Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng kiến thức và thái độ về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện việt nam thụy điển uông bí tỉnh quảng ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.88 KB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN VĂN SƠN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CHĂM SÓC
GIẢM NHẸ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN NG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN VĂN SƠN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ CHĂM SÓC
GIẢM NHẸ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG
BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN NG BÍ
TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS.BS. NGUYỄN THỊ THẢO

NAM ĐỊNH – 2022




i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS.Bác sĩ
Nguyễn Thị Thảo, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi
hồn thành chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã tận tình hỗ trợ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và thực hiện chuyên đề.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến các Điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh
viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí đã khơng ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
để tơi hồn thành tốt nhất chun đề này.
Đồng thời, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã ln ở bên cạnh
động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Với sự nỗ lực hết sức của bản thân tôi đã cố gắng hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp với nội dung đầy đủ, sâu sắc. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và thời
gian nghiên cứu, chuyên đề chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của q thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận
được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày 15 tháng 8 năm 2022
Học viên

Trần Văn Sơn


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng kiến thức và thái độ về chăm sóc
giảm nhẹ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển
ng Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2022” là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tơi
trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong chuyên đề và kết quả
nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin
sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Nam Định, ngày 15 tháng 6 năm 2022
Học viên

Trần Văn Sơn


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 3
1.1.2. Nguyên tắc trong thực hiện chăm sóc giảm nhẹ ....................................... 3
1.1.3. Vai trị của chăm sóc giảm nhẹ ................................................................ 5
1.1.4. Điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ ..................................................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 8

1.2.1. Kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ ............................................................. 8
1.2.2. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ chăm sóc giảm nhẹ của điều
dưỡng ............................................................................................................. 10
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 11
2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí ........................... 11
2.2. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu .................................................... 12
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 12
2.2.2 Đặc điểm có liên quan đến chăm sóc giảm nhẹ....................................... 13
2.3. Kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ ................................................................. 13
2.3.1. Kiến thức về quản lý đau và các triệu chứng ......................................... 13
2.3.2. Kiến thức các yếu tố cơ bản của chăm sóc giảm nhẹ ............................. 15
2.3.3. Kiến thức về chăm sóc tâm lý và lĩnh vực tâm linh cho người bệnh ...... 16
2.3.4. Điểm trung bình kiến thức về CSGN của điều dưỡng ............................ 16
2.3.5. Phân loại mức độ kiến thức về CSGN của điều dưỡng .......................... 17
2.4. Thái độ về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng ............................................ 18
2.4.1. Thái độ của điều dưỡng về chăm người bệnh ........................................ 19


iv
2.4.2. Thái độ của điều dưỡng về chăm sóc gia đình người bệnh ..................... 21
2.4.3. Điểm trung bình thái độ về CSGN của điều dưỡng ................................ 22
2.4.4. Phân loại thái độ của điều dưỡng về CSGN ........................................... 23
2.5. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thái độ của điều dưỡng về CSGN .. 24
2.5.1. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của điều dưỡng về CSGN ............ 24
2.5.2. Một số yếu tố liên quan tới thái độ của điều dưỡng về CSGN................ 25
Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 26
3.1. Thực trạng kiến thức và thái độ về CSGN của điều dưỡng .......................... 26
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 26
3.1.2. Kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng .................................. 27
3.1.3. Thái độ của điều dưỡng về chăm sóc giảm nhẹ...................................... 30

3.1.4. Mối tương quan giữa 1 số yếu tố và kiến thức, thái độ về CSGN của điều
dưỡng ............................................................................................................. 31
3.2. Đề xuất giải pháp......................................................................................... 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 36
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
Phụ lục 2: DANH SÁCH LẤY SỐ LIỆU
Phụ lục 3: DANH SÁCH ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSGN - Chăm sóc giảm nhẹ
WHO - Tổ chức Y tế thế giới
COPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................................... 12
Bảng 2.2. Đặc điểm liên quan đến chăm sóc giảm nhẹ của ĐTNC ......................... 13
Bảng 2.3. Tỷ lệ kiến thức về quản lý đau và các triệu chứng.................................. 13
Bảng 2.4. Tỷ lệ kiến thức các yếu tố cơ bản của chăm sóc giảm nhẹ...................... 15
Bảng 2.5. Tỷ lệ kiến thức về chăm sóc tâm lý và tâm linh cho người bệnh ........... 16
Bảng 2.6. Cách tính điểm phần kiến thức............................................................... 17
Bảng 2.7. Điểm trung bình kiến thức về CSGN của điều dưỡng ............................ 17
Bảng 2.8. Tỷ lệ thái độ của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh ........................... 19
Bảng 2.9. Tỷ lệ thái độ của điều dưỡng về chăm sóc gia đình người bệnh ............. 21
Bảng 2.10. Cách tính điểm các mục của phần thái độ ............................................ 22

Bảng 2.11. Điểm trung bình thái độ về CSGN của điều dưỡng ............................. 22
Bảng 2.12. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của điều dưỡng về CSGN .......... 24
Bảng 2.13. Mối liên quan giữa 1 số yếu tố với thái độ của điều dưỡng về CSGN .. 25


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ chăm sóc giảm nhẹ trong suốt diễn tiến bệnh ................................... 4
Biểu đồ 2.1. Phân loại mức độ kiến thức về CSGN của điều dưỡng ...................... 18
Biểu đồ 2.2. Phân loại thái độ của điều dưỡng về CSGN ...................................... 23


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Chăm sóc giảm nhẹ là hoạt động nhằm
cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người
đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thông
qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm,
đánh giá toàn diện và điều trị đau và các vấn đề khác, thể lực, tâm lý xã hội và tâm
linh [22].
Mỗi năm ước tính có khoảng 40 triệu người cần được chăm sóc giảm nhẹ,
78% trong số đó sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình tuy nhiên chỉ có
14% được chăm sóc. Các báo cáo trên tồn thế giới dự báo rằng nhu cầu về chăm
sóc giảm nhẹ sẽ leo thang trong vài thập kỷ tới, do nhân khẩu học thay đổi, quỹ đạo
bệnh dài hơn và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn [21].
Chăm sóc giảm nhẹ là cần thiết cho nhiều loại bệnh. Đa số người trưởng thành
cần được chăm sóc giảm nhẹ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch (38,5%), ung
thư (34%), bệnh hô hấp mãn tính (10,3%), AIDS (5,7%) và tiểu đường (4,6%).
Nhiều tình trạng khác có thể cần chăm sóc giảm nhẹ, bao gồm suy thận, bệnh gan

mãn tính, bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson, viêm khớp dạng thấp, bệnh thần kinh,
sa sút trí tuệ, dị tật bẩm sinh và bệnh lao kháng thuốc [23] . Theo một cuộc khảo sát
của WHO liên quan đến các bệnh không lây nhiễm được thực hiện ở 194 quốc gia
thành viên vào năm 2019: kinh phí cho chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp ở 68%
quốc gia và chỉ 40% quốc gia báo cáo rằng các dịch vụ này đã tiếp cận được ít nhất
một nửa số bệnh nhân có nhu cầu [22].
Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm một loạt các dịch vụ được cung cấp bởi một loạt
các chuyên gia mà tất cả đều có vai trò quan trọng như nhau, bao gồm: bác sĩ, điều
dưỡng, nhân viên hỗ trợ, y tế, dược sĩ, vật lý trị liệu và tình nguyện viên - hỗ trợ
bệnh nhân và gia đình của họ [23]. Như vậy nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng
nói riêng đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác chăm sóc giảm nhẹ. Điều này
địi hỏi người điều dưỡng cần có kiến thức đúng và đầy đủ về chăm sóc giảm nhẹ.
Tuy nhiên một nghiên cứu đã thực hiện trên các sinh viên điều dưỡng tại các trường
đại học Đông Nam Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chăm sóc
giảm nhẹ của sinh viên điều dưỡng đạt là 61% [12]. Theo nghiên cứu tại Jordan


2
năm 2014 đánh giá kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng làm việc tại các
bệnh viện ở Jordan cho thấy điều dưỡng ở đây có kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ
cịn rất nhiều hạn chế cả về lý thuyết và thực hành chăm sóc giảm nhẹ, đa số trong
đó là những điều dưỡng khơng làm việc tại những khoa liên quan nhiều đến chăm
sóc giảm nhẹ tại các bệnh viện [9]. Một khảo sát cắt ngang về kiến thức chăm sóc
giảm nhẹ của 363 điều dưỡng tại một bệnh viện đa chuyên khoa tại Ấn Độ cho thấy
mức độ hiểu biết chung về CSGN của điều dưỡng là kém, đặc biệt là kiến thức về
các vấn đề đau, khó thở. [20]
Tại Việt Nam, có hơn một phần ba điều dưỡng được khảo sát không được đào
tạo, giảng dạy về chăm sóc giảm nhẹ, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức và thái độ đúng
về chăm sóc giảm nhẹ là khá thấp [2] . Nghiên cứu của Trịnh Thị My (2018) [6] cho
thấy điểm trung bình kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng ở mức thấp:

13,34 ± 1,91 trên tổng 30 (đạt 44,5% so với điểm tối đa). Nghiên cứu của Dương
Minh Anh (2020) [1] chỉ ra 96,61 % điều dưỡng tham gia khảo sát có kiến thức về
chăm sóc giảm nhẹ ở mức độ trung bình và thấp; 67% có thái độ trung bình; 2%
điều dưỡng có thái độ khơng tích cực về chăm sóc giảm nhẹ. Để có thêm nhiều
bằng chứng khoa học về kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc giảm nhẹ của điều
dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và thái độ về chăm
sóc giảm nhẹ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điển ng Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2022” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng
tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển ng Bí năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiến thức và thái độ về chăm
sóc giảm nhẹ của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điển ng Bí năm 2022.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [22]:‘‘Chăm sóc giảm nhẹ là nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình người bệnh, những người
đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới sự ốm đau đe dọa đến tính mạng, thơng
qua sự ngăn ngừa và làm giảm gánh nặng họ chịu đựng bằng cách nhận biết sớm,
đánh giá toàn diện, điều trị đau và các vấn đề khác, thể chất, tâm lý xã hội và tinh
thần’’.
Theo Bộ Y tế Việt Nam [5]:
Chăm sóc giảm nhẹ là chuyên ngành chăm sóc, điều trị vận dụng những chứng
cứ tốt nhất hiện có nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ các đau khổ về thể chất, tâm lê, xã
hội, hay tâm linh - mà người bệnh là người lớn hay trẻ em mắc bệnh nặng, nghiêm

trọng, đang phải chịu đựng.
Chăm sóc giảm nhẹ là quá trình chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, đồng
hành với người bệnh và gia đình người bệnh trong tồn bộ quá trình diễn biến của
bệnh, kể cả giai đoạn cuối đời, nhằm đạt được chất lượng và giá trị cuộc sống cao
nhất. Đây là một cấu phần không thể thiếu của chăm sóc tồn diện cho người bệnh
mắc các bệnh nặng, nghiêm trọng. Do đó, người bệnh phải được tiếp cận dễ dàng
với hình thức chăm sóc giảm nhẹ này tại cơ sở y tế ở tất cả các tuyến, đặc biệt tại
nhà người bệnh.
Đặc biệt, chăm sóc giảm nhẹ chuyên sâu cần được cung cấp tại các bệnh viện
đa khoa và chuyên khoa tuyến trên, các trung tâm ung thư lớn; chăm sóc giảm nhẹ
mức độ trung gian/nâng cao là trách nhiệm của tất cả các bác sĩ nội khoa, bác sĩ gia
đình, nhi khoa, ung bướu, huyết học và các chuyên ngành khác trong bệnh viện; và
chăm sóc giảm nhẹ cơ bản nên được cung cấp bởi các nhân viên chăm sóc sức khỏe
ban đầu trong cộng đồng.
1.1.2. Nguyên tắc trong thực hiện chăm sóc giảm nhẹ [7]
 Đối tượng nên được đánh giá chăm sóc giảm nhẹ:
- Tất cả bệnh nhân HIV/AIDS tiến triển hoặc ung thư.


4
- Tất cả bệnh nhân mắc những bệnh đe dọa đến tính mạng khác.
- Bất kỳ bệnh nhân nào có thể qua đời trong vòng 6 tháng.
- Khi liệu pháp điều trị đặc hiệu khơng cịn hiệu quả, khơng khả thi và bệnh có
xu hướng ngày càng trở nên trầm trọng.
- Bất kỳ bệnh nhân nào phải chịu đựng sự đau đớn, những triệu chứng thực thể
khác, hoặc những vấn đề tâm lý xã hội mạn tính ở mức độ vừa đến nặng.
 Thời điểm chăm sóc giảm nhẹ nên được cung cấp:
Từ khi được chẩn đoán: đánh giá chăm sóc giảm nhẹ ban đầu cần được thực
hiện ngay từ giai đoạn sớm của bệnh và nếu cần, can thiệp nên diễn ra vào thời
điểm chẩn đốn hoặc sau đó càng sớm càng tốt.

Xun suốt q trình bị bệnh

Chăm sóc cuối đời
(hay hoàn thành các điều trị chữa bệnh)

Điều trị thay đổi diễn tiến bệnh

CHĂM SĨC GIẢM NHẸ

Chẩn đốn

Hỗ trợ GĐ khi cần

Tử vong

Hình 1.1. Sơ đồ chăm sóc giảm nhẹ trong suốt diễn tiến bệnh [7].
Chăm sóc giảm nhẹ có thể áp dụng sớm trong thời gian điều trị bệnh cùng với
những biện pháp điều trị đặc hiệu như: trị liệu kháng virus (ARV), hóa trị liệu hoặc
điều trị phóng xạ ung thư.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể làm giảm hoặc làm dịu những tác dụng phụ của
những phương pháp điều trị.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể thúc đẩy sự tuân thủ những liệu pháp điều trị:
- Tầm quan trọng của chăm sóc giảm nhẹ tăng lên khi liệu pháp điều trị đặc
hiệu trở nên kém thích hợp, kém hiệu quả hoặc không khả thi.


5
- Cung cấp sự động viên, hỗ trợ cho người thân của người bệnh sau khi người
bệnh qua đời.
 Đối tượng tham gia cung cấp chăm sóc giảm nhẹ

Một cách lý tưởng, chăm sóc giảm nhẹ cần được cung cấp bởi sự phân phối
của một nhóm nhân viên đa ngành với người bệnh là trung tâm. Nhóm chăm sóc
này bao gồm :
- Nhân viên y tế: Bác sĩ (hoặc y sĩ ở một cơ sở), điều dưỡng, dược sĩ.
- Nhân viên y tế cộng đồng: Thành viên trong gia đình, người chăm sóc (sẽ
cần hỗ trợ về tâm lý xã hội và đào tạo); người hỗ trợ đồng đẳng và/hoặc người tự
nguyện (có thể cần đào tạo); cán bộ xã hội; nhà sư/linh mục.
1.1.3. Vai trị của chăm sóc giảm nhẹ
Theo báo cáo của Bộ y tế, mơ hình bệnh tật ở Việt Nam đang là mơ hình kép,
trong đó song song các bệnh truyền nhiễm được đẩy lùi thì xu hướng mắc các bệnh
không lây nhiễm ngày càng tăng cao bao gồm: ung thư, tim mạch, đái tháo đường,
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…. Trong đó đáng lo ngại là sự gia tăng không ngừng
của bệnh ung thư và HIV. Cụ thể tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng
150.000 ca mắc ung thư mới, 2.900 ca HIV mới, 70.000 người chết do ung thư và
1.700 người chết do HIV [7]. Phần lớn những bệnh nhân này được chẩn đoán khi đã
ở giai đoạn muộn và phải trải qua những chịu đựng về thể chất, tâm lý và tinh thần.
Vì vậy nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ ở những người bệnh này là rất lớn. Những người
bệnh mắc bệnh mạn tính như COPD, đái tháo đường, tăng huyết áp nếu được chăm
sóc giảm nhẹ và quản lý chăm sóc giảm nhẹ phù hợp sẽ giảm thời gian nằm tại ICU
hơn những người bệnh khơng được chăm sóc giảm nhẹ [13]. Trong sản khoa những
thai phụ có nguy cơ nguy hiểm trong thời kỳ thai sản, nếu được chăm sóc giảm nhẹ
và theo dõi sát tình trạng sức khỏe thì giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh dị tật ra đời, giảm nguy
cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ, các vấn đề về cuộc sống
của thai phụ sẽ tốt hơn những thai phụ không được chăm sóc giảm nhẹ [17]. [7] Do
vậy, người điều dưỡng cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng về chăm sóc
giảm nhẹ nhằm:
- Theo dõi và quản lý, làm dịu sự đau đớn và chịu đựng (nguyên tắc cơ bản
nhất và mệnh lệnh lương tâm của người thầy thuốc).



6
- Nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống và phẩm giá của người bệnh cho đến
lúc chết.
- Giảm sự đau khổ về xã hội như nghèo khổ, cô lập và không nhà cửa.
- Giảm sự đau khổ về tâm lý như mất sự tin tưởng hay tình yêu thương.
- Giúp người bệnh duy trì được sự thanh thản và đảm bảo ước nguyện về nơi
ra đi của người bệnh được thực hiện.
- Hỗ trợ gia đình đối phó với quá trình bệnh tật và sự mất mát người thân.
1.1.4. Điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ [5]
 Đánh giá điều dưỡng trong chăm sóc giảm nhẹ
Mỗi người bệnh có nhu cầu cần được chăm sóc giảm nhẹ nên được đánh giá
bởi một điều dưỡng trong lần nhận bệnh nội trú hoặc ngoại trú đầu tiên.
Các thành phần chính của đánh giá điều dưỡng chăm sóc giảm nhẹ gồm:
- Xem xét tiền sử y khoa từ bệnh án và người bệnh, bao gồm các bệnh chính
và các điều trị gần đây.
- Đánh giá chức năng bằng cách sử dụng các thang đánh giá mức độ hoạt động
chức năng Thang đo kết quả chăm sóc giảm nhẹ dành cho người Việt Nam
(VietPOS) hoặc ECOG.
- Đánh giá các triệu chứng thể chất và tâm lý.
- Các loại thuốc hiện tại, bao gồm cả liều lượng và khoảng thời gian dùng.
- Dị ứng thuốc.
- Khám thể chất.
- Nhận định các vấn đề của người bệnh.
- Lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng.
 Biện hộ/lên tiếng vì lợi ích của người bệnh (health advocacy)
Điều dưỡng đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo người bệnh nhận được
sự chăm sóc tốt nhất có thể bằng cách hỗ trợ các bác sĩ thấu hiểu nhu cầu của người
bệnh và hỗ trợ người bệnh tiếp cận với sự chăm sóc tốt nhất.
Người điều dưỡng có cơ hội tiếp xúc, chia sẻ với người bệnh và họ có thể
truyền đạt cho bác sĩ nhiều thơng tin quan trọng về tiền sử y khoa, các giá trị sống,

hiểu biết về bệnh tật, hy vọng và nỗi sợ hãi của người bệnh.


7
- Nhiều người bệnh và gia đình khơng quen thuộc với hệ thống y tế và/hoặc
khơng biết cách tìm kiếm hoặc yêu cầu sự chăm sóc mà họ cần. Điều dưỡng có thể
cung cấp, tư vấn hiệu quả để giúp người bệnh lựa chọn loại hình dịch vụ chăm sóc.
- Trong các bệnh viện có dịch vụ tư vấn hội chẩn chăm sóc giảm nhẹ, các điều
dưỡng có thể xác định người bệnh nào trong phòng bệnh của họ sẽ được hưởng lợi
từ dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ.
- Các điều dưỡng có vai trị quan trọng trong việc thơng báo cho bác sĩ có
trách nhiệm và nhóm làm việc khi triệu chứng (thể chất, tâm lý, xã hội, tâm linh)
khơng được kiểm sốt tốt.
 Liều cứu hộ morphin
Khi bác sĩ kê đơn thuốc opioid như morphin với liều cố định (theo giờ cố
định) để giảm đau hoặc khó thở, trong hầu hết các trường hợp bác sĩ cũng kê đơn
liều cứu hộ cho cơn đau hoặc khó thở đột xuất. Trong bệnh viện, điều dưỡng có vai
trị quan trọng trong q trình chăm sóc:
- Nhận định kịp thời thời điểm khi nào người bệnh cần một liều cứu hộ
morphin do đau hoặc khó thở và thơng báo cho bác sĩ.
- Cung cấp liều cứu hộ thwo chỉ định của bác sĩ và đánh giá hiệu quả giảm
đau, giảm khó thở cũng như tác dụng khơng mong muốn nếu có sau mỗi liều cứu
hộ.
- Ghi nhận lại từng liều cứu hộ để bác sĩ có thể biết cần bao nhiêu liều cứu hộ
mỗi ngày.
- Thảo luận với bác sĩ về kế hoạch quản lý đâu trên từng người bệnh cụ thể.
 Chăm sóc vết thương
Điều dưỡng thường giữ trách nhiệm chính trong việc chăm sóc vết thương kể
cả lành tính hoặc ác tính như thay băng, giảm áp lực lên các nền xương cứng, kiểm
sốt mùi hơi và trao đổi tình trạng vết thương với bác sĩ.

 Hỗ trợ cảm xúc cho người bệnh và người nhà
Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc động viên, hỗ trợ cảm xúc cho
những người bệnh đang sợ hãi, các thành viên gia đình của họ và giúp họ hiểu về
tình trạng bệnh.
 Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người chăm sóc


8
- Điều dưỡng cũng có vai trị quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe cho
người bệnh và/hoặc người chăm sóc của họ để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của
người bệnh, cả trong khi ở bệnh viện và đặc biệt là tại nhà.
- Tại một số bệnh viện, điều dưỡng cung cấp thuốc của người bệnh cho người
chăm sóc, sau đó chịu trách nhiệm cung cấp đúng liều lượng của từng loại thuốc
cho người bệnh vào đúng thời điểm. Điều dưỡng phải huấn luyện người chăm sóc
để thực hiện nhiệm vụ này đúng cách.
- Trước khi xuất viện, điều dưỡng nên giáo dục người chăm sóc tất cả các
nhiệm vụ cần thiết để chăm sóc người bệnh. Có thể bao gồm: Tiêm thuốc; chăm sóc
vết thương; tắm cho người bệnh; vệ sinh; cho người bệnh ăn các loại thực phẩm phù
hợp và giảm thiểu rủi ro hít sặc; cung cấp dinh dưỡng qua ống mở dạ dày hoặc hỗng
tràng ra da.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ
 Các nghiên cứu trên thế giới
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp thành cơng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm nhẹ là kiến thức, thái độ, niềm tin và kinh nghiệm
của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, những yếu tố này quyết định khơng chỉ quy
trình mà cịn cả hành vi của họ trong quá trình đánh giá và điều trị bệnh nhân . Sau
khi các bác sĩ, các y tá là những thành viên có giá trị nhất trong nhóm chăm sóc
giảm nhẹ giải quyết các khía cạnh thể chất, chức năng, xã hội và tinh thần của việc
chăm sóc [16].

Các nghiên cứu đã ghi nhận rằng y tá và các chun gia chăm sóc sức khỏe
khác khơng được chuẩn bị đầy đủ để chăm sóc bệnh nhân bị đau. Một số lý do đã
được xác định bao gồm giáo dục khơng đầy đủ, khơng có nội dung chương trình
giảng dạy chính thức về chăm sóc giảm nhẹ, vì vậy dẫn đến sinh viên điều dưỡng
thiếu kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ [17]. Về lâu dài có thể dẫn đến một hệ thống
điều dưỡng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ khơng có kiến thức đầy
đủ và đúng về chăm sóc giảm nhẹ.
Theo nghiên cứu tại Ireland vào năm 2016 cho thấy những điều dưỡng tham
gia khóa đào tạo chăm sóc giảm nhẹ có kiến thưc tốt hơn nhiều so với những điều
dưỡng khơng tham gia khóa đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ [1]. Những thách thức,


9
hạn chế trong việc giáo dục, đào tạo điều dưỡng có kỹ năng trong chăm sóc giảm
nhẹ là một phần của tổng quan, bao gồm các hạn chế về văn hóa và thái độ dành
riêng cho chăm sóc giảm nhẹ của Singapore [1].
Một nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc vào năm 2013 chỉ ra rằng đào
tạo chăm sóc giảm nhẹ cho điều dưỡng là cần thiết để nâng cao kiến thức, thái độ và
thực hành về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng [1]. Một nghiên cứu đã thực hiện
trên các sinh viên điều dưỡng tại các trường đại học Đông Nam Hoa Kỳ, kết quả
nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chăm sóc giảm nhẹ của sinh viên điều dưỡng
đạt là 61% và chỉ ra các chương trình đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ là nền tảng cốt
lõi để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc giảm nhẹ của điều
dưỡng [11]. Những thách thức, hạn chế trong việc giáo dục, đào tạo điều dưỡng có
kỹ năng trong chăm sóc giảm nhẹ là một phần của tổng quan, bao gồm các hạn chế
về văn hóa và thái độ dành riêng cho chăm sóc giảm nhẹ của Singapore [1].
Theo nghiên cứu tại Jordan năm 2014 đánh giá kiến thức về chăm sóc giảm
nhẹ của điều dưỡng làm việc tại các bệnh viện ở Jordan cho thấy điều dưỡng ở đây
có kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ cịn rất nhiều hạn chế cả về lý thuyết và thực
hành chăm sóc giảm nhẹ, đa số trong đó là những điều dưỡng khơng làm việc tại

những khoa liên quan nhiều đến chăm sóc giảm nhẹ tại các bệnh viện [10]. Một
khảo sát cắt ngang về kiến thức chăm sóc giảm nhẹ của 363 điều dưỡng tại một
bệnh viện đa chuyên khoa tại Ấn Độ cho thấy mức độ hiểu biết chung về CSGN của
điều dưỡng là kém, đặc biệt là kiến thức về các vấn đề đau, khó thở. [23]
 Tại Việt Nam
Bộ y tế đã ra Quyết định số 3483/QĐ-BYT về việc ban hành ‘Hướng dẫn
chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS’ vào ngày 15/9/2006. Tới
năm 2017 Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng cần được chăm sóc giảm nhẹ thay cho
quan điểm trước đó chỉ dừng lại ở người bệnh Ung thư và AIDS. Mới nhất đây vào
ngày 25/01/2022, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 183/QĐ-BYT về việc ban hành
hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về chăm sóc giảm nhẹ. Tuy nhiên đa số
các nghiên cứu tập trung nhiều về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh, một
số ít nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc giảm nhẹ của nhân
viên y tế. Cụ thể một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra kiến thức, thái độ và nhận thức


10
chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng là khá thấp, có đến một phần ba điều dưỡng
được khảo sát chưa từng được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ. Cho tới thời điểm
hiện tại tại Việt Nam chưa có một chương trình đào tạo quốc gia về chăm sóc giảm
nhẹ, trong chương trình đào tạo tại các cơ sở y khoa cũng chưa có chương trình đào
tạo đào tạo cho sinh viên về chăm sóc giảm nhẹ. Nghiên cứu được thực hiện tại
bệnh viện Kiến An, Hải Phòng năm 2018 cho thấy kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ
của điều dưỡng ở mức thấp và chỉ có 26,7% điều dưỡng đã được đào tạo về chăm
sóc giảm nhẹ [3]. Một nghiên cứu khác vào năm 2020 của tác giả Dương Minh Anh
cũng chỉ ra rằng phần lớn điều dưỡng có kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ ở mức độ
trung bình chiếm 77,97% và 31% điều dưỡng có thái độ tích cực về chăm sóc giảm
nhẹ [1].
1.2.2. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ chăm sóc giảm nhẹ của điều

dưỡng
Kiến thức và thái độ về chăm sóc giảm nhẹ của điều dưỡng được rèn luyện
qua học tập lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu tham khảo về chăm sóc giảm nhẹ và thời
gian thực hành chăm sóc giảm nhẹ tại lâm sàng [11]. Vì vậy, những điều dưỡng có
thời gian thực hành lâm sàng lâu năm sẽ có kiến thức và thái độ tốt hơn những điều
dưỡng ít có kinh nghiệm. Hay những khoa lâm sàng chuyên sâu về chăm sóc giảm
nhẹ hoặc có thực hành chăm sóc giảm nhẹ nhiều, thường xuyên có đào tạo về chăm
sóc giảm nhẹ thì điều dưỡng ở đó sẽ có kiến thức và thái độ về chăm sóc giảm nhẹ
từ trung bình đến tốt. Ngược lại điều dưỡng tại các khoa lâm sàng khơng thực hành
chăm sóc giảm nhẹ hoặc thực hành ít sẽ có kiến thức và thái độ về chăm sóc giảm
nhẹ thấp hơn [9].


11
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí là bệnh viện đa khoa hạng I, là
tuyến chuyên môn kỹ thuật cao của hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố ng Bí và các
vùng lân cận. Đồng thời bệnh viện cũng là cơ sở thực hành cho sinh viên trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định và sinh viên trường Đại học Y dược Thái Bình.
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí được thành lập rất sớm từ những
năm 1981. Trải qua hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, Bệnh viện Việt Nam –
Thụy Điển ng Bí đã khẳng định được vị thế của bản thân trong công tác khám,
điều trị bệnh cho người dân. Hàng ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng trăm lượt khám
bệnh.
Về cơ cấu tổ chức, Bệnh viện hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành
Đảng ủy, Ban Giám đốc và 43 đơn vị trực thuộc gồm 34 khoa lâm sàng và cận lâm

sàng, 7 phòng nghiệp vụ, 2 trung tâm.
Các khoa lâm sàng của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí là những
chun khoa quan trọng có chức năng chẩn đốn, điều trị, tầm soát bệnh và cung
cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho người bệnh bao gồm: hoá trị, xạ
trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa,..; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau
bằng chăm sóc giảm nhẹ. Số lượng người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện dao
động từ 800-1000 người bệnh với số nhân lực hiện có tại các khoa lâm sàng: 187
bác sĩ và 370 điều dưỡng, do đó các khoa lâm sàng của bệnh viện gặp rất nhiều khó
khăn cho cơng tác chăm sóc nói chung, ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác chăm sóc
giảm nhẹ của điều dưỡng.



×