Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Áp dụng 6 sigma tại công ty samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.27 KB, 9 trang )

Áp dụng 6 Sigma tại công ty Samsung
Tổng quan về cơng ty
Tập dồn Samsung thành lập năm 1938 tại Hàn Quốc bởi doanh nhân Lee Byung-Chul, là tập
đoàn sản xuất, tài chính và dịch vụ hàng đầu. Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Samsung dần đa
dạng hóa các ngành nghề, bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập
niên 60, xây dựng nhà máy đóng tàu vào giữa thập niên 70.
Trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul Hàn Quốc. Tập đoàn sở hữu rất nhiều
công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phịng đại diện trên tồn cầu hoạt động
dưới tên thương hiệu mẹ. Đây là một trong những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất thế
giới.
Năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á, hạng 5 thế giới. Năm 2020,
Samsung đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á. Tháng
10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, xếp
hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Tháng 11 năm 2020, Samsung
vượt qua Apple để dẫn đầu thị trường smartphone tại Mỹ.
Giá trị thương hiệu:
Tập đoàn Samsung hoạt động trên 61 quốc gia trên thế giới bao gồm
- Nhà máy sản xuất: 23
- Chi nhánh kinh doanh: 42
- Nhà máy sản xuất và kinh doanh: 7
- Trung tâm phân phối: 2
- Trung tâm thiết kế: 5
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển: 12
- Văn phòng chi nhánh và khác: 88
 Về giá trị thương hiệu Samsung đứng thứ 19 trên toàn cầu và là thương hiệu
phát triển nhanh nhất từ năm 2002.

Six Sigma của samsung


Tại GE, chỉ các nhà quản lý và các chuyên gia đặc biệt mới tham gia vào hệ thống thì ở


Samsung, Six Sigma được triển khai đến toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như nhân viên trên
tất cả các bộ phận.Chính điều này là điểm làm nên sự khác biệt giữa việc triển khai của
Samsung và GE. Chỉ trong vỏn vẹn có 3 năm sau khi hình thức này được triển khai, đã có
15.000 người đạt được Master Black Belts, Black Belts và Green Belts, tương đương với 1/3
số nhân viên của họ.
- Không dừng lại ở đó, đến năm 2004, gã khổng lồ xứ kim chi này còn tỏ ra hết sức tham
vọng khi đặt ra mục tiêu huấn luyện đào tạo về 6 Sigma cho toàn bộ lực lượng lao động của
họ, với khoảng 49.000 người trong 89 văn phòng nằm tại 47 quốc gia khác nhau.
 Xây dựng dựa trên 2 nền tảng chính
Nền tảng 1: Phương pháp cốt lõi được phát triển bởi nhóm kinh doanh chuỗi cung ứng
Nên tảng 2: Thiết kế phương thức cải tiến quy trình sựa trên những kinh nghiệm thực tế nhằm
hướng dẫn thực hiện trong suất các giai đoạn khác nhau.
- Bắt đầu từ năm 2000, việc xúc tiến 6 Sigma được bắt đầu trong sản xuất bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận DMAIC (Define: xác định yêu cầu của khách hàng, Measure: đo lường
năng lực bản thân, Analyze: phân tích đánh giá nguyên nhân tác động vào q trình, Improve:
Cải tiến và Control: Kiểm sốt).


Define ( Xác định): Samsung muốn áp dụng sigma lên toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như
nhân viên trên tất cả các bộ phận, xác định giúp Samsung làm rõ được các vấn đề cần giải
quyết, các yêu cầu và mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, những mục tiêu và định hướng mà công
ty đề ra. Xác định được yêu cầu của khách hàng, kết quả chất lượng sản phẩm mang lại cho
khách hàng và biết được thông số đo lường chung về mức độ thực hiện.
Measure( Đo lường): Samsung sẽ hiểu được sự tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại
bằng cách xác định những cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng và bắt đầu việc đo lường,
vạch ra được quy trình sản xuất, xác định được những nút thắt cũng như trở ngại, khó khăn
mà Samsung gặp phải. Việc đo lường trước khi thực hiện kế hoạch sẽ giúp sam sung hạn chế
được các rủi ro không mong muốn, giảm được chi phí và thời gian khi thực hiện, thiết lập
được chương trình một cách hiệu quả nhất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và
dịch vụ.

Analyze ( Phân tích ): Phân tích các thơng số thu thập được trong bước đo lường.
- Từ các thông số thu thập được ở bước đo lường Samsung có thể tìm được những biện pháp
giải quyết nút thắt, giải quyết được những vấn đề những nguyên nhân mắc phải, tìm được nơi
tạo được giá trị gia tăng và những điểm không tạo được giá trị lợi nhuận, mang lại nhiều định
hướng cũng như con đường nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Phân tích các thơng số
để từ đó đưa ra những phương pháp tốt nhất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của mình cũng
như đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Một số phương pháp và công cụ thống kê được sử dụng trong bước này như là: 5 Why’s,
FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết, Đồ thị
tác nhân chính (Main Effect Plot).
Improved (cải tiến): Cải tiến là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng sản phẩm của samsung.
Samsung luôn chú trọng việc phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng được những nhu cầu tối đa cho người tiêu dùng, mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho
doanh nghiệp. Từ mong muốn tiết kiệm chi phí sản xuất cho cơng ty và thơi thúc tìm ra cách
làm mới để cải tiến sản phẩm nâng cao giá trị của sản phẩm. Thời gian gần đây, sam sung đã
cải tiến những dòng sản phẩm mới, tung ra các sản phẩm với nhiều tính năng mới hơn, hiện
đại hơn, nhiều cơng dụng hơn, giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn.
- Đối với các dịng điện thoại cũ, một số tính năng bị hạn chế, để nâng cao chất lượng sản
phẩm, cơng ty samsung cải tiến đột phá các dịng sản phẩm cho người tiêu dùng bằng cách


nâng cấp: Ram, Chip, máy ảnh, màn hình, khả năng chóng nước, thêm các dịch vụ thanh tốn
điện tử….. Giúp người tiêu dùng sử dụng nhanh chóng và thuận tiện hơn trong cơng việc.
Ví dụ: Sản phẩm cải tiến gần đây nhất của samsung là Galaxy Z Flip 4 đang rất hót trên thị
trường, ghi điểm trực tiếp với người tiêu dùng, sản phầm này được cải tiến, nâng cấp từ sản
phẩm Galaxy Flip 3, với một sản phẩm có nhiều tính năng hữu dụng hiện đại, được nâng cấp
về kiểu dáng, dung lượng pin, bộ nhớ…đã làm cho sản phẩm này phát triển mạnh mẽ hơn. So
với phiên bản trước thì thiết bị này sở hữu bản lề thu gọn thanh thoát liền lạc hơn, trải
nghiệm bật mở chắc chắn hơn. Trang bị bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn, giúp quá trình xử lý mượt
mà và hạn chế thiết bị tăng nhiệt khi vận hành quá tải, đồng thời sẽ tiết kiệm năng lượng

đáng kể so với phiên bản trước.
 Cải tiến sản phẩm là 1 trong số những hoạt động được samsung đặc biệt chú trọng, và
việc nghiên cứu phát triển nhiều loại sản phẩm và chính sự đa dạng hóa này đã làm
nên khác biệt giữa samsung và các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm đa dạng và có chất
lượng cao hơn.
Control (Kiểm sốt): Để đảm bảo chất lượng hồn hảo cho các dịng samsung, samsung áp
dụng tự động hóa cho khâu sản xuất, coi trọng việc kiểm định sản phẩm lên hàng đầu để
nhằm cung cấp và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Tại samsung, để cho ra những dòng sản phẩm chất lượng họ ln kiểm sốt chặt chẽ và
nghiêm ngạc ở khâu kiểm sốt và quản lí sản phẩm, kiểm sốt các quy trình sản xuất sản
phẩm, từ kiểm tra chất lượng màn hình, âm thanh, cuộc gọi và camera cho đến lắp ráp các chi
tiết nhỏ nhất và cho ra một sản phẩm hồn thiện nhất.
Ví dụ: Trong q trình sản xuất sản phẩm, một sự va quẹt dù rất nhẹ giữa các vỏ khung kim
loại cũng có thể làm chúng bị trầy xước và bị loại bỏ. Do vậy, không chỉ cần xem xét kỹ từng
sản phẩm trong từng khâu sản xuất, đội ngũ nhân viên còn phải áp dụng mọi biện pháp để
tránh bất kỳ hư hại nào có thể xảy ra, chẳng hạn như đặt một vật cản mềm giữa các thiết bị.
 Nhằm hạn chế các rủi ro, các vấn đề xảy ra khi xuất sản phẩm ra khỏi xưởng, phân
phối ra thị trường thì việc kiểm soát và kiểm tra sản phẩm là điều cực kỳ quan trọng
và cần thiết đối với công ty samsung, khơng chỉ mang lại sự hài lịng cho người tiêu
dùng mà cịn mang lại thương hiệu uy tín chất lượng của hãng trong mắt người tiêu
dùng.

Hiệu quả áp dụng 6 sigma của công ty


Tập đoàn Samsung đã thực hiện 6 sigma đã và đem lại thành quả rất lớn cho sự nghiệp phát
triển và lớn mạnh như ngày nay. Hàng năm tập đoàn hành năm tổ chức hội nghị phát biểu 6
sigma ở bên Hàn Quốc và yêu cầu các công ty con ở nước ngồi lựa chọn một nhóm báo cáo
hay nhất tham dự vào tháng 12 hàng năm, các công ty con tham dự hoạt động báo cáo trong 2
ngày và sẽ chọn ra các giải thưởng để khuyến khích việc áp dụng 6 sigma vào nâng cao chất

lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Trong năm 2006~2008 nhóm 6 sigma thực hiện 6
dự án tiết kiệm được 1,040 triệu won.

Với những kết quả công ty mẹ đã đạt được trong những năm gần đây, cùng với mục tiêu
muốn trở thành số một về sản xuất điện thoại động trên thế giới thì sản phẩm của Samsung
phải cạnh tranh với hãng Nokia đang giữ vị trí số 1 về chất lượng và giá thành.
Kết quả:


Samsung quả thực đã “lột xác” thành một công ty khác sau nhiều năm áp dụng các thay đổi
về quy trình quản lý sản xuất của mình. Năm 2015, ông lớn xứ Hàn này đã lọt top 7 trong số
25 công ty hàng đầu thế giới về hiệu quả của chuỗi cung ứng, một phần quan trọng trong
năng lực sản xuất của công ty.
Ngoài ra, nhờ có quy trình quản lý chất lượng này, Samsung đã có thể xác định được nguyên
nhân sau những sản phẩm không thành công và có thể phục hồi rất nhanh trong sau một thời
gian ngắn. Chính nhờ Six Sigma và Samsung đã có thể ghi điểm trong mắt người dùng với
“cặp đôi song sát” vơ cùng ấn tượng là Galaxy S7 và S7 edge.
Ví dụ : Một trường hợp hoạt động không hiệu quả
Trong cơng đoạn lắp ráp màn hình, đối với model S3653 khi bán ra thị trường khách hang
thường có phàn nàn là cảm ứng khơng nhạy hoặc màn hình khơng hiển thị sau một vài tháng
sử dụng. Người sử dụng điện thoại rất khó chịu với những tình trạng chất lượng xảy ra với
model này, cịn đối với model khác thì khơng có vấn đề gì. Trong khi đó đây là loại liện thoại
cảm ứng rẻ tiền đầu tiêu của công ty sam sung bán ở thị trường Việt nam, khách hàng rất háo
hức nhưng khi sử dụng chúng không khỏi thất vọng .Và khi khách hàng mang sản phẩm đi
bảo hành thì thời gian sửa chữa mất nhiều thời gian chờ đợi.
Qua ví dụ này ta thấy, cơng ty muốn phát triển sản phẩm rẻ tiền chất lượng và tính năng tốt
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì cơng ty cần phải quan tâm đến các nhu cầu của khách
hàng đa số để đáp ứng các nhu cầu và làm hài lịng . Mỗi khách hàng có mỗi u cầu khác



nhau như yêu cầu về chất lượng, tính năng và chất lượng dịch vụ bảo hành, và thái độ phục
vụ của nhân viên bảo hành và bán hàng. Nếu đáp ứng được các u cầu đó của khách hành
thì khách hàng sẽ mua điện thoại và công việc kinh doanh mới có hiệu quả. Do vậy sự cần
thiết áp dung phương pháp quản lý 6 sigma áp dụng vào công ty để nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ của nhà máy sản xuất.

Các vấn đề khi áp dụng 6 Sigma
Trong quá trình áp dụng 6 sigma trong sản xuất khơng tránh khỏi những sai sót và các vấn đề
giải quyết không hiệu quả, hơn nữa đây là lần đầu tiên áp dụng cho phương pháp.
Giai đoạn xác định:
Vấn đề:
Ở giai đoạn mọi người thường lựa chọn đề tài khơng chính xác hoặc đề tài khơng đem lại
hiệu quả cao, nguyên do một phần chúng ta không xác định hết và chính xác các yêu cầu đầu
vào như là yêu cầu khách hàng, yêu cầu về chất lượng…
Ví dụ: Trong cơng đoạn gắn linh kiện lên bản mạch, nhóm hoạt động không nhận biết được
vấn đề đang tồn tại lớn nhất là lỗi lệch sai vị trí. Vì nhóm khi xác định CTQ chính xác và đầy
đủ.
 Do vậy bước này cần xác định định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục
tiêu của dự án. Mục tiêu của dự án tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến
lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng.
Giai đoạn đo lường:
Vấn đề:
Giai đoạn này nhóm 6 sigma không phát huy hết khả năng của hệ thống đo lường và liên
quan đến việc đo lường nguồn gốc tạo ra dao động
Ví dụ: Nhóm hoạt động giảm lỗi hiện thị màn hình, nhưng khi thống kê chỉ căn cứ vào một ca
ngày không nghiên cứu và thu thập dữ liệu ở các ca, các điều kiện khác nhâu nên xác định
các yếu tố gây dao động chưa chính xác.
 Cần xác định các yêu cầu thực hiện cụ thể có liên quan đến đặc tính chất lượng.
 Lập danh sách của các hệ thống đo lường tiềm năng
Phân tích khả năng hệ thống đo lường và thiết lập mốc so sánh về năng lực của quy trình

Xác định khu vực mà những sai sót trong hệ thống đo lường có thể xảy ra
Tiến hành đo lường và thu thập dữ liệu các tác nhân đầu vào, các quy trình và đầu ra.
Giai đoạn phân tích:
Vấn đề:
Giai đoạn này thường khó việc thu thập dữ liệu và phân loại dữ liệu, để phân tích tìm ra vấn
đề ảnh hưởng đến thay đổi dao động, việc thu thập số liệu thiếu hoặc không đúng sẽ không


đại điện được đẩy đủ các dữ liệu, hoặc thừa quá gây nhiễu và tốn kém cho việc thu thập lấy
mẫu
Ví dụ: Trong cơng đoạn hàn, nhóm khơng lấy mẫu đầy đủ và ở các máy khác nhau để phân
tích và nhóm đã có kết luân sai lỗi bong mối hàn cáp vào màn hình là do nhiệt độ cài đặt sai.
Nhưng khi xác định các đặc tính chất lượng và số lượng mẫu đầy đủ nên tìm hiệu được
nguyên nhân là do độ dày lớp mạ nó ảnh hưởng đến độ bền mối hàn.
 Lập giả thuyết về căn nguyên tiềm ẩn gây nên dao động và các yếu tố đầu vào thiết yếu
 Xác định một vài tác nhân và yếu tố đầu vào chính các tác động rõ rệt nhất
 Kiểm chứng những giả thuyết này bằng phân tích đa biến.
Giai đoạn cải tiến:
Vấn đề:
Thường đưa ra giải pháp chưa chính xác để loại bỏ căn nguyên gây ra dao động, và thường
việc kiểm chứng và chuẩn hố chưa được tốt
Ví dụ: Nhóm thu thập số liệu khi cải tiến để phân tích, lấy số lượng mẫu ít nên kết luận lỗi
mất nguồn là do mối hàn IC, nhưng thực tế lỗi này một phần là do phần mêm, khi cải tiến
phần mềm hết lỗi.
 Xác định cách thức nhằm loại bỏ căn nguyên dao động
- Kiểm chứng các tác nhân đầu vào chính
- Khám phá mối quan hệ giữa các biến số
- Thiết lập dung sai cho quy trình
- Tối ưu các tác nhân đầu vào chính của quy trình có liên quan.
Giai đoạn kiểm sốt:

Vấn đề:
Việc duy trì và kiểm sốt thường gặp vấn đề trong việc duy trì các kết quả đã đạt được
Ví dụ: Kết quả đạt được khơng được tiêu chuẩn hóa để áp dụng, như lỗi khắc phục sóng yếu
ở model E1080 nhưng không được áp dụng cho model tương tự E1085T.
- Hoàn thiện hệ thống đo lường
- Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình
- Triển khai việc kiểm sốt quy trình bằng kế hoạch kiểm sốt nhằm đảm bảo các vấn đề
khơng cịn tái diễn bằng cách liên tục giám sát các quy trình có liên quan.

Ví dụ câu chuyện thành công của công ty ford việt nam vực dậy từ khi áp
dụng sigma vào sản xuất.


Giới thiệu sơ lược: Được thành lập năm 1995, Ford Việt Nam là cơng ty liên doanh giữa Tập
đồn Ford Motor có trụ sở ở Michigan, Hoa Kỳ (75%) và Công ty Diesel Sông Công (25%)
với tổng vốn đầu tư đến nay là hơn 126 triệu USD. Ford Việt Nam tự hào là công ty Hoa Kỳ
đầu tiên đầu tư vào Việt Nam kể từ khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Ford Việt Nam hiện đang có khoảng 700 cán bộ cơng nhân viên tại các trụ sở ở Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh và nhà máy ở Hải Dương; cùng với đó là hơn 5.000 lao động tại hệ thống các
đại lý ủy quyền và trung tâm dịch vụ trên toàn quốc. Ford cam kết sử dụng mọi nguồn lực
tồn cầu của mình để đem đến cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm ưu việt và trải
nghiệm tuyệt vời, đó là các dịng sản phẩm xe du lịch, xe thương mại, xe bán tải với các tính
năng vượt trội, thiết kế hiện đại, thơng minh, an toàn, chất lượng và tiết kiệm nhiên liệu. Hoạt
động tại Việt Nam, Ford cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng lân cận,
cả về kinh tế và xã hội.
-

Các sản phẩm của Ford: Ranger, Explorer, ecosport, everest, focus,…..

Ford Việt Nam tiết kiệm 1,2 triệu USD nhờ áp dụng Six Sigma

Công ty Ford Việt Nam đã bắt đầu triển khai Six Sigma vào 200 dự án cải tiến quy trình
trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh vào năm 2000. Kết quả sau 7 năm thực hiện, Ford đã
tiết kiệm được 1,2 triệu USD và đạt chỉ số hài lòng của khách hàng ở mức trên 90% qua mỗi
năm. Trong số các dự án 6 Sigma mà Ford Việt Nam thực hiện, có một dự án khá tiêu biểu là
áp dụng Six Sigma để giảm số lượng container chở linh kiện nhập khẩu. Nhận thấy các thùng
chứa linh kiện xe hơi trong các container nhập khẩu vào Việt Nam còn rất nhiều khoảng
trống, Ford đã sắp xếp lại không gian trong từng container cho phù hợp hơn. Từ việc tiết
kiệm không gian này, Ford Việt Nam đã tiết kiệm được 150.000 USD ngay trong năm 2005.



×