Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Biện chứng giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.08 KB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

PHẠM THỊ PHƯƠNG THOAN

BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

PHẠM THỊ PHƯƠNG THOAN

BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. VŨ VĂN GẦU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của tơi. Những
kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Phạm Thị Phương Thoan


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ........................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................7
Chương 1 : LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......8
1.1 KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG..................8
1.1.1 Khái niệm phát triển xã hội ................................................................8
1.1.2 Khái niệm môi trường .......................................................................15
1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG

NHÌN TỪ QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC MÁC.................................................................... 19
1.2.1 Quan niệm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tự nhiên –con
người - xã hội ............................................................................................19
1.2.2 Mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ...............27
1.2.3 Bảo vệ môi trường – nhân tố đảm bảo cho sự phát triển xã hội
bền vững.....................................................................................................37
Kết luận chương 1 ......................................................................................51
Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ...........52
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ – TÀI NGUYÊN, KINH TẾ
- VĂN HĨA, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................52


2.1.1. Khái quát về điều kiện địa lý và tài nguyên của Thành phố Hồ
Chí Minh ....................................................................................................52
2.1.2 Khái quát về điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội của Thành phố
Hồ Chí Minh .............................................................................................59
2.2 THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .. 67
2.2.1 Những thành tựu về quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo vệ mơi
trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ............................................. 68
2.2.2 Những tồn tại và hạn chế giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..............................................84
2.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC
HIỆN TỐT CÔNG TÁC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG Q TRÌNH PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY........................................105
2.3.1 Phương hướng .................................................................................108
2.3.2 Những giải pháp chủ yếu để tăng cường công tác bảo vệ và phát
triển môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.............................110
Kết luận chương 2 ....................................................................................119

KẾT LUẬN .....................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................123


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường đóng vai trị đặc biệt quan trọng và khơng thể thay thế đối
với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như xã hội lồi người. Tuy
nhiên, mơi trường mà chúng ta đang sống đã và đang bị suy thoái nghiêm
trọng. Các vấn đề mơi trường tồn cầu như: khí hậu thay đổi theo hướng
nóng lên, tầng ơzơn suy giảm, mực nước biển dâng cao, mưa axít, bão lũ,
mưa lớn, hạn hán; các sự cố tràn dầu trên biển, sự cố môi trường ở các cơ sở
sản xuất... ngày càng gia tăng đã và đang gây ra hàng loạt ảnh hưởng xấu
đến sản xuất và đời sống ở nhiều vùng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
các cuộc Cách mạng công nghiệp, Cách mạng khoa học cùng với quá trình
cơng nghiệp hố trong hơn 3 thế kỷ qua đã và đang làm biến đổi nhanh
chóng và sâu sắc khơng chỉ bộ mặt của xã hội loài người mà cả tự nhiên.
Những biến đổi đó một mặt đã thúc đẩy nền văn minh nhân loại tiến nhanh
hơn bất kỳ một giai đoạn nào trước đây, song mặt khác, cũng đang bộc lộ tất
cả những mâu thuẫn gay gắt chưa thể điều hoà được giữa sự tiến bộ của
khoa học, kỹ thuật với việc bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội lồi người. Đó khơng cịn là vấn đề của riêng một
quốc gia nào mà giờ đây ô nhiễm môi trường, suy thoái sinh thái đã trở
thành mối quan tâm, lo lắng của toàn nhân loại.
Việt Nam tuy mới bước vào con đường phát triển kinh tế nhưng đã
phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Gần hai thập kỉ trở
lại đây, dưới tác động của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có sự phát triển
vượt bậc về mọi mặt. Tuy vậy, nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối
với mơi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay. Cùng với đà phát triển

của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm mơi trường đơ thị cũng tăng nhanh có
nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt, nhất là với


2
sức khỏe con người. Do đó, ở Việt Nam, muốn phát triển bền vững, đòi hỏi
tất yếu phải bảo vệ mơi trường, phải gìn giữ và phát triển tốt mơi trường
sinh thái.
Điều đó cũng trở thành cấp thiết đối với Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay, bởi lẽ TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học lớn của khu vực phía Nam, có vị trí, vai trị quan trọng đối với
cả nước. Nhưng Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung đơng dân cư
nhất Việt Nam, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, cùng lưu lượng phương
tiện giao thông khổng lồ, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể,
ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ mơi trường
chung… vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh đang là một trong những thành phố
phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.
Hệ quả của sự phát triển kinh tế, xã hội sẽ kéo theo những tác động
xấu đến môi trường nếu thiếu sự cân nhắc, tính tốn để giảm thiểu những
mặt trái của sự phát triển theo cơ chế mới. Vì vậy, kết hợp và đảm bảo mối
quan hệ thống nhất giữa đẩy nhanh tốc độ phát triển xã hội với thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trường là một yêu cầu bức thiết đối với thành phố Hồ
Chí Minh khi đi vào hoạch định các chiến lược phát triển, nhất là trong thời
kỳ tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Biện chứng giữa phát
triển xã hội và bảo vệ mơi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Khơng phải đến bây giờ mà ngay từ thời kỳ xa xưa vấn đề về phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm

của nhiều học giả ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã có những luận điểm quan trọng


3
đặt nền tảng cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề môi trường hiện nay.
Tuy không để lại những tác phẩm trọn vẹn chuyên bàn về chủ đề này, song
trong nhiều tác phẩm: Bản thảo kinh tế - triết học, Bộ Tư bản, Hệ tư tưởng
Đức, Biện chứng của tự nhiên và những thư từ ghi chép khác, C.Mác và
Ph.Ăng-ghen đã phân tích và luận giải sâu sắc mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên, dự báo về tình hình mơi trường sống trong xã hội hiện tại, về sự
biến đổi của môi trường cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, từ đó đúc rút
thành những nguyên lý, lý luận mang tính triết lý cao ở tầm triết học.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường có thể kể đến những cơng trình tiêu biểu như:
- Đề tài khoa học – công nghệ cấp bộ “Mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên trong sự phát triển xã hội” năm 2002 do TS. Hồ Sỹ Quý chủ
nhiệm đã phân tích về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề mối quan hệ giữa
con người và mơi trường. Trên cơ sở đó, nêu ra những suy nghĩ bước đầu
cho triết lý về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển
của xã hội Việt Nam ngày nay.
- Cơng trình “Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với phát triển kinh
tế ở nước ta hiện nay” năm 2004 của TS. Nguyễn Văn Ngừng đã nêu bật
thực trạng môi trường nước ta qua các giai đoạn; đề xuất những giải pháp
bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển kinh tế hiện nay.
- TS. Phạm Thị Ngọc Trầm với cơng trình “Mơi trường sinh thái, vấn
đề và giải pháp”, năm 1997, xác định vấn đề môi trường là một trong những
vấn đề tồn cầu của thời đại, trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp
bách của vấn đề môi trường sinh thái hiện nay, gợi mở những phương
hướng giải quyết vấn đề trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.
- Cơng trình “Ý thức sinh thái và vấn đề phát triển lâu bền” năm
2002 của TS. Phạm Văn Boong dựa trên phương pháp luận của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
ta về vấn đề môi trường đã khẳng định: Một trong những bước đi đầu tiên


4
nhưng có tính chất quyết định trong việc giải quyết vấn đề môi trường sống
hiện nay là trước hết phải thay đổi nhận thức và quan niệm của con người về
tự nhiên, về quan hệ giữa con người và tự nhiên, về vị trí của con người hoạt
động trong giới tự nhiên - đó chính là việc xây dựng ý thức sinh thái.
- Bài viết của tác giả Bùi Văn Dũng “Cơ sở triết học nghiên cứu về
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường”, Tạp chí Triết
học, Số 4, 2005. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận và
thực tiễn để luận giải cho mối quan hệ thống nhất biện chứng của các yếu tố
con người - xã hội - tự nhiên. Khẳng định các yếu tố trong quan hệ này biểu
hiện thành các mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu của sự phát triển kinh tế
xã hội với một bên là yêu cầu bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt mối quan hệ
này sẽ thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội đồng thời làm cho mơi trường
được duy trì, bảo vệ.
Nghiên cứu về vấn đề phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ở Thành
phố Hồ Chí Minh có thể kể đến các cơng trình như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Gia Trân“Tác động của q trình
đơ thị hóa đến biến đổi môi trường và bệnh tật của cộng đồng dân cư tại
TPHCM”(Luận án tiến sĩ Môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐHKHXH
&NV – ĐHQG TPHCM, 2010). Trong luận án, tác giả đã tập trung phân
tích những đặc điểm cơ bản của Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá những tác động của q trình đơ thị
hóa đối với mơi trường (môi trường tự nhiên và xã hội).

- Báo cáo nghiên cứu của Võ Hưng “Đánh giá tác động của công
nghiệp hóa đến điều kiện mơi trường và đời sống của cư dân tại một số địa
bàn đơ thị hóa ở TPHCM”, Sở Khoa học công nghệ TPHCM, 2011. Trong
báo cáo này, tác giả đã phân tích thực trạng đời sống của dân cư một số quận
nội thành ở Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp cơ bản để kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
ở Thành phố Hồ Chí Minh.


5
- Báo cáo tổng hợp “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường
phục vụ phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ” do viện Môi trường và tài
nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM chủ trì, năm 2004. Nội dung của báo
cáo tập trung trình bày về phương pháp luận của qui hoạch môi trường vùng
lãnh thổ; hiện trạng tài nguyên và môi trường vùng Đông Nam Bộ; dự báo
diễn biến tài nguyên môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
vùng Đông Nam Bộ; xây dựng cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp qui
hoạch vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù vấn đề bảo vệ mơi trường gắn liền với phát triển kinh tế - xã
hội đã được nhận thức sớm và đã có những hành động thực tiễn để bảo vệ
môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, song các chủ trương, kế
hoạch, hoạt động thực tiễn ấy hầu hết cũng chỉ bắt đầu từ những nhu cầu
bức xúc của môi trường do quá trình phát triển kinh tế xã hội đặt ra mà chưa
dựa trên một cơ sở lý luận mang tính hệ thống, khoa học để xây dựng chiến
lược phát triển xã hội bền vững trong tương lai hoặc là mới chỉ dừng lại ở
nhận thức mà chưa trở thành hành động thiết thực.
Trên cơ sở kế thừa hợp lý những thành tựu của các cơng trình nghiên
cứu trước, trong khn khổ của một luận văn cao học, tác giả xin được tiếp
tục tìm hiểu, góp phần vào việc làm sáng tỏ hơn nữa vai trò quan trọng của
vấn đề bảo vệ môi trường đối với sự phát triển của xã hội nói chung trong

giai đoạn hiện nay. Từ đó nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề bảo vệ môi
trường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và góp phần định hướng về mặt
lý luận trong việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là tập trung làm rõ mối quan hệ biện chứng


6
giữa phát triển xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường trên lập trường duy vật
biên chứng. Liên hệ với thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra
phương hướng và một số giải pháp góp phần vào công tác bảo vệ môi
trường ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trình bày quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về
vấn đề mối quan hệ giữa phát triển xã hội với bảo vệ môi trường.
Thứ hai, liên hệ thực tiễn công tác bảo vệ môi trường trong mối quan
hệ với đẩy nhanh tốc độ phát triển xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn việc đẩy nhanh
tốc độ phát triển xã hội kết hợp với công tác bảo vệ mơi trường ở thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu quan điểm
của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa
phát triển xã hội với bảo vệ môi trường mà chủ yếu là môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung làm rõ thực trạng vấn đề phát

triển xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường ở thành Phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
– Lênin. Ngoài ra, tác giả cịn kế thừa có chọn lọc những cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả đi trước.


7
Về phương pháp nghiên cứu, để nghiên cứu và trình bày vấn đề, tác
giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích
và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, lịch sử và logic vv…và một số phương
pháp nghiên cứu khác.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, ở một mức độ nhất định, luận văn góp phần làm rõ
cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
trên lập trường duy vật biện chứng.
Về mặt thực tiễn, Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và học tập một số nội dung về vấn đề môi trường và phát triển xã
hội, cũng như làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
02 chương, 05 tiết.


8
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1.1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm phát triển xã hội
Theo từ điển tiếng Việt : “Xã hội là hình thức sinh hoạt chung có tổ
chức của lồi người ở một trình độ phát triển nhất định của lịch sử, xây dựng
trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định” [97, 1140].
Theo quan niệm của Triết học Mác, vận động xã hội là hình thái vận
động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con
người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. “Xã hội
không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ
và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau. Theo C.Mác, “xã hội cho
dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại
giữa những con người” [44, 398]. Con người là sản phẩm cao nhất của tự
nhiên, bằng hoạt động của mình, con người đã làm nên lịch sử, tạo ra xã hội.
Do đó, xã hội khơng thể là cái gì khác mà chính là một bộ phận đặc biệt
được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật
chất cao nhất của vật chất trong q trình tiến hóa liên tục, lâu dài và phức
tạp của tự nhiên.
Như vậy, xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Song, đồng thời
với q trình tiến hóa tiếp tục của tự nhiên, xã hội cũng có một q trình
phát triển lịch sử của mình thể hiện bằng sự vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng trong cơ cấu của xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một
dạng cơ cấu xã hội cơ bản, đặc thù, được C.Mác gọi là hình thái kinh tế - xã
hội. Nền tảng chung của các cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ
sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người và người, trên đó sẽ


9
hình thành nên một kiến trúc thượng tầng phù hợp. C.Mác viết: “Tổng hợp
lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan
hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn

phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội
Cổ đại, Phong kiến, xã hội Tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất,
như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển
đặc thù trong lịch sử nhân loại” [44, 399-400]. Nghĩa là, mỗi giai đoạn phát
triển đặc thù của lịch sử nhân loại hay mỗi xã hội đều được đặc trưng bởi một
tổng thể quan hệ sản xuất. Song quan hệ sản xuất chỉ là cái hình thức bên
ngồi, là hình thức xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, còn cái
quyết định nội dung của nó lại chính là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản
xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người,
là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến tự
nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người và xã hội.
Xã hội với tư cách là một chỉnh thể vật chất tồn vẹn ln vận động,
biến đổi và phát triển. Theo nghĩa chung nhất, phát triển là thuộc tính bản
chất, phổ biến, vốn có của thế giới vật chất, là xu hướng chung của tự nhiên,
xã hội, tư duy. Theo quan niệm biện chứng, phát triển là sự biến đổi không
thuận nghịch về mặt chất lượng của sự vật từ thấp lên cao, sự biến đổi do sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ở bên trong sự vật tạo ra, tất
yếu dẫn tới sự nhảy vọt về chất, là quá trình phủ định cái cũ, khẳng định cái
mới, tạo ra khuynh hướng tiến lên của sự vật.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với sự phát triển xã hội. Vào nửa
đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong bối cảnh cơng
nghiệp hóa theo mơ hình của Mỹ, người ta thường đồng nhất khái niệm phát
triển xã hội với phát triển về kinh tế hay cụ thể hơn là tăng trưởng kinh tế.


10
Tuy nhiên, tư tưởng phát triển xã hội lấy tăng trưởng kinh tế làm nền tảng ấy
cũng gặp phải những bất cập, nhất là đối với các nước thế giới thứ ba, các
nước đang phát triển. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước tư

bản chủ nghĩa ở Châu Âu thế kỷ XVII – XIX đều dựa trên một nguồn lực đó
là bóc lột các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Mỹ La – Tinh. Với các
quan niệm và chính sách phát triển này dẫn đến tình trạng cùng với sự giàu
lên nhanh chóng của các nước cơng nghiệp phát triển, lại là sự nghèo đói và
sự phụ thuộc của các nước được coi là kém phát triển vào các nước công
nghiệp phát triển. Ranh giới ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo trên thế
giới không những bị thu hẹp mà càng bị khoét sâu thêm.
Sự thất bại và kém hiệu quả của quá trình cơng nghiệp hóa và hiện đại
hóa dựa trên tư tưởng “tăng trưởng kinh tế” thuần túy theo mơ hình Âu –
Mỹ khiến người ta phải nhìn nhận lại chủ kiến này.
Ngày nay, đã và đang xuất hiện nhiều quan niệm, mơ hình khác nhau
về sự phát triển xã hội, chúng phụ thuộc vào điểm xuất phát về kinh tế - xã
hội, khoa học - công nghệ của các quốc gia, khu vực và sự chi phối của các
quan điểm chính trị - xã hội. Đặc trưng chung của nhiều quan điểm, nhiều
mơ hình phát triển xã hội trong thời gian qua là đã quá đề cao và tập trung
chủ yếu vào các yếu tố kinh tế, yếu tố kỹ thuật - cơng nghệ, tuyệt đối hóa
các yếu tố đó, coi chúng như những tiêu chí quyết định sự phát triển xã hội.
Từ đó đã dẫn tới sự đồng nhất phát triển xã hội với tổng thu nhập quốc dân,
thu nhập quốc dân tính theo đầu người, tỷ trọng nơng nghiệp, tỷ trọng cơng
nghiệp trong nền kinh tế, coi văn hóa phương Tây là mơ hình phát triển
chung, tối ưu của xã hội. Chính quan điểm coi sự phát triển xã hội dựa vào
các quan điểm, mơ hình trên với những tiêu chí phát triển cực đoan, lệch hẳn
về mục tiêu kinh tế đã dẫn đến tai họa cho môi trường sống như nạn cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, sự phân cực sâu


11
sắc giữa các nước giàu và các nước nghèo, giữa người giàu và người nghèo;
chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân... Nền văn minh công nghiệp đã
tồn tại trên thế giới hơn 300 năm, thế nhưng, cho đến nay, một bộ phận đáng

kể loài người vẫn đứng trước nguy cơ nghèo đói, bệnh tật, khủng hoảng mơi
trường sống... Đó là những vấn đề đang đe dọa sự sống của hành tinh chúng
ta. Mọi tai họa đều có thể xảy ra nếu như con người và xã hội loài người
khơng thay đổi chiến lược phát triển của mình. Quan niệm về sự phát triển
lâu bền (bền vững) đã xuất hiện thể hiện yêu cầu mới về nội dung phát triển
của xã hội hiện đại.
Vậy phát triển bền vững là gì? Hội nghị thượng đỉnh về mơi trường và
phát triển họp ở Rio de Janeiro (Braxin) vào tháng 6/1992 đã làm rõ nội
dung khái niệm “phát triển lâu bền” là “sự phát triển kinh tế - xã hội lành
mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm
đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không gấy bất lợi đối với
các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ” [xem 5, 20].
Điều 3 - Luật bảo vệ môi trường của nước Việt Nam năm 2005 ghi rõ:
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Kinh tế học cũng đã xác định: “Phát triển bền vững là q trình phát
triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cộng đồng người này không làm
thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hơm
nay khơng xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của
loài người khơng đe dọa sự sống cịn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của
các loài khác trên hành tinh” [88, 73].


12
Tuy nhiên, lấy gì để đo được sự phát triển bền vững? Và có thể đưa ra
khái niệm “Phát triển bền vững ở mức chấp nhận được”? Đây là vấn đề
khơng đơn giản, hiện đang được nghiên cứu. Đã có nhiều hệ thống tiêu chí,
chỉ tiêu được đề xuất, nhưng được thừa nhận ngày càng rộng rãi là 4 mức độ

đo sau:
Thứ nhất, phát triển bền vững được tính trên giá trị GDP hoặc GNP.
Tuy nhiên với cách tính này, để phát triển kinh tế phải tiêu tốn tài nguyên và
tạo ra các chất thải độc hại. Do vậy, cần phải tính đến việc hạn chế tối đa
nhu cầu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo và mức độ tái sinh tài nguyên, vật
liệu từ các chất thải. Bên cạnh các giá trị bình quân GDP, GNP, sự chênh
lệch các giá trị này ở các tầng lớp dân cư khác nhau cũng được tính như một
giá trị đo kinh tế của sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế không
phải bao giờ sự tăng trưởng kinh tế cũng tương ứng với việc cải thiện điều
kiện sống của toàn thể cộng đồng xã hội. Thậm chí ở nhiều nơi, khi của cải
xã hội tăng lên, người ta còn cảm thấy mình nghèo hơn trước và bị thải loại
về mặt xã hội, khi tình trạng bất cơng gia tăng. Trong khi mức sống của
phần lớn người dân thành thị đã tăng lên đáng kể thì vẫn có những bộ phận
khơng nhỏ ở vùng sâu, vùng xa còn chưa được tiếp cận những điều kiện tối
thiểu về y tế, giáo dục; còn thiếu thốn lương thực, nước sạch cũng như các
nhu cầu sống cơ bản của con người. Khoảng cách giàu nghèo, phân tầng xã
hội có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường. Như
vậy, các chính sách tăng trưởng, thậm chí bền vững về kinh tế, cũng có thể
gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng. Sự mất cân đối về mặt xã hội
dẫn đến những căng thẳng, các mối quan hệ xã hội gắn bó bị phá vỡ, bạo lực
gia tăng. Hậu quả là làm giảm, thậm chí triệt tiêu hồn tồn mọi cố gắng của
tăng trưởng, phát triển. Đó là tính khơng bền vững trong sự phát triển xã hội.


13
Thứ hai, phát triển bền vững có thể đánh giá thơng qua chất lượng các
thành phần mơi trường khơng khí, nước, đất, sinh thái; mức độ duy trì các
nguồn tài nguyên không tái tạo; việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành cho các hoạt động bảo
vệ môi trường; khả năng kiểm sốt của chính quyền đối với các hoạt động

kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân.
Thứ ba, phát triển bền vững địi hỏi sự tự do thực sự của các cơng
dân, về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ và chất lượng
mơi trường nơi họ đang sống; Phát triển bền vững địi hỏi sự cơng bằng về
các quyền lợi xã hội, như: có cơng ăn việc làm, đảm bảo các quyền lợi kinh
tế và xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và nghèo trong xã
hội, … Ở đây, vị trí trung tâm của con người nổi lên với tư cách là mục tiêu
cao nhất của sự phát triển xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững chủ yếu
không phải là tạo ra nhiều hàng hóa, của cải mà nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống con người, không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, giới tính, vùng
miền. Khi con người cịn chưa được đáp ứng những nhu cầu trước mắt, họ
sống trong nghèo đói, đó là nguy cơ lớn đe dọa mơi trường tự nhiên. Cạm
bẫy đói nghèo lại tạo ra cái vịng luẩn quẩn cho cả con em họ- các thế hệ
tương lai. Khi mà đói nghèo vẫn cịn hiện diện thì cuộc đấu tranh chống đói
nghèo là mục tiêu trọng tâm của phát triển bền vững về xã hội. Quan điểm
toàn diện địi hỏi phải có sự quan tâm đầy đủ cũng như phải có các thể chế
chính sách cụ thể nhằm điều tiết bất công, một yếu tố quan trọng nhằm xố
đói giảm nghèo, đảm bảo cho phát triển bền vững. Phát triển bền vững địi
hỏi phải thay đổi chính sách xã hội cho phù hợp như chính sách trợ cấp,
chính sách thuế để loại trừ xu hướng già hố ở các xã hội phát triển.


14
Thứ tư, Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và
phong cách sống có hại cho mơi trường chung của trái đất như các thói quen
sinh nhiều con ở các nước đang phát triển theo triết lý trời sinh voi, trời sinh
cỏ; thói quen tiêu dùng lãng phí của cơng dân các nước cơng nghiệp phát
triển; Phát triển bền vững đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay
cho các tập tục lạc hậu cũ và xác lập các tập tục phù hợp với điều kiện sống

đang thay đổi của con người. Thí dụ, để phù hợp với q trình đơ thị hố
đang diễn ra trên trái đất, con người cần phải thay đổi các thói quen lành
mạnh của nền văn minh đơ thị; Độ đo văn hoá của phát triển bền vững cịn
là “văn hố xanh”. Văn hố xanh là nền văn hố phù hợp với sự phát triển
bền vững, đó là tồn bộ các hoạt động văn hố của con người dựa trên đạo
đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. Văn hoá xanh thể hiện trong: việc xây
dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở, giao thông đô thị…, các quan hệ xã hội của
con người và thái độ của con người đối với thiên nhiên. Văn hoá xanh thể
hiện trong thái độ và hành vi của con người hướng tới sự giảm nghèo đói,
nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. ở đây, sự vượt lên nghèo đói
khơng phải bằng bất cứ cách nào mà chỉ bằng các phương thức phù hợp với
đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. Trong văn hố xanh có cả thái độ
đúng đắn của con người đối với các hiện tượng tiêu cực trong môi trường xã
hội như: chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội đang làm mai một cuộc
sống tốt đẹp của nền văn minh nhân loại. Để có được các thay đổi phù hợp
với quan điểm về phát triển bền vững, mọi người trên trái đất cần phải thay
đổi các quan điểm về đạo đức sống. Trước hết là trách nhiệm của con người
đối với thiên nhiên và thế hệ tương lai bao gồm: trách nhiệm sống hoà hợp
với thiên nhiên, sự tồn tại bình đẳng của lồi người và các dạng sống khác
trên trái đất, ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
sống chung của hành tinh.


15
Để phát triển xã hội bền vững, trước hết cần phát triển con người một
cách bền vững, hay làm tăng năng lực và phạm vi lựa chọn của con người để
họ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư
thường xun, lâu dài bằng các thể chế chính sách vừa dài hạn vừa rõ ràng,
cụ thể. Cần có sự phân chia phù hợp với các nhóm đối tượng có các đặc
trưng khác nhau về vùng miền, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, thậm

chí cả sự khác biệt về tơn giáo hay truyền thống văn hoá. Chiến lược phát
triển con người cần được xem xét trên nhiều phương diện, vừa nâng cao
năng lực mọi mặt của con người, vừa tạo điều kiện phát huy tối đa các năng
lực đó nhằm vươn tới mục đích cuối cùng mang lại cuộc sống tốt đẹp, mang
lại tự do, giải phóng con người.
Như vậy, trong xu hướng phát triển của xã hội, trước những thành tựu
đã đạt được cũng như những nguy cơ con người đang và sẽ đối mặt, nhân loại
đang hướng đến một quan điểm phát triển bền vững. Trong đó, sự phát triển
về kinh tế không phải là tiêu chuẩn duy nhất của xã hội mà còn phải đảm bảo
các yếu tố khác cho con người mà môi trường là nhân tố không thể thiếu.
1.1.2 Khái niệm môi trường
Môi trường, theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội,
1988: 1. Là nơi xảy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong mối
quan hệ với hiện tượng q trình ấy. 2. Tồn bộ nói chung những điều kiện
tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong
mối quan hệ với con người, với sinh vật đó.
Luật bảo vệ mơi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Điều 3, mục 1 định rõ: “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [67, 46].
Quan điểm triết học Mác - Lênin cho rằng: “môi trường là nơi sinh


16
sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội. Đó là mơi trường
sinh địa - hóa học, hay sinh quyển. Sinh quyển là vùng lưu hành sự sống
trên trái đất, là một hệ thống mở về nhiệt động học, bao gồm toàn bộ các cơ
thể sống (sinh thể), các sản phẩm và các chất thải trong quá trình hoạt động
sống của chúng, đồng thời bao gồm cả phần khí quyển (khơng khí), thủy
quyển (nước), thạch quyển (đất đá) và năng lượng mặt trời, nơi đã và đang

có sự sống” [44, 425]
Có rất nhiều kiểu dạng mơi trường khác nhau (ví dụ như mơi trường địa
lý, môi trường đô thị, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, mơi trường
chính trị…) nhưng tổng qt lại, mơi trường bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu
là môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội. Từ đó, con người hình thành
nên mơi trường văn hóa.
Mơi trường tự nhiên hay mơi trường xã hội đều bao chứa trong nó nhiều
loại hình mơi trường được đặc trưng bởi cơ cấu vật chất và các quan hệ khác
nhau. Tuy vậy, bản chất của chúng lại liên hệ với nhau thông qua các hoạt
động người. Con người vừa là sản phẩm trực tiếp của tự nhiên, vừa là chủ thể
sáng tạo của tự nhiên. Con người cũng vừa là một sinh thể xã hội, vừa là chủ
thể của các môi trường xã hội. Vì vậy, mơi trường tự nhiên và mơi trường xã
hội có các mối liên hệ khơng chia cắt trong toàn bộ sự tồn tại và phát triển của
con người. Tuy nhiên, giữa môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cũng có
những nét đặc trưng riêng của nó tạo thành đối tượng nghiên cứu của các
khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội và khoa học nhân văn.
Để hiểu được môi trường tự nhiên trước hết cần hiểu tự nhiên là gì? Có
thể nói, mơi trường tự nhiên là sự tổng hợp tồn bộ những gì tồn tại khách
quan, là cái đương nhiên tồn tại, không phải do ý muốn, hiểu biết và sáng
tạo của con người. Theo nghĩa này, môi trường tự nhiên được hiểu là bao
gồm toàn bộ vũ trụ, thiên hà, thế giới vật lý, sinh học. Đó là đất, nước, biển,


17
ao, hồ… và tất cả sinh vật, kể cả con người. Các yếu tố của môi trường tự
nhiên tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều tác động của
con người. Môi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người những loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất
thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm

phong phú.
Con người là một bộ phận của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát
triển và tiến hóa lâu dài của mơi trường tự nhiên. Cũng như các dạng động
vật khác con người vẫn phải sử dụng các tư liệu sinh hoạt từ tự nhiên như
đất đai, khơng khí, cây cối, thú rừng…Nhưng khác với các loài động vật
khác, con người biết trồng, cấy, thuần dưỡng, chăn nuôi gia súc, cải tạo đất
đai, khai thác tài nguyên trên bề mặt và trong lòng đất… “con vật chỉ tái
sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra tồn bộ giới tự
nhiên” [58, 137].
Những hoạt động cải tạo tự nhiên của con người làm cho tự nhiên có
nhiều biến đổi. Trên ý nghĩa này, C. Mác đã chia tự nhiên làm hai bộ phận
hợp thành: tự nhiên thứ nhất – tự nhiên tinh khiết, tự nhiên thuần túy và tự
nhiên thứ hai – tự nhiên có sự tác động của con người và do con người tạo
ra một bản sao từ tự nhiên thứ nhất, làm thành một tự nhiên mới, gắn với
tồn bộ các thích nghi, ứng xử, các biến đổi tự nhiên thông qua các hoạt
động của con người.
Trong quá trình con người cải biến giới tự nhiên phục vụ cho sự tồn
tại của mình, tất yếu nảy sinh những sinh hoạt cộng đồng như lao động, giao
tiếp, con người dần tách mình ra khỏi thế giới động vật, và cùng với mơi
trường tự nhiên vốn có, con người cịn tạo ra cho mình một mơi trường thứ
hai – mơi trường xã hội hay môi trường tự nhiên đã được “người hóa”.


18
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, qui định, qui ước… ở các cấp khác nhau như:
quốc gia, tỉnh thành, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, các tổ chức tơn
giáo, tổ chức đồn thể.. mơi trường xã hội định hướng hoạt động của con
người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho
sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác

Như vậy, sự tồn tại của con người không chỉ gắn bó với mơi trường tự
nhiên mà cịn gắn bó khơng tách rời mơi trường xã hội, vì chỉ có trong mơi
trường xã hội con người mới trở thành con người đích thực. Trong mơi
trường xã hội con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối. Các yếu
tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, lịch sử… đều xoay quanh con
người và lấy con người làm mục tiêu cho mình. Mơi trường xã hội tốt thì các
thành tố cấu thành mơi trường xã hội sẽ bổ trợ cho nhau, con người sẽ được
hưởng đầy đủ các quyền: sống, làm việc, cống hiến và hưởng thụ. Tuy nhiên,
mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội.
Dưới góc độ tiếp cận này có thể khẳng định rằng, vấn đề mơi trường có
vị trí quan trọng trong q trình tồn tại và phát triển của con người. Sự xáo
trộn về môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp
đến cuộc sống của con người. Một khi môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô
nhiễm, con người sẽ luôn phải sống trong nổi lo âu về thiên tai như lụt lội,
mất mùa, bệnh tật… Nếu môi trường xã hội bị phá vỡ, tệ nạn xã hội sẽ gia
tăng làm phá vỡ cấu trúc gia đình – làng xã, hậu quả là cả một cộng đồng
người rơi vào trạng thái bất an. Sự phản ánh trên cho thấy, mơi trường có liên
quan trực tiếp đến cuộc sống con người. Để xử lý mối tương tác đó, con
người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được
“tiếng nói chung” với mơi trường.


19
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VỚI BẢO
VỆ MƠI TRƯỜNG NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC
1.2.1. Quan niệm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tự nhiên
– con người – xã hội.
Vấn đề về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội với các nhu cầu xã hội
đã được quan tâm, bàn đến từ rất sớm. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lại có một
cách nhìn nhận và giải quyết khác nhau.

Thái độ hịa hợp với tự nhiên được hình thành từ lâu trên cơ sở những
quan niệm về con người trong các học thuyết phương Đông. Theo nhiều tác
giả, con người trong quan niệm của các tôn giáo phương Đông và trong hầu
hết các học thuyết triết học phương Đông truyền thống đều khơng đối lập
với mơi trường sống của mình mà trước hết là môi trường tự nhiên. Con
người luôn được coi là một thành tố, một bộ phận của giới tự nhiên. Trong
quan niệm của Nho giáo, tự nhiên, vũ trụ (Thiên, thiên đạo, thiên tính, thái
hư, thiên mệnh...) bao giờ cũng là cái nằm ngồi ý chí của con người, sinh ra
họa phúc, thiện ác... ở trần gian. Các nhà Nho đều thừa nhận “thiên mệnh”
và cho rằng, không một ai có thể cải tạo được “thiên mệnh” mà cần phải
thích nghi với nó. Trong học thuyết Nho giáo, mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên là mối quan hệ “Thiên nhân cảm ứng”. Bởi vậy, trong đời sống
của mình, con người phải hiểu mệnh trời, phải biết sợ mệnh trời (“tri thiên
mệnh”, “úy thiên mệnh”- Khổng Tử) để từ đó biết “ứng thời” theo “thiên
mệnh”, “thiên đạo” [xem: 68, 40].
Trong triết học Phật giáo thì mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều
có quan hệ với nhau và đều là điều kiện cho sự tồn tại của nhau. “Thử hữu bỉ
hữu, thử sinh cố bỉ sinh, thử vô cố bỉ vô, thử diệt cố bỉ diệt” - sở dĩ cái này tồn
tại nên cái kia tồn tại, sở dĩ cái này sinh ra nên cái kia sinh ra, sở dĩ cái này
khơng có nên cái kia cũng không tồn tại, sở dĩ cái này mất đi nên cái kia cũng


20
mất” [xem: 68, 41]. Với logic của quan hệ “thử” và “bỉ” như trên, chúng ta có
thể hiểu ở đây khơng có chỗ cho sự đối lập nào giữa tự nhiên và con người.
Ở phương Tây, Đạo Cơ đốc cho rằng Thượng đế sinh ra mn lồi, là
nguồn gốc chung của con người và kêu gọi con người sống hướng thiện, vị
nhân. Kinh Cựu ước ghi: “Như vậy, Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh
của người... và Chúa nói: “hãy sinh sơi nảy nở và tăng lên gấp bội, hãy thêm
sức mạnh cho trái đất, hãy quy phục cá ở biển cả, chim mng trên khơng

và mọi lồi sinh vật di chuyển trên trái đất” [xem: 5, 143-144].
Được luận bàn đến khá sớm ở trong lịch sử tư tưởng triết học, nhưng
đến triết học Mác thì vấn đề mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và sự
phát triển xã hội mới được bàn đến một cách đúng đắn và khoa học.
Mặc dù các nhà kinh điển đã khơng dành trọn một tác phẩm nào để
trình bày nhưng vấn đề này đã được C.Mác và Ph.Ăng-ghen bàn đến khá sâu
sắc. Khơng ít những vấn đề mơi sinh, mơi trường hiện tại mà chúng ta đang
xem là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết được đặt ra do sự phát triển của xã hội
cơng nghiệp ở thế kỷ XX ít nhiều đã được C.Mác, Ph.Ăng-ghen suy ngẫm,
nêu ra ở tầm triết học, triết lý.
Trong tác phẩm Chống Đuy rinh, khi phê phán quan điểm của Đuy rinh
cho rằng tính thống nhất của thế giới là ở sự tồn tại của nó, Ph.Ăng-ghen đã
khẳng định: “... Tính thống nhất thực sự của thế giới chính là ở tính vật chất
của nó, và tính vật chất này được chứng minh khơng phải bằng vài ba lời lẽ
khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó
khăn của triết học và khoa học tự nhiên” [68, 54]. Đây là quan điểm có tính
chất nền tảng trong việc xem xét mọi liên hệ trong thế giới nói chung, trong
đó có liên hệ đặc biệt giữa con người và mơi trường sống của mình.
Như Ph.Ăng-ghen chỉ ra, khoa học, từ nhiều phương diện khác nhau
đã chứng minh được sự hình thành và phát triển của giới tự nhiên, khám phá


×