Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhiễm khuẩn tiết niệu Thuốc điều trị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.66 KB, 5 trang )



Nhiễm khuẩn tiết niệu -
Thuốc điều trị
Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và
có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.
Bệnh do đâu?
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu có nhiều, bao gồm do nấm, lao, lậu
cầu và các vi khuẩn khác. Một số yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn tiết niệu
như sỏi, u thận tiết niệu, dị dạng thận niệu quản, u tiền liệt tuyến lành hoặc
ác tính và các khối u khác từ bên ngoài chèn ép gây tắc nghẽn đường bài
xuất nước tiểu, ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
vào tế bào biểu mô đường niệu. Thận đa nang, đái tháo đường, thai nghén
cũng là những yếu tố thuận lợi khác. Niệu đạo ở nam giới dài hơn, hẹp hơn
và xa hậu môn hơn nữ giới, hơn nữa tuyến tiền liệt của nam giới tiết ra chất
có khả năng sát khuẩn nên nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam giới ít gặp hơn ở nữ
giới.


Dùng loại thuốc nào?
Tuỳ theo vị trí nhiễm khuẩn thấp hay cao (viêm thận - bể thận), mức độ nặng
hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có
những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng
sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi
cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy
cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh
nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về
vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.
Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh đường uống
kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác
dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon:


peflacin 400mg uống 2 viên/ngày chia hai lần hoặc ciprofloxacin 500mg
uống 2 viên/ngày chia hai lần. Lưu ý không sử dụng quinolon cho phụ nữ có
thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát
triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như
cephalosporin (cefuroxim 500mg uống 2 viên/ngày chia hai), beta lactam
(ampicillin) cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá
thông dụng hiện nay là co-trimoxazon (Biseptol, viên 480mg, uống 4
viên/ngày chia hai) cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn
tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá
cao. Thời gian sử dụng kháng sinh tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên
khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng
kéo dài 3 - 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp
với một số hoá chất như nitrofurantoin, Mictasol bleu là những thuốc đào
thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.

Trườ
ng
hợp
viêm
thận
- bể
thận
cấp
hay
đợt
cấp
của
viêm
thận
- bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối

hợp ít nhất hai kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh cũng dài hơn trong
điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, ít nhất cũng dùng trong 14 ngày. Lựa
chọn thuốc tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên do kháng sinh đồ cho kết
quả muộn hoặc cấy không mọc vi khuẩn nên cần cho kháng sinh sớm theo
kinh nghiệm, dựa vào vi khuẩn hay gặp, tuổi mắc bệnh, các bệnh lý kèm
theo Các thuốc có thể dùng như quinolon (ciprofloxacin 500mg, 2 lọ/ngày
truyền tĩnh mạch) kết hợp Augmentin 500mg uống 2.000mg/ngày; hoặc
cephalosporin (ceftriaxon 1g, 2lọ/ngày tiêm tĩnh mạch) kết hợp hoặc thuốc
nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch - hoặc kết hợp thuốc aminosid
(amikacin 500mg, 2 lọ/ngày) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần
trong ngày.
Làm thế nào để nhận biết nhiễm khuẩn tiết niệu?
Biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm các triệu chứng tiểu
buốt, tiểu rắt, có thể đái ra máu, mủ. Khi đái ra máu, mủ ở đầu bãi
thường do nhiễm khuẩn tại niệu đạo, ở cuối bãi thường do nhiễm
khuẩn tại bàng quang. Biểu hiện nhiễm khuẩn toàn thân có thể gai
sốt hoặc sốt rét run, cũng có khi không sốt.
Các triệu chứng cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu,
siêu âm, Xquang, chụp hệ tiết niệu có thuốc cản quang đường tĩnh
mạch Xét nghiệm phân tích các thành phần trong nước tiểu rất
quan trọng trong nhiễm khuẩn tiết niệu. Ngoài ra tuỳ yêu cầu phục
vụ chẩn đoán và điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa có thể cho làm
các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác trong bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm
uống nhiều nước thường trên 1,5 lít/ngày, hạ sốt giảm đau, nâng cao thể
trạng. Điều trị các yếu tố thuận lợi như điều trị sỏi tiết niệu (uống thuốc tan
sỏi, tán sỏi qua siêu âm, phẫu thuật lấy sỏi ), điều trị u phì đại lành tính tiền
liệt tuyến, điều trị các dị dạng đường niệu, điều trị các bệnh kèm theo. Điều
trị các biến chứng của bệnh như suy thận, thiếu máu, tăng huyết áp
Tóm lại nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh khá thường gặp ở nam giới, nếu

phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng, có thể
dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.

×