Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.1 KB, 3 trang )
TRÒ CHUYỆN VỀ BÀI THƠ "TRÀNG GIANG"
Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe đạp, có
đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá: Nắng chiều
đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa như gần
gũi, nửa như xa vời quạnh hiu
Nhà thơ HUY CẬN
Một chiều thu 1939, tôi đi dạo trên bờ sông Cái (sông Hồng), bằng xe
đạp, có đoạn dắt xe đi bộ, thấy buổi chiều trên đê và trên sông đẹp quá: Nắng
chiều đã nhạt, mây đùn phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả, nửa
như gần gũi, nửa như xa vời quạnh hiu. Tôi dừng ở quãng bến Chèm (bây
giờ là chân cầu Thăng Long) và vang lên trong tâm tưởng mấy câu lục bát:
Tràng Giang sóng gợn mênh mông
Thuyền trôi xuôi mái, nước song song buồn
Rêu trôi luồng lại nối luồng
Về đâu bèo dạt, mây lồng núi xa
Tôi còn định làm tiếp bài thơ bằng lục bát và đặt tên bài là Chiều trên
sông
Nhưng đạp xe về nhà (ở số 40 Hàng Than) lại vang trong đầu nhạc
điệu của thơ bảy chữ, âm hưởng Đường luật như quyến rũ tai tôi, cổ họng tôi
và tôi liền chuyển mấy câu đầu sang thể bảy âm, bắt được ngay hai câu đầu:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Hai câu đầu này sẽ đứng vững nguyên cho đến bản thảo cuối cùng
Rồi tôi viết tiếp. câu thứ 3 không khó, nhưng đến câu thứ 4 thì thôi
xao
Một chiếc bèo đơn lạc giữa dòng
Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng
Củi một cành trôi lạc mấy dòng
Sau cùng đến bản thảo thứ 14 mới bật ra Củi một cành trôi khô lạc
mấy dòng vừa tự nhiên vừa hàm ý sâu (đã chết khô rồi mà còn lạc mấy
dòng). Chữ khô hơn hẳn chữ đơn, vì cái ý cô đơn sẽ toát lên từ toàn bài.