Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
···☼···

ĐỀ TÀI
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY
LỚP DT06 --- Nhóm 18 - HK 213
Thành viên 05 - Ngày nộp: 14/8/2022
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

1. Bùi Thị Linh Uyên

2115245

2. Bùi Minh Tuấn

2110640

Trung

3. Lê Nguyễn Nhật

Điểm số


2115115

4. Lê Công Tuấn

2115169

5. Lương Quang Tuấn

2112578

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12-08-2022

1


Contents

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
Chương 1: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY..............................6
1.1. Lý luận chung nhất về mâu thuẫn biện chứng.......................................................6

1.1.1.

Những quan điểm triết học Mác-Lênin về mẫu thuẫn biện chứng...................6

1.1.2.

Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng............................10


1.1.3. Ý nghĩa về mâu thuẫn biện chứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người.....................................................................................................................11
1.2. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 12

1.2.1.

Quan điểm về phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường..................................12

1.2.2.

Tính thống nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường......................14

1.2.3.

Tính mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường......................15

Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường.....................................................................................................................19
1.3.

Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU
THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY........................................................................................................................21
2.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay..................................................21
2.1.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.............................21
2.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...............................................................23
2.1.3. Hậu quả của phát triển kinh tế tác động đến môi trường.................................23
2.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ

môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.......................................................24
2.2.1. Căn cứ của giải pháp: Chỉ thị số: 36/1996/CT-TW Về tăng cường công tác bảo
vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước........................24
2.2.2. Sự lãnh đạo, nỗ lực của chính quyền, nhà nước trong công tác bảo vệ môi
trường..........................................................................................................................25
2.2.3. Người dân, doanh nghiệp cùng đồng hành, ủng hộ chính quyền trong công tác
bảo vệ môi trường........................................................................................................25
2


KẾT LUẬN.......................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................28

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả lồi người trong q trình sống.
Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn
và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của mơi
trường.
Ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường, biến đổi khí hậu diễn ra ở thành phố Hồ
Chí Minh chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã và đang được
thúc đẩy với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói có
nhiều nơi, nhiều lúc việc bảo vệ mơi trường đã bị xem nhẹ, những nguyên tắc để đảm bảo
phát triển bền vững đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống
xã hội. Do đó, phát triển kinh tế với khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Việc khai
thác, sử dụng tài ngun và mơi trường ở thành phố Hồ Chí Minh cũng khơng nằm ngồi
thực trạng chung của thế giới, có chăng chỉ là tính cực kì phức tạp, đa dạng và nan giải.
Khi nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của triết học Mác-Lênin, bằng phép biện chứng

duy vật, ta có thể thấy sự liên quan mật thiết tới quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt
đối lập (quy luật mâu thuẫn), bởi vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát
triển. Qua đó, sự phát triển kinh tế luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn làm kìm hãm và
gây cản trở, mấu chốt ở đây là môi trường. Mâu thuẫn tồn tại không chỉ một mà còn nhiều
mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập dẫn đến mâu thuẫn sẽ mất đi
3


và hình thành cái khác. Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn nghiên
cứu đề tài “Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào giải quyết mối quan hệ phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế gắn của bảo vệ môi trường
trong q trình phát triển đất nước; trên cơ sở đó đề xuất, phương hướng và giải cơ bản
nhằm gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường góp phần bảo đảm phát triển bền
vững ở thành phố Hồ Chí Minh.
Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế.
Phân tích mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với môi trường
và bảo vệ môi trường. Nội dung gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở thành phố Hồ
Chí Minh và rút ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết.
Trình bày, phương hướng và các giải pháp cơ bản gắn kết phát triển kinh tế với
bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững ở nước ta lâu dài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường nhằm phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh, dưới góc độ khoa học
kinh tế chính trị, tức là luận án nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa phát triển
kinh tế với môi trường và bảo vệ môi trường: xác định những quan điểm, phương hướng
và giải pháp gắn kết phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở tầm khái quát vĩ mô.
Phạm vi:

-

Không gian nghiên cứu: phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở thành phố
Hồ Chí Minh.

-

Thời gian từ trước năm 2022, và tầm nhìn đến các năm sau.

4. Phương pháp nghiên cứu.
4


Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này trước hết được sử dụng để
phân tích các dịng lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế, môi trường và bảo vệ môi
trường, mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
mơi trường …, từ đó hình thành khung lý thuyết cho đề tài luận án.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế, trong bảo vệ tài nguyên,
môi trường; trong gắn kết và phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, nhằm rút ra bài học
cho thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này cũng được sử dụng khi đánh giá những
thành công và hạn chế của thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường.
Phương pháp thu thập và xử lí thơng tin thứ cấp: Luận án thu thập số liệu thông tin
qua các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, các bộ, ngành liên quan và thơng qua các
văn bản cơng bố chính thức của các cơ quan nhà nước, các ngành chức năng…
5. Kết cấu đề tài.
Phần mở đầu.
Chương 1: Mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Chương 2: Vận dụng quan điểm triết học Mác-Lenin về mâu thuẫn biện chứng

trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

5


Chương 1: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ MƠI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1.1. Lý luận chung nhất về mâu thuẫn biện chứng
1.1.1. Những quan điểm triết học Mác-Lênin về mẫu thuẫn biện chứng
Tư tưởng biện chứng về các mặt đối lập đã sớm xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Trước khi phép biện chứng mácxít ra đời, ta có các phép biện chứng trước triết học
Mác-Lenin.
Phép biện chứng thời cổ đại là phép biện chứng tự phát, ngây thơ và mang nặng
tính trực quan được hình thành trên cơ sở quan sát tự nhiên, xã hội hoặc thông qua
kinh nghiệm của bản thân. Ba trung tâm triết học lớn nhất thời bấy giờ là: Triết học
Trung Hoa cổ đại, triết học ấn Độ cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại. Bên cạnh những
đặc điểm chung, do đặc điểm văn hố cũng như hồn cảnh lịch sử khác nhau nên sự
thể hiện tư tưởng biện chứng trong học thuyết triết học mỗi trung tâm đều có những
đặc điểm riêng không.
a. Triết học Trung Hoa cổ đại.
Triết học Trung hoa cổ đại là một nền triết học lớn của nhân loại, có tới 103 trường
phái triết học. Do đặc điểm của bối cảnh lịch sử Trung Hoa lúc đó là xã hội loạn lạc,
đời sống nhân dân cơ cực, đạo đức suy đồi nên triết học Trung hoa cổ đại tập trung
vào giải quyết các vấn đề về chính trị - xã hội. Những tư tưởng biện chứng thời này
chỉ thể hiện khi các nhà triết học kiến giải những vấn đề về vũ trụ quan.
Một trong những học thuyết triết học mang tư tưởng biện chứng sâu sắc là Học
thuyết Âm - Dương. Đây là một học thuyết triết học được phát triển trên cơ sở một bộ

sách có tên là Kinh Dịch. Một trong những nguyên lý triết học cơ bản nhất là nhìn
nhận mọi tồn tại khơng phải trong tính đồng nhất tuyệt đối, mà cũng khơng phải trong
sự loại trừ biệt lập không thể tương đồng. Trái lại tất cả đều bao hàm sự thống nhất
của các mặt đối lập - đó là Âm và Dương. Âm - Dương không loại trừ, không biệt lập,
mà bao hàm nhau, liên hệ tương tác lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Kinh dịch viết:

6


"Cương nhu tương thơi nhi sinh biến hố" 1, "Sinh sinh chi vi dịch"2. Sự tương tác lẫn
nhau giữa Âm và Dương, các mặt đối lập, làm cho vũ trụ biến đổi không ngừng. Đây
là quan điểm thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Học thuyết này cũng cho rằng chu
trình vận động, biến dịch của vạn vật trong vũ trụ diễn ra theo nguyên lý phân đôi cái
thống nhất như: Thái cực (thể thống nhất) phân đôi thành lưỡng nghi (âm - dương),
sau đó âm - dương lại tiến hành phân thành tứ tượng (thái âm - thiếu âm, thái dương thiếu dương), tứ tượng lại sinh ra bát quái, và từ đó bát quái sinh ra vạn vật.
Tuy nhiên, học thuyết Âm - Dương cho rằng sự vận động của vạn vật diễn ra theo
chu kỳ lặp lại và được đảm bảo bởi nguyên tắc cân bằng Âm - Dương. ở điểm này thì
học thuyết Âm - Dương phủ nhận sự phát triển biện chứng theo hướng đi lên mà cho
rằng sự vận động của các hiện tượng chỉ dừng lại khi đạt được trạng thái cân bằng Âm
-Dương. Hơn nữa, trong học thuyết Âm - Dương cịn nhiều yếu tố duy tâm thần bí như
quan điểm "Thiên tôn địa ty" cho rằng trật tự sang hèn trong xã hội bắt nguồn từ trật
tự của "trời đất", họ đem trật tự xã hội gán cho giới tự nhiên, rồi lại dùng hình thức bịa
đặt đó để chứng minh cho sự hợp lý vĩnh viễn của chế độ đẳng cấp xã hội.
Tóm lại, học thuyết Âm - Dương là kết quả của q trình khái qt hố những kinh
nghiệm thực tiễn lâu dài của nhân dân Trung Quốc thời cổ đại. Mặc dù cịn những tính
chất trực quan, chất phác ngây thơ và tồn tại những quan điểm duy tâm thần bí về xã
hội, nhưng học thuyết Âm - Dương đã bộc lộ rõ khuynh hướng duy vật và tư tưởng
biện chứng tự phát của mình trong quan điểm về cơ cấu và sự vận động, biến hoá của
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
b. Quan điểm triết học Ấn Độ cổ đại.

Đây là hệ thống triết học có sự đan xen hồ đồng giữa triết học với tôn giáo và
giữa các trường phái khác nhau. Các tư tưởng triết học được thể hiện dưới hình thức là
một tơn giáo. Theo cách phân chia truyền thống, triết học ấn Độ cổ đại có 9 trường
phái, trong đó có 6 trường phái là chính thống và 3 trường phái phi chính thống. Trong
1
2

Ngơ Tất Tố dịch và chú giải, trọn bộ, NXB Văn hóa thơng tin, chương 2
Ngô Tất Tố dịch và chú giải, trọn bộ, NXB Văn hóa thơng tin, chương 2

7


tất cả các học thuyết triết học đó thì học thuyết triết học thể hiện trong Phật giáo là học
thuyết mang tính duy vật và biện chứng sâu sắc tiêu biểu của nền triết học ấn Độ cổ
đại.
Phật giáo hình thành từ thế kỷ VI TCN do Tất Đạt Đa, tên hiệu là Thích Ca Mầu
Ni (563 - 483 TCN), khai sáng. Phật giáo cho rằng vạn vật trong thế giới khơng do
một đấng thần linh nào đó tạo ra mà được tạo ra bởi hai yếu tố là Danh (tinh thần) và
Sắc (vật chất). Trong đó Danh bao gồm tâm và thức, còn Sắc bao gồm 4 đại (đại địa,
đại thuỷ, đại hoả, đại phong). Chính nhờ tư tưởng nêu trên mà Phật giáo được coi là
tôn giáo duy vật duy nhất chống lại thứ tôn giáo thần học đương thời. Đồng thời Phật
giáo đưa ra tư tưởng "nhất thiết duy tâm tao", "vô thường", "vô ngã". "Vô ngã" nghĩa
là "khơng có cái ta, cái tơi bất biến", theo đó khơng có cái gì là trường tồn là bất biến,
là vĩnh hằng, khơng có cái gì tồn tại biệt lập. Đây là tư tưởng biện chứng chống lại đạo
Bàlamôn về sự tồn tại của cái tôi - átman bất biến. "Vô thường" tức là biến, biến ở đây
được hiểu như là sự biến đổi của vạn vật theo chu kỳ: Sinh - Trụ - Dị - Diệt (đối với
sinh vật), Thành - Trụ - Hoại - Không (con người). Phật giáo cũng cho rằng sự tương
tác của hai mặt đối lập Nhân và Duyên chính là động lực cho làm cho thế giới vận
động chứ không phải là một thế lực siêu nhiên nào đó nằm ngồi con người, thế giới là

vịng nhân quả vơ cùng vơ tận. Nói cách khác một vật tồn tại được là nhờ hội đủ Nhân,
Duyên.
c. Triết học Hy Lạp cổ đại.
Mặc dù hãy cịn nhiều tính "cắt khúc", nhưng triết học Hy Lạp cổ đại đã có những
phát hiện mới đối với phép biện chứng. Chính trong thời kỳ này thuật ngữ "biện
chứng" đã hình thành. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thời kỳ chiếm hữu
nô lệ, Hy Lạp cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về văn hoá, nghệ thuật, mà
trước hết là các thành tựu trong khoa học tự nhiên như: Thiên văn học, vật lý học, toán
học đã làm cơ sở thực tiễn cho sự phát triển của triết học trong thời kỳ này. Triết học
Hy Lạp cổ đại đã phát triển hết sức rực rỡ, trở thành nền tảng cho sự phát triển của
triết học phương Tây sau này.
8


Một trong những nhà triết học điển hình có tư tưởng biện chứng là Heraclit (540 480 TCN). Theo đánh giá của các nhà kinh điển Mác - Lênin thì Heraclit là người
sáng lập ra phép biện chứng. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng phép biện chứng
dựa trên lập trường duy vật.
Phép biện chứng của Heraclit chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các
luận điểm khoa học mà hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng được đề
cập dưới dạng các câu danh ngơn mang tính thi ca và triết lý. Tư tưởng biện chứng của
Heraclit được thể hiện như sau:
Quan niệm về sự vận động vĩnh cửu của vật chất. Theo Heraclit thì khơng có sự
vật, hiện tượng nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà trái lại, tất cả đều trong trạng
thái biến đổi và chuyển hố. Ơng nói: "Chúng ta khơng thể tắm hai lần trên một dịng
sơng vì nước mới khơng ngừng chảy trên sơng"3; "Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày
một mới". Theo quan điểm của Heraclit thì lửa chính là bản ngun của thế giới, là cơ
sở duy nhất và phổ biến nhất của tất cả mọi sự vật, hiện tượng. Đồng thời lửa cũng
chính là gốc của mọi vận động, tất cả các dạng khác nhau của vật chất chỉ là trạng thái
chuyển hoá của lửa mà thôi.
d. Triết học cổ điển Đức.

Ra đời vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, phép biện chứng duy tâm trong triết
học cổ điển Đức là hình thức thứ hai của phép biện chứng.
Trong triết học nhị nguyên của Cantơ, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về
sự thống nhất giữa các mặt đối lập, theo đó, sự thống nhất và thâm nhập lẫn nhau của
các mặt đối lập (lực hút và lực đẩy) là động lực của sự vận động, phát triển và động
lực đó có trước vật chất; vận động tách rời vật chất. Trong triết học duy tâm chủ quan
của Phíchtơ, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng cho rằng, mâu thuẫn là nguồn gốc
của sự phát triển. Mâu thuẫn và phát triển chỉ tồn tại trong ý thức, mâu thuẫn thể hiện
sự vận động tiến bộ của tư duy trong quá trình nhận thức. Trong triết học duy tâm
khách quan của Sêlinh, tư tưởng biện chứng cơ bản là tư tưởng về mối liên hệ phổ
3

Hà Thúc Minh, dịch, Triết Học Cổ Đại Hy Lạp La Mã (Việt Nam: Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1998), 137.

9


biến, về sự thống nhất và về sự phát triển; tư tưởng về sự thống nhất biện chứng của tự
nhiên, về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tự nhiên.
1.1.2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng.
- Các khái niệm:
Mặt đối lập là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những yếu tố,..có khuynh
hướng, tính chất trái ngược nhau. Mặt đối lập tồn tại một cách khách quan và phổ biến
trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai mặt đối lập liên hệ
nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng.
Mâu thuẫn biện chứng là một phạm trù dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách
vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa
các mặt đối lập. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan, phổ biến và đa
dạng, phức tạp trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong
mọi sự vật, hiện tượng và trong suốt quá trình phát triển của chúng, mâu thuẫn này

mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn
tại những mâu thuẫn khác nhau. Trong mỗi sự vật, hiện tượng, trong mỗi giai đoạn,
quá trình phát triển của sự vật hiện tượng cũng có những mâu thuẫn khác nhau. Mỗi
mâu thuẫn có vị trí, vai trò khác nhau trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên kết giữa chúng và
được thể hiện ở: thứ nhất, các mặt đối lập nương tựa và làm tiền đề cho nhau tồn tại;
Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh
giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn; thứ ba, giữa các mặt đối lập có
sự tương đồng, sự giống nhau và được gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Do
có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc,
mặt đối lập này có thể chuyển hóa sang mặt đối lập kia khi xét về một vài đặc trưng
nào đó.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng.
- Quá trình vận động của mâu thuẫn.
10


+ Khi mới xuất hiện mâu thuẫn thường được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt,
theo hai khuynh hướng trái ngược nhau (đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau).
+ Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau đó biến thành sự đối lập.
+ Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt, nếu có điều kiện
chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết.
+ Kết quả, sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự thống nhất mới
được hình thành. Tức là sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành cùng với mâu
thuẫn mới. Mâu thuẫn mới lại triển khai, phát triển và giải quyết làm cho sự vật
mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ.
Do vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật không thể tồn tại một
cách vĩnh viễn. Thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối gắn liền với tính tuyệt

đối của sự vận động và phát triển.
Tuy nhiên, khơng có thống nhất giữa các mặt đối lập sẽ khơng có đấu tranh giữa
chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời trong một
mâu thuẫn biện chứng. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính
ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là ngồn gốc của sự vận
động và sự phát triển. V.I Lenin khẳng định: “Sự phát hiện là một cuộc “đấu tranh”
giữa các mặt đối lập”4
Tóm tắt nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt,
những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản chất của nó; sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động vá phát
triển, làm cho cái cũ.
1.1.3. Ý nghĩa về mâu thuẫn biện chứng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người.
Với việc nghiên cứu về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay
quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn bởi
mâu thuẫn là động lực và cũng là nguồn gốc của sự vận động phát triển, có tính khách
quan phổ biến. Để nhận thức được đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và
4

V.I. Lenin (2005), Bút ký triết học, Toàn tập, tập 29, NXB, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.240.

11


phương pháp giải quyết đúng cho hoạt động thực tiễn thì cần phải đi sâu vào nghiên
cứu để phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật, sự việc. Để nhận biết có sự mâu thuẫn thì
trước hết phải tìm ra trong thể thống nhất đó có những mặt, những khuynh hướng nào
trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I. Lênin viết: "Sự phân đôi của cái thống
nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng" 5 .

Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu
thuẫn, xem xét vai trị, vị trí và mối quan hệ tác động qua lại của các mâu thuẫn; phải
xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác
động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế
mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển
và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
Để thúc đẩy sự vật phát triển thì việc ưu tiên hàng đầu là phải tìm mọi cách để giải
quyết mâu thuẫn, khơng được điều hồ mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức,
phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi
điều kiện đã chín muồi. Một mặt, phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác,
phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết
mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết
khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù
hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.
1.2. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
1.2.1. Quan điểm về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
-

Quan điểm về phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao

gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu thể chế kinh
tế và chất lượng cuộc sống.
5

V.I. Lenin (2005), Bút ký triết học, Toàn tập, NXB, Sự thật Hà Nội, tr.381.

1



Muốn phát triển kinh tế, đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn
định) đi liền với đó là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế thể hiện ở tỷ trọng các vùng miền,
ngành, thành phần kinh tế thay đổi theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa: tỷ trọng
của vùng nơng thơn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng của các
ngành dịch vụ, công nghiệp tăng đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại đa số
dân số trong xã hội để trở nên tươi đẹp hơn giáo dục y tế tinh thần quốc gia được
chăm lo nhiều hơn, mơi trường được đảm bảo. Phát triển kinh tế địi hỏi mở cửa nền
kinh tế, do đó mà trình độ tư duy quan điểm sẽ thay đổi.
Phát triển kinh tế là một q trình tiến hóa theo thời gian và do những nguyên tố
nội tại (bên trong) quyết định đến tồn bộ q trình phát triển đó.
- Quan điểm về bảo vệ mơi trường:
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành
Luật Bảo vệ môi trường. Dựa vào điều 3 Chương 1, để giải thích các khái niệm
sau:
Mơi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại,
phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đến
mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải
thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia và tài nguyên môi trường. Thống nhất quản lý
bảo vệ mơi trường trong cả nước và có chính sách đầu tư bảo vệ mơi trường có trách
nhiệm tổ chức thực hiện các việc giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ
phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ mơi
trường của thành phố Hồ Chí Minh ghi rõ trong điều 6: ‘‘Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của tồn dân tổ quốc cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành


1


pháp luật về bảo vệ mơi trường có quyền và có trách nhiệm phát hiện tố cáo các hành
vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ khắn khít. Phát triển kinh
tế- xã hội là q trình nâng cao điều kiện sống vật chất và tinh thần của con người qua
việc sản xuất ra của cải vật chất cải tiến quan hệ xã hội nâng cao chất lượng văn hóa
mà mơi trường cung cấp ngun liệu của không gian cho sản xuất, xã hội, sự giàu vào
của một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên, rất nhiều quốc gia phát
triển chỉ trên cơ sở khai thác tài nguyên để sản xuất đổi lấy ngoại tệ, thiết bị cơng nghệ
hiện đại. Có thể nói tài ngun đất và mơi trường tự nhiên nói chung trong đó có cả tài
ngun có vai trị quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia
vùng lãnh thổ địa phương.
1.2.2. Tính thống nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Kinh tế là cái chủ quan cịn mơi trường là cái vật chất tồn tại khách quan. Tuy
nhiên bảo vệ môi trường lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường thống nhất nhau về mục đích trong q trình phát triển
của một chỉnh thể tự nhiên – xã hội.
Sự phát triển kinh tế sẽ cho chúng ta điều kiện tốt để bảo vệ môi trường. Điều này
được thể hiện qua một số ví dụ sau:
Thứ nhất về tình trạng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự khác biệt giữa
các nước giàu và các nước nghèo ở chỗ đối với các nước giàu thì sự phát triển bền
vững phải gắn với việc giảm một cách đáng kể mức độ tiêu dùng lãng phí về năng
lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Trong khi các nước nghèo thì sẽ ra
sức khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất thô. Tức là phát triển kinh tế làm nâng
cao chất lượng cuộc sống, nhận thức của người dân, do đó lượng tài nguyên bị khai
thác giảm xuống, góp phần bảo vệ mơi trường
Thứ hai về bầu khí quyển: Phát triển kinh tế làm cho con người có điều kiện tạo
ra các loại máy móc sản xuất ít gây ảnh hưởng đến mơi trường và cả những máy móc

xử lí rác thải. Trước đây, trong những buổi đầu của ngành công nghiệp dệt, lượng
bơng lẫn trong khơng khí q lớn đã làm cho các công nhân dệt bị lao phổi, ung thư
1


phổi… rất nhiều. Nhưng cho đến nay không chỉ trong ngành dệt mà ở hầu hết các
ngành công nghiệp khác, các cơng nhân đều được bảo vệ an tồn do máy móc trang
thiết bị được cải tiến. Đó là thành quả của sự phát triển kinh tế. Các xưởng hiện nay đã
và đang có ngày càng nhiều máy móc xử lí rác thải. Các khu cơng nghiệp đã giảm
thiểu lưỡng khói độc bay vào khí quyển.
Thứ ba về mơi trường nước: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho nguồn nước
được bảo vệ an toàn và ngược lại. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ người dân được sử
dụng nguồn nước sạch ở nước ta trước đây và bây giờ. Kinh tế càng phát triển thì hệ
thống xử lý nước sạch càng hiện đại, rác thải trước khi đưa ra biển đã được xử lý, do
vậy đã hạn chế phần nào sự ô nhiễm môi trường nước.
Việc phát minh và đưa vào sử dụng các máy móc trang thiết bị mới nhằm hạn chế
tối thiểu tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường. Do vậy
xét trên một khía cạnh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích cực đến việc bảo
vệ môi trường.
Ngược lại, môi trường trong lành ổn định sẽ là điều kiện, cơ sở và động lực thúc
đẩy q trình phát triển kinh tế với các lí do sau:
Mơi trường an tồn mang lại một khơng gian làm việc an toàn và thoải mái khiến
con người hưng phấn và đảm bảo hoàn thành tiến độ cũng như chất lượng trong công
việc.
Bảo vệ môi trường sẽ tạo ra môi trường sống ổn định bền vững. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên được bảo vệ là cơ sở thúc đấy phát triển kinh tế. Hằng năm mỗi trận động
đất, sóng thần, lũ lụt hay thiên tai xảy ra đã làm tổn thất bao nhiêu của cải vật chất,
tiêu tốn rất nhiều ngân sách, vật chất để khắc phục hậu quả. Bảo vệ môi trường tốt sẽ
làm giảm thiểu tối đa các thiên tai, từ đó đẩy mạnh q trình phát triển kinh tế.
Như vậy sự phát triển của xã hội được coi là là sự phát triển, tiến bộ đích thức khi

có sự kết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường.
1.2.3. Tính mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trong cuộc sống ngày nay, do nhu cầu về điều kiện sống của con người ngày càng
cao nên tất yếu sẽ thúc đấy chúng ta phải phát triển kinh tế để thỏa mãn những nhu
1


cầu đó. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế địi hỏi có nguồn cung cấp nhiều hơn về
nguyên liệu để đảm bảo quá trình mở rộng sản xuất, mà nguồn cung cấp đó lại được
lấy từ tự nhiên và điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng tới môi trường: khai
thác tài nguyên quá mức, tàn phá tài ngun mà cịn làm giảm chất lượng mơi trường
sinh thái. Đây chính là mâu thuẫn: kinh tế càng phát triển thì ngày càng làm cho mơi
trường suy thối.
Hiện tại, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như các ngành,
địa phương ở Việt Nam cho đến nay vẫn cịn chưa tính đến một cách đầy đủ u cầu
bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường không chỉ là một yêu cầu tất yếu, cần thiết
mà còn phải là một mục tiêu hướng tới. Lẽ đương nhiên, không phải bất cứ sự tăng
trưởng kinh tế nào cũng kéo theo sự suy giảm về môi trường. Dưới đây là một số khía
cạnh mâu thuẫn trong chiến lược phát triển của các ngành kinh tế trong mối quan hệ
với môi trường.
-

Cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ lệ công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Các phương án phát triển được đề xuất ở tầm vĩ mô (cả nước), tầm trung mô

(ngành, địa phương) và vi mơ (cơng ti, doanh nghiệp) đều có nét chung nổi bật là tốc
độ tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thường được xác định
12-15% /năm so với sản xuất nông nghiệp (4-6% /năm). Kết quả là tỉ trọng của sản
xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP có xu hướng tăng lên nhanh chóng.

Sự tăng trưởng cao của các ngành cơng nghiệp, xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn
đề về môi trường cấn quan tâm đặc biệt, bởi lẽ đằng sau mức tăng trưởng của sản xuất
công nghiệp tàng ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng cơng
nghiệp giúp cơng nhân có cơng ăn việc làm khiến số lượng di dân cư vào thành thị
ngày một tăng, kèm theo là sự hịa trộn cơng nghiệp – độ thị. Qua đó làm tăng khối
lượng chất thải, khói bụi ô nhiễm không khí từ các phương tiện đi lại, phổ biến nhất là
xe máy và các chất gây ô nhiễm môi trường.

1


Một khía cạnh khác cũng cần phải tính đến trong kế hoạch định chính sách bảo vệ
mơi trường gắn với phát triển kinh tế là cùng với nhịp độ tăng trưởng của các ngành
kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tiêu dùng chất đốt cho năng lượng sẽ tăng
lên đáng kể. Sự tăng lên về tiêu dùng năng lượng than, điện…chắc chắn sẽ thải các
chất thải ngày một nhiều hơn và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống. Dưới đây
là dự báo nhu cầu sử dụng than trong nước (đơn vị: Nghìn tấn)
TT

Danh mục
TỔNG NHU
CẦU

2021

2025

2030

2035


2040

2045

99.307

116.927

139.390

146.977

153.943

140.846

I

Cơng nghiệp

88.368

104.807

128.240

137.888

145.639


134.215

1

Điện

59.074

71.553

93.007

103.360

110.191

101.229

2

Phân bón và

2.935

3.335

3.335

4.673


4.444

4.226

1


TT

Danh mục

2021

2025

2030

2035

2040

2045

hố chất
3

Xi măng

8.151


10.436

10.756

10.899

10.672

10.290

4

Luyện kim

11.936

12.098

12.621

11.358

12.412

13.704

6.272

7.385


8.521

7.598

7.921

4.765

Cơng nghiệp

5

khác

II

Dân dụng

9.578

10.079

9.110

7.049

4.903

3.232


III

Nơng nghiệp

1.360

2.040

2.040

2.040

3.400

3.400

Dựa trên kết quả dự báo nhu cầu than nêu trên cho thấy nhu cầu than của Việt Nam
đến năm 2025 sẽ dao động từ 92 triệu tấn, đến năm 2030 sẽ từ 130 triệu tấn đến năm
2035 từ 165 triệu tấn, đến năm 2040 khoảng 173 triệu tấn đến năm 2045 khoảng 182
triệu tấn.
Dựa trên cơ sở nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (than dầu) của các năm, có thể
dự báo các dạng khí độc (CO2, SO2…) ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí.
Vì vậy, ta có thể thấy từ thực tế Việt Nam những năm qua, chúng ta càng tập trung
vào các ngành công nghiệp, xây dựng, nền kinh tế tăng trưởng càng cao thì mơi trường
ngày càng bị ảnh hưởng một cách vơ cùng nghiêm trọng. Đây chính là một trong
những khía cạnh chính của sự đối lập giữa phát triển kin tế và bảo vệ môi trường.
- Không chỉ trong công nghiệp, xây dựng, việc phát triển nông nghiệp cũng đã và
đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ngày càng sâu rộng sẽ tiếp tục sử dụng

ngày càng mhiều chất hóa học vơ cơ độc hại và khó phân giải.
Trong cơ cấu GDP của nước ta, giá trị của nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn chiếm
giữ một tỉ trọng tương đối lớn (khoảng ¼). Ở phần lớn các tỉnh và địa phương, tỉ lệ
1


này cịn có nơi chiếm tới 50-60%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần
tỉ trọng của sản xuất nông nghiệp sẽ gắn liền với việc thâm canh ngày càng tăng trong
sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng và vật ni. Q trình thâm canh hóa sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tiếp tục gắn liền với việc tăng cường sử dụng các loại
phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Rõ ràng là nếu không có những chính sách và biện pháp bảo vệ thích hợp và lâu
dài thì với sự tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, các chất vơ cơ lâu phân
hủy và độc hại thì nguy cơ ơ nhiễm môi trường ở tất cả các thành phần môi trường
(đất, nước, khơng khí, đa dạng sinh học) sẽ ngày càng tăng lên, đe dọa chính sự phát
triển bền vững của sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người. Đây chính là một
khía cạnh đối lập rất rõ ràng trong mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nhiều nước trên thế giới và ngay ở Việt Nam.
1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường.
Những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn trên
mọi lĩnh vực, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã
hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái
và đa dạng sinh học của đất nước. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tiếp tục diễn biến
phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh.
Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh
hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho cơng tác quản lý và
khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh đổ thải trộm hoặc do cơng trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rị rỉ

hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra mơi trường.
Điển hình như sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền trung liên quan đến Công ty
Trách Nhiệm Hữu Hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS); sự cố cháy nổ tại
Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đơng… khơng những ảnh hưởng trực

1


tiếp đến môi trường, sức khỏe của người dân, mà còn đe dọa đến trật tự an ninh xã hội
của đất nước.
Mặt khác, hiện chất lượng khơng khí ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm và ngày càng nghiêm trọng. Với
sự gia tăng các nguồn ô nhiễm khơng khí, chất lượng khơng khí vượt ngưỡng cho
phép đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe người dân. Trong khi đó, chất thải
rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ chôn lấp chiếm hơn 70%, chủ yếu
là khơng hợp vệ sinh, vẫn cịn gần 36,5% chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn chưa
được thu gom, xử lý… Theo PGS, TS Lưu Thế Anh (Viện Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội). Những ngun nhân gây suy thối mơi trường ở nước ta
thời gian qua, trước hết là do quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng,
mức độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ngày càng cao, khai thác tài nguyên thiên nhiên
ồ ạt và thiếu kiểm sốt, phát sinh nhiều nguồn gây ơ nhiễm, chất thải ngày càng tăng
về thành phần và khối lượng. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chất thải
cịn thiếu và khơng được đầu tư đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày
càng cao, tác động xấu đến chất lượng môi trường, nhất là dẫn đến suy thoái các hệ
sinh thái và đa dạng sinh học. Chính vì thế, trên quan điểm triết học duy vật biện
chứng ta có thể nhận thấy giữa kinh tế và mơi trường có một mối quan hệ biện chứng,
trong đó giữa các mặt có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.
Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược chung về kinh tế - xã hội trong giai đoạn
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững, cần phải

có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa
phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm sốt mơi trường. Nếu khơng có một
chính sách đúng đắn, cục thể về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước
mắt cũng như về lâu dài, đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững và
ổn định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

2



×