MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................2
NỘI DUNG CHÍNH...........................................................................................4
I.
Khái quát chung về hoạt động xúc tiến thương mại...........................4
1.
Khái niệm chung về xúc tiến thương mại.............................................4
2.
Chủ thể hoạt động xúc tiến thương mại................................................4
3.
Các hình thức xúc tiến thương mại của thương nhân...........................4
4.
Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại...........................................5
II.
Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động xúc tiến
thương mại.......................................................................................................5
1.
Quy định về hoạt động khuyến mại......................................................5
2.
Quy định về hoạt động quảng cáo thương mại.....................................8
3.
Quy định về hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.........10
4.
Quy định về hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại.......................11
III.
Pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam hiện nay
– một số bất cập và hướng hoàn thiện........................................................13
1.
Đối với hoạt động khuyến mại............................................................13
2.
Đối với hoạt động quảng cáo thương mại...........................................14
3.
Đối với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ................14
4.
Đối với hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại...............................15
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại năm 2005
2. Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại
3. Luật Quảng cáo 2012
4. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Tập 2, PGS.TS.
Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2015
5. Nguyễn Thị Bích Hiệp, Hoạt động xúc tiến thương mại ở Việt Nam Thực tiễn và hướng hoàn thiện, Luận văn tốt nghiệp
6. Thực trạng pháp luật về hoạt đơng trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch
vụ và hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị, Tiểu
luận Luật Thương mại, 2019
7. Pháp
luật
về
khuyến
mại,
Tiểu
luận
Luật
Thương
xem 02/05/2020
mại,
PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với môi trường đầu
tư kinh doanh rộng mở đã và đang là điều kiện cực kì thuận lợi cho sự ra đời và
phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Quyền tự do
kinh doanh (quy định tại Điều 33 Hiến pháp 2013) cho phép mọi người tự do
lựa chọn hình thức, ngành nghề kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, tạo ra
một hành lang pháp lý thơng thống cho hoạt động đầu tư, sản xuất; đồng thời
tất yếu dẫn đến sự trùng lặp trong lĩnh vực kinh doanh, thị trường của một số
doanh nghiệp. Như vậy, cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi.
Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sẽ phải tìm cách để thu hút
khách hàng, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: tuyên truyền,
giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ; tổ chức bán hàng với mức giá ưu đãi; phát quà
tặng… Những hoạt động này được gọi là xúc tiến thương mại, là hoạt động tất
yếu của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Có thể thấy hoạt động xúc tiến thương mại đóng một vai trị quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và thị trường mua
bán, trao đổi hàng hóa nói chung. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã có
những quy định cụ thể về hoạt động xúc tiến thương mại tại Luật Thương mại
2005 (có hiệu lực ngày 01/01/2006); Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi
tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Luật Quảng cáo 2012.
Với mục đích, mong muốn có một cái nhìn sâu sắc, tồn diện hơn về quy định
của pháp luật đối với vấn đề này, người viết đã lựa chọn chủ đề “Pháp luật về
hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài chắc chắn khơng thể tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy/cơ để đề tài có thể được hoàn thiện hơn!
NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát chung về hoạt động xúc tiến thương mại
1. Khái niệm chung về xúc tiến thương mại
Dưới góc độ pháp lý, hoạt động xúc tiến thương mại được quy định cụ thể
trong luật Thương mại. Khoản 3 Điều 10 Luật Thương mại 2005 quy định:
“Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Đây
là định nghĩa duy nhất về xúc tiến thương mại trong pháp luật Việt Nam hiện
nay.
Bên cạnh việc tự mình tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại, thương nhân
cũng có thể thơng qua thương nhân khác thực hiện điều này, từ đó dẫn đến việc
hình thành khái niệm dịch vụ xúc tiến thương mại. Trong pháp luật thương mại,
dịch vụ xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động kinh doanh, theo đó thương
nhân thực hiện một hoặc một số hành vi nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương
mại cho thương nhân khác để kiếm lời.
2. Chủ thể hoạt động xúc tiến thương mại
Có thể chia các chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại thành
ba nhóm: Chính phủ (hồn thiện mơi trường pháp lý, thành lập các cơ quan:
Cục xúc tiến thương mại, Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước
ngoài…); Các tổ chức xúc tiến thương mại (Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội
ngành hàng…) và thương nhân – chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc
tiến thương mại nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ cho mình. Trong phạm vi bài viết, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hoạt
động xúc tiến thương mại do thương nhân tiến hành.
3. Các hình thức xúc tiến thương mại của thương nhân
Hiện nay các hình thức xúc tiến thương mại được thương nhân áp dụng rất
đa dạng, tuy nhiên theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể
xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại,
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Đây
được xem là các hoạt động xúc tiến thương mại cơ bản ở Việt Nam, được các
doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng nhiều vì những lợi ích nhất định của nó,
mang lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhuận lớn.
4. Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội,
được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau: thúc đẩy sự tiếp xúc giữa cung và cầu
hàng hóa, dịch vụ trong từng khu vực, từng bộ phận và toàn bộ nền kinh tế; góp
phần định hướng người tiêu dùng và nhà sản xuất; hình thành mơi trường cạnh
tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ thương mại; tạo cơ
hội tăng trưởng cho nền kinh tế.
II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động xúc tiến
thương mại
1. Quy định về hoạt động khuyến mại
1.1. Khái niệm
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
tiến mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định” (Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005). Theo đó,
khuyến mại là việc sử dụng hàng loạt biện pháp tác động đến lợi ích vật chất
của khách hàng nhằm khuyến khích sự tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Nó khơng
gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất hay người tiêu dùng, cả hai bên khi tham gia
vào hoạt động này đều được hưởng những lợi ích nhất định.
1.2. Nguyên tắc thực hiện
Để đảm bảo các hoạt động khuyến mại được tiến hành theo đúng pháp luật,
Chính phủ đã đặt ra nguyên tắc thực hiện hoạt động này, quy định cụ thể tại
Điều 3 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động xúc tiến thương mại, bao gồm một số nguyên tắc sau: Chương trình
khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ
chức hoặc cá nhân khác (khoản 1); Thương nhân thực hiện Chương trình
khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng
thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết các khiếu nại (nếu có) liên
quan đến chương trình khuyến mại (khoản 2);…
1.3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại
Thương nhân khi thực hiện hoạt động khuyến mại được hưởng những điều
kiện quy định tại Điều 95 Luật Thương mại 2005 về quyền của thương nhân khi
thực hiện khuyến mại chẳng hạn như lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm
khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thuê thương nhân kinh
doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình…
Song song đồng thời với quyền lợi được hưởng, thương nhân còn phải thực
hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 96 luật này: thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ
tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại; tuân thủ
các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện
khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại;…
1.4. Hàng hóa, dịch vụ khuyến mại
Khái niệm hàng hóa, dịch vụ khuyến mại được làm rõ tại Điều 93 Luật
Thương mại 2005: “Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ
được thương nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung
ứng hàng hóa, dịch vụ đó” và phải được cho phép kinh doanh hợp pháp. Quy
định về vấn đề này còn được làm rõ hơn tại Điều 5 Nghị định số 81/2018/NĐCP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
1.5. Các hình thức khuyến mại
Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định cụ thể 08 hình thức khuyến mại
như sau:
Điều 8. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử
không phải trả tiền.
Điều 9. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung
ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo
(khuyến mại bằng hình thức giảm giá)
Điều 11. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu
sử dụng dịch vụ
Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách
hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã cơng bố (hoặc
các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương)
Điều 13. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương
trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua
hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham
gia theo thể lệ và giải thưởng đã cơng bố (chương trình khuyến mại mang tính
may rủi)
Điều 14. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc
tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa,
dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng,
phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác
Điều 15. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà q trình thực hiện có sử dụng
internet, phương tiện, thiết bị điện tử, ứng dụng cơng nghệ thơng tin
Ngồi ra thương nhân cịn có thể sử dụng các hình thức khuyến mại khác
trong khuôn khổ pháp luật quy định.
1.6. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất cũng như nhằm
kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến mại của thương nhân, Luật Thương mại
2005 đã quy định một số hành vi khuyến mại bị cấm tại Điều 100 như sau:
khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm/hạn chế/chưa được phép kinh doanh;
khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; hứa
tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng;…
2. Quy định về hoạt động quảng cáo thương mại
2.1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 102 Luật Thương mại 2005, “Quảng cáo thương
mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách
hàng về hoạt động kinh doanh hàng hố, dịch vụ của mình”. Trong khi đó, Luật
Quảng cáo 2012 quy định “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm
giới thiệu đến cơng chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi;
sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội;
thơng tin cá nhân”. Như vậy, trong pháp luật hiện hành, quảng cáo thương mại
chỉ là một bộ phận của quảng cáo nói chung.
2.2. Hàng hóa dịch vụ quảng cáo thương mại
Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của quảng cáo thương mại là hàng hóa,
dịch vụ đang hoặc sẽ được thương nhân cung cấp trên thị trường, phải thuộc
danh mục hàng hóa được phép lưu thơng và thuộc phạm vi đăng kí kinh doanh
của doanh nghiệp. Thương nhân phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về
quảng cáo, không được phép quảng cáo/ kinh doanh quảng cáo những sản phẩm
quy định tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012.
2.3. Sản phẩm và phương tiện quảng cáo
“Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh,
hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa
đựng nội dung quảng cáo thương mại” (Điều 105 Luật Thương mại 2015). Quy
định này được cụ thể hóa trong Luật Quảng cáo 2012, tại Điều 18. Tiếng nói,
chữ viết trong quảng cáo và Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo.
“Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu
các sản phẩm quảng cáo thương mại” (Khoản 1 Điều 106 Luật Thương mại
2015). Theo đó, phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có
khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như báo chí, trang thơng tin điện
tử, các sản phẩm in… (quy định tại Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 và khoản 2
Điều 106 Luật Thương mại 2005).
2.4. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo thương mại diễn ra với sự tham gia của nhiều chủ thể
với những mục đích, cách thức và mức độ khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân trong hoạt động này được quy định trong Luật Quảng cáo 2012,
cụ thể:
Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo (quy định tại Điều 12)
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (quy định tại
Điều 13)
Quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo (quy định tại Điều 14)
Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo
(quy định tại Điều 15)
2.5. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật
Quảng cáo 2012 nói chung và Luật thương mại 2005 nói riêng, theo đó việc hợp
tác giữa các chủ thể trong hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch
vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật, phải được lập thành văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2.6. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm
Quảng cáo có thể mang lại cơ hội thương mại rất lớn cho thương nhân,
đồng thời cũng gây ra nguy cơ làm giảm hoặc mất đi cơ hội của thương nhân
khác. Trên thực tế có khơng ít trường hợp thương nhân lợi dụng quyền quảng
cáo của mình để hạ thấp uy tín của đối thủ, tạo ra một mơi trường cạnh tranh
thiếu lành mạnh. Do đó, để đảm bảo trật tự thương mại trong xúc tiến thương
mại, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm những hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như quảng cáo
sai sự thật, thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mỹ tục… (quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Quảng cáo và Điều 109 Luật
Thương mại 2005).
3. Quy định về hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
3.1. Khái niệm
“Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại
của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để
giới thiệu với khách hàng về hàng hố, dịch vụ đó” (Điều 117 Luật Thương mại
2005). Theo đó, chủ thể trưng bày, giới thiệu hàng hóa trong thương mại là
thương nhân, dùng hàng hóa, dịch vụ và các tài liệu kèm theo để cung cấp cho
khách hàng thông tin về kiểu dáng, chất lượng, chủng loại, giá cả… nhằm kích
thích nhu cầu mua sắm, xúc tiến cơ hội bán hàng.
3.2. Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa
Việc thuê dịch vụ trưng bày giới thiệu hàng hóa phải được xác lập bằng
hợp đồng, trong đó chứa đựng sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên
và mang một số đặc trưng nhất định. Về chủ thể, bên thuê dich vụ và bên kinh
doanh dịch vụ đều là thương nhân. Về hình thức, “hợp đồng dịch vụ trưng bày,
giới thiệu hàng hoá, dịch vụ phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 124 Luật Thương mại 2005). Về nội
dung, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ cần có các điều
khoản chủ yếu như sau: tên, địa chỉ các bên tham gia hợp đồng; hàng hóa trưng
bày, giới thiệu; nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian tiến hành; phí dịch vụ
và các chi phí khác; quyền và nghĩa vụ của các bên (quy định lần lượt tại các
Điều 125; 126; 127; 128 Luật Thương mại 2005);…
3.3. Hàng hóa, dịch vụ trưng bày và các trường hợp cấm trưng bày, giới
thiệu hàng hóa
Hàng hóa, dịch vụ để được trưng bày, giới thiệu phải đáp ứng các điều kiện
sau: phải là những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh hợp pháp trên thị trường; phải
tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng
hố (Điều 121 Luật Thương mại 2005). Ngoài ra, đối với hàng hoá nhập khẩu
vào Việt Nam còn phải thỏa mãn quy định tại Điều 122 Luật này để được trưng
bày, giới thiệu. Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng điều kiện có thể được thương nhân
trưng bày, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như mở phòng
trưng bày, tổ chức hội nghị, hội thảo… (Điều 120 Luật Thương mại 2005).
Bên cạnh việc thực hiện các điều kiện này, pháp luật hiện hành cấm trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp nhằm bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, lợi ích chung của xã hội và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có
liên quan, quy định tại Điều 123 Luật Thương mại 2005.
4. Quy định về hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
4.1. Khái niệm
“Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được
thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương
nhân trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm
cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ” (Điều 129 Luật
Thương mại 2005). Theo đó hội chợ, triển lãm thương mại là những hoạt động
thương mại do thương nhân tự tổ chức thực hiện hoặc thông qua hợp đồng dịch
vụ tổ chức hội chợ triển lãm.
Thông thường, hội chợ là hoạt động mang tính định kì được tổ chức tại
một địa điểm, thời gian thích hợp, là nơi người bán, người mua trực tiếp giao
dịch mua bán. Triển lãm có hình thái gần giống hội chợ nhưng mục đích của
người tham gia triển lãm chủ yếu là để giới thiệu, quảng cáo. Khác với hội chợ,
triển lãm thường ít được tổ chức định kì nhưng trong thực tế, hội chợ và triển
lãm thường được tổ chức phối hợp nên gọi chung là hội chợ triển lãm. Pháp luật
thương mại khơng có sự phân biệt điều chỉnh đối với hội chợ và triển lãm
thương mại.1
4.2. Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là sự thỏa thuận bằng văn
bản về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm giữa thương
1
Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Tập 2, PGS.TS. Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2015, tr.171
nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân có nhu cầu tham gia hội chợ triển lãm.
Về hình thức, hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có
giá trị pháp lí tương đương. Về nội dung, hợp đồng bao gồm các điều khoản về
các bên kí kết, nội dung dịch vụ, thời gian, địa điểm thực hiện dịch vụ, phí dịch
vụ và các chi phí khác. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận hợp
đồng được quy định tại Điều 139 và Điều 140 Luật Thương mại 2005.
4.3. Quy định về hàng hóa, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại
Để đảm bảo trật tự kinh doanh thương mại, pháp luật quy định một số điều
kiện đối với hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Cụ thể,
tại Việt Nam, hàng hố, dịch vụ khơng được phép tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại bao gồm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật; hàng hóa,
dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo
quy định của pháp luật; hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường
hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật. (khoản 1 Điều 134 Luật
Thương mại 2005). Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức ở nước ngồi,
tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều được tham gia, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc
diện cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện
cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngồi
khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (khoản 1, 2 Điều 135 Luật
Thương mại 2005). Quy định về thời hạn xuất/ nhập khẩu hàng hóa tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại cũng được quy định cụ thể trong hai điều luật
trên, quy định pháp luật về hải quan và các quy định khác có liên quan.
III. Pháp luật về hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam hiện nay
– một số bất cập và hướng hoàn thiện
1. Đối với hoạt động khuyến mại
Hoạt động khuyến mại ở Việt Nam đã và đang là hoạt động xúc tiến
thương mại được các doanh nghiệp sử dụng thường xun nhằm kích thích mức
tiêu thụ hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Nhiều hoạt động khuyến mại dưới đủ loại
hình thức đang diễn ra một cách sơi nổi với số lượng ngày càng nhiều.Tuy
nhiên bên cạnh hiệu quả do công tác quản lý hoạt động khuyến mại của các cơ
quan nhà nước mang lại, hệ thống quy định pháp luật về vấn đề này vẫn cịn đó
nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc kiểm tra kiểm soát các hoạt động khuyến
mại là hầu như không thể thực hiện được trong tình trạng số lượng doanh
nghiệp tham gia khuyến mại quá nhiều, phạm vi, hình thức khuyến mại đa dạng.
Nguyên nhân của tình trạng xuất phát từ việc số lượng cán bộ quản lý của Sở
Thương mại phục vụ cho việc kiểm tra, phát hiện vi phạm thì lại quá ít kết hợp
với sự thiếu đầy đủ trong những quy định của pháp luật (Luật Thương mại 2005
và Nghị định 81/2018/NĐ-CP chỉ quy định 8 hình thức khuyến mại trong khi
trên thực tế cịn tồn tại rất nhiều những hình thức khuyến mại khác). Thêm vào
đó, chưa có sự phân biệt cụ thể giữa “quà tặng” và “hàng mẫu” trong trường
hợp thương nhân dùng hàng hóa và dịch vụ của mình được kinh doanh một cách
hợp pháp để phát tặng khách hàng mà không kèm theo hành vi mua bán; nếu
không phân biệt rõ ràng sẽ dẫn đến việc áp dụng không đúng và không thống
nhất. Hay là quy định về trách nhiệm của thương nhân trong hoạt động thương
mại cịn mang tính hình thức, chưa thực sự được chú trọng xuất phát từ các chế
tài xử lý còn quá nhẹ…1
Để được hoàn thiện hơn, trong thời gian tới pháp luật về xúc tiến thương
mại cần tập trung vào một số nhóm giải pháp như sau: phân biệt rõ “quà tặng”
và “hàng mẫu” để xác định quyền và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia
hoạt động thương mại; quy định nghiêm khắc, xử lý vi phạm với mức độ cao
1
Pháp luật về khuyến mại, Tiểu luận Luật Thương mại, />
hơn quy định hiện nay nhằm răn đe và phòng ngừa các thương nhân cố tình vi
phạm hoạt động khuyến mại;…
2. Đối với hoạt động quảng cáo thương mại
Hiện nay, pháp luật về quảng cáo thương mại ở Việt Nam được quan tâm
và hình thành tương đối đồng bộ, thể hiện ở sự tồn diện và thơng thống trong
nội dung điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 và Luật Quảng cáo 2012. Song
qua một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế, những quy định này vẫn còn
tồn tại một số hạn chế: chưa hợp lý, chồng chéo, khi thiếu, khi thừa, thậm chí là
mâu thuẫn nhau; cơng tác quản lý quảng cáo cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng
mắc; cơ chế hậu kiểm đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước nhiều gánh nặng
trong khi đó chính sách và đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, trách nhiệm chưa
cao; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh
tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo
thương mại.
Với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay thì những những
quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại trở nên lạc hậu là điều không
thể tránh khỏi. Xây dựng các quy định pháp luật về lĩnh vực này không chỉ để
giải quyết các vướng mắc hiện tại mà xa hơn, các quy định này phải mang tính
dự liệu, điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc ban hành văn bản hướng dẫn là
điều rất cần thiết. Việc nâng cao kĩ thuật lập pháp, tránh những lối mòn trong tư
duy và hành động lập pháp về quảng cáo thương mại là tiêu chí quan trọng góp
phần làm cho các quy phạm pháp luật về quảng cáo thương mại phù hợp, minh
bạch, kịp thời và khả thi hơn.
3. Đối với hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hố, dịch vụ
Khơng giống với các hoạt động xúc tiến thương mại khác, Luật Thương
mại 2005 khơng có bất kì quy định thủ tục hành chính nào cho thương nhân khi
thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, Nghị định
81/2018/NĐ-CP cũng khơng đưa ra bất kì nội dung nào về vấn đề này. Có thể
thấy theo quan điểm của Luật Thương mại, hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng
hóa, dịch vụ được cho là khơng cần thiết phải được quản lý theo hướng tiền
kiểm (thơng báo, đăng kí trước khi thực hiện) mà chỉ cần quản lý theo hướng
hậu kiểm (giám sát đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật). Tuy nhiên điều này lại
làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan quản lý do khơng có
đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí để thực hiện hậu kiểm.1
4. Đối với hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại
Pháp luật Việt Nam đã ban hành khung pháp lý riêng cho hoạt động hội
chợ, triển lãm thương mại và đang có những sửa đổi, bổ sung để hệ thống pháp
luật trong lĩnh vực này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng
đa dạng, phức tạp của các doanh nghiệp. Nhìn chung bên cạnh những thành tựu
đã đạt được thì pháp luật về xúc tiến thương mại dưới hình thức hội chợ, triển
lãm thương mại vẫn cịn đó những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng trên
thực tế. Chẳng hạn khi thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì
phải chịu sự quản lý của Sở thương mại hoặc UBND nơi tổ chức, thế nhưng
hiện nay chưa có điều luật nào quy định về việc khi cơ quan nhà nước đứng ra
tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì sẽ do ai quản lý?
Do đó, để hoạt động xúc tiến thương mại dưới loại hình này phát huy hiệu
quả, phù hợp với thực tiễn thì cần phải có những sửa đổi, bổ sung nhằm hồn
thiện hơn nữa các quy định của pháp luật; cần có những chế tài nghiêm khắc đối
với những trường hợp vi phạm quy định khi đăng kí, tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại…
1
Thực trạng pháp luật về hoạt đông trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam và một số kiến
nghị, Tiểu luận Luật Thương mại, 2019, tr.22
PHẦN KẾT LUẬN
Chính vì những lợi ích mà hoạt động xúc tiến thương mại mang lại, nhằm
liên hệ với thị trường và công chúng, thương nhân ngày càng quan tâm đến các
“kỹ thuật thuyết phục” khác nhau thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong
phú. Với hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại đã sớm được coi là cơng cụ cạnh tranh
lợi hại, có khả năng mang lại lợi ích thương mại to lớn cho thương nhân, đồng
thời có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và của
người tiêu dùng. Việc nhanh chóng tiếp nhận và điều chỉnh hoạt động thương
mại này của các cơ quan quản lí nhà nước có ý nghĩa vơ cùng to lớn, giúp đảm
bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi chủ thể.
Quy định của nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại ở Việt Nam hiện
nay đã và đang phát huy hiệu lực, làm cho các hoạt động thương mại diễn ra
một cách thông suốt và minh bạch. Tuy nhiên bên cạnh hiệu quả mà những quy
định này mang lại thì vẫn cịn đó nhiều bất cập, hạn chế trong q trình triển
khai thực hiện trên thực tiễn. Từ đó đặt ra nhiều yêu cầu trong việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam để doanh nghiệp có được
mơi trường tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.