Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Viết triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.62 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(Đào tạo Cao Học)

Đề tài : Viết triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp

Người viết : LÊ THÙY LINH
Mã học viên : EMBA14073
Lớp EMBA 14C
Khóa 14

Hà Nội – 2015


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát
từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động tạo ra. Càng ngày
con người càng nhận ra rằng kinh doanh khơng phải chỉ có các yếu tố thuộc về
kinh tế mà một bộ phận quan trọng nữa của nó đó là các yếu tố văn hóa: một
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâu dài đâu phải chỉ nhờ việc cạnh tranh, cung
cấp hàng hóa dịch vụ mà cịn ở cách thức mà doanh nghiệp đó cung ứng tới
khách hàng, cách mà doanh nghiệp tổ chức nên bộ máy nhân sự… Hai yếu tố
kinh tế và văn hóa ln tác động qua lại và bổ sung cho nhau tạo nên một doanh
nghiệp hồn chỉnh.
Mục tiêu chính của một doanh nghiệp là kinh doanh kiếm lời. Còn việc
kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó là vấn
đề của văn hóa doanh nghiệp. Tư tưởng tinh thần văn hóa doanh nghiệp được
thể hiện thơng qua triết lý kinh doanh. Đó là một hệ thống các giá trị cốt lõi có
vai trị như kim chỉ nam định hướng các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Triết


lý kinh doanh quy chiếu trong mình những giá trị mang tính chiến lược trong
hoạt động của doanh nghiệp, mà trong quá trình thực hiện theo hệ triết lý này, cả
khách hàng, đối tác và các cá nhân trong tổ chức sẽ nhận thức ra những điều tạo
nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.
Vậy nên dù là triết lý kinh doanh hay triết lý doanh nghiệp đều có liên quan
mật thiết đến các quan hệ , hoạt động của tổ chức và quyết định đến sự thành
công hay thất bại của tổ chức đó.

1


PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ, TRIẾT LÝ KINH DOANH VÀ
TRIẾT LÝ DOANH NGHIỆP
1. Triết lý

Trong quá trình sống và hoạt động, con người ln có xu hướng tổng kết
những quan sát, kinh nghiệm của mình tạo nên những tư tưởng sâu sắc có tính
triết học về bản chất của khách thể. Xét về mặt lịch sử, các triết lý thường có
trước mơn triết học: một số nhà triết học đã có cơng lao sưu tập, tổng kết các
triết lý trong dân gian để từ đó hệ thống hóa và phát triển thành lý thuyết, học
thuyết triết học của mình. Xét từ phương diện hệ thống , cấu trúc thì triết lý là
cái bộ phận , cái đặc thù, thậm chí là cái đơn nhất trong một học thuyết triết học
hay rộng hơn là triết học, với tính cách là một môn khoa học về thế giới quan và
phương pháp luận.
Triết lý – theo TS.Phạm Văn Sinh – là những tư tưởng , quan điểm, quan
niệm được những cá nhân và các cộng đồng người thừa nhận là đúng đắn và sử
dụng nó như là cơ sở định hướng cho sinh hoạt cuộc sống và các hoạt động xã
hội.
Mọi triết lý đều được vật chất hóa dưới ngơn ngữ nói và viết. Hình thức thể
hiện của triết lý trong nghệ thuật thơ văn, phương ngôn, phương châm, mà cụ

thể là hình tượng người mẹ trong văn học Việt Nam thể hiện sự trọng tình mẹ,
trọng tính âm, coi người mẹ như nguồn cuội của tất cả.
Cơ sở hình thành triết lý là sự trải nghiệm cuộc sống của những cá nhân
hay của các cộng đồng người tổng kết nên một tư tưởng nào đó trở thành triết lý.
Bên cạnh đó cũng phải nói đến các học thuyết triết học từ các tư tưởng nho giáo,
phật giáo đã đưa ra những triết lý cuộc sống nhiều ý nghĩa , triết lý nhân sinh
con người.
2. Triết lý kinh doanh
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh
doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ
thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.

2


Vai trò của triết lý kinh doanh
a) Triết lý kinh doanh là nền tảng cốt lõi của văn hóa tổ chức
Mỗi tổ chức có những giá trị văn hóa riêng, bao gồm những yếu tố như:
Những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực chung, những niềm tin, những giai
thoại, các nghi lễ, thói quen… ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi ứng xử của
các thành viên trong quá trình hoạt động. Mỗi yếu tố có những đặc trưng, thể
hiện bản sắc văn hóa mà những thành viên nịng cốt ban đầu hay các nhà sáng
lập mang vào. Trong quá trình hoạt động, bản sắc văn hóa tổ chức được hồn
thiện dần để thích nghi với mơi trường bên ngồi, thích nghi với cộng đồng và
phù hợp với tập thể bên trong tổ chức. Tùy theo môi trường hoạt động ở mỗi
khu vực thị trường, bản sắc văn hóa của mỗi tổ chức sẽ thể hiện các tư tưởng
truyền thống của xã hội phương Đông (gốc nông nghiệp lúa nước) hay phương
Tây (gốc chăn nuôi đại gia súc hay gốc du mục), hoặc đan xen tư tưởng của cả
hai xã hội.
Do những đặc thù trong quá trình phát triển, những tư tưởng tồn tại trong

xã hội phương Đông hay phương Tây đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố
phi văn hóa. Trong q trình giao lưu tự nguyện hay bắt buộc giữa các dân tộc
trên thế giới, những tư tưởng có giá trị văn hóa và những tư tưởng phi văn hóa
của xã hội phương Đơng và phương Tây lan rộng và hiện hữu ở khắp mọi nơi,
ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Vì vậy, khi hình thành triết lý
kinh doanh, các nhà quản trị chiến lược và/hoặc người sáng lập doanh nghiệp
cần lựa chọn những tư tưởng có giá trị của cả hai nền văn hóa trong xã hội để đề
xuất các mục tiêu, phương thức hành động, phù hợp đạo lý và pháp lý ở mỗi
quốc gia. Những giá trị cốt lõi ban đầu này chính là nền tảng hình thành và phát
triển văn hóa của tổ chức hay văn hóa cơng ty.
Trong thực tế, nơi nào văn hóa tổ chức dược hình thành và phát triển một
cách chủ động thì nơi đó tích tụ được các tinh hoa của văn hóa phương Đơng lẫn
phương Tây. Những biểu hiện tiêu biểu như: Các nhà quản trị coi trọng tính
sáng tạo của con người, quyết đoán, dám chấp nhận rủi ro, đề cao tinh thần hợp
tác, cởi mở và trung thực trong các mối quan hệ, đề cao tính hiệu quả, quan tâm
lợi ích lâu dài…; vì vậy, bầu khơng khí trong tổ chức luôn thoải mái, mọi người
làm việc một cách nhiệt tình và muốn gắn bó lâu dài với tổ chức. Ngược lại,
những nơi khơng có triết lý kinh doanh, văn hóa tổ chức thường phát triển tự
phát, đồng thời nơi đó tích tụ nhiều yếu tố phi văn hóa của cả xã hội phương
Đơng lẫn phương Tây, những biểu hiện tiêu biểu như: Nhà quản trị hay chủ

3


doanh nghiệp khơng coi trọng vai trị của con người, khơng dám quyết đốn, sợ
rủi ro cho cá nhân, tư tưởng hẹp hịi, chỉ quan tâm lợi ích cá nhân trước mắt,
thiếu trung thực, không quan tâm đến hiệu quả, xâm lấn quyền lợi người khác và
thường chiếm hữu những gì của người khác..; vì vậy, bầu khơng khí trong tổ
chức nặng nề, người này có tâm lý đề phịng người kia, mọi người không yên
tâm làm việc, đố kỵ lẫn nhau, tung tin đồn nhảm để làm mất uy tín người khơng

cùng phe nhóm… Những doanh nghiệp khơng có triết lý kinh doanh thường
không coi trọng đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp nên khó phát triển
các giá trị văn hóa tổ chức bền vững và doanh nghiệp khó thành cơng và đạt
được hiệu quả lâu dài.
b) Triết lý kinh doanh là cơ sở giúp tổ chức hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các
mục tiêu, thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc kinh doanh và nâng cao các giá
trị văn hóa tổ chức.
Khi hình thành triết lý kinh doanh, các nhà quản trị tuyên bố rõ các mục
tiêu chiến lược, qui tắc đạo đức kinh doanh và các biện pháp quản trị hữu hiệu
các nguồn lực để doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Triết lý kinh doanh phù hợp với
nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức, nó sẽ được chấp nhận nhanh
chóng và những tư tưởng cốt lõi sẽ ăn sâu vào tiềm thức mỗi người và tồn tại
bền vững theo thời gian. Ngay khi có sự thay đổi nhân sự quản trị cấp cao, tư
tưởng cố lõi của triết lý kinh doanh cũng khó thay đổi và các giá trị văn hóa của
tổ chức tiếp tục phát triển. Điều này đã được Akio Morita – nhà sáng lập tập
đồn Sony giải thích: “Vì người lao động làm việc với công ty trong một thời
gian dài, họ thấm nhuần tư tưởng trong triết lý kinh doanh và họ kiên trì giữ
vững quan điểm trong quá trình làm việc. Lý tưởng của cơng ty khơng thay đổi,
vì vậy, khi tơi rời khỏi cơng ty để nghỉ hưu, triết lý của công ty vẫn tiếp tục tồn
tại…”. Trong thực tế, điều này cũng diễn ra ở nhiều công ty khác nhau như
Matsushita, Honda, Hitachi… của Nhật và những công ty hàng đầu của Tây Âu,
Mỹ. Chẳng hạn, tập đồn IBM của Mỹ có lịch sử tồn tại hơn 80 năm và trải qua
nhiều đời chủ tịch, những triết lý cơ bản do nhà sáng lập là ông Thomas Watson
– chủ tịch đầu tiên của tập đoàn nêu ra vẫn tiếp tục phát huy tác dụng tồn tại đến
ngày nay.
Như vậy, triết lý kinh doanh đúng đắn là nền tảng vững chắc giúp doanh
nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu mong muốn, củng cố và
nâng cao các giá trị văn hóa của tổ chức theo thời gian.

4



c) Triết lý kinh doanh là một nguồn lực tinh thần, là động cơ thúc đẩy sự nhiệt
tình, phát huy tính sáng tạo các thành viên, giúp tổ chức phát triển liên tục.
Khi nghiên cứu vai trò của triết lý kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp,
các nhà quản trị của các công ty hàng đầu thế giới khẳng định rằng triết lý kinh
doanh cịn là một nguồn lực vơ hình, tạo ra các niềm tin để thúc đẩy tinh thần
các thành viên trong tổ chức tiến hành các công việc một cách nhiệt tình và sáng
tạo. Nhà nghiên cứu người Nhật U.Waykaki đã rút ra kết luận: “Nguồn tài sản
trong kinh doanh của doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, ngồi con người, tiền
vốn, vật tư, hàng hóa… cịn bao gồm những nguồn tài sản mà mắt thường khơng
nhìn thấy, nhưng có tác dụng cực kỳ to lớn. Nguồn tài sản vơ hình đó là phong
thái văn hóa tổ chức, mà cốt lõi của phong thái chính là triết lý kinh doanh…
Thực vậy, triết lý kinh doanh đã gắn kết toàn thể các thành viên của tổ chức
thành một khối thống nhất, một lực tổng hợp cùng hành động vì mục tiêu lý
tưởng của tổ chức. Akio Morit – nhà sáng lập tập đồn Sony giải thích ý tưởng
này như sau: “Do coi trọng triết lý kinh doanh, các công ty của Nhật thường
phát triển chậm hơn so với các công ty của Mỹ trong giai đoạn đầu. Nhưng khi
triết lý sống của cơng ty đã thâm nhập vào tồn thể nhân viên, lúc đó cơng ty có
một sức mạnh lớn và mềm dẻo hơn trong kinh doanh…”.
Trong thực tế, những doanh nghiệp có triết lý kinh doanh sắc sảo, ln
thích nghi với mơi trường hoạt động đều trở thành những cơng ty hàng đầu thế
giới. Họ có khả năng phát triển liên tục nguồn nhân lực, thu hút được nhiều lao
động giỏi, tạo ra nhiều cá nhân xuất sắc nên luôn là nơi sáng tạo ra cái mới để
phục vụ nhu cầu con người khắp nơi trên thế giới.
3. Triết lý doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị
và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động nhằm làm cho doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, khi nói đến Triết lý doanh nghiệp thì chúng ta phải đề cập đến

phạm trù văn hóa doanh nghiệp bởi văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị
tương đối bền vững hình thành và phát triển cùng với doanh nghiệp, chi phối
hoạt động của doanh nghiệp và tạo nên nét đặc trưng, sự khác biệt giữa các
doanh nghiệp.
Triết lý của một doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp đó. Tăng doanh số và thu được nhiều lợi nhuận là
mục tiêu cơ bản của bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào. Nhưng trong quá trình
kinh doanh, doanh nghiệp còn sản xuất ra các giá trị văn hóa, tạo nên cái “ tiểu
5


văn hóa” đặc thù của nó thường gọi là “ khơng khí văn hóa” của doanh nghiệp ,
tác động trực tiếp đến khơng khí làm việc chung cũng như tâm lý, hành vi của
mọi thành viên. Một số doanh nghiệp đã xác định được sứ mạng kinh doanh của
nó cao hơn những mục tiêu kinh tế thuần túy để khuyến khích sự phấn đấu và
sáng tạo của tồn thể cộng đồng công ty. Chẳng hạn, các triết lý “ Thông qua lợi
nhuận để đạt tới giá trị” , “Kinh doanh là phục vụ dân tộc và đem lại hạnh phúc cho
người tiêu dùng trên toàn thế giới”, … Như vậy văn hóa trong trường hợp này là
văn hóa doanh nghiệp, có thể trở thành một nguồn nội lực của kinh doanh. Văn hóa
doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố như các lễ nghi, tập tục truyền thống,… Song hạt
nhân của nó vẫn là các triết lý được mọi người thừa nhận. Triết lý doanh nghiệp
chính là cốt lõi, trụ cột của văn hóa doanh nghiệp, và qua đó có vai trị duy trì
phong thái kinh doanh của doanh nghiệp một cách bền vững.
Theo A.William, P.Dobson và M.Walter “ Văn hóa doanh nghiệp là những
niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh
nghiệp”. Văn hóa doanh nghiệp được biểu hiện ra qua cách thức hoạt động và
sản phẩm hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra bản sắc riêng của mỗi doanh
nhiệp. Văn hóa chính là con người, do đó sức mạnh của văn hóa nằm ở việc phát
huy sức mạnh của con người. Nhiều doanh nghiệp ngày nay đã nhận ra rằng:”
Mỗi doanh nghiệp cho dù là sản xuất hay dịch vụ thì đều được vận hành bởi đội

ngũ những con người. Chính những con người này sẽ là sức mạnh hay lợi thế
cạnh tranh khó lịng có thể sao chép được, hoặc chính những con người này sẽ là
điểm yếu đẩy lùi hay làm chậm sự phát triển của doanh nghiệp”. Thậm chí nhiều
người cịn cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không được quyết định
bởi vốn hay công nghệ mà bởi việc “tổ chức những con người như thế nào”. Vấn
đề cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp cũng chính là vấn đề con người. Con người
ở đây chính là những thành viên của doanh nghiệp, cụ thể là quan hệ giữa lãnh
đạo - nhân viên, nhân viên - nhân viên. Con người còn được hiểu là những đối
tượng mà doanh nghiệp hướng tới, ở đây chính là khách hàng. Mỗi doanh
nghiệp có đối tượng khách hàng riêng. Doanh nghiệp muốn phát triển, thành
cơng thì triết lý kinh doanh hướng tới phục vụ, thỏa mãn lợi ích của khách hàng
trong sự thống nhất với lợi ích doanh nghiệp; đưa ra những chuẩn mực làm cơ
sở cho sự ứng xử hợp lý giữa nhân viên doanh nghiệp với khách hàng của mình.
Triết lý đó khơng phải là lời nói, khẩu hiệu mà nó trở thành phong cách ứng xử,
phong cách phục vụ của nhân viên doanh nghiệp với khách hàng, biểu hiện ra
trong từng hành vi chứa đựng đặc trưng cửa văn hóa doanh nghiệp. Những con
người này và quan hệ của họ sẽ quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền
vững của doanh nghiệp.

6


PHẦN 2 : TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG –
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN VINGROUP
1. Giới thiệu về doanh nhân Phạm Nhật Vượng và con đường đẫn đến
sự thành công.
Quê ở Hà Tĩnh, Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 và lớn lên tại Hà Nội,
trong một gia đình có 3 anh em. Cha ơng là bộ đội, phục vụ trong lực lượng
phịng khơng trong chiến tranh. Những năm khó khăn thời bao cấp, mẹ ơng phải
mở qn nước chè vỉa hè nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường đại

học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987.
Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Kinh tế địa chất tại Moscow, ông kết hôn và
quyết định đến Kharkov, Ukraine sinh sống. Đó là lúc Liên bang Xơ Viết sụp đổ
và nước Nga rơi vào vịng xốy lộn xộn của giai đoạn tư bản hóa dưới thời
Yeltsin. Nước Nga đói nghèo kiệt quệ, nhưng Việt Nam cũng vẫn đói nghèo khó
khăn. Ukraine, trung tâm cơng nghiệp một thời của liên bang trở thành đất lành
của vợ chồng ơng, vì tỉ lệ tội phạm thấp. "Ở Nga lúc đó thì tội phạm làm chủ,
cịn ở Ukraine thì ít nhất cảnh sát làm chủ", ôngVượng kể.
Đây cũng là lúc bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp mỳ gói huyền thoại của
Phạm Nhật Vượng. Vay mượn được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD, ông
Vượng mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên Thăng Long. Sau đó, ơng về
Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang
Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản
phẩm của Technocom, doanh nghiệp của ơng Vượng thành lập năm 1993 hồn
tồn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận.
Trong mấy năm liên tiếp, Technocom nhập dây chuyền mỳ ăn liền từ Việt
Nam và Đài Loan, liên tục mở nhà máy mới mà không đủ sản phẩm để bán.
Thời điểm rất thuận lợi, người dân Ukraine đói, nhiều cửa hàng thiếu vắng sản
phẩm đến mức mượn thêm những thùng Minavi rỗng để trưng trên kệ cho hấp
dẫn.
Sau mỳ ăn liền, Technocom sản xuất bột canh và bằng các chiêu tiếp thị
mới lạ với người bản địa đã thuyết phục được những bà nội trợ Ukraine. Sản
lượng tăng mạnh, muối thậm chí được chở về bằng tàu thay cho xe tải để giảm
chi phí. Như bất kỳ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, ơng Vượng gặp
những khó khăn về vốn đầu tư. May mắn mỉm cười khi ông Vượng vay được
nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu

7



Âu, với lãi suất 12%/năm. Nhờ nguồn vốn này, Technocom có cơ sở để đẩy
mạnh sản xuất mỳ ăn liền và bột canh, để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh
của Ukraine.
Ông Vượng, một người theo đạo Phật, chia sẻ rằng đàu tư vào BĐS là một
cái "duyên". Năm 2001, khi bắt đầu có tiền lời kha khá từ Technocom, ơng tính
gửi ngân hàng Quốc tế, nhưng lãi suất 0,8% mỗi năm quá thấp khiến ông hậm
hực nhớ lại thời khởi nghiệp pahir vay mượn lãi suất đến 8%/tháng.
Ông Vượng quyết định đầu tư về Việt Nam và tới Nha Trang, nơi chưa có
nhiều nhà đầu tư, ơng được các quan chức địa phương chào đón như nhà đầu tư
nước ngồi. Quyết định biến Hịn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp vào thời
điểm đó được coi là "điên" và "ném tiền xuống biển." Sau khi Vingroup xây
đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền, thì những ý kiến trái
chiều đã lắng xuống. Vinpearl hiện là một trong những sản phẩm hàng đầu của
Vingroup.
Ông Vượng ký thỏa thuận không tiết lộ giá với Nestle. Vào thời điểm bán,
Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỉ suất lợi nhuận lên tới
40-50%. Khoản tiền mặt khổng lồ không được tiết lộ này chắc chắn là một
nguồn vốn quan trọng tạo đà giúp ông Vượng đưa Vingroup liên tục phát triển
trong bối cảnh nền kinh tế chung đang gặp khó khăn trong ba năm qua.
Ơng Vượng được mời đầu tư vào khu đất 183 ha ở Sài Đồng, Hà Nội, nay
là dự án Vincom Village cùng tập đoàn Hanel, sau khi tập đoàn Berjaya của tỉ
phú Vincent Tan (Malaysia) khói khỏi vào năm 2008.
Dự án Vinpearl Đà Nẵng mua lại từ một nhà đầu tư Ả rập với mức 3 triệu
USD (kể cả tiền chi môi giới), thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư trên sổ sách
18 triệu USD của người bán. Dự án Vincom A, theo ơng Vượng, là món "bia
kèm mồi" mà TP.HCM ép nhận sau khi duyệt cho phép Vingroup phát triển trên
mảnh đất công viên Chi Lăng (nay là Vincom Center B).
Công việc cuốn ông đi và ngày hôm nay, Vingroup là một tập đoàn giá trị
khoảng 3 tỉ USD, tuyển dụng hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp.Ngay cả
khi nắm một tập đoàn đồ sộ như vậy trong tay, ông Vượng vẫn làm việc bận rộn

hàng ngày, thường xun xuống tận các cơng trường. Ơng nói: "Bây giờ mình
làm vì nhiều lý do khác nhau. Tơi không quan tâm xem được bao nhiêu tiền, mà
muốn xây dựng được những cơng trình đẹp để lại cho đời".

8


Phạm Nhật Vượng được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng
khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tổng tài sản lên đến
khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đơ la Mỹ tại thời điểm đó (1
tỷ đơ la bằng 20.000 tỷ đồng).
Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với
số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn
chứng khoán) năm 2007, 2008. Ơng đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Cơng
ty Vinpearl - thuộc nhóm các cơng ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu
trên sàn giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh. Ơng Vượng nắm giữ 49 triệu
cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối
2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so
với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200
tỷ đồng.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh lần đầu vào năm 2013 ở
vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, cho đến tháng 3 năm 2014 là
1.6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế
giới của Forbes, đồng thời có trong top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes
năm 2013.
2. Triết lý kinh doanh Phạm Nhật Vượng
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sát nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mơ hình Tập đồn với tên gọi Tập đồn Vingroup,
ơng Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đơng,
bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đồn với kỳ vọng đưa Vingroup trở thành Tập đoàn

kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam phát triển với 4 nhóm thương hiệu chiến
lược gồm: Vincom (Bất động sản thương mại, dịch vụ cao cấp); Vinpearl (Bất
động sản du lịch; Dịch vụ du lịch – giải trí); Vincharm (Dịch vụ chăm sóc sức
khỏe – sắc đẹp); Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao)…
Trong triết lý kinh doanh của mình, ơng Phạm Nhật Vượng rất chú trọng
tới chữ “Nhân”. Bộ quy tắc ứng xử của Vingroup lý giải: “Muốn tạo ra sự phát
triển bền vững, vượt trội, tổ chức hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời,
địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác
động nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hịa lại là điều hồn tồn
trong tầm tay của chính chúng ta…”.

9


Quan điểm trên cho thấy, trong triết lý kinh doanh của mình ơng đã lấy con
người làm trung tâm. Con người ở đây chính là những thành viên của doanh
nghiệp, cụ thể là quan hệ giữa lãnh đạo – nhân viên, nhân viên – nhân viên.
Những con người này và mối quan hệ giữa họ sẽ quyết định sự phát triển thịnh
vượng và bền vững của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của ông coi con
người là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp, khơi dậy, phát huy
sức mạnh của toàn thể những thành viên của doanh nghiệp, biến mục đích, sứ
mệnh chung của doanh nghiệp trở thành mục đích, sứ mệnh của chính họ. Triết
lý kinh doanh của ông trở thành niềm tin, thẩm thấu vào suy nghĩ, tình cảm của
mọi thành viên và trở thành hành động của họ.Bởi văn hóa khơng phải là cái
được áp đặt từ bên ngoài mà cần trở thành động lực bên trong, tức phải được
“nội tâm hóa” trong chính chủ thể, văn hóa do con người tạo ra và thể hiện. Như
vậy, triết lý kinh doanh của ông xác định được mục tiêu, lợi ích chung của
doanh nghiệp trong sự thống nhất với lợi ích riêng của các thành viên, xác định
được các nguyên tắc điều hòa mối quan hệ giữa những thành viên của doanh
nghiệp trở thành nền tảng tinh thần của doanh nghiệp, phát huy hiệu quả nguồn

lực con người. Đó là nguồn lực mà vốn, cơng nghệ không thể thay thế được.
Hơn nữa ở đây, nhân tố con người được ông chú trọng nhấn mạnh và quan
tâm đặc biệt đó chính là đối tượng khách hàng của Vingroup. Doanh nghiệp của
ông phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau phân khúc theo từng thị
trường sản phẩm của Vingroup, do vậy ơng đều có các chương trình đào tạo
nhân viên một cách bài bản, chuyên nghiệp giúp cho nhân viên trong doanh
nghiệp hiểu rõ và sâu các sản phẩm của doanh nghiệp và từ đó có thể tư vấn bán
hàng một cách hiệu quả nhất cho các khách hàng của mình. Mọi sản phẩm
Vingroup cung ứng ra thị trường đều được đầu tư kỹ lưỡng và được khách hàng
đánh giá cao, làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Doanh nghiệp của ơng ln đặt lợi
ích của khách hàng lên trên lợi ích của doanh nghiệp, chính điều đó đã tạo được
niềm tin của khách hàng mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng có được, nhất là
trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Phong cách phục vụ chuyên
nghiệp, tận tâm của nhân viên trong doanh nghiệp cùng sự thỏa mãn của khách
hàng chắc chắn sẽ là chìa khóa mở ra những thành cơng lớn hơn nữa của
Vingroup.
Ông Phạm Nhật Vượng cũng nhấn mạnh rằng, những dự án mà ơng thực
hiện chỉ có mục đích duy nhất là góp phần xây dựng đất nước yêu q của mình.
Ơng nói, ước mơ lớn nhất hiện nay của ông là biến những con đường của Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh thành một cái gì đó như của Hồng Kong và

10


Singapore: “Nếu tơi có thể làm được điều đó, cho dù có phải tốn tiền tỷ, tơi sẽ
vẫn hạnh phúc”. Bởi lẽ: “Tơi muốn để lại một cái gì đó cho thế hệ sau, bạn
không thể nào mang tiền theo khi mình chết đi”.
Đối với ơng, doanh nghiệp cần xây dựng, phát triển để phục vụ cho lợi ích
xã hội. Triết lý kinh doanh của ơng thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp, hiểu rõ
“bản thân mình”, sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tầm nhìn đúng thì

hướng đi, kế sách và hoạt động sẽ đúng và ngược lại. Ông luôn biết rõ mục tiêu,
sứ mệnh, chức năng của doanh nghiệp trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể và có
triết lý kinh doanh phù hợp với thực tiễn.
Mục đích kinh doanh của ơng là mục đích mang tính xã hội và cộng đồng,
lớn lao hơn nhiều so với mục đích lợi nhuận thuần túy mà các doanh nghiệp
ln hướng tới. Thật vậy, nước ta còn nghèo hơn so với các nước trong khu vực
vậy nên ước muốn của ông là góp một phần sức lực, của cải của mình xây dựng
một đất nước xinh đẹp, hiện đại hơn cho cộng đồng. Các dự án bất động sản của
ông không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng vượt trội, mà còn thiết lập một hệ thống
dịch vụ đẳng cấp mang thương hiệu Vinhomes nhằm đem đến cho cư dân tiêu
chuẩn sống mới với phong cách hiện đại và tiện ích, tạo nên mơi trường sống lý
tưởng. Trong đó, nổi bật là tổ hợp Vincom Mega Mall – một trong những trung
tâm thương mại lớn nhất Hà Nội, thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải
trí của người dân. Ngồi ra cịn rất nhiều tiện ích khác như : Hệ thống trường
học tiêu chuẩn quốc tế Vinschool, Bệnh viện đẳng cấp quốc tế Vinmec, cụm bể
bơi 4 mùa trong nhà lớn nhất Việt Nam. Tất cả những dự án của ơng đều có mục
đích mong muốn khách hàng, cũng như cộng đồng xã hội có một cuộc sống
hạnh phúc. Theo ông, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phải hướng
tới phục vụ lợi ích cộng đồng mới có thể tồn tại được. Sự gắn kết giữa lợi nhuận
và trách nhiệm xã hội không hề mâu thuẫn mà tương trợ cho nhau trong hoạt
động kinh doanh.

11


PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Mỗi cá nhân chúng ta khi quyết định tổ chức một doanh nghiệp phục vụ
cho mục đích kinh doanh đều hướng đến việc làm thế nào để doanh nghiệp phát
triển bền vững, đạt đươc những mục tiêu, thành quả nhất định mà doanh nghiệp

đã đặt ra khi thành lập. Triết lý kinh doanh là sản phẩm của một doanh nghiệp
nhưng các ý tưởng cơ bản của nó bao giờ cũng xuất phát từ người sáng lập, lãnh
đạo doanh nghiệp. Nhân cách và phong thái của nhà sáng lập doanh nghiệp
thường được in đậm trong sắc thái của triết lý kinh doanh.
Trong tương lai, có thể tôi sẽ là một doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực
thực phẩm, đồ uống. Mở những chuỗi nhà hàng và café lớn trong khu vực Hà
Nội hoặc có những bước tiến xa hơn là khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngành
thực phẩm, đồ uống là một ngành hàng tiêu dùng thiết yếu nên có tính tương đối
ổn định và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác nhân bên ngồi. Nhưng bên
cạnh đó cũng giống như bao ngành nghề kinh doanh khác có tính cạnh tranh cao
trên thị trường. Tôi quan niệm rằng một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững
và lâu dài cần có một chiến lược kinh doanh và mục tiêu cụ thể để các thành
viên trong doanh nghiệp cùng nhau hướng đến. Bên cạnh đó phải nói đến văn
hóa doanh nghiệp là cốt lõi của triết lý kinh doanh. Trong thưc tế, nơi nào văn
hóa doanh nghiệp được hình thành và phát triển một cách chủ động thì nơi đó
tích tụ được các tinh hoa của văn hóa phương Đơng lẫn phương Tây. Tơi coi
trọng tính sáng tạo của con người, quyết đoán, dám chấp nhận rủi ro, đề cao tinh
thần hợp tác, cởi mở và trung thực trong các mối quan hệ, đề cao tính hiệu quả,
quan tâm lợi ích lâu dài,… Có như vậy, bầu khơng khí trong tổ chức ln thoải
mái, mọi người làm việc một cách nhiệt tình và muốn gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu khơng có văn hóa doanh nghiệp thường phát triển tự
phát, đồng thời tích tụ những yếu tố phi văn hóa của xã hội. Cụ thể như nhà
quản trị hay chủ doanh nghiệp không coi trọng vai trị của con người, khơng
dám quyết đốn, sợ rủi ro cho cá nhân , tư tưởng hẹp hịi, chỉ quan tâm đến lợi
ích cá nhân trước mắt, thiếu trung thực, không quan tâm đến hiệu quả, xâm lấn
quyền lợi người khác và thường chiếm hữu những gì của người khác,… khiến
cho bầu khơng khí nặng nề, người này có tâm lý đề phịng người kia, mọi người
khơng yên tâm làm việc, đố kị lẫn nhau… Những doanh nghiệp đó thường
khơng coi trọng đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp nên khó phát triển
bền vững, doanh nghiệp khó thành cơng và khơng đạt đươc hiệu quả lâu dài.


12


Tôi thực sự rất tâm đắc với triết lý kinh doanh của ơng Phạm Nhật Vượng –
Chủ tịch Tập đồn Vingroup. Ông rất chú trọng tới chữ “Nhân”. Bộ quy tắc ứng
xử của Vingroup lý giải: “Muốn tạo ra sự phát triển bền vững, vượt trội, tổ chức
hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời, địa
lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc thu phục nhân tâm,
gây dựng nhân hịa lại là điều hồn tồn trong tầm tay của chính chúng ta…”.
Tơi muốn gắn kết tồn thể các thành viên của doanh nghiệp thành một khối
thống nhất, một lực lượng tổng hợp cùng hành động vì mục tiêu, lý tưởng của
doanh nghiệp. Xét đến cùng thì hiệu suất, sự thành bại của doanh nghiệp là do
đội ngũ cơng nhân viên của nó quyết định. Do đó, tơi tích cực khuyến khích
những hành vi tốt và hạn chế những hành vi xấu. Ln cố gắng gây dựng nhân
hịa trong doanh nghiệp.
Hơn nữa, trong kinh doanh bất kể một lĩnh vực nào cũng cần phải coi trong
yếu tố con người, phải đặt yếu tố con người lên hàng đầu, đặc biệt là trong lĩnh
vực thực phẩm, đồ uống. Sức khỏe của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất,
trên cả lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp tơi có thể giảm
xuống nhưng nhất quyết sẽ khơng gian lận hay làm những việc ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng, những khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp. Do vậy, tơi ln tìm kiếm nhữn nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo
chất lượng tốt nhất để vào khâu chế biến thành phẩm. Tạo ra những sản phẩm
sạch, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng và cộng đồng xã hội.
Tơi có bị ảnh hưởng bởi đạo lý, triết lý sống của Phật giáo: Uống nước nhớ
nguồn, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, chữ tâm bằng ba
chữ tài,… Các tư tưởng này giúp tôi định hướng trong phương thức kinh doanh,
xây dựng văn hóa doanh nghiệp, góp phần tạo nên chữ “ Tâm” trong bản chất
con người, cũng như trong triết lý kinh doanh của mình.


13


KẾT LUẬN
Qua thực tiễn đã chứng minh triết lý kinh doanh có vai trị quan trọng đối
với sự thành bại của tổ chức bởi nó là bộ phận cấu thành nên văn hóa quản lý
của tổ chức.
Vậy nên dù là triết lý kinh doanh hay triết lý doanh nghiệp thì đều có liên
quan đến các quan hệ, hoạt động của tổ chức, quyết định đến sự thành bại của tổ
chức đó, là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công cho các doanh
nghiệp lớn trên thế giới. Thực tế cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp được
định hướng chủ yếu từ triết lý kinh doanh đúng đắn. Triết lý kinh doanh là phần
quan trọng của các doanh nghiệp trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã
nhận thức được vai trò quan trọng và bắt đầu sử dụng triết lý kinh doanh như
một nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, triết lý
kinh doanh ở nước ta vẫn là hiện tượng mới mẻ, chưa có sự thống nhất trong
nhìn nhận và đánh giá. Để một bản triết lý kinh doanh có giá trị ra đời cần có sự
hội đủ những nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó yếu tố hành lang pháp
lý và chủ trương chính sách kinh tế của Nhà nước đóng vai trị hết sức quan
trọng tới sự hình thành và phát triển của triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu như các chủ trương chính sách của Nhà nước giúp tạo một sân chơi cơng
bằng, bình đẳng và thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế thì chắc chắn rằng
doanh nghiệp sẽ quyết tâm gắn bó, phát triển ngành nghề của mình đồng thời
dốc hết tâm sức để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trọng tâm là triết lý kinh
doanh để định hướng cho sự phát triển lâu dài , tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trinh hội nhập, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp nước ta với doanh
nghiệp nước ngoài.

14



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ, TRIẾT LÝ KINH DOANH,
TRIẾT LÝ DOANH NGHIỆP
1. Triết lý
2. Triết lý kinh doanh
3. Triết lý doanh nghiệp
PHẦN 2: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG –
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN VINGROUP
1. Giới thiệu về doanh nhân Phạm Nhật Vượng và con đường đẫn đến sự
thành công
2. Triết lý kinh doanh Phạm Nhật Vượng
PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
KẾT LUẬN

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng của TS. Phạm Văn Sinh
2. Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập
3. Triết lý kinh doanh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
(lyluanchinhtri.vn)
4. Hình thành triết lý kinh doanh ( caphesach.wordpress.com)
5. Phạm Thị Thu Phương – Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu –
NXB KHKT 2007
6. Báo Forbes Vietnam – doanh nhân Phạm Nhật Vượng


16



×