TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 7720301
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
VỀ BỆNH SUY DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ
CÓ CON TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 2 ĐẾN 5
TẠI PHƯỜNG 2 THỊ XÃ NGÃ NĂM
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021
Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ MAI DUYÊN
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC MÃI
MSSV: 1752140070
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 12
Cần Thơ, năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 7720301
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
VỀ BỆNH SUY DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ
CÓ CON TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 2 ĐẾN 5
TẠI PHƯỜNG 2 THỊ XÃ NGÃ NĂM
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2021
Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ MAI DUYÊN
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ NGỌC MÃI
MSSV: 1752140070
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 12
Cần Thơ, năm 2021
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tiểu luận này, tơi chân thành cảm ơn q Thầy Cơ trong Ban
Giám hiệu, phịng Đào Tạo, khoa Khoa Dược - Điều Dưỡng, các phòng ban của
trường Đại học Tây Đơ đã tận tình giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Mai Dun đã tận tình, chu đáo hướng
dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trưởng trạm y tế, nhân viên đã tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu.
Các bạn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ tơi trong q trình
học cũng như thực hiện tiểu luận này.
Cần Thơ, tháng 5 năm 2021
Ký tên
Nguyễn Thị Ngọc Mãi
i
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
thu được trong tiểu luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác.
Ký tên
Nguyễn Thị Ngọc Mãi
ii
TĨM TẮT
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Ước tính của WHO năm 2015 cũng cho thấy, hiện nay trong
tổng số khoảng 156 triệu trẻ em trên tồn cầu, có gần ¼ số trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp
còi (chiếm khoảng 23%). Báo cáo của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế năm 2015 cho biết ở
Việt Nam cứ 7 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thể nhẹ cân và cứ 4 trẻ có một trẻ
bị thấp cịi. Nếu bệnh nhân có kiến thức và thực hành về phịng bệnh thì việc trẻ mắc
bệnh SDD sẽ giảm. Đó là lý do để thực hiện đề tài:“Khảo sát kiến thức và thực hành
về bệnh suy dinh dưỡng của bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2 đến 5 tại phường 2 Thị Xã
Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng năm 2021”.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2 đến 5 có kiến thức và thực
hành đúng về bệnh SDD
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang và chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng nghiên cứu là bà mẹ có con từ 2 đến 5 tại
phường 2 Thị Xã Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả: Qua khảo sát thu được kết quả sau tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về định
nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện lần lượt là 83,6%, 70,9% và 80%; kiến thức về thuốc
đặc trị và nguy hiểm về bệnh SDD, bà mẹ có kiến thức đúng về thuốc đặc trị và nguy
hiểm về bệnh SDD chiếm 89,1%; kiến thức về tình trạng dinh dưỡng, chỉ số BMI và
yếu tố nguy cơ của bệnh SDD, đa số bà mẹ có kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ của
bệnh SDD là 81,8%; bà mẹ có kiến thức đúng về tình trạng dinh dưỡng là 72,7% và
chỉ số BMI là 56,4%; kiến thức biện pháp tốt về bệnh SDD và cách phòng bệnh SDD,
bà mẹ có kiến thức về biện pháp và phịng chống về bệnh SDD lần lượt chiếm tỷ lệ
69,1% và 98,2%. Thực hành đúng của bà mẹ về bệnh SDD, bà mẹ có thực hành đúng
về bệnh theo dõi tình trạng sức khỏe là 85,5%; bà mẹ có sổ giun cho trẻ là 90,9%; đa
số các bà mẹ trong nghiên cứu có cho trẻ bú sữa mẹ mới sanh là 96,4%; bà mẹ thực
hành đúng không cho trẻ ăn bổ sung trong 6 tháng đầu là 61,8%; bà mẹ thực hành
đúng khi cho trẻ uống sữa là 96,4%; đa số các bà mẹ trong nghiên cứu có cho trẻ tiêm
ngừa là 78,2%; bà mẹ thực hành đúng cho trẻ uống nước trái cây và khơng ăn thức ăn
đóng hộp lần lượt là 54,5% và 81,8%; bà mẹ thực hành đúng khi không cho trẻ uống
nhiều chất béo là 76,4%; bà mẹ thực hành đúng khi cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn
là 96,4%.
Kết luận: Các bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh SDD với 85,5% và thực hành đúng về
bệnh là 83,6%. Tuy nhiên, vẫn cần phải nâng cao trình độ truyền thơng, tiếp tục đẩy
mạnh cơng tác tun truyền các biện pháp phòng chống SDD cho các bà mẹ và cộng
đồng.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................i
LỜI CAM KẾT..............................................................................................................ii
TÓM TẮT.....................................................................................................................iii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƯỠNG............................................................3
1.2. Phân loại suy dinh dưỡng.....................................................................................4
1.3. Triệu chứng lâm sàng...........................................................................................5
1.4. HẬU QUẢ CỦA SUY DINH DƯỠNG...............................................................6
1.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG...............................6
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC................................7
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................11
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................11
2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.................................................................16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................17
3.1. KẾT QUẢ...........................................................................................................17
3.2. THẢO LUẬN.....................................................................................................23
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................27
4.1. KẾT LUẬN........................................................................................................27
4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................29
PHỤ LỤC A.................................................................................................................31
PHỤ LỤC B.................................................................................................................35
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cân nặng so với chiều cao và chiều cao theo tuổi..........................................4
Bảng 2.2. Đánh giá cân nặng theo tuổi phối hợp các triệu chứng phù............................5
Bảng 3.1. Phân bố theo nơi ở, dân tộc của đối tượng nghiên cứu.................................17
Bảng 3.2. Phân bố theo tôn giáo, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu....................18
Bảng 3.3. Trình độ học vấn, nguồn cung cấp thông tin của đối tượng nghiên cứu.......18
Bảng 3.4. Tình trạng sanh, số con trong gia đình của đối tượng nghiên cứu................19
Bảng 3.5. Kiến thức về định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện của bà mẹ về bệnh SDD
.......................................................................................................................................20
Bảng 3.6. Kiến thức về thuốc đặc trị và nguy hiểm về bệnh SDD................................20
Bảng 3.7. Kiến thức về tình trạng dinh dưỡng, chỉ số BMI và yếu tố nguy cơ của bệnh
SDD...............................................................................................................................20
Bảng 3.8. Kiến thức về biện pháp tốt về bệnh SDD và cách phòng bệnh SDD............21
Bảng 3.9. Thực hành đúng của bà mẹ về bệnh SDD.....................................................22
Bảng 3.10. Thực hành đúng của bà mẹ về bệnh SDD...................................................22
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở các nước đang phát triển................................8
Hình 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu.................................................17
Hình 3.2. Kiến thức chung về bệnh suy dinh dưỡng.....................................................19
Hình 3.3. Thực hành đúng chung về bệnh suy dinh dưỡng...........................................21
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IFPRI
International Food Policy Research Institute
KHQGDD
Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng
NCHS
National Center of Heath Statistics
SDD
Suy dinh dưỡng
TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UNICEF
United Nations Children's Fund
WHO
World Health Organization
vii
MỞ ĐẦU
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Ước tính của WHO năm 2015 cũng cho thấy, hiện nay trong
tổng số khoảng 156 triệu trẻ em trên tồn cầu, có gần ¼ số trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp
còi (chiếm khoảng 23%). Báo cáo của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế năm 2015 cho biết ở
Việt Nam cứ 7 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thể nhẹ cân và cứ 4 trẻ có một trẻ
bị thấp cịi. (Nguyễn Anh Vũ, 2017)
Suy dinh dưỡng trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
bình thường của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng
dinh dưỡng khi còn nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao động và
nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, huyết áp, ung thư sau này. Tại
Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi được đánh giá là đã giảm nhanh và
bền vững trong những năm qua, kiến thức thực hành dinh dưỡng của người dân ngày
càng được nâng lên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ngày càng được cải thiện. Kết
quả đó là sự đóng góp của các chương trình phịng chống suy dinh dưỡng (Dự án Cải
thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em), chương trình bổ sung vitamin A, phòng chống
thiếu máu do thiếu sắt đã được triển khai trên toàn quốc. Theo kết quả điều tra 30 cụm
trên toàn quốc năm 2016 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là
13,8%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,3%.Việt Nam phải trải qua thời kỳ vơ cùng khó
khăn do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đầu những
năm 80 của thế kỷ trước rất cao (trên 50% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng) và hiện
nay tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn cịn ở ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp cịi (cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng
thấp cịi) và có sự khác biệt giữa các vùng miền, một số tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi ở mức rất cao (trên 35%). Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em hiện đang gia
tăng nhanh đặc biệt là ở một số tỉnh thành có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ở khu
vực đơ thị lớn (có tỉnh hiện nay đã trên 10%); tình trạng thiếu vi chất ở bà mẹ và trẻ
em có giảm so với những giai đoạn trước những vẫn ở mức cao, tình trạng thiếu nhiều
loại vi chất ở một cá thể vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên, các nguồn lực đầu tư ngày càng
hạn hẹp so với những năm trước nên hiện tại, công tác phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em đang gặp nhiều thách thức. (Vũ Văn Tán, 2018)
Thị xã Ngã Năm với điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn, tình trạng suy
dinh dưỡng trên địa bàn còn cao đặc biệt SDD do thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và
người chăm sóc trẻ cịn hạn chế.
Kiến thức và thực hành của bà mẹ góp phần quan trọng vào việc chăm sóc và
ngăn ngừa bệnh SDD. Vì vậy đề tài “Khảo sát kiến thức và thực hành về bệnh suy
1
dinh dưỡng của bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2 đến 5 tại phường 2 Thị Xã Ngã Năm
tỉnh Sóc Trăng năm 2021”. được tiến hành với mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2 đến 5 có kiến thức đúng về bệnh
SDD.
2. Xác định tỉ lệ bà mẹ có con trong độ tuổi từ 2 đến 5 có thực hành đúng về bệnh
SDD.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƯỠNG
1.1.1. Định nghĩa
Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở
trẻ dưới 3 tuổi làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ. Khi bị
suy dinh dưỡng cơ thể suy yếu làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bị nhiễm
khuẩn lại càng nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Theo điều tra của Viện dinh
dưỡng quốc gia năm 2003 thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nước ta vẫn còn cao là
28,4%. Tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều giữa các vùng. Tại các thành phố lớn tỷ lệ
này thấp hơn. Chẳng hạn như ở thành phố Hồ Chí Minh là 11,3%, Hà Nội 15,8% và
Hải Phòng 21,2%. Trong khi các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ cao
hơn như Hà Giang 35,5%, Cao Bằng 32,3%, Hịa Bình 34,5% và Đắc Lắc 38,7%. (Bộ
Y Tế, 2006)
1.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp phải kể đến là thiếu ăn về số lượng hoặc chất
lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ em trước tuổi học đường là đối
tượng bị suy dinh dưỡng cao nhất, bởi vì cơ thể ở giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu
dinh dưỡng cao và do không ăn được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Người ta thường
cho rằng, những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củ... thường hay dẫn đến suy dinh
dưỡng, nhưng nhiều nghiên cứu sau đó, lại cho thấy khẩu phần ăn của trẻ thiếu năng
lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếu protein mới ở mức đe doạ. Sữa mẹ và thức ăn
bổ sung đóng vai trị quan trọng đối với thời gian bị suy dinh dưỡng và thể loại suy
dinh dưỡng. Khi cho ăn bổ sung muộn, như một số nước Châu Phi, các trường hợp suy
dinh dưỡng nặng xảy ra vào năm tuổi thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư và thường là thể
kwashiorkor. Maramus lại hay xảy ra trước 06 tháng tuổi, đối với những trẻ không
được bú sữa mẹ, hoặc cho ăn bổ sung quá sớm. Ở các vùng thành phố, Maramus lại có
liên quan đến bú chai, nhất là khi số lượng sữa không đủ, đôi khi do cả các nguyên
nhân sử dụng núm vú cao su, các đầu mút không hợp vệ sinh. Cho trẻ em thức ăn đặc
quá, số lượng không đủ, năng lượng cùng protein trong khẩu phần thấp cũng dẫn tới
thể suy dinh dưỡng này. Nhiễm khuẩn dễ đưa đến suy dinh dưỡng do rối loạn tiêu hoá
và ngược lại suy dinh dưỡng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Do đó tỷ lệ
suy dinh dưỡng có thể dao động theo mùa và thường cao trong các mùa bệnh nhiễm
khuẩn lưu hành ở mức cao (tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét...).
Trong những năm tháng đầu tiên sau khi ra đời, những trẻ đã bị kém phát triển
trong thời kỳ bào thai (suy dinh dưỡng bào thai) có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng
sớm. Tình trạng kém phát triển của trẻ biểu hiện qua cân nặng theo tuổi và chiều cao
theo tuổi thấp, xảy ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, từ mới sinh đến khi trẻ
3
được 2 năm. Một số nghiên cứu cho thấy, hiểu biết của phụ nữ và những người chăm
sóc trẻ cũng ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng. Hội nghị thượng đỉnh về dinh
dưỡng ở Rome 1992, đã khẳng định hai nguyên nhân gốc rễ dẫn đến nạn suy dinh
dưỡng là đói ăn và đói kiến thức. Một số nghiên cứu khác cho rằng, vào những năm
2000 yếu tố “thiếu ăn” dần trở nên ít quan trọng so với yếu tố “hiểu biết của phụ nữ về
chăm sóc trẻ”.
Nguyên nhân sâu xa của suy dinh dưỡng là tình trạng nghèo đói, lạc hậu về các
mặt phát triển nói chung, bao gồm sự mất bình đẳng về kinh tế. Các bệnh thường đi
kèm: Thông thường thiếu vitamin A hay đi kèm. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu các vi
chất dinh dưỡng khác, dù có hay khơng có biểu hiện lâm sàng như thiếu acid folic,
sắt... Với các mức độ thay đổi theo từng vùng địa phương khác nhau cũng thường
xuyên đi kèm với suy dinh dưỡng. Một số vi chất dinh dưỡng cũng đang được xem xét
gây ra quá trình chậm lớn, chậm phát triển của cơ thể như Iod, sắt và kẽm. Như vậy,
suy dinh dưỡng thực chất là tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là
thiếu protein - năng lượng đơn thuần. (Phạm Duy Tường, 2013)
1.2. PHÂN LOẠI SUY DINH DƯỠNG
1.2.1. Phân loại theo mức độ suy dinh dưỡng
Theo Tổ chức y tế thế giới (1981) đánh giá suy dinh dưỡng dựa vào tiêu chuẩn
cân nặng theo tuổi, quần thể tham khảo là NCHS (National Center of Heath Statistics)
- Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng dưới -2SD đến -3SD tương đương với cân nặng cịn
70-80% so với cân nặng của trẻ bình thường.
- Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng dưới -3SD đến -4SD tương đương với cân nặng còn
60-70%.
- Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng dưới -4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60%.
(Bộ y tế, 2006)
1.2.2. Phân loại theo Waterlow (1976)
Tác giả phân loại ra làm 3 thể gầy mòn, còi cọc và kết hợp gầy mòn với còi cọc
dựa vào so sánh cân nặng với chiều cao và chiều cao so với tuổi.
Bảng 2.1. Cân nặng so với chiều cao và chiều cao theo tuổi
Cân nặng so với chiều cao
Chiều cao so với
tuổi
Trên 80%
Dưới 80%
Trên 90%
Bình thường
Gầy mịn
Dưới 90%
Cịi cọc
Gầy mòn + Còi cọc
- Gầy mòn (Wasting): Biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính.
- Cịi cọc (Sturning): Biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ.
- Gầy mịn + Cịi cọc: Suy dinh dưỡng mạn tính. (Bộ Y Tế, 2006)
4
1.2.3. Phân loại theo các thể Wellcome (1970)
Tác giả phân loại dựa vào tỷ lệ phần trăm cân nặng so với tuổi phối hợp với triệu
chứng phù theo bảng 2.2. (Bộ Y Tế, 2006)
Bảng 2.2: Đánh giá cân nặng theo tuổi phối hợp các triệu chứng phù
Tỷ lệ % cân nặng theo tuổi
Phù
Có
60-80%
60%
Kwashiorkor
Marasmus – kwashiorkor
Khơng
Suy dinh dưỡng I,II
Marasmus
1.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1.3.1. Suy dinh dưỡng nhẹ
Cân nặng còn 70-80% hay giảm từ -2SD đến -3SD so với cân nặng bình thường
theo tuổi, lớp mỡ dưới da bụng mỏng, trẻ còn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn
tiêu hóa. (Bộ Y Tế, 2006)
1.3.2. Suy dinh dưỡng vừa
Cân nặng còn 60-70% hay giảm từ -3SD đến -4SD so với cân nặng bình thường
theo tuổi, mất lớp mỡ dưới da bụng, mơng, chi, rối loạn tiêu hóa từng đợt, trẻ có thể
biếng ăn. (Bộ Y Tế, 2006)
1.3.3. Suy dinh dưỡng nặng
1.3.3.1. Thể teo đét (Marasmus)
Cân nặng còn dưới 60% hay giảm tới -4SD so với cân nặng bình thường theo
tuổi. Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất tồn bộ lớp mỡ dưới da
bụng, mơng, chi và má. Cơ nhẽo, làm ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ.
Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, trẻ hay quấy khóc, khơng chịu chơi.
Trẻ có thể thèm ăn hoặc kém ăn, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng, phân sống.
Gan hơi to hoặc bình thường. (Bộ Y Tế, 2006)
1.3.3.2. Thể phù (Kawashiorkor)
Cân nặng còn 60-80% hay giảm từ -2SD đến -4SD so với cân nặng bình thường
theo tuổi. Trẻ phù từ chân đến mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mềm ấn lõm. Cơ nhẽo
đôi khi bị che lấp do phù. Da khơ, trên da có thể xuất hiện những mảng sắc tố ở bẹn,
đùi, tay, lúc đầu là những chấm đỏ rải rác lan dần rồi tụ lại thành những đám màu sẫm,
vài ngày sau bong da để lại lớp da non, rỉ nước và dễ bị nhiễm khuẩn. Tóc thưa, dễ
rụng có màu hung đỏ, móng tay mềm, dễ gãy. Trẻ kém ăn, nơn trớ, ỉa phân lỏng đơi
khi có nhầy mỡ. Trẻ hay quấy khóc, kém vận động. Gan thường to do thối hóa mỡ.
(Bộ Y Tế, 2006)
1.3.3.3. Thể phối hợp (Marasmus – Kawashiorkor)
Trẻ có cả các triệu chứng của hai thể trên. (Bộ Y Tế, 2006)
5
1.3.4. Các triệu chứng kèm theo
Trong suy dinh dưỡng nặng ở cả ba thể bệnh nhân thường có các biểu hiện thiếu
máu, thiếu các loại vitamin, trong đó đặc biệt là thiếu vitamin A có thể dẫn đến khơ
mắt gây mù lòa vĩnh viễn. (Bộ Y Tế, 2006)
1.4. HẬU QUẢ CỦA SUY DINH DƯỠNG
Trẻ có cân nặng theo tuổi thấp, thường hay bị bệnh như tiêu chảy và viêm phổi.
Suy dinh dưỡng làm tăng tỷ lệ tử vong. Ước tính riêng trong năm 1995 có 11,6 triệu
trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị tử vong vì tất cả các
nguyên nhân khác nhau thì có 6,3 triệu trường hợp (chiếm 54%) bị suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến phát triển trí tuệ, hành vi, khả năng học hành của
trẻ, khả năng lao động đến tuổi trưởng thành. Suy dinh dưỡng trẻ em thường để lại hậu
quả nặng nề. Gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm,
nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người. Hậu quả
của suy dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, phụ nữ đã từng bị suy dinh dưỡng
trong thời kỳ còn trẻ là trẻ nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn lên trở
thành bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Bà mẹ bị suy dinh dưỡng thường dễ đẻ con nhỏ yếu,
cân nặng sơ sinh thấp. Hầu hết những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bị suy dinh dưỡng
(nhẹ cân hoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử
vong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường. Tác
giả Barker, nêu ra một giả thuyết mới về nguồn gốc bào thai của một số bệnh mãn
tính. Theo ơng các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá ở người
trưởng thành có thể có nguồn gốc từ suy dinh dưỡng bào thai. Chính vì thế, phịng
chống suy dinh dưỡng bào thai hoặc trong những năm đầu tiên sau khi ra đời, có ý
nghĩa quan trọng trong dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời. (Phạm Duy Tường, 2013)
1.5. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
Cuối thế kỷ XX, Tổ chức y tế thế giới đã coi 4 vấn đề thiếu dinh dưỡng quan
trọng nhất ở các nước đang phát triển là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, thiếu
vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, thiếu iod, trong đó thiếu dinh dưỡng protein là quan
trọng nhất.
Hiện nay, cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã trở thành một hoạt
động dinh dưỡng quan trọng ở nước ta trong đó mục tiêu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng
được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, các địa
phương. Hiện nay, nhiệm vụ này được giao cho ngành y tế (Viện dinh dưỡng là cơ
quan thường trực triển khai). Phương châm dự phòng là chủ đạo tức là thực hiện chăm
sóc sớm, chăm sóc mọi đứa trẻ và tập trung ưu tiên vào giai đoạn 2 năm đầu tiên. Các
biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng bao gồm:
- Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai và cho con bú
6
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Thực hiện ăn bổ sung hợp lý
+ Thức ăn bổ cần có đậm độ năng lượng thích hợp
+ Thức ăn bổ sung phải có độ keo đặc thích hợp
+ Tăng độ hịa tan của các loại thức ăn bổ sung
+ Thức ăn bổ sung cần có đủ và cân đối về các chất dinh dưỡng
+ Cung cấp đầy đủ chất khoáng
- Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau đẻ.
- Thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh.
- Chăm sóc vệ sinh, phịng chống nhiễm giun.
- Tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình. (Hà Huy Khơi, 2004)
Phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ là để các cháu phát triển hài hịa,
khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, xóa bỏ tình trạng chậm phát triển trước mắt mà
cịn là đảm bảo sức đề kháng cao, độ bền của cơ thể phịng chống các bệnh mạn tính,
nâng cao tuổi thọ hữu ích và chất lượng cuộc sống sau này. (Hà Huy Khơi, 2006)
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.6.1. Trên thế giới
Mặc dù tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã được
cải thiện khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ vẫn
còn khá cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Theo báo cáo mới đây của
UNICEF năm 2013 cũng cho thấy, có khoảng 165 triệu trẻ em trên tồn cầu, chiếm
trên ¼ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD trong năm 2011 khoảng 26%. (Unicef, 2013)
Trên toàn cầu 162 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD trong năm 2012. Từ năm 2000
đến năm 2012 trẻ SDD đã giảm từ 33% xuống 25% giảm từ 197 triệu xuống 162 triệu.
Trong năm 2012 tỷ lệ 56% trẻ em SDD sống ở châu á và 36% trẻ SDD sống ở châu
phi. (Unicef – Who, 2013)
Báo cáo của WHO cũng cho thấy, đến năm 2015 trên tồn cầu có 156 triệu trẻ
em bị SDD, chiếm khoảng 23% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều bằng chứng cho thấy
mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD cịn cao, nhưng tỷ lệ phân bố khơng đều ở các khu
vực trên thế giới. (Unicef, 2013)
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh
dưỡng ở các nước đang phát triển gây nên 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Và bệnh suy
dinh dưỡng góp phần vào 55% tỷ lệ tử vong của trẻ em toàn cầu. (Bộ Y tế, 2019)
Sự phân tích dựa trên các dữ liệu khẳng định rằng thấp còi vẫn là một vấn đề y tế
công cộng quan trọng của nhiều nước và tiếp tục cản trở sự phát triển thể chất và tinh
thần của trẻ. Thêm vào đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ. Các báo
cáo của UNICEF và WHO đều cho biết, số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD còn rất cao trên
7
thế giới, nhưng gánh nặng này phân bố không đồng đều, đặc biệt con số này còn đặc
biệt cao ở 2 châu lục là châu Phi và châu Á. Báo cáo của UNICEF năm 2013 cho biết,
khu vực Sub-Saharan của châu Phi và Nam Á chiếm khoảng ¾ tổng số trẻ em thấp cịi
trên tồn thế giới (Hình 1.1). Riêng khu vực cận Sahara của châu Phi có khoảng 40%
phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD và ở Nam Á, con số này là 39%.
Hình 1.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở các nước đang phát triển
(Nguồn: UNICEF, 2013)
Hình 1.1 trên đây trình bày sự phân bố về tỷ lệ thấp còi ở các nước đang phát
triển theo số liệu ở các mức độ thấp, trung bình, cao và rất cao: <20%, 20–29%, 30–
39%, 40%. Hình trên cũng cho thấy tỷ lệ thấp còi rất cao ở nhiều nước thuộc tiểu
vùng Sahara, Trung Nam Á và Đông Nam Á. Hầu hết các nước thuộc Châu Mỹ La
tinh và Carribe có tỷ lệ thấp hoặc ở mức trung bình. Báo cáo của WHO mới đây nhất
cũng cơng bố, trong số 156 triệu trẻ bị SDD trên toàn cầu (chiếm 23% tổng số trẻ dưới
5 tuổi), thì riêng châu Phi chiếm khoảng 60 triệu và khu vực Đông Nam Á chiếm
khoảng 59 triệu (tương đương 38% và 33% số trẻ ở khu vực đó). (Nguyễn Anh Vũ,
2017)
Trên thế giới, cứ 3 trẻ dưới năm tuổi thì có một trẻ không nhận được dinh
dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh. Tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn cịn 149
triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và gần 50 triệu trẻ em bị gầy còm; 340 triệu trẻ em
bị đói tiềm ẩn do thiếu vitamin và khống chất. SDD tác động sâu sắc đến sự phát triển
của trẻ em. Nếu vấn đề này không được giải quyết, trẻ em và xã hội sẽ gặp phải nhiều
khó khăn để phát triển hết tiềm năng. Thách thức này chỉ có thể được tháo gỡ bằng
cách giải quyết vấn đề SDD trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ em và đặt nhu cầu
dinh dưỡng đặc biệt của trẻ em vào trọng tâm của hệ thống thực phẩm và những hệ
thống hỗ trợ khác như y tế, nước sạch và vệ sinh, giáo dục và an sinh xã hội. (Unicef,
2019)
8
1.6.2. Tại Việt Nam
Tỷ lệ trẻ SDD đã giảm nhiều nếu tính từ 1985 (51,5%) đến 1995 (44,9%) mỗi
năm giảm trung bình 0,66%. Từ năm bắt đầu KHQGDD (1995), chỉ sau 4 năm tỷ lệ
SDD đã giảm xuống còn 36,7% (1999), trung bình mỗi năm giảm 2%, là tốc độ được
quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy, mỗi năm đã đưa khoảng gần 200 ngàn trẻ
dưới 5 tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng. Năm 2000, theo số liệu điều tra MICS của
Tổng cục thống kê, tỷ lệ trên cịn 33,1%. Có thể nói thành tựu giảm nhanh tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em trong 5 năm qua rất đáng ghi nhận. Suy dinh dưỡng nặng đã giảm
hẳn (0,8%) và SDD ở nước ta hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và thể vừa. Tuy nhiên, tỷ lệ
suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn ở mức rất cao so với quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Mặt khác, mặc dù tỷ lệ trẻ em bị thấp còi đã giảm nhanh trong những năm qua song
vẫn còn ở mức khá cao (38,6%), những vùng có tỷ lệ trẻ nhẹ cân cao cũng là những
vùng có tỷ lệ thấp cịi cao. Tỷ lệ SDD có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, giữa các
tỉnh. Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi thấp nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh (18,1%) và
Hà nội (21%), trong khi đó có tỉnh, tỷ lệ SDD còn trên 50%. Cụ thể, vùng có tỷ lệ
SDD thấp nhất là vùng Đơng Nam bộ - trong đó có TP HCM - (29,6%); sau đó là vùng
Đồng bằng Sông Cửu long (32,3%); vùng Đồng bằng Sông Hồng (33,8%); vùng
Duyên Hải Nam Trung bộ (39,2%); vùng Đông bắc (40,9%); vùng Tây bắc (41,6%);
vùng Bắc Trung bộ (39,2%) và cao nhất là vùng Tây nguyên (49,1%). Ở Việt nam
khơng có sự khác biệt rõ ràng về giới đối với mức độ SDD. Nhóm tuổi bị ảnh hưởng
nhiều nhất là 6-24 tháng tuổi, đây là nhóm tuổi bắt đầu chuyển từ chế độ bú sữa mẹ
sang chế độ ăn sam, nếu chế độ ăn sam không đúng sẽ tác động rất lớn đến tình trạng
dinh dưỡng ở nhóm tuổi này. Các nguyên nhân của SDD là phức hợp từ nguyên nhân
trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc và nguyên nhân gốc rễ là sự
nghèo đói. Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau theo vùng. Vùng Trung
bộ, Tây nguyên và miền núi phía Bắc: vấn đề an ninh lương thực nổi lên hàng đầu;
Vùng đồng bằng nông thơn khác: vấn đề chăm sóc (trong đó có cách nuôi dưỡng trẻ)
nổi lên hàng đầu; Vùng đô thị lớn: vấn đề bệnh tật từ nhỏ dẫn tới SDD nổi lên hàng
đầu. Sở dĩ như vậy là vì ở thành thị vấn đề thiếu ăn khơng cịn phổ biến và chất lượng
chăm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực nơng thơn thì vấn đề chăm
sóc, ni dưỡng trẻ cịn nhiều hạn chế. Điều này địi hỏi các chiến lược tác động khác
nhau theo từng khu vực và từng giai đoạn. Gần đây, tổng kết của Viện Nghiên cứu
Chiến lược và Chính sách Dinh dưỡng quốc tế (IFPRI) cho thấy học vấn của người
phụ nữ đóng góp 43% đối với SDD, trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1% đối
với SDD. Điều này cho thấy yếu tố về cách ni dưỡng, cách chăm sóc (thể hiện qua
trình độ học vấn của người phụ nữ) có vai trò quan trọng đối với SDD.
9
Thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ, thể hiện bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp
(<18,5), năm 1977 là 38% và gần đây là 32%. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn
ở phụ nữ phản ánh những vấn đề tồn tại trong chăm sóc phụ nữ, đồng thời có liên quan
tới tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai. (Viện Dinh Dưỡng, 2001)
Theo điều tra về tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em các tỉnh phía nam của Bộ
môn Nhi – Đại học Y Dược TPHCM năm 1998, phân loại dựa vào cân nặng và chiều
cao cho thấy: 24% tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 6 tháng, 47% ở trẻ dưới 5 tuổi và
70% ở trẻ dưới 15 tuổi. (Bộ Y tế, 2019)
Năm 2010, tỷ lệ SDD trẻ em nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi), trong đó
SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là 1,8% và SDD dưỡng nặng (độ III) là
0,3%. 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại
của Tổ chức Y tế thế giới).
Tỷ lệ trẻ em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp cịi) năm 2010
tồn quốc là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến 31
tỉnh tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm trung bình
SDD thấp cịi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể gầy còm
(cân/cao) là 7,1%.
Ước tính đến năm 2010, nước ta cịn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em SDD gầy
cịm. Phân bố SDD khơng đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. (Viện dinh dưỡng
– Unicef, 2011)
10