Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.32 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

-------------------------------

VÕ TẤN HỊA

MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Long An, tháng 05 năm 2020

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CƠNG NGHIỆP LONG AN

--------------------------------

VÕ TẤN HỊA

MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH


HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số ngành: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN

Long An, tháng 05 năm 2020

Luan van


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa cơng bố trong các tạp chí khoa
học và cơng trình nào khác.
Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú
rõ ràng./.
Học viên thực hiện luận văn

Võ Tấn Hòa

Luan van


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu Luận văn, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Tôi xin có lời cảm ơn chân thành đến
tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành đề tài nghiên
cứu này.
Trước hết, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PTS.TS Nguyễn Đăng Dờn,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài này.
Tơi chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; Khoa
Sau đại học và quan hệ quốc tế; các Thầy Cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Quý Lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q
trình nghiên cứu; Xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại cơ quan đã tạo điều kiện
cho tôi thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu nhưng với khả
năng còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong nhận được sự thơng cảm sâu sắc và đóng góp ý kiến từ Q Thầy Cơ cũng
như từ các độc giả quan tâm để tơi có thể nâng cao hơn nữa kiến thức của mình sau
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Võ Tấn Hòa

Luan van


iii

NỘI DUNG TĨM TẮT
Trong nơng nghiệp vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu và là yếu tố quyết
định trong việc sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất, hộ gia đình để đáp

ứng nhu cầu mua máy móc, vật tư nơng nghiệp, giống, th lao động.... Tuy nhiên
do đa phần thu nhập của cá nhân, hộ sản xuất, hộ gia đình hiện tại cịn thấp nên
khơng đủ tích lũy để tái đầu tư thì nguồn vốn tín dụng chính thức đóng vai trị hết
sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Với Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh
Bến Tre là một ngân hàng thương mại nhà nước, hoạt động chủ lực trên địa bàn
nơng nghiệp, nơng thơn nhiều năm qua thì việc mở rộng cho vay khách hàng cá
nhân là hộ sản xuất, hộ gia đình là điều hết sức cần thiết. Đề tài: “Mở rộng cho vay
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” vận dụng phương pháp nghiên cứu
định tính gồm phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ vấn đề
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thu thập, xử lý số liệu từ các báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre từ
năm 2017 đến năm 2019, các báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre từ năm 2017 đến năm
2019, các báo cáo hoạt động của các ngành liên quan đến Nông nghiệp và Phát triển
Nơng thơn, các tạp chí kinh tế... Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hoá
được những lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng khách hàng cá nhân liên quan
đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại, đánh giá thực
trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh
Bến Tre. Với những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong
cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Từ đó đề xuất giải pháp mở rộng cho
vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Đồng thời
đưa ra những khuyến nghị góp phần thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.

Luan van


iv


ABSTRACT
In agriculture, which is an indispensable input and a decisive factor in the
production and business of individuals, production households and households to
meet the needs of buying agricultural machines, supplies and seeds. , hire labor ....
However, because most of the income of individuals, production households and
households is currently low, so it is not enough to accumulate for reinvestment, the
official credit capital plays a role. It is important for the production and business
process. With the Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam
(Agribank) - Chau Thanh district branch in Ben Tre province is a state-owned
commercial bank, has been active in agriculture and rural areas for many years.
Expanding loans to individual customers who are producers and households is
essential. Subject: "Expanding loans to individual customers at the Bank for
Agriculture and Rural Development of Vietnam - Branch of Chau Thanh District,
Ben Tre Province" using qualitative research methods including methods: statistics,
statistics analysis, comparison, synthesis to clarify research issues. Using the
method of collecting and processing data from the business results reports of
Agribank Chau Thanh district branch in Ben Tre province from 2017 to 2019, the
operation reports of Agribank and Phat Rural Development - Branch of Ben Tre
Province from 2017 to 2019, reports on activities of industries related to Agriculture
and Rural Development, economic journals ... Research results of The thesis has
systematized theories about bank credit and individual customer credit related to the
expansion of individual customer loans by commercial banks, assessing the status
of individual customer loans at Agribank Chau Thanh district branch, Ben Tre
province. With the achieved results, the limitations and the causes of limitations in
lending to individual customers of the Branch. From there, propose solutions to
expand lending to individual customers at Chau Thanh district branch in Ben Tre
province. At the same time making recommendations to contribute to the
implementation of the proposed solutions.

Luan van



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii 
NỘI DUNG TÓM TẮT ..........................................................................................iii 
ABSTRACT ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...........................................................................................................viii 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................viii 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... x 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... xi 
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. xii 
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1 
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 
5. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 2
6. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................... 3 
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ................................................. 3 
1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .......................... 3 
1.1.2. Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại ............................................... 3 
1.2. Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại .. 5 
1.2.1. Khái niệm về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân ...................................... 5 
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân . 5 
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.......... 8 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 11 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE ............. 12 

Luan van


vi
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre................................................................. 12
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 12 
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ................................................ 13 
2.1.3. Một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu ............................................................ 15
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre...................... 15 
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre .. 24
2.2.1. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân về phạm vi và quy mô cho vay.......... 24 
2.2.2. Về chất lượng cho vay khác ......................................................................... 15
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến
Tre......................................................................................................................... 24
2.3.1. Kết quả đạt được.......................................................................................... 31 
2.3.2. Hạn chế........................................................................................................ 33
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................ 34 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 40 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE .............. 41 
3.1. Định hướng phát triển cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre ................................ 41 
3.1.1. Định hướng về hoạt động cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................ 41 
3.1.2. Định hướng về mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre đến năm 2022 ......................................................................... 42 
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến
Tre......................................................................................................................... 44 

Luan van


vii
3.2.1. Về mở rộng quy mô cho vay ........................................................................ 44 
3.2.2. Về nâng cao chất lượng tín dụng .................................................................. 45 
3.2.3. Về nâng cấp cơ sở vật chất, mạng lưới phòng giao dịch ............................... 54 
3.2.4. Về phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã
hội ở cơ sở ............................................................................................................. 54 
3.3. Các kiến nghị.................................................................................................. 55 
3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre .......... 55 
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– Chi nhánh tỉnh Bến Tre....................................................................................... 57 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 57 
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 58 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 59 

Luan van



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

ADB

2

Agribank

3

ATM

4

CNH, HĐH

5

CBTD

Cán bộ tín dụng


6

DPRR

Dự phịng rủi ro

7

GAP

8

HTX

9

KHCN

Khách hàng cá nhân

10

NHNN

Ngân hàng nhà nước

11

NHTM


Ngân hàng thương mại

12

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

13

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

14

WTO

15

GDP

Tiếng Anh: Asian Development Bank
Tiếng Việt: Ngân hàng phát triển Châu Á
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
Tiếng Anh: Automated Teller Machine
Tiếng Việt: Máy rút tiền tự động
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố


Tiếng Anh: Good Agriculture Practices
Tiếng Việt: Thực hành nơng nghiệp tốt
Hợp tác xã

Tiếng Anh: World Trade Organization
Tiếng Việt: Tổ chức thương mại thế giới
Tiếng Anh: Gross Domestic Product

Luan van


ix
Tiếng Việt: Tổng sản phẩm quốc nội
16

GlobalGAP

17

POS

Tiếng Anh: Global Good Agricultural Practice
Tiếng Việt: Thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu
Tiếng Anh: Point Of Sale
Tiếng Việt: Điểm bán hàng
Tiếng Anh: Rural Development Fund

18


RDF

Tiếng Việt: Chương trình tín dụng thuộc quỹ phát
triển nơng thơn

19

TCTD

20

TP HCM

21

VietGAP

Tổ chức tín dụng
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếng Anh:
Practices

Vietnamese

UBND

Agricultural

Tiếng Việt: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
Việt Nam


22

Good

Uỷ ban Nhân dân

Luan van


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre ………………………………………………………………..16
Bảng 2.2: Tăng trưởng dư nợ tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành
tỉnh Bến Tre ……………………………………………………………………….20
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho vay tại Agribank Chi
nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre …………………………………….……..21
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế tại Agribank Chi
nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre …………………………………..……….36
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế tại Agribank Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre …………………………………………………..22
Bảng 2.6: Số liệu dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại
Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre ……………………………23
Bảng 2.7: Số liệu số lượng cá nhân được vay vốn tại Agribank Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre ……………………………………...…………..24
Bảng 2.8: Số liệu dư nợ cho vay cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre ……………………………………………...………….25
Bảng 2.9. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân của một số NHTM trên địa

bàn huyện Châu Thành ……………………………………………………………27
Bảng 2.10: Số liệu về nợ xấu đối với cho vay cá nhân tại Agribank Chi
nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre …………………………………………...28
Bảng 2.11: Trích lập DPRR của cho vay cá nhân tại Agribank Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre …………………………………………………..29
Bảng 2.12: Thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân tại Agribank Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre …………………………………………………..30

Luan van


xi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàn huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre năm 2019 ………………………………………….18
Biểu đồ 2.2: Thị phần dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre năm 2019 ………………………………………….19

Luan van


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam – Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre .........................................13

Luan van



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập, nền kinh tế không ngừng phát triển, kéo theo các ngành
nghề chuyển mình liên tục. Việc mở rộng thị trường, sự cạnh tranh gay gắt và đa dạng
hóa của ngành ngân hàng là điều kiện cần thiết để hạn chế rủi ro và cung cấp cho
khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Kinh doanh có hiệu quả và từng bước phát triển
ngành ngân hàng là mục tiêu của mỗi ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trong đó, tín dụng là hoạt động cơ bản của các Ngân hàng thương mại. Đứng trước
những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế cũng như của khách hàng, các ngân hàng
phải tìm ra nhiều hướng đi để đứng vững trong cơ chế thị trường.
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre trong những năm qua đã cố gắng mở rộng quy mô và nâng cao chất
lượng cho vay cá nhân. Mỗi năm tín dụng cá nhân đều có sự tăng trưởng đáng kể, đã
góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ vẫn cịn tồn đọng những mặt hạn chế
trong cho vay đối với khách hàng cá nhân của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre như tỉ lệ nợ xấu, nợ q hạn
vẫn cịn cao, hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân còn nhiều hạn chế.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Tài
chính – Ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho việc mở rộng
cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những lý luận tín dụng ngân hàng, tín dụng khách hàng cá nhân
liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó xác định những kết quả đạt được,

Luan van


2
những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cho vay khách hàng cá nhân của chi
nhánh.
- Đề xuất giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi
nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị góp
phần thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre như thế
nào? Những kết quả đạt được, hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó?
- Giải pháp về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân như thế nào? Các kiến nghị gì
đối với cấp chính quyền, Ngân hàng nhà nước tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre để thực hiện các giải pháp có kết
quả?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng
thương mại và thực tiễn mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
Các số liệu minh dẫn về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được

lấy tại Agribank Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và các phòng giao dịch
trực thuộc từ năm 2017 đến 2019, các giải pháp từ năm 2019 trở đi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này dựa trên
những thông tin chọn lọc từ các dữ liệu kinh doanh trong giai đoạn năm 2017 đến
2019 của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre để ghi nhận những thuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang gặp
phải trong cho vay đối với khách hàng cá nhân. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả
đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.

Luan van


3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Theo quy định hiện hành về qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách
hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín
dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”.
Căn cứ vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, chúng ta thấy rằng cho vay
luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản
mục đem lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động ngân
hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay.
Tiền cho vay là một món nợ đối với cá nhân hay doanh nghiệp đi vay nhưng lại
là một tài sản đối với ngân hàng. So sánh với các tài sản khác khoản mục cho vay có
tính lỏng kém hơn vì thơng thường chúng khơng thể chuyển thành tiền mặt trước khi

các khoản cho vay đó đến hạn thanh tốn. Khi một khoản vay được NHTM cấp cho
người vay thì người vay mới là bên chủ động: có thể trả ngân hàng tiền vay trước hạn,
đúng hạn thậm chí có thể xin gia hạn thêm thời gian trả nợ. Còn các NHTM chỉ được
phép quản lý các khoản vay đó tuân theo hợp đồng đã ký, ngân hàng phải thực hiện
theo đúng hợp đồng đã ký trừ khi có những sai phạm của khách hàng khi thực hiện
hợp đồng. [1]
1.1.2. Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại
Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại là các tổ chức cá nhân có nhu cầu
vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng... Theo qui định của Luật
các tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng khơng được cho vay các nhu cầu vốn để thực
hiện các việc sau:
- Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm
mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Thanh tốn các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

Luan van


4
- Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
1.1.2.1. Cho vay khách hàng tổ chức
Đây là loại hình cho vay của các NHTM mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế là đối tượng được phục vụ. Do đặc thù riêng có của đối tượng này mà các NHTM
phải tổ chức các phòng tín dụng chun trách phục vụ. Nhóm khách hàng này thường
có nhu cầu vốn với số lượng lớn, và có thể là rất lớn. Tuy nhiên số lượng khách hàng
loại này của mỗi NHTM thường khơng lớn, vì vậy các NHTM cần đặc biệt chú ý quan
tâm đến từng khách hàng cụ thể, từ đó xây dựng tốt mối quan hệ tín dụng lâu dài, đồng
thời mở rộng các mối quan hệ với các khách hàng mới.
1.1.2.2. Cho vay khách hàng cá nhân
Nhóm đối tượng cịn lại là nhóm các khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân, hộ

gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác…) được các NHTM áp dụng phương thức cho vay
theo quy trình thủ tục của cho vay khách hàng cá nhân. Nhóm đối tượng này có số
lượng rất lớn và có nhu cầu vay các khoản nhỏ lẻ, tuy nhiên đây là nhóm khách hàng
khá nhạy cảm nên các NHTM cần có phương thức tiếp cận cũng như quản lý hợp lý
mới có thể khai thác tốt mảng khách hàng này.
Tại Việt Nam, do phát triển chưa lâu nên các sản phẩm cho vay cá nhân chủ
yếu phát triển ở bề rộng là các sản phẩm truyền thống, áp dụng hầu hết cho mọi đối
tượng khách hàng như:
- Cho vay bất động sản: phục vụ nhu cầu mua nhà/đất/nhà dự án (thế chấp bằng
tài sản hình thành trong tương lai), xây dựng, sửa chữa nhà.
- Cho vay bổ sung vốn cho hộ kinh doanh cá thể.
- Cho vay mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai.
- Cho vay tín chấp (khơng có tài sản đảm bảo): cho vay tiêu dùng, thấu chi.
- Cho vay kinh doanh chứng khoán.
- Cho vay du học: thanh tốn học phí và sinh hoạt phí của du học sinh.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Luan van


5
1.2. Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân
Theo từ điển Việt Nam, mở rộng được định nghĩa là làm cho phạm vi, quy mô
trở nên rộng lớn hơn trước. Như vậy, theo định nghĩa trên thì mở rộng cho vay là làm
cho phạm vi và quy mô cho vay lớn hơn. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về mở
rộng quy mơ cho vay:
Có quan niệm cho rằng, xét trong lĩnh vực ngân hàng thì mở rộng cho vay có
thể hiểu là việc tăng tỷ trọng các khoản cho vay trong tài sản của ngân hàng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về quy mô các khoản vay. Trong khi đó,

có quan niệm thì cho rằng mở rộng cho vay là việc ngân hàng tăng quy mô cho vay
thông qua tăng thị phần, tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng khối lượng khách hàng, đi
đôi với việc kiểm sốt rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.
Dựa trên hiểu biết và nhận thức thì tác giả cho rằng mở rộng cho vay cần phải
xét theo 2 chiều hướng. Thứ nhất, mở rộng cho vay theo chiều rộng nghĩa là tăng quy
mô cho vay và phạm vi cho vay của các NHTM. Thứ hai, mở rộng theo chiều sâu
nghĩa là bên cạnh việc tăng về mặt quy mơ số lượng cho vay thì chất lượng của các
khoản cho vay cũng cần phải được đảm bảo và nâng cao.
Như vậy quan điểm của tác giả: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là làm
tăng quy mô cho vay của khách hàng cá nhân trong hoạt động cho vay của ngân hàng
thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như: tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, tăng
số lượng khách hàng cá nhân vay vốn, đa dạng hóa các hình thức cho vay...Bên cạnh
việc mở rộng cho vay về quy mô, ngân hàng cũng cần chú ý đến chất lượng của khoản
vay, sao cho đảm bảo mở rộng gắn liền với chất lượng. [3]
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.2.2.1. Các nhân tố chủ quan thuộc phía ngân hàng
Thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng.
Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quy mô của hoạt động
tín dụng nói chung và của tín dụng ngắn hạn nói riêng. Bởi chính sách tín dụng chính
là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liên

Luan van


6
quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành
bại của một ngân hàng.
Một chính sách tín dụng đúng đắn là phải chính sách linh hoạt phù hợp với sự
thay đổi của môi trường kinh tế xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng. Tuỳ theo
từng thời kỳ mà ngân hàng điều chỉnh quy mơ tín dụng ngắn hạn hay trung - dài hạn;

tập trung, ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh sao cho phù
hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như là đảm bảo sự kết hợp
hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền và của chính bản thân ngân
hàng.
Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả
năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và
đường lối chính sách của nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính cơng bằng.
Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mơ của tín dụng ngắn
hạn ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố đó là: lãi suất cạnh
tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay:
Về lãi suất cạnh tranh: Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay
vốn của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ
thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Tuy nhiên các ngân hàng khơng thể hạ
lãi suất thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác để thu hút khách mà lãi suất cạnh
tranh này phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân
hàng, lãi suất phải phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi
phí của về quản lý, về trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra...
Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng
nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mở
rộng quy mơ hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng.
Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp
ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản
bảo đảm tiền vay đóng vai trị quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.
Thứ hai: Là công tác tổ chức của ngân hàng.

Luan van


7
Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt

chẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các
ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan
đảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo
điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao khoản
vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.
Thứ ba: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói
riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ
kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, địi hỏi trình độ của người lao
động ngày càng cao.
Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chun mơn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng
lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có
các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng... giúp ngân hàng có
thể có được những khoản tín dụng đảm bảo, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực
hiện một khoản tín dụng.
Như vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lý nhưng nếu
khơng có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chun
mơn và đạo đức nghề nghiệp thì cũng khơng thể đảm bảo được chất lượng các khoản
tín dụng cũng như mở rộng quy mơ tín dụng và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. [2]
1.2.2.2. Các nhân tố khách quan
a. Tình trạng của nền kinh tế
Tình trạng hiện tại của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động
kinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng khơng nằm
ngồi quy luật đó. Thậm chí hoạt động này của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
tình trạng này. Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các
NHTM cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của khách hàng

Luan van



8
cá nhân cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTM
càng trở nên gay gắt hơn.
b. Về phía khách hàng
Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ịch cho ngân
hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì khách hàng có vai
trị hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính
vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hồn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân
hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an tồn và nâng cao chất lượng tín dụng. Nhân tố
này bao gồm rất nhiều các yếu tố, nhưng chủ yếu là: khả năng tài chính của khách
hàng, năng lực và uy tín của khách hàng.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của
NHTM. Sau đây là 2 nhóm chỉ tiêu phổ biến để đánh giá mức độ mở rộng cho vay
khách hàng cá nhân:
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng về phạm vi và quy mô của cho vay
khách hàng cá nhân
- Tốc độ tăng trưởng số lượng KHCN: Phản ánh khả năng thu hút khách hàng
cá nhân của ngân hàng cũng như mức độ mở rộng về quy mô. Nếu tốc độ tăng số
khách hàng cá nhân được vay vốn càng cao chứng tỏ mức độ mở rộng về quy mô và
khả năng thu hút khách hàng cá nhân của ngân hàng càng lớn.
Số lượng KHCN vay vốn kỳ thực hiện – Số

Tốc độ tăng số
lượng khách

=

hàng cá nhân


lượng KHCN vay vốn kỳ trước

x 100%

Số lượng KHCN vay vốn kỳ trước

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN:Tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN
phản ánh dư nợ cho vay KHCN năm nay so với với năm trước. Tăng trưởng dư nợ cho
vay là một trong những tiêu chí phản ánh việc mở rộng cho vay. Dư nợ cho vay
KHCN năm nay cao hơn năm trước chứng tỏ cho vay KHCN năm nay mở rộng hơn so
với năm trước về quy mô.

Luan van


9

Tốc độ tăng
trưởng cho vay

Dư nợ CV KHCN kỳ thực hiện – Dư nợ CV
KHCN kỳ trước

=

KHCN

x 100%


Dư nợ cho vay KHCN kỳ trước

- Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN so với tổng
dư nợ: Phản ánh lượng vốn đầu tư được tập trung vào đối tượng KHCN tại từng thời
điểm.
Tổng dư nợ của cho vay KHCN

Tỷ trọng dư nợ cho

=

vay KHCN

x 100%
Tổng dư nợ cho vay

- Thị phần cho vay KHCN của NHTM: Thị phần là khái niệm về quy mô hoạt
động của một doanh nghiệp trong một thị trường nhất định. Đối với lĩnh vực ngân
hàng, khi ngân hàng nắm giữ thị phần của một sản phẩm dịch vụ nào đó chứng tỏ ngân
hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ đó. Thị phần cho vay
của ngân hàng có thể được xác định dựa trên tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ cho vay
càng lớn cho thấy thị phần cho vay của ngân hàng càng gia tăng, quy mô hoạt động
cho vay KHCN của ngân hàng càng được mở rộng và ngược lại.
Dư nợ CV KHCN của chi nhánh
Thị phần cho vay
KHCN của chi nhánh

=

x 100%

Tổng dư nợ CV KHCN của các chi
nhánh NHTM trên địa bàn

Như vậy, nếu ngân hàng có thị phần càng lớn trong cho vay KHCN sẽ càng tạo
điều kiện thuận lợi cho phép ngân hàng dễ dàng hơn trong việc mở rộng hoạt động cho
vay về mặt quy mô. Và ngược lại, nếu thị phần thấp thì ngân hàng sẽ bị hạn chế trong
việc cạnh tranh thu hút khách hàng
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo chất lượng cho vay khách hàng cá
nhân

Luan van


10
- Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN: Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN là tỷ lệ phần trăm
giữa nợ xấu cho vay KHCN và tổng dư nợ cho vay KHCN của NHTM ở một thời
điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Nợ xấu cho vay KHCN
Tỷ lệ nợ xấu cho vay
KHCN

=

Tổng dư nợ cho vay

X 100%

KHCN
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá chất lượng mở rộng cho vay KHCN. Nợ xấu
của ngân hàng là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ

và nợ có khả năng mất vốn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất
lượng cho vay tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý cho vay của ngân
hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Hoạt động tín dụng của NHTM ln tiềm ẩn nhiều rủi ro và nợ xấu là vấn đề
khó tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàng, điều quan trọng là NHTM phải
duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận được. Theo qui định của
NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu <= 3%.
- Mức trích lập dự phịng: Trích lập dự phịng rủi ro nhằm để bù đắp tổn thất đối
với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng khơng có khả
năng chi trả, hoặc do giải thể, chết, mất tích. Căn cứ vào phân loại nợ để xác định mức
trích lập dự phịng rủi ro.
Tỷ lệ trích lập
DPRR

Tổng DPRR trong cho vay KHCN
=

x 100%
Tổng dư nợ cho vay KHCN

- Tỷ lệ trích lập DPRR càng thấp chứng tỏ các khoản nợ xấu của ngân hàng
càng ít, chất lượng cho vay càng được nâng cao
- Mức độ sử dụng DPRR tín dụng cũng là một chỉ tiêu phản ánh mở rộng chất
lượng tín dụng cũng như thể hiện khả năng quản lý và giải quyết nợ xấu của ngân
hàng. Nếu mức độ sử dụng DPRR tín dụng càng ít thì có nghĩa là ngân hàng đang làm
tốt cơng tác thu hồi nợ, hạn chế nợ xấu, đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng. Ngược lại

Luan van



11
nếu mức độ sử dụng DPRR tín dụng cao thì có nghĩa là nợ xấu của ngân hàng lớn, chất
lượng tín dụng kém.
- Thu nhập cho vay KHCN: Thu nhập từ cho vay KHCN là một chỉ tiêu dùng
để đánh giá chất lượng của hoạt động cho vay. Thu nhập cao chứng tỏ, mở rộng hoạt
động cho vay của ngân hàng đang được thực hiện tốt và ngược lại. Các chỉ tiêu thường
được tính:
Thu nhập cho vay KHCN kỳ thực hiện –
Tốc độ tăng

Thu nhập cho vay KHCN kỳ trước
=

x 100%

trưởng thu nhập
Thu nhập cho vay KHCN kỳ trước
Tỷ trọng thu
nhập cho vay
KHCN

Thu nhập của cho vay KHCN
=

x 100%
Tổng thu nhập

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1 tác giả đã hệ thống và làm rõ các vấn đề lý luận tổng quan về ngân
hàng thương mại, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Tôi đã làm rõ hơn các

khái niệm, bản chất, loại hình và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Đồng thời nghiên cứu cũng đã hệ thống khái niệm, đối tượng về hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại. Luận văn cịn tìm hiểu về khái niệm mở rộng hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân, các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân và các chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Những cơ sở lý luận và những đánh giá mở
rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong chương này là tiền đề để phân tích
thực trạng hoạt cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre ở chương 2 của luận văn này.

Luan van


×