Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Soạn giảng bài "Tràng giang" - Huy Cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.72 KB, 6 trang )

Soạn giảng
Tràng giang
- Huy Cận –
A) Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức.
- Học sinh cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế,
niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác
giả.
- Học sinh thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.
2. Kĩ năng.
- Học sinh biết phân tích một bài thơ mới.
3. Thái độ.
- Học sinh tích cực học tập.
B) Phương pháp và phương tiện dạy học.
1. Phương pháp:
- Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích bình giảng,
2. Phương tiện:
- SGK, SGV.
- Một số tài liệu tham khảo khác.
C) Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động
của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học
sinh đọc tiểu dẫn và trả lời
câu hỏi.
+ Em hãy khái quát những
nét chính về cuộc đời và
con người của tác giả Huy
- Học sinh đọc,


suy nghĩ và trả
lời câu hỏi.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Huy Cận ( 1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy
Cận. Quê quán: Ân Phú – Hương Sơn (nay thuộc
Đức Ân – Vũ Quang) – Hà Tĩnh.
- Lúc nhỏ học ở quê, sau học ở Huế rồi ra Hà Nội.
Ông là người tích cực tham gia Cách mạng.
Cận?
+ Em hãy nêu những hiểu
biết của mình về bài thơ
“Tràng giang”?
Hoạt động 2: Trước khi dẫn
dắt học sinh phân tích văn
bản, giáo viên định hướng
cho học sinh về nhan đề và
câu đề từ của bài thơ.
+ Em hãy cho biết, tác giả
sử dụng loại từ gì để đặt
nhan đề cho bài thơ? Ý
nghĩa của việc sử dụng đó?
+ Tại sao tác giả không đặt
“Trường giang” mà là
“Tràng giang”?
+ Theo em, câu đề từ của
bài thơ có mấy cách hiểu?
Đó là những cách nào?
( Đây là vấn đề khó, giáo
viên có thể định hướng

luôn cho học sinh)
Hoạt động 3: Giáo viên
hướng dẫn học sinh phân
tích văn bản.
- Học sinh đọc
thơ và suy
nghĩ, phân tích
nhan đề và câu
đề từ.
- Học sinh trả
lời câu hỏi.
- Học sinh suy
nghĩ, ghi chép.
- Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc trong
phong trào Thơ mới.
- Thơ của ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
2. Tác phẩm
- “Tràng giang” rút từ tập “Lửa thiêng” (1939).
- Là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất
của Huy Cận.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. Nhan đề và lời đề từ.
2.1 Nhan đề: “ Tràng giang”.
- Tác giả sử dụng hai từ Hán Việt -> gợi sắc thái cổ
xưa, trang trọng .
- Điệp âm “ang”- âm tiết mở, có độ vang. Gợi cảm
giác dòng sông mênh mang hơn, vĩnh hằng hơn
=> Nhan đề gợi lên hình ảnh một con sông dài tít
tắp, gợi cảm giác buồn, cô đơn. Và nhan đề cũng tạo

một âm điệu gợi sự xa xăm, buồn lê thê.
2.2. Câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông
dài”.
- Cách 1: Chủ thể của bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài là con người.
- Cách 2: Chủ thể là tạo vật. Trời rộng bâng khuâng
nhớ sông dài.
=> Cảm hứng về thiên nhiên và con người. Cả con
người và trời đất đều mang nỗi niềm, từ trong lòng
người mà lan tỏa lên cảnh vật, từ tâm cảnh ra ngoại
cảnh.
3. Phân tích văn bản: ( Bài thơ có thể phân tích
theo nhiều cách, ở bài thơ này sẽ phân tích theo cấu
tứ - theo khổ)
+ Giáo viên mời học sinh
đọc khổ thơ 1 và trả lời câu
hỏi:

Ở khổ thơ này có những
hình ảnh nào làm em ấn
tương?
Em có nhận xét gì về
những hình ảnh đó?
(+ Liên tưởng đến câu ca
dao: “ Sóng bao nhiêu gợn
dạ sầu bấy nhiêu.”
+ Liên tưởng đến câu thơ
của Đỗ Phủ: “ Bất tận
trường giang cổ cổ lai”
(Cuồn cuộn sông về sóng

nước tuôn).)
- Học sinh đọc.
- Học sinh trả
lời.
- Học sinh trả
lời.
3.1. Khổ 1:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô, lạc mấy dòng.”
 Khung cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang
vắng.
- Sóng – gơn: Chuyển động nhỏ nhoi
- Con thuyền – xuôi mái nước: Con thuyền trôi trong
vô định, sự chuyển động vô tri.
- Thuyền về - nước lại: Sự chia lìa.
- Cành củi khô – lạc : Sự cô đơn trơ trọi.
=> Sự chuyển động làm cho cảnh vật trở nên tĩnh
lặng và trơ trọi hơn. Mọi sự vật đều cô đơn lạc lõng
giữa không gian bao la, rộng lớn.
 Khổ thơ còn thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn
của con người.
- Buồn điệp điệp: Gợi hình, gợi cảm.
+ Gợi hình ảnh làn song liên tiếp nhau trải dài trên
dòng sông.
+ Cảm nhận về nỗi buồn của tác giả hòa tan vào
dòng nước. Hai con sóng (sóng nước và sóng lòng)
quyện hòa vào nhau, tạo thàn một going sông tâm
trạng.

=> Tâm trạng buồn, nỗi buồn kéo dài lê thê không
dứt.
- “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Hình ảnh thô
sơ, thiên nhiên, bình dị. Tác giả sử dụng nghệ thuật
đối lập tương phản
Củi ( một cành) – Dòng (mấy) => Gợi sự bơ vơ, cô
đơn của con người trước sự mênh mang của vũ trụ,
của cuộc đời.
Hoạt động 4:
Giáo viên mời học sinh đọc
khổ thơ 2, Yêu câu học
sinh thảo luận và trả lời câu
hỏi.
Em có nhận xét gì về
những hình ảnh thiên nhiên
trong khổ thơ?
Nó gợi cho em cảm nhận
như thế nào?
Hoạt động 5:
Giáo viên mời học sinh
đọc khổ thơ thứ 3 và trả lời
câu hỏi.
Em có nhận xét như thế
nào về không gian thiên
nhiên ở khổ 3?
- Học sinh đọc.
- Học sinh trả
lời.
- Học sinh trả
lời.

- Học sinh đọc.
- Học sinh trả
lời.
Một câu thơ bảy chứ vỡ ra thành sáu mảnh cô đơn.
3.2. Khổ 2:
“Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
- Khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, hoang vắng
+ Cồn cát – nhỏ, lơ thơ: Sự thưa thớt, vắng vẻ.
+ Gió – đìu hiu: gợi sự hiu hắt, thê lương.
+ Tiếng làng xa vãn chợ chiều: Có tiếng người
nhưng cảnh càng buồn hơn.
- Sự mênh mông của vũ trụ bao la
+ Không gian được mở ra theo nhiều chiều
Sâu chót vót: Không gian được mở ra hai lần, theo
chiều cao và chiều sâu.
+ Cách ngắt nhịp tạo nên sự tương phản: Sông dài,
trời rộng,
Xuân Diệu : “ Huy Cận quá cảm nghe cái
=> Khung cảnh gợi tâm trạng buồn mênh mông thì
dọng thơcủa người cũng lây cái sầu của vũ trụ.”
3.3. Khổ 3:
“ Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
- Cảnh có màu sắc tươi tắn hơn nhưng không vui mà
càng buồn hơn.

+ Sự xuất hiện của cánh bèo – hàng nối hàng: Thể
hiện sự đông đúc nhưng không hề đông vui.
Ở khổ 2 có hai lần tác giả
phủ định, đó là những lần
nào? Em có nhận xét gì?

Hoạt động 6:
Giáo viên mời học sinh đọc
khổ 4 và trả lời câu hỏi.
Hình ảnh cánh chim trong
hai câu đầu gợi cho em suy
nghĩ gì?
Hai câu thơ đầu có sự
tương phản đối lập, em hay
chỉ ra sự tương phản đó?
- Học sinh trả
lời.
- Học sinh trả
lời.
( Cánh bèo thể hiện sự nổi trôi của những thân phận
nhỏ bé)
+ “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Lặng lẽ: Được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh. Vẫn ở
bên nhau, tiếp nối nhau nhưng dường như không có
sự liên quan.
- Cảnh gợi lên sự mênh mông vắng lặng:
+ Không đò, không cầu: gợi không gian xa cách
không có cầu nối.
+ Hình ảnh dòng sông không gợi lên hình ảnh con
người, không lợi lên sự giao lưu giữa con người –

con người.
=> Không gian thiên nhiên có thêm màu sắc nhưng
nỗi buồn càng đậm và sâu hơn.
3.4. Khổ 4: (khổ thơ trọng tâm)
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
 Hai câu đầu: Cảnh vừa mang vẻ đẹp cổ điển
vừa mang vẻ đẹp hiện đại
- Hình ảnh cánh chim trong hoàng hôn : Sử dụng bút
pháp ước lệ trong thơ cổ.
- Cánh chim trong hoàng hôn mang tâm trạng của
nhà thơ.
+ Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp kì vĩ: “lớp lớp
mây cao đùn núi bạc”
+ Đối lập với cánh chim bé nhỏ, lẫn vào trong nắng
chiều, trĩu nặng tâm trạng của nhà thơ mới.
 Hai câu thơ cuối: vừa mang phong vị cổ điển
vừa trực tiếp nói lên tâm trạng buồn nhớ quê
hương của nhà thơ.
Em có nhận xét gì về hình
ảnh “khói hoàng hôn”?
Hoạt động 7:
Giáo viên rút ra kết luận
cho học sinh.
- Học sinh trả
lời.
- Học sinh ghi
chép bài.

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng xử nhân sầu.” (Thôi Hiệu)
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
- Mượn ý thơ của người xưa, thể hiện một nỗi nhớ
dường như đã có từ lâu.
- “Không khói hoàng hôn”: Không có tín hiệu ở
ngoại cảnh nhưng nỗi nhớ vẫn được gợi lên trong
tâm cảnh. Một nỗi nhớ in sâu trong tâm khảm của
nhà thơ.
- “Vời” : Thể hiện nỗi nhớ quê hương.
- “Dợn dợn”: có tính tạo hình cao, mở ra liên tưởng
những con sóng.
=> Khổ thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật của
bài thơ. Nội dung: thể hiện cả nỗi sầu vũ trụ và nỗi
buồn nhớ quê hương của tác giả. Nghệ thuật: Sử
dụng nghệ thuật đối lập tương phản, kết hợp cổ điển
và hiện đại
III. Kết luận:
1. Nội dung:
- Bài thơ đem đến người đọc bức tranh thiên nhiên
sông nước gần gũi quen thuộc nhưng vắng lặng và
bức tranh tâm trạng mang nỗi sầu thiên cổ.
- Nỗi khát khao giao cảm với cuộc đời.
- Lòng yêu nước của một nhà thơ mới, tuy thầm kín
nhưng không kém phần thiết tha.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp cổ điển và hiện đại.
- Sử dụng những biện pháp nghệ thuật: tương phản
đối lập, đảo ngữ,…

×