Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.89 KB, 41 trang )

LI M U
Quỏ trỡnh c phn húa ca cỏc doanh nghip nh nc v s phỏt trin
ca th trng chng khoỏn Vit Nam thi gian qua lm s lng cỏc cụng
ty c phn mi liờn tc tng. Trong khi ú, hi nhp kinh t quc t em li
cho cỏc doanh nghip núi chung nhiu c hi, thun li nhng cng khụng ớt
nhng khú khn, thỏch thc. Mt trong nhng cỏch thc nhm tng hiu qu
hot ng, nõng cao giỏ tr doanh nghip l thit lp mt c cu vn hp lý.
Vic lm ny giỳp cỏc doanh nghip Vit Nam cú th phỏt trin n nh, cú
iu kin m rng sn xut v nõng cao cht lng sn phm cú th ng
vng v cnh tranh c vi cỏc doanh nghip nc ngoi.
Bờn cnh ú, phn ln cỏc doanh nghip Vit Nam hin nay cha nhn thc
c li ớch ca vic thit lp mt c cu vn hp lý. Do vy, cỏc doanh
nghip cha quan tõm n vic hoch nh c cu vn trong chớnh sỏch qun
tr ti chớnh ca mỡnh. Hn ch ny bt ngun t vic nhng nghiờn cu
hỡnh thnh mt phng phỏp tip cn khoa hc xõy dng c cu vn cho
cỏc doanh nghip Vit Nam trong nhng nm qua cha c quan tõm ỳng
mc, cha y v ton din, khin cho cỏc nh hoch nh chớnh sỏch,
cỏc nh qun tr ti chớnh doanh nghip gp nhiu khú khn, vng mc
trong nhn thc v ng dng.
Chớnh vỡ vy, ti: Nhng vn lý lun c bn v c cu vn ca
doanh nghip c la chn ỏp ng yờu cu lý lun v thc tin ú.
Em xin chõn thnh cm n PGS. TS Trn ng Khõm ó tn tỡnh hng dn
em hon thin ti ny.
Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
I. Giới thiệu chung về nguồn vốn của doanh nghiệp
1. Các quyết định nguồn vốn của doanh nghiệp
Trong một quốc gia thường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác
nhau, mỗi doanh nghiệp lại đề ra rất nhiều mục tiêu nhưng dưới góc độ quản
trị tài chính mục tiêu của doanh nghiệp chính là tối đa hóa giá trị tài sản của
chủ sở hữu. Chính vì vậy, mọi quyết định của người điều hành doanh nghiệp
cần chú ý đến khả năng tạo ra giá trị. Các quyết định trong tài chính doanh


nghiệp được bàn nhiều nhất trong quản trị tài chính và tài chính doanh
nghiệp, bao gồm 3 loại quyết định chủ yếu là quyết định quản lý tài sản lưu
động, quyết định đầu tư và quyết định nguồn vốn:
Quyết định quản lý tài sản lưu động gắn liền với các dòng tiền nhập
quỹ và các dòng tiền xuất quỹ tức là gắn với quản lý vốn lưu động ròng của
doanh nghiệp. Đây là quyết định thường xuyên nhất, diễn ra hàng ngày của
người điều hành.
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các
quyết định tài chính doanh nghiệp vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái bảng cân đối kế toán bao gồm
quyết định đầu tư tài sản lưu động, quyết định đầu tư tài sản cố định và
quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố
định.
Quyết định nguồn vốn liên quan đến bên phải của bảng cân đối kế
toán. Nó gắn liền với việc quyết định nên chọn loại nguồn vốn nào để cung
cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên
dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn. Ngoài ra, quyết định nguồn vốn còn
xem xét đến mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại và lợi nhuận được phân chia
cho cổ đông dưới hình thức cổ tức. Cụ thể có thể liệt kê một số quyết định
về nguồn vốn như sau:
- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn
hạn hay sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn
ngân hàng hay phát hành tín phiếu doanh nghiệp.
- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn, bao gồm: quyết định sử
dụng nợ dài hạn hay là vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn hay
phát hành trái phiếu doanh nghiệp, quyết định sử dụng vốn cổ phần
phổ thông hay vốn cổ phần ưu đãi.
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài
chính).
- Quyết định vay để mua hay thuê tài sản.

Mặt khác, các quyết định huy động vốn để hình thành cơ cấu vốn của
doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trạng thái của nền kinh tế,
ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô
và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trình độ khoa học - kỹ thuật và trình độ
quản lý, chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp, thái
độ của chủ doanh nghiệp, chính sách thuế,...Ví dụ các doanh nghiệp thương
mại dịch vụ có chu kỳ kinh doanh ngắn nên chủ yếu sẽ sử dụng vốn ngắn
hạn trong khi đó các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp hay xây dựng
sẽ chủ yếu sử dụng vốn dài hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một doanh nghiệp huy
động vốn như thế nào và từ những nguồn nào.
2. Huy động vốn của doanh nghiệp
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh
nghiệp có các phương thức huy động vốn (còn gọi là phương thức tài trợ)
khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn tìm mọi
cách để đa dạng hoá các phương thức huy động vốn nhằm khai thác tối đa
mọi nguồn vốn trong nền kinh tế.
2.1. Huy động nguồn vốn chủ sở hữu:
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
bao gồm các bộ phận chủ yếu: vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, phát hành
cổ phiếu mới.
2.1.1. Vốn góp ban đầu
Khi mới thành lập, các doanh nghiệp đều cần một lượng vốn góp ban
đầu từ các thành viên sáng lập. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh mà doanh
nghiệp phải có một số vốn ban đầu tối thiểu theo quy định của pháp luật để
xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đây chính là vốn được ghi trong điều lệ
của doanh nghiệp, là bộ phận quan trọng của vốn chủ sở hữu.
2.1.2. Lợi nhuận giữ lại
Quy mô số vốn ban đầu của chủ sở hữu doanh nghiệp là một yếu tố
quan trọng, tuy nhiên, thông thường số vốn này được tăng lên theo quy mô

phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những
điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi
nhuận giữ lại là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại - nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo
nguồn tài chính quan trọng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp do giảm
được chi phí và sự phụ thuộc bên ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn tái đầu tư từ
lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang
hoạt động có lợi nhuận.
Đối với các công ty cổ phần, việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số
vấn đề khá phức tạp bởi lẽ đây là phần thu nhập thuộc về cổ đông sau mỗi
năm tài chính. Do đó, doanh nghiệp phải cam kết trả cho các cổ đông lãi
suất cao hơn lãi cổ tức hiện hành nếu muốn giữ lại lợi nhuận để bù đắp cho
chi phí cơ hội của các cổ đông. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn giữ lại lợi
nhuận bằng 2 cách: ghi tăng mệnh giá của cổ phiếu đang lưu hành (do giá
trị sổ sách của cổ phiếu tăng) hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới tương ứng
với giá trị cổ tức chi trả cho các cổ đông theo một tỷ lệ cổ phiếu cũ nhất
định mà các cổ đông đang nắm giữ. Với cách thứ nhất, thị giá cổ phiếu sẽ
tăng, thường được áp dụng khi doanh nghiệp phát triển ở mức trung bình,
muốn tăng giá cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường. Cách thứ
hai, thị giá cổ phiếu sẽ giảm vì dẫn đến hiệu ứng pha loãng khi phát hành
thêm cổ phiếu mới. Vì vậy, cách này thường được áp dụng với những
doanh nghiệp phát triển quá nóng, muốn giảm giá cổ phiếu trên thị trường.
2.1.3. Phát hành cổ phiếu mới
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn
chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Đây là một nguồn tài chính
dài hạn rất quan trọng, bao gồm: phát hành cổ phiếu ưu đãi và phát hành cổ
phiếu thường.
* Cổ phiếu ưu đãi:

Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu có một số đặc quyền ưu đãi so với cổ
phiếu thường, ví dụ ưu đãi về quyền biểu quyết, ưu đãi về cổ tức, ưu đãi
hoàn lại. Cổ phiếu ưu đãi thường chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số cổ phiếu
được phép phát hành và phát hành chủ yếu cho các cổ đông truyền thống để
tránh nguy cơ thôn tính hay sát nhập, vì vậy việc chuyển nhượng cổ phiếu
ưu đãi bị giới hạn hơn so với cổ phiếu thường.
Vốn cổ phần ưu đãi là một loại vốn lai, vừa có một số tính chất của
vốn chủ sở hữu vừa có một số tính chất của nợ. Cổ phiếu ưu đãi cũng là
chứng nhận quyền sở hữu một phần doanh nghiệp nhưng khác với cổ phiếu
thường ở chỗ cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được chia cổ tức và tài sản
trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường theo một tỷ lệ nhất định, nhưng
chưa chắc đã nhiều hơn cổ tức của cổ phiếu thường. Cổ phần ưu đãi giống
cổ phần thường ở những điểm sau:
- Vốn cổ phần ưu đãi không có đáo hạn và Hội đồng quản trị có thể
quyết định trả hoặc không trả cổ tức ưu đãi. Doanh nghiệp không bị phá sản
nếu không trả được cổ tức ưu đãi. Cổ tức ưu đãi chưa trả có thể được tích
luỹ hoặc không tích luỹ qua năm sau. Nếu cổ tức ưu đãi chưa được trả năm
nay mà tích luỹ qua năm sau thì sang năm doanh nghiệp phải trả cổ tức ưu
đãi của năm trước và năm hiện tại trước khi trả cổ tức cho cổ đông thường.
- Cổ tức ưu đãi được trả sau thuế, do đó, sử dụng vốn cổ phần ưu đãi
không giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thuế.
Cổ tức ưu đãi giống trái phiếu ở chỗ được hưởng lợi tức cố định và
hưởng trước khi trả cho cổ phiếu thường. Nhưng khác với trái phiếu, cổ tức
cổ phiếu ưu đãi được trả sau khi trả thuế.
*Cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu thông thường) là loại cổ phiếu
thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng
và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán.
Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương
thức huy động vốn khác nhưng cũng có những hạn chế và những ràng buộc

cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Giới hạn phát hành là một quy
định ràng buộc có tính pháp lý. Trong điều lệ của doanh nghiệp mới thành
lập phải có một điều khoản ghi rõ số cổ phiếu doanh nghiệp được phép phát
hành. Đây là một trong những quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch
chứng khoán. Doanh nghiệp không nhất thiết phải phát hành toàn bộ số cổ
phiếu được phép phát hành. Cổ phiếu đã phát hành là số cổ phiếu được phép
phát hành đã bán ra cho công chúng. Muốn tăng số cổ phiếu đã phát hành
phải được sự cho phép của đại hội đồng cổ đông và hoàn tất các thủ tục quy
định khác.
Cổ phiếu đã phát hành bao gồm cổ phiếu được phát hành và do cổ đông nắm
giữ (cổ phiếu đang lưu hành) và cổ phiếu đã phát hành được doanh nghiệp
mua lại (cổ phiếu ngân quỹ).
2.2. Huy động nợ
Phân loại theo tính chất kỳ hạn, nợ của doanh nghiệp được chia thành nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn.
2.2.1. Nợ ngắn hạn
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản
lưu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể sử dụng
nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu
động. Do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn và có chí
phí cao nên thông thường doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu
tư vào tài sản lưu động.
Nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp thường sử dụng bao gồm: các
khoản nợ phải trả người bán, các khoản ứng trước của người mua, các khoản
phải nộp nhà nước, các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải trả
khác, vay ngắn hạn từ ngân hàng, phát hành tín phiếu công ty.
* Vay ngắn hạn ngân hàng
Vay ngắn hạn ngân hàng thường được sử dụng trong trường hợp
doanh nghiệp thiếu hụt tiền tạm thời để đáp ứng nhu cầu chi trả, ví dụ chi trả

lương cán bộ công nhân viên, tiền mua nguyên vật liệu…Sự thiếu hụt vốn
ngắn hạn của doanh nghiệp có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số
giữa tiền thu bán hàng (dòng tiền vào) và tiền đầu tư vào tài sản lưu động
(dòng tiền ra) hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo
thời vụ.
Chi phí vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao dịch. Lãi suất vay
ngắn hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất vay dài hạn, tuy nhiên trong một số
trường hợp, các chi phí giao dịch sẽ đẩy chi phí thực của doanh nghiệp khi
tiếp cận các khoản vay ngắn hạn tăng lên.
Có hai hình thức vay ngắn hạn ngân hàng phổ biến: vay luân chuyển
và vay theo hạn mức. Vay luân chuyển là hình thức vay vốn mà doanh
nghiệp được phép thực hiện quay vòng nhiều lần vốn vay chỉ với một hợp
đồng tín dụng. Với hình thức vay vốn này, doanh nghiệp tiết kiệm được thời
gian và chi phí vì chỉ ký kết hợp đồng nhiều lần mà được vay nhiều lần.
Thông thường hợp đồng vay luân chuyển sẽ có giá trị trong một khoảng thời
gian xác định, thường là một năm. Trong thời gian đó, căn cứ vào nhu cầu
của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tự động cho vay đối với doanh nghiệp nhiều
lần mà không cần phải ký thêm hợp đồng nào. Hình thức vay vốn ngắn hạn
ngân hàng thứ hai là vay theo hạn mức. Theo hình thức này, doanh nghiệp sẽ
được ngân hàng cấp một khoản tín dụng tối đa trong một khoảng thời gian
xác định. Để xây dựng hạn mức thích hợp, ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định nhu cầu vốn, khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, rồi đối chiếu với khả năng cung cấp vốn của ngân
hàng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp và ngân hàng đều phải chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nói chung và kế hoạch huy động
vốn nói riêng. Đôi khi, vay theo hạn mức của ngân hàng cản trở doanh
nghiệp tiếp cận với những cơ hội kinh doanh đột xuất ngoài dự kiến vì
doanh nghiệp không thể vay quá hạn mức mà doanh nghiệp đã ký kết với
ngân hàng. Do đó, một số doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng vay vốn
hạn mức với nhiều ngân hàng trong cùng một khoảng thời gian nhằm tối đa

hoá khả năng huy động vốn ngắn hạn.
* Các khoản nợ phải trả người bán
Các khoản nợ phải trả người bán hay còn được gọi là tín dụng nhà
cung cấp. Đây là một nội dung quan trọng của chính sách tín dụng thương
mại. Tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ
mua chịu hàng hoá. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn vốn ngắn hạn này
thay cho nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng hoặc từ thị trường tiền tệ. Các
khoản tín dụng nhà cung cấp không phải trả chi phí trực tiếp, chí phí của nó
ngầm định trong giá bán hàng hoá. Ví dụ nhà cung cấp bán chịu hàng hoá
cho doanh nghiệp trị giá 100 triệu đồng theo điều khoản “2/10 net 30”, có
nghĩa là doanh nghiệp được mua chịu trong vòng 30 ngày, nếu trả trong
vòng 10 ngày sẽ được chiết khấu 2%. Với điều khoản bán chịu này, doanh
nghiệp phải quyết định lựa chọn: (i) lấy chiết khấu 2% và bỏ qua khoảng
thời gian tài trợ thương mại 20 ngày thay vào đó một khoảng vay khác, (ii)
bỏ qua chiết khấu 2% để lấy khoản tài trợ thương mại trong vòng 20 ngày.
Tuỳ thuộc vào lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng mà doanh nghiệp sẽ tiến
hành lựa chọn hai phương án bằng cách so sánh giá trị hiện tại của khoản tài
trợ thương mại tại ngày thứ 10.
Do nhà cung cấp phải đối mặt với rủi ro không có khả năng thu hồi nợ
nên chỉ các doanh nghiệp chứng minh được tình hình tài chính lành mạnh,
có khả năng trả nợ mới được hưởng khoản tín dụng này.
* Các khoản phải nộp nhà nước
Các khoản thuế, lệ phí phải nộp Nhà nước nhưng chưa phải nộp hoặc
doanh nghiệp trì hoãn chưa nộp cũng được coi là nguồn vốn ngắn hạn. Tuy
nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn không cao vì hầu
hết các khoản nghĩa vụ với Nhà nước bao giờ doanh nghiệp cũng có trách
nhiệm nộp đầy đủ và đúng hạn, thậm chí còn phải nộp ngay khi phát sinh
nghiệp vụ kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này đều
trong tình trạng gặp khó khăn về khả năng thanh toán hay hoạt động kinh
doanh thua lỗ. Hơn nữa, bề nổi thì đây là nguồn vốn không có chi phí nhưng

rất khó tính toán được thiệt hại của doanh nghiệp khi uy tín của doanh
nghiệp có thể bị giảm sút khi tận dụng nguồn vốn này, tăng sự phụ thuộc vào
sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước.
* Phát hành tín phiếu công ty
Ngoài các hình thức huy động vốn ngắn hạn như trên, doanh nghiệp
còn có thể vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ bằng cách phát hành tín phiếu
công ty. Tín phiếu công ty là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty phát
hành để huy động vốn ngắn hạn bù đắp cho thiếu hụt tiền tạm thời. Tín
phiếu công ty thường chỉ được phát hành bởi những doanh nghiệp lớn có uy
tín và được xếp hạng tín dụng cao. Nếu không có uy tín rủi ro của nhà đầu tư
khi mua tín phiếu công ty cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng, khi đó doanh
nghiệp phải trả tỷ suất sinh lợi cao hơn lãi suất vay ngân hàng mới huy động
được vốn. Do đó, chi phí huy động vốn của doanh nghiệp trở nên quá cao,
khi ấy, đối với doanh nghiệp, đi vay ngân hàng còn rẻ hơn phát hành tín
phiếu huy động vốn ngắn hạn.
Tóm lại, trong quá trình hoạt động do dòng tiền vào và dòng tiền ra ít khi
trùng khớp nhau nên doanh nghiệp phát sinh nhu cầu tài trợ vốn ngắn hạn.
Đáp ứng nhu cầu này, doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản nợ phải trả
trước nếu thiếu thì huy động thêm nợ vay ngắn hạn. Để sử dụng nợ vay ngắn
hạn, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng hoặc phát hành tín phiếu công ty.
Việc lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn nào phụ thuộc vào (i) chi phí huy động
nguồn vốn đó so với các nguồn vốn khác và (ii) khả năng thương lượng cảu
doanh nghiệp để có được nguồn vốn đó. Ngoài nhu cầu tài trợ ngắn hạn,
doanh nghiệp còn có nhu cầu tài trợ dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động
và tài sản cố định. Phần tiếp theo sẽ xem xét những vấn đề liên quan đến
việc huy động nợ dài hạn của doanh nghiệp.
2.2.2. Nợ dài hạn
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thay thế tài sản cố định, cải
tiến quy trính sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc

giảm chi phí…Nói chung doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào một dự án.
Dự án ở đây hiểu theo nghĩa rộng là bất cứ kế hoạch dài hạn nào cần bỏ vốn
ra và thu hồi về với thời hạn lớn hơn một năm. Do đó, không thể sử dụng
nguồn ngắn hạn để tài trợ cho những nhu cầu này của doanh nghiệp mà phải
dùng nguồn dài hạn trong đó có nợ dài hạn. Nợ dài hạn là nguồn vốn dài hạn
quan trọng của doanh nghiệp. Bởi lẽ, không một doanh nghiệp nào dùng
toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư vào một dự án, cho dù khả năng tài chính
cho phép. Doanh nghiệp có thể huy động nợ dài hạn thông qua các trung
gian tài chính như ngân hàng hay các công ty tài chính, phát hành trái phiếu
dài hạn.
* Vay dài hạn ngân hàng
Các khoản vay dài hạn ngân hàng thường được doanh nghiệp sử dụng
để tài trợ cho các dự án vì các dự án tiềm tàng rất nhiều rủi ro, do đó các
doanh nghiệp sẽ tìm cách để san sẻ rủi ro với các nhà đầu tư khác trong đó
có ngân hàng. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn, ngân hàng
đã gánh bớt rủi ro với doanh nghiệp, bù lại ngân hàng sẽ được hưởng lãi.
Song, các ngân hàng luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một phần vốn
chủ sở hữu nhất định. Tức là, các ngân hàng cũng không bao giờ cho vay
toàn bộ đối với một dự án.
Để có thể vay được vốn dài hạn, các doanh nghiệp phải thực hiện đầy
đủ các yêu cầu, điều kiện do ngân hàng đưa ra, vì đối với ngân hàng đó cũng
chính là những điều kiện đảm bảo vốn cho vay an toàn và sinh lợi. Cụ thể,
các doanh nghiệp phải lập hồ sơ đề nghị xin vay vốn, trong đó cần có các
giấy tờ sau: giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp,
giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và một loạt các giấy tờ liên
quan khác (báo cáo tài chính trong ít 2 năm gần nhất, các dự báo tài chính,
phương án sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án xin
vay, phương án hoàn trả gốc và lãi). Ngân hàng sẽ dựa vào những giấy tờ
này để đưa ra phán quyết cho vay cuối cùng.
Tuy nhiên, khi vay ngân hàng, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số áp lực

từ phía ngân hàng, đôi khi những áp lực này còn ảnh hưởng đến các quyết
định quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ hạn mức tín dụng của các
ngân hàng sẽ là rào cản để các doanh nghiệp thực hiện những dự án lớn. Hay
các điều kiện đảm bảo tiền vay như: yêu cầu về tài sản thế chấp, kỳ hạn trả
nợ không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh gây khó khăn về khả năng
thanh toán cho doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng một phương thức tài trợ khác cho nhu
cầu vốn của mình, đó là thuê tài sản.
* Thuê tài sản
Giao dịch thuê tài sản là một hợp đồng thương mại, trong đó người sở
hữu tài sản (người cho thuê) đồng ý cho một người nào đó (người đi thuê)
được quyền sử dụng tài sản trong một khoản thời gian nào đó để đổi lấy một
chuỗi thanh toán định kỳ. Về pháp lý, người cho thuê có quyền sở hữu tài
sản, người đi thuê không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sư dụng tài sản
trong thời gian thuê. Như vậy, bản chất của hoạt động này là một hình thức
cấp vốn cho doanh nghiệp nhưng không phải bằng tiền mà bằng tài sản.
Theo tính chất hợp đồng, thuê tài sản gồm có thuê hoạt động và thuê
tài chính. Một hợp đồng thuê hoạt động là một hợp đồng thuê ngắn hạn và
người cho thuê được quyền kết thúc hợp đồng trước thời hạn, chi phí thuê
thường cao vì bên cho thuê chịu nhiều rủi ro đối với sự lạc hậu và giảm giá
trị thị trường của tài sản.
Thuê tài chính hay còn gọi là thuê vốn là hình thức thuê tài sản được
các doanh nghiệp ưa chuộng. Một hợp đồng thuê tài chính thường được tiến
hành theo 2 cách: (i) người đi thuê xác định và lựa chọn tài sản và thương
lượng giá cả, sau đó sẽ thu xếp với một doanh nghiệp cho thuê để họ mua
đúng loại tài sản mình muốn từ hãng sản xuất và ký một hợp đồng thuê với
doanh nghiệp cho thuê, doanh nghiệp cho thuê sẽ mua tài sản và chuyển
thẳng tài sản đến bên thuê _ đây gọi là thuê trực tiếp, (ii) doanh nghiệp bán
tài sản mà mình đang sở hữu và thuê lại tài sản này từ người mua, giao dịch
bán đi rồi mua lại này thường gặp trong lĩnh vực bất động sản.

Đối với doanh nghiệp, thuê tài sản là hình thức tài trợ tương đối ưu
việt với 6 lợi ích chủ yếu sau:
- Tránh được những rủi ro do sở hữu tài sản
- Tính linh hoạt hay có quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê : các hợp đồng
thuê tài sản với các điều khoản có thể huỷ ngang giúp người đi thuê có thể
phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường.
- Lợi ích về thuế: đối với thuê hoạt động, doanh nghiệp thuê sẽ được
một khoản lợi thuế vì chi phí thuế được tính vào chi phí trước khi xác định
lợi nhuận nộp thuế, đối với thuê tài chính, doanh nghiệp cho thuê được
hưởng lợi từ thuế do chí phí khấu hao tài sản được khấu trừ thuế, trong khi
doanh nghiệp đi thuê không được hưởng lợi từ điều này nhưng doanh nghiệp
đi thuê sẽ được lợi từ tiết kiệm thuế do tiền thuê được khấu trừ trước khi nộp
thuế.
- Tính kịp thời: việc mua tài sản thường phải mất một thời gian dài
cho một quy trình ra quyết định đầu tư, trong khi quy trình ra quyết định
thuê tài sản có thể nhanh chóng hơn và đáp ứng kịp thời hơn nhu cầu sử
dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Giảm được những hạn chế tín dụng (đi thuê tài sản sẽ giúp cho
những người đi thuê có được tài sản sử dụng trong điều kiện hạn hẹp về
ngân quỹ, trong trường hợp doanh nghiệp không có tiền để mua tài sản hoặc
không có vốn đói ứng trong các hợp đồng vay để mua tài sản.
- Tránh được thủ tục rườm rà của quy định mua tài sản.
* Phát hành trái phiếu dài hạn:
Phát hành trái phiếu dài hạn là một phương thức huy động vốn dài hạn
khá linh hoạt, nhất là đối với các doanh nghiệp uy tín trên thị trường. Các
loại trái phiếu rất đa dạng, phong phú, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khiến
các doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động được vốn thông qua kênh tài trợ
này. Trái phiếu được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
Theo chủ thể phát hành: trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do
chính phủ phát hành. Chính phủ phát hành trái phiếu (hay các công cụ nợ

nói chung) nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công
trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu công ty làn
những trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn.
Theo phương thức trả lãi: trái phiếu trả lãi một lần và trái phiếu
Coupon. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại trái phiếu này là trái phiếu
Coupon có lãi trả định kỳ, có thể theo quý, nửa năm hay một năm, trong khi
đó trái phiếu có lãi trả một lần thì lãi được trả một lần cũng với gốc vào ngày
mãn hạn của trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu Coupon sẽ giúp doanh
nghiệp giảm bớt được áp lực lên khả năng thanh toán vào ngày mãn hạn trái
phiếu vì khi đó, doanh nghiệp phải đối mặt với dòng tiền đi ra chi trả gốc rất
lớn. Lãi được trả định kỳ sẽ giảm bớt dòng tiền đi ra so với việc lãi được
thanh toán một lần cũng với thanh toán mệnh giá vào ngày mãn hạn.
Theo lãi suất: trái phiếu có lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất cố
định. Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu có lãi suất biến động theo lãi
suất thị trường, nếu lãi suất thị trường thay đổi thì lãi suất của trái phiếu có
lãi suất thả nổi cũng thay đổi tương ứng.
Mặt khác, để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, doanh nghiệp còn có
thể phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Đây là loại trái phiếu có
thời hạn dài và sau một khoảng thời gian nhất định được chuyển thành cổ
phiếu, các trái chủ trở thành các cổ đông. Các doanh nghiệp có khả năng
phát triển sản xuất kinh doanh, xu thế tăng trưởng tốt thường phát hành loại
trái phiếu này. Các nhà đầu tư sẵn sang chấp nhận lãi suất thấp khi sở hữu
những trái phiếu này vì họ có cơ hội trở thành chủ sở hữu, được quyền
hưởng thu nhập thặng dư khi trái phiếu chuyển thành cổ phiếu.
II. Lý thuyết về xác định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp:
Trong những phần trên, chúng ta đã tìm hiểu những nguồn vốn mà
doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho hoạt động sản xuât kinh
doanh. Tuy nhiên, để đưa ra một quyết định lựa chọn nguồn huy động vốn từ
đó hình thành một cơ cấu vốn cho doanh nghiệp phải căn cứ vào nhiều yếu
tố định tính và định lượng.

1. Khái niệm
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ dài hạn
và vốn chủ sở hữu.
Như vậy, khi đề cập đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, người ta chỉ
xem xét đến nguồn vốn dài hạn bao gồm: (i) nợ dài hạn, (ii) vốn chủ sở hữu.
Sở dĩ cơ cấu vốn của doanh nghiệp không xem xét đến nợ ngắn hạn vì
nợ ngắn hạn chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, mang tính chất tạm thời
không ảnh hưởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động
của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu như chỉ được sử dụng để đáp
ứng nhu cầu tài trợ ngắn hạn xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp
nhau về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư vào tài
sản lưu động hoặc do nhu cầu đột biến gia tăng đầu tư tài sản lưu động theo
thời vụ. Do đó, các khoản nợ ngắn hạn không bị tác động nhiều bởi các nhân
tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và chi phí để tiếp cận vốn ngắn hạn
thấp hơn vốn dài hạn. Vì vậy, khi thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh
nghiệp chỉ xem xét các nguồn vốn dài hạn.
Một số lưu ý khi nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiêp:
-Cơ cấu vốn được cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định, thường xuyên
trong doanh nghiệp.
-Đây là số vốn chủ yếu được dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tư
dài hạn trong doanh nghiệp. Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh
hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ cấu vốn, do đó, không có một cơ
cấu vốn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, trong mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp. Tức là, khi nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp
phải nghiên cứu trong trạng thái động chứ không thể nghiên cứu trong trạng
thái tĩnh.
Tóm lại, cơ cấu vốn của doanh nghiệp được hình thành từ quyết định
nguồn vốn của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh
nghiệp có thể sử dụng ba nguồn vốn chính là vốn cổ phần thường, vốn cổ

phần ưu đãi (gọi chung là vốn chủ sở hữu) và nợ vay dài hạn. Việc chọn lựa
nguồn vốn nào nên dựa vào chi phí huy động vốn (yếu tố định lượng) cũng
như ưu nhược điểm và khả năng thương lượng để có được nguồn vốn đó
(yếu tố định tính). Do đó, vấn đề đặt ra là phải xác định một cơ cấu vốn mà
tại đó nhà quản trị tài chính có thể thực hiện được mục tiêu cơ bản của quản
trị tài chính doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Chúng
ta gọi cơ cấu vốn đó là cơ cấu vốn tối ưu.
2.Cơ cấu vốn tối ưu
2.1Khái niệm
Theo lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nhà quản trị tài chính
doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu dựa trên cơ sở định tính
và định lượng những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn. Việc xác lập cơ cấu
vốn tối ưu là nhằm mục tiêu tối đa hoá giá tri tài sản của chủ sở hữu, tuy
nhiên, việc lựa chọn cơ cấu vốn lại ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của doanh
nghiệp. Do đó, cơ cấu vốn tối ưu phải thoả mãn hai điều kiện: (i) là cơ cấu
vốn có chi phí vốn thấp nhất, (ii) đồng thời, tại mức cơ cấu vốn tối ưu, giá trị
thị trường của cổ phiếu của doanh nghiệp là cao nhất.
Như vậy, có hai căn cứ để xác định cơ cấu vốn tối ưu của doanh
nghiệp, đó là chi phí vốn và thị giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, thị giá của cổ
phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội
tại của chính sách quản lý vốn của doanh nghiệp quyết định. Trên thị trường,
giá cổ phiếu được xác định dựa trên cung cầu về cổ phiếu đấy. Do đó, các
yêu tố tác động đến cung và cầu cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị thị trường
của cổ phiếu, bao gồm: yếu tố cơ bản, yếu tố kỹ thuật và xúc cảm (trạng
thái) thị trường. Chúng ta có thể liệt kê các yếu tố cơ bản gồm: (i) tình hình
lợi nhuận, ví dụ chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu_EPS, cổ tức trên mỗi cổ
phiếu_DPS, (ii) hệ số nhân giá trị, ví dụ hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ
phiếu. Các yếu tố kỹ thuật gồm: (i) lạm phát, (ii) triển vọng của ngành, (iii)
các loại tài sản đầu tư thay thế, (iv) các giao dịch bất thường, (v) tính thanh
khoản, (vi) xu thế giá và (vii) đặc điểm nhân khẩu học.

Do đó, giá thị trường của cổ phiếu có thể là cao nhất nhưng không
phải vì cơ cấu vốn tối ưu mà vì một yếu tố khách quan nào đó tác động.
Nhưng chi phí vốn thấp nhất sẽ dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trường là cao
nhất. Tóm lại, việc xác định cơ cấu vốn tối ưu sẽ dựa trên cơ sở chi phí vốn
thấp nhất.
Một lưu ý rất quan trọng khi nghiên cứu cơ cấu vốn tối ưu đó là đối
với mỗi doanh nghiệp, tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ có điểm cơ cấu vốn
tối ưu khác nhau. Bởi vì cơ cấu vốn tối ưu phụ thuộc vào từng điều kiện cụ
thể. Do đó, các doanh nghiệp không thể đạt được điểm cơ cấu vốn tối ưu mà
chỉ có thể tiến gần tới điểm cơ cấu vốn tối ưu đó.
Các nhà quản trị tài chính luôn tìm cách hướng cơ cấu vốn của doanh
nghiệp tới điểm tối ưu vì khi đó chi phí vốn của doanh nghiệp là thấp nhất,
các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp sẽ được mở rộng ở mức cao nhất. Bởi lẽ,
khi doanh nghiệp đầu tư vào một dự án sẽ phải trải qua một chu trình gồm
có 3 giai đoạn: (i) giai đoạn chuẩn bị đầu tư, (ii) giai đoạn thực hiện đầu tư,
(iii) giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Sau giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp

×