Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.37 KB, 3 trang )
Thuốc điều trị nhiễm
khuẩn tiết niệu thấp
Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và
có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết
niệu thấp khi có viêm ở niệu đạo hoặc bàng quang.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu thấp bao gồm các triệu chứng tiểu buốt,
tiểu dắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi thường do
nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm khuẩn tại bàng quang.
Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi
không sốt.
Điều trị: Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và
chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên
tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo
kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây
bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng
sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ
nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị
hỗ trợ khác.
Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh đường uống
kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác
dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon:
peflacin hoặc ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho phụ nữ có
thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát
triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như
cephalosporin, beta lactam cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông