đến bảo đảm quyền con
người từ chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đến các nhóm xã hội cụ thể,
nhưng những chỉ đạo trực tiếp về quyền con người vẫn còn chưa nhiều, còn


18


chậm và chưa tạo ra được sự chuyển biến lớn trong nhận thức của người dân về
vấn đề này.



×