Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bảo hộ sáng chế cho dƣợc phẩm theo quy định của hiệp định trips

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.61 KB, 18 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Năm 1954, miền Bắc giành thắng lợi hồn toàn trong cuộc kháng chiến
chống Pháp bằng trận Điện Biên Phủ lẫy lừng.Ngay sau khi giành thắng
lợi ,nhân dân miền bắc đã hăng hái bắt tay vào xây dựng XHCN trong khi
miền nam vẫn nằm dưới cai trị của đế quốc Mỹ.Lúc này miền Bắc trở thành
hậu phương lớn của miền Nam ,cung cấp sức người sức của cho miền
Nam.Cơ chế quản lý kế hoạch tập trung đã tỏ ra khá hiệu quả trong thời gian
này,phát huy khối lượng lớn của cải vật chất cho miền nam. Nhưng khi cả
nước giành độc lập,cơ chế này khơng cịn phát huy hiệu quả, khơng chỉ vậy
nó cịn gây nên cho nền kinh tế nước ta nhiều hậu quả nghiêm trọng.Bên cạnh
đó ,nhiều nước tư bản chủ nghĩa với việc sử dụng nền kinh tế thị trường đã
thu được nhiều thành quả to lớn
Trước tình hình đó ,Đảng ta có chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập
trung sang cơ chế thị trường,trên cơ sở vận dụng những cái chung của nền
kinh tế thị trường trên thế giới vào tình hình cụ thể vào nước ta.Sau hơn 20
năm đổi mới ,chúng ta thấy sự chuyển đổi này hoàn toàn đúng đắn,nền kinh tế
của chúng ta nhanh chóng thốt khỏi khủng hoảng, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao.mặc dù bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề bất cập và
những hạn chế do nền kinh tế thị trường đem lại nhưng không thể phủ nhận
vai trị của nó trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế
Với bài tiểu luận này, trên cơ sở vận dụng và nhận thức mối quan hệ
biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong quá trình phát triển kinh tế hiện
nay ở nước ta,em muốn nói chút hiểu biết của mình về nền kinh tế thị trường
ở nước ta,những ưu nhược điểm và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế
Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào ngôi nhà chung của nền
kinh tế thế giới
Với những hiểu biết còn hạn chế về kinh tế thị trường, bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những đóng góp của
thầy cơ
EM XIN CẢM ƠN THẦY CƠ!



I. Các phạm trù cái riêng, cái chung
1. Khái niệm cái chung và cái riêng
a.Cái riêng: Cái riêng là phạm trù triết học dung để chỉ một sự vật, một
hiện tượng ,một quá trình riêng lẻ trong thế giới quan.Chẳng hạn như một quá
trình kinh tế hay một con người…
Sự tồn tại cá biệt của cái riêng cho ta thấy nó chứa đựng trong bản thân
những thuộc tính khơng lặp lại ở cấu trúc sự vật khác.Hay nói cách khác nó
có tính độc lập tương đối so với hệ thống khác
b.Cái chung:Cái chung là phạm trù triết học dung để chỉ những
mặt,những thuộc tính,những mối liên hệ tồn tại khơng chỉ ở một sự vật mà
còn lặp lại trong nhiều sự vật,hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác
Chẳng hạn nếu ta các quyển sách khác nhau,nếu xét trong mối quan hệ
riêng lẻ thì dó là những cái riêng tồn tại độc lập,mỗi cuốn sách lại có một nội
dung riêng .Nhưng nếu xét về mặt chất liệu thì tất cả các cuốn sách này dều
được làm từ giấy
Như vậy cái chung có tính lặp lại,tính chất này cho phép nhìn thấy
những mặt,những mối liên hệ cơ bản chi phối nhiều quá trình vật chất khác
nhau
2. Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng:
Lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về việc giải quyết
mối lên hệ giữa cái riêng và cái chung.Người theo phái duy thực cho rằng, cái
chung tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái riêng,chỉ có cái riêng tồn tại
phụ thuộc vào cái chung.Trái lại,người theo phái duy danh cho rằng cái chung
khơng tồn tại hiện thực mà chỉ có cái riêng là tồn tại hiện thực,cái chung chỉ
tồn tại trong nhận thức trong ý thức
Cả hai quan niệm trên đều có những hạn chế.Chỉ có duy vật biện chứng
mới giải quyết một cách khoa học mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và
cái riêng.Phép biện chứng cho rằng:cái riêng và cái chung đều tồn tại một



cách khách quan và giữa chúng có mối lien hệ hữu cơ với nhau.Khơng thể có
cái chung nếu khơng có cái riêng.Bất cứ sự vật nào cũng là sự thống nhất của
cái chung và cái riêng
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng được thể hiện như
sau;
 Trong thực hiện khách quan khơng có cái riêng nào ,cái đôn nhất nào
là tuyệt đối độc lập,tách rời cái chung cái phổ biến,cái riêng chỉ tồn tại trong
mối quan hệ dẫn đến cái chung.Khơng có cái riêng cơ lập tuyệt đối,bất kỳ cái
riêng nào cũng liên hệ với cái riêng khác,vừa liên hệ với cái chung.Xét đến
cùng cái chung chỉ là sản phẩm được rút ra từ sự khái quát hóa những phẩm
chất những cái riêng cùng loại mà thôi
Chẳng hạn khi xem xét hiện tượng khủng hoảng kinh tế ở một nước nhất
định,chúng ta có thể thấy những nét riêng như:những hồn cảnh địa lý đặc
thù,tình trạng của nước đó khi mới bắt đầu khủng hoảng,các mối quan hệ
chính trị,xã hội khác nhau…đây là những yếu tố riêng biệt.Nhưng đằng sau
tất cả những cái riêng đó là những cái chung mang tính quy luật của q trình
khủng hoảng kinh tế như tính chu kỳ,hiện tượng thất nghiệp …
Nắm vững ngun lí cái riêng khơng tách rời cái chung có ý nghĩa to
lớn. Trong thực tiễn cơng tác nếu tuyệt đối hóa cái riêng, cường điệu hóa
những đặc điểm riêng của ngành mình trong khi chấp hành chính sách chủ
trương chung của cấp trên sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, gây thiệt hại to
lớn.
 Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,thông qua cái riêng mà biểu hiện
sự tồn tại.Khơng có cái chung tồn tại ở đâu đó,cái chung chỉ tồn tại trong từng
cái riêng.Điều đó có nghĩa là khơng có cái chung thuần túy tồn tại bên ngồi
cái riêng.Cái chung nhất cũng khơng tồn tại độc lập mà thong qua cái riêng


Ví dụ như một thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động,vận động bao

giờ cũng tồn tại trong một hình thức nhất định,thong qua những hình thức đặc
thù riêng như vận động vật lý,vận động hóa học,vận động xã hội…
Nếu như không thể tách rời cái riêng khỏi cái chung ,khơng thể tuyệt đối
hóa cái riêng thì cũng không thể tách cái chung ra khỏi cái riêng,không thể
tuyệt đối hóa cái chung, cái phổ biến
Áp dụng trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay,lợi ích
kinh tế phải được thể hiện qua lợi ích của các thành phần kinh tế với các hình
thức sở hữu khác nhau,đối lập nhau.Vì vậy phải làm thế nào để vừa bảo đảm
lợi ích chung cho tồn dân,vừa khơng rơi vào tình trạng triệt tiêu mọi lợi ích
chính đáng của từng công dân
 Cái chung là cái bộ phận,cái riêng là cái toàn bộ
Thật vậy,cái chung chiếm giữ phần bản chất,hình thành nên chiều sâu
của sự vật.Cịn cái riêng là cái tồn bộ vì nó là một thực thể hồn chỉnh,tiến
bộ,sống động.Cái riêng tồn tại trong sự va chạm với cái riêng khác,sự va
chạm này vừa làm cho sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung,với tư cách là
cái bộ phận-tồn tại trong cái chung,vừa làm cho chúng xa nhau bởi cái đơn
nhất không lặp lại trong các sự vật khác.Cái chung tồn tại trong cái riêng,chỉ
là một bộ phận, một bản chất của cái riêng
Do đó cái riêng phong phú hơn cái chung,ngược lại cái chung sâu sắc
hơn cái riêng.Cái chung sâu sắc hơn là vì nó phản ánh mối liên hệ bên
trong,quy định hướng tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.Song cái
chung lại không đầy đủ vì nó chỉ là một bộ phận,một mặt của cái riêng,nó
khơng bao qt hết mà chỉ bao qt một cách đại khái những sự vật riêng.Cái
riêng phong phú hơn cái chung vì ngồi những đặc điểm gia nhập vào cái
riêng nó cịn có những cái riêng biệt mà chỉ nó mới có
Ví dụ như:giai cấp cơng nhân Việt Nam trước những năm 30 ngoài
những đặc điểm riêng của giai cấp công nhân thế giới như là giai cấp không


có trong tay tư liệu sản xuất,bị bóc lột sức lao động,sống tập trung nên dễ

dàng hơn trong vấn đề truyền bá tư tưởng…Ngồi ra cịn có những đặc điểm
riêng như: lực lượng nhỏ,có mối liên hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân do
phần lớn đều xuất phát từ nông dân
Như vậy cái riêng, cái đơn nhất cùng tồn tại trong cái riêng làm phong
phú và sâu sắc hơn cho cái riêng
Không hiểu ý nghĩa đầy đủ của cái chung dẫn đến chỗ xem nhẹ hoặc phủ
nhận vai trò của tư duy trừu tượng,của lý luận sẽ xa vào chủ nghĩa kinh
nghiệm.Những người giáo điều sai lầm ở chỗ họ chỉ chú ý đến cái chung,cái
phổ biến trong một hiện tượng.Họ không hiểu rằng cái riêng phong phú hơn
cái chung,cái chung tồn tại qua cái riêng,Họ nắm cái chung như những giáo
điều cụ thể,tách riêng cái riêng cụ thể sinh động.Họ khơng hiểu rằng khi nắm
được cái chung thì phải dung nó làm nền tảng để nghiên cứu xuy xét cái riêng
Cái chung cái riêng không cố định mà chuyển hóa lẫn nhau.Trong những
điều kiện nhất định thì cái riêng trở thành cái chung và ngược lại.Chẳng hạn
một loài sinh vật nào đó đa quen với một kiểu trao đổi chất nhất định,nay rơi
vào điều kiện khơng bình thường đối với nó thì một số những biến dị sẽ xuất
hiện trong một số cá thể của loài sinh vật ấy.Những biến dị nào thích ứng
được hồn cảnh mới sẽ được bảo tồn và phát triển,tăng cường cho thế hệ
sau.Như vậy tù cái riêng nó đã được chuyển hóa thành cái chung cho cả một
lồi.Trong khi đó một số thuộc tính được coi là những thói quen cũ thì nay do
khơng thích ứng được với hồn cảnh mới nay đã mất dần đi,từ cái chung đã
chuyển hóa thành cái riêng
Trong xã hội ,cái mới được xuất hiện như những hiện tượng riêng.Nhưng
theo quy luật nó sẽ phát triển thành cái chung.Trong q trình sản xuất của
người nơng dân nếu như tìm ra dược cách thâm canh mới có hiệu quả cao thì
kiến thức này sẽ nhanh chóng được truyền đạt lại cho bà con ,cứ như thế dần
dần nó sẽ trở thành hình thức canh tác mới


 Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau

Đây là sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong một sự vật. Sự chuyển
hóa này phản ánh quá trình vận động đa dạng của vật chất.Quá trình chuyển
hóa từ cái đơn nhất thành cái chung thể hiện quá trình phát triển của sự vật.
Ngược lại, sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất chỉ ra sự thối bộ của
sự vật, hiện tượng trong q trình phát triển của chúng
Ví dụ: Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước ta hiện nay
cho ta một dẫn chứng. Sự tồn tại phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước ta
từ trước đến nay đang được thay thế dần bởi các cơng ty ( hình thành từ chính
sách cổ phần hóa doanh nghiệp).Hình thức mới này có sức hấp dẫn hơn so với
doanh nghiệp. Sự tồn tại đơn nhất của nó dần dần phát triển thành phổ biến và
trở thành nét chung của nền kinh tế XHCN
Như vậy, sự phân chia giữa cái chung, cái riêng, đơn nhất chỉ mang tính
tương đối. Trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể chuyển hóa
thành cái chung và ngược lại.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thong qua cái riêng để biểu hiện sự
tồn tại của mình. Do đó trong hoạt động thực tiễn khơng nên nhấn mạnh,
tuyệt đối hóa cái chung, phủ nhận cái riêng. Và ngược lại cái riêng chỉ tồn tại
trong mối liên hệ dẫn đến cái chung, bất cứ cái chung nào cũng bao chứa cái
riêng. Nên ta không nên tuyệt đối hóa cái riêng phủ nhận cái chung.
Để phát hiện ra cái chung, quy luật chung ta phải xuất phát từ cái riêng,
phân tích các sự vật hiện tượng riêng lẻ. Cái chung sau khi được rút ra từ cái
riêng, khi đem áp dụng vào cái riêng phải căn cứ vào cái riêng để làm cho
phù hợp.
Trên cơ sở nguyên lí về mối lien hệ giữa cái chung và cái riêng, chúng ta
đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam
một cách thích hợp, cố gắng theo kịp tốc độ tăng trưởng của các nước phát


triển trên thế giới, tăng cường cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

II. Vận dụng cơ sở lí luận cái riêng-cái chung vào nền kinh tế thị
trường nước ta hiện nay
1. Khái niện nền kinh tế thị trường
Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi người, sản xuất hàng hóa xuất
hiện từ lâu, từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã. Nó tồn tại và phát triển
trong xã hội nông nô, xã hội phong kiến và đạt đỉnh cao trong xã hội tư bản
chủ nghĩa.
Sản xuất hang hóa là gì? Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra đẻ bán: bán ở
đâu- bán trên thị trường. Vậy thị trường là cái tất yếu là hợp phần bắt buộc
của sản xuất hànghóa. Thi trường là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, trao đổi,
mua bán hàng hóa.
Điều quan trọng để hiểu thị trường là ở chỗ thị trường không chỉ đơn
thuần là lĩnh vưc trao đổi, di chuyển hàng hóa, dịch vụ sản xuất từ người sản
xuất sang người tiêu dùng, mà trao đổi được tổ chức theo qui luật lưu thơng
hàng hóa và lưu thông tiền tệ trong đừi sống kinh tế chúng ta gặp trên nhiều
thỉ trường khác nhau.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể
đều biểu hiện qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức trong các quan hệ của cá nhân,
doanh nghiệp đề biểu hiện qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và
từng thành viên của chủ thể kinh tế là hướng vào sự tìm kiếm lợi ích của mình
theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất
cả quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa; các
yếu tố của sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn bằng vật


chất, sức lao động cơng nghệ và quản lí, các sản phẩm dịch vụ, chất xám đều
là đối tượng hang hóa, đều là đối tượng mua bán.
*Cơ chế thị trường: có thể hiểu là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hang

hóa do sự tác động của các qui luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó giải
quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: là cái gì? Như thế nào? cho ai?.
Các bộ phận hợp thành cơ chế thị trường:
+ Giá cả thị trường: là thứ giá cả hình thành trên thị trường do sự tác
động của lực thị trường. Trên thị trường, mỗi hàng, hóa đều có một giá nhất
định và tồn bộ giá đó hợp thành giá cả thị trường.
+ Cầu hàng hóa: là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua ở mức
giá nhất định. Như vậy cầu hàng hóa phụ thộc vào yếu tố mong muốn mua, có
nhả năng và mức giá.
+Cung hàng hóa: là lượng hàng hóa mà người bán muốn bán theo một
mức giá nhất định. Như vậy hàng hóa để có cung hàng hóa cần có điều
kiện:mong muốn sản xuất, khả năng sản xuất, mức giá.
Khi cung và cầu trên thị trường bằng nhau thì giá cả hàng hóa là giá cả
bình qn. Nhưng trên thị trường cầu luôn biến đổi nên cung bằng cầu là rất ít
xảy ra. Giá cả trên thị trường chủ yếu là do cung và cầu treen thị trường quyết
định.
** Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường
- Tự do( tự do trong mỗi lĩnh vực của đời sống: tự do sở hữu, tự do
thương mại, kinh doanh hành nghề, học hành…). Có thể nói trong nền kinh tế
thị trường mọi cá nhân được làm việc theo sở thích và có thể phát huy hết khả
năng của bản thân.
- Mỗi chủ thể kính theo đuổi lợi ích của chính mình trong hoạt động
kinh doanh. Mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động sản kinh doanh đều phải
tìm hiểu sản phẩm của mình, về thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm của mình để tồn tại và thu lợi nhuận có thể.


- Khách hàng là thượng đế:trong nền kinh tế thị trường có thể có nhiều
cơng ty cùng sản xuất một loại sản phẩm và bày bán trên thị trường. Khách
hàng được tự do lựa chọn thương hiệu mà họ cho là tốt nhất hoặc phù hợp với

túi tiền nhất.
- Sản xuất và bán hàng hóa theo nhu cầu của thị trường: các nhà bán
hàng hóa thăm dị thị trường xem mặt hàng nào bán chạy, dư thừa để có chiến
lược phù ợp.
- Cạnh tranh: các công ty các hãng sản xuất ln tìm cách nâng cao
chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã đẻ cạnh tranh cùng với các sản
phẩm của cơng ty khác.
- Tiền tệ hóa các quan hệ kinh tế
2.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
a. Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu của nền kinh tế
Việt Nam
Ngay sau khi thoát khỏi chiến tranh, Đảng và nhà nước ta đã nhanh
chóng lãnh đạo nhân dân bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Dựa vào
mơ hình kinh tế ở Liên Xơ, chúng ta đã áp dụng mơ hình kinh tế theo cơ chế
kế hoạch tập trung.
Thế nhưng cơ chế này đã làm cho nến kinh tế trì trệ của nước ta, kìm
hãm khơng phát triển, các cơ sở sản xuất thiếu năng động. Trong nơng
nghiệp cũng rơi vào tình trạng tương tự. Việc đưa nông dân vào các hợp tác
xã tập thể khơng khuyến khích được sản xuất phát triển dù làm nhiều hay ít
cũng từng ấy sản phẩm theo sự phân chia của nhà nước. Bên cạnh đó bộ máy
nhà nước cồng kềnh, nhiều cấp trung gian đã sinh ra bộ phận kém năng lực
quản li nhà nước.
Trong khi đó việc sử dụng triệt để nền kinh tế thị trường chủ nghĩa tư
bản đã thu được thành quả to lớn về kinh tế, phát triển năng lực sản xuất,
nâng cao năng suất lao động…


Đứng trước những nhân tố chủ quan và khách quan đó đại hội 6, Đảng
ta đã xác định phải đổi mới, chủ trương đó của Đảng lại tiếp tục được khẳng
định tại đại hội 7:” Tiếp tục xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, đồng

bộ cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước”_( Văn kiện đại hội 7.Chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000)
b.Nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế
thế giới
Theo quan điểm triết học, bất cứ cái riêng nào cũng có mối liên hệ với
cái chung. Khơng nằm ngồi quy luật ấy, nền kinh tế Việt Nam ngoài những
đặc điểm riêng, thì nó cũng mang những đặc điểm chung của bất cứ một nền
kinh tế thị trường nào:
- Tuân theo quy luật cung cầu, quy luậy giá trị thặng dư, quy luật lưu
thơng hàng hóa , tiền tệ…
- Các loại thị trường, các mối quan hệ được phát triển đa dạng , thể hiện
trình độ cao trong phân cơng quan hệ xã hội, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu..
- Các chủ thể kinh tế tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, nên đã phát huy tính tự chủ,độc lập cao. Trong xã hội hình
thành một lớp người năng động, nhạy bén, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm,
tích cực trong các mối quan hệ sản xuất.
- Nền kinh tế cũng phát triển theo xu hướng từ thị trường thấp đến thị
trường cao, từ phức tạp đến ổn định..
- Nền kinh tế thị trường dựa trên sự đa dạng về hình thức, sở hữu… dẫn
đến sự đa dạng về thành phần kinh tế.
- Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường đem lại bao
giờ cùng đi với nó là những khuyết tật khơng thể tránh, đó là: sự suy đồi đạo
đức,văn hóa lối sống,con người sống mang tính cá nhân hơn,tệ nạn xã hội có
điều kiện phát triển..Xu thế chung của nền kinh tế là xu thế quốc tế hóa. Do
vậy các nước bên cạnh phát triển kinh tế thì phải làm sao cho nền kinh tế


nước mình hội nhập với nến kinh tế của thế giới, nền kinh tế nước ta cũng
khơng nằm ngồi số đó.
c.Tính đặc thù của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Phát triển kinh tế hàng hóa,kinh tế thị trường có vai trị rất quan
trọng.Đối với nước ta,muốn chuyển hóa từ nền kinh tế còn kém phát triển lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì khơng cịn con đường nào khác là phát triển
kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường.Kinh tế hàng hóa khắc phục kinh tế tự
nhiên: tự cung,tự cấp, đẩy mạnh phân công lao động xã hội phát triển ngành
nghề tạo việc làm cho người lao động ,khuyến khích ứng dụng khoa học cơng
nghệ làm tăng năng xuất lao động, tăng số lượng ,chất lượng,chủng loại hàng
hóa…
Với những định hướng trên,mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng
hóa,kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định là:
- Tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hiệu lực, tăng thêm các nguồn
lực mới bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích lũy đầu tư cho hiện đại
hóa, đổi mới cơ cấu kinh tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao… để đưa đất
nước thốt khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu
Theo mục tiêu đó, có thể xác định đặc trưng bản chất của nền kinh tế
hàng hóa , kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là:
- Một là, kinh tế hàng hóa ,kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa từ một
nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển
- Hai là, nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và
kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo


- Ba là, nền kinh tế hàng hóa,thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
mơ hình kinh tế mở cả về bên trong lẫn bên ngoài.Tồn tại trong nhiều hình
thái kinh tế xã hội, hoạt động của cơ chế thị trường không những chịu sự tác

động của các quy luật kinh tế hàng hóa nói chung mà cịn chịu sự chi phối của
các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất chủ đạo
Như vậy, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam có một số đặc điểm nổi bật lên là:
- Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển
kinh tế vẫn dựa trên sự đa dạng về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.Nhưng đặc
điểm ở đây là quan hệ sở hữu tư nhân không phải là quan hệ kinh tế giữ vai
trò then chốt,vai trò then chốt thuộc về thành phần kinh tế dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất
- Vấn đề lợi nhuận và vấn đề xã hội đặt song song với nhau. Việc kết
hợp này vừa đảm bảo cho các chủ thể kinh tế có lợi nhuận cao, vừa tạo ra
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
- Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của xã hội chủ nghĩa và
nguyên tắc phân phối của nền kinh tế hàng hóa như phân phối theo lao động,
phân phối theo lao động , phân phối theo tài năng, theo phúc lợi xã hội…
trong đó nguyên tắc phân phối theo lao động là chính
- Điều tiết phân phối theo thu nhập, một mặt nhà nước phải có chính
sách giảm bớt sự giàu nghèo trong xã hội, một mặt phải đảm bảo thu nhập
chính đáng của người giàu.
d. Những thắng lợi đầu tiên do kinh tế thị trường đem lại
Thực tế hơn 20 năm qua đã chứng tỏ quá trình chuyển sang kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình đổi mới tất
yếu, tiến bộ. Những chuyển biến đó đã thực sự tạo ra những chuyển biến
trong nền kinh tế. Bước đầu tình trạng suy thối được khắc phục. Nhờ sự cố
gắng tồn dân mà nền kinh tế khơng những đứng vững được sau những sụp


đổ của LIên xô và các nước Đông Âu mà còn đạt được những tiến bộ nổi bật,
đạt được tốc độ đổi mới khá liên tục:
+Tổng sản phẩm quốc dân năm 1994 tăng 8.5%, trong đó sản xuất cơng

nghiệp tăng 13%
+Kim ngạch xuất khẩu tăng 20.8%
+Lạm phát được kiềm chế
+ Chúng ta thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, nhiều nước đã dốc vốn
đầu tư vào nước ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh..
+Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
trong GDP từ 22,7% năm 1990 lên đến 30,3% năm 1995.Tương ứng tỷ lệ
trong dịch vụ tăng từ 38,6% lên 42,5%
+Nước ta trải qua cảnh khan hiếm lương thực trầm trọng, từ năm 1989
đã trở thành nước bắt đầu xuất khẩu gạo. Hiện nay nước ta trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới( sau Thái Lan), 80% nông dân được
hưởng lợi từ sự phát triển này , góp phần ổn định xã hội. Khơng chỉ xuất khẩu
gạo mà nước ta cịn xuất khẩu nhiều loại nơng sản khác như cà phê, ca cao…
Song song với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế là quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế.Cuộc cải cách cơ cấu kinh tế đã mang lại một số thành tựu
sau:
+Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp khá cao so với khu vực sản
xuất khác.Từ năm 1992 đến năm 1997, trừ hai năm 1989-1990 chỉ số này xấp
xỉ hơn 10%
+Trước đây , Việt Nam có nhiều mặt hàng tiêu dùng bị khan hiếm nhưng
bây giờ lại sẵn có trên thị trường như hàng điện tử, may mặc…
+Nhờ xóa bỏ bao cấp doanh nghiệp nhà nước, số tiền tiết kiệm được đầu
tư vào nhà nước tăng cao,giảm hụt ngân sách


+Chúng ta cũng đã xây dựng được thị trường cổ phiếu cho riêng
mình( năm 2001), bước đầu nền chứng khốn đã thu được nhiều bước tiến
đáng kể
+ Ngành thông tin- dịch vụ ở nước ta cũng phát triển mạnh, bây giờ đã
chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong cơ cấu nền kinh tế ở nước ta

+Sau những do dự bước đầu các nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh dạn đầu
tư vào nước ta. Nếu như trong những năm đầu họ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực
khai thác dầu khí và du lịch thì sau năm 1994, họ đã tập trung vào các ngành
công nghiệp. Năm 2009, nước ta đã thành công trong việc xây dựng nhà máy
lọc dầu đầu tiên ở Dung Quất ( Quảng Ngãi)
Nền kinh tế nước ta cũng đã dần ngày càng du nhập vào nền kinh tế toàn
cầu trên thế giới. Năm 2006, nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới. Chúng ta cũng tổ chức thành công nhiều sự kiện kinh tế
lớn như Hội nghị thượng đỉnh APEC, ASEAN…Việt Nam đã để lại nhiều ấn
tượng đẹp trong mắt bạn bè thế giới, tạo sự tin tưởng trong khi đầu tư kinh
doanh của các bạn nước ngoài.Trong tương lai,với những điều kiện phát triển
kinh tế thuận lợi như hiện nay, Việt Nam sẽ trở thành điểm đầu tư của nhiều
nước hơn nữa. Chúng ta hồn tồn có thể tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của nền kinh tế Việt Nam trong những năm sắp tới
e.Một số giải pháp tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam trong những năm tới từ góc độ những đặc điểm riêng của Việt Nam
Những khó khăn và khuyết tật của nền kinh tế nước ta không thể giải
quyết trong một thời gian ngắn mà cần phải có những phương hướng giải
quyết mang tính lâu dài và hữu hiệu hơn
Muốn đuổi kịp tốc độ phát triển của các nước trên thế giới ta không
thể đi tuần tự từng bước như là hướng phát triển kinh tế thị trường chung của
toàn thế giới mà phải chọn cách đi tắt. Nhưng muốn” đi tắt” được thì phải
chấp nhận những thách thức gay gắt và cần có sự nỗ lực rất lớn.Ta cần đón


đầu , áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại vào sản xuất đẩy
mạnh năng suất lao động cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó phải có
chính sách đẩy mạnh phát triển khoa học , giáo dục đào tạo, phát hiện đào tạo
và bồi dưỡng nhân tài, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.
Đồng thời Việt Nam phải phát huy một cách có hiệu quả những tiềm

năng lớn của đất nước như: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nguồn lao động khỏe, trẻ và nhiều kinh nghiệm…Do đó cho phép
nước ta phát triển kinh tế phong phú, đa dạng tạo ra nhiều việc làm cho người
lao động, thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài vào Việt Nam. Trong q trình
tồn cầu hóa Việt Nam chuyển mình để trở thành một điểm đến hấp dẫn cho
những nhà đầu tư, sự đổi mới về cơ chế hành chính, hàng rào thuế quan
Nền kinh tế có sự đa dạng về hình thức sở hữu , về thành phần kinh
tế và hình thức phân phối nhưng trong đó thành phần kinh tế quốc doanh vẫn
phải giữ vai trò chủ đạo và là nhân tố đảm bảo cho sự định hướng XHCN của
nền kinh tế. Do đó muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
thực sự thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước


KẾT LUẬN
Với những thực trạng của nền kinh tế Việt Nam, việc chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường là hoàn toàn phù hợp.
Qua hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã thấy được một phần nào kết quả của
nó. Nó đã đem lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp, nhân dân được sống sung
túc, no đủ hơn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ chế kinh tế này không phải là
một việc đơn giản, nó cần phải có thời gian và chính sách hợp lý mới có khả
năng phát huy sức mạnh của nền kinh tế và những điều kiện vốn có của Việt
Nam
Qua bài tiểu luận này, một phần nào đó em đã thấy được tầm quan
trọng của nền kinh tế thị trường trong việc phát triển kinh tế. Nó là một công
cụ không thể thiếu để kinh tế Việt Nam có thể hội nhập với nền kinh tế thế
giới trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay. Nền kinh tế thị trường của chúng ta là
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng
XHCN , để chúng ta không đi chệch con đường chủ nghĩa xã hội , một hướng
đi đúng đắn mà Đảng và Bác đã chọn nhằm hướng con người đến với tự do và
độc lập thực sự. Ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta thấy nhà

nước ta luôn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, làm giảm sự
chênh lệch giàu nghèo giữa các thành phần dân cư, có các chính sách phân
phối thu nhập hợp lý, vừa phát triển công nghiệp dịch vụ, vừa phát triển nông
nghiệp tạo ra sự cân đối, phát triển toàn diện cho nền kinh tế
Việc vận dụng sáng tạo những cái chung của nền kinh tế thế giới vào
hoàn cảnh nước ta là cần thiết. Và để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa
thì nhất thiết chúng ta phải tạo ra những sản phẩm cho riêng mình. Có như
vậy, hàng hóa Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và
xuất khẩu ra thị trường thế giới, hòa nhập với xu thế toàn cầu.
THE END.


Tài liệu tham khảo

1.

Giáo trình :Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin

2.

Kinh tế vi mô (NXB Kinh tế Quốc dân)

3.

Kinh tế vĩ mô(NXB Kinh Tế Quốc Dân)

4.

Thời báo kinh tế Việt Nam


5.

Báo điện tử Việt Nam

6.

Tài liệu tham khảo từ internet và các báo mạng khác


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
I. Các phạm trù cái riêng, cái chung.............................................................2
1. Khái niệm cái chung và cái riêng...............................................................2
2. Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng:....................................................2
II. Vận dụng cơ sở lí luận cái riêng-cái chung vào nền kinh tế thị trường
nước ta hiện nay..............................................................................................7
1. Khái niện nền kinh tế thị trường................................................................7
2.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.............................................................9
a. Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu của nền kinh tế Việt
Nam.............................................................................................................9
b.Nền kinh tế thị trướng ở Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế
giới............................................................................................................10
c.Tính đặc thù của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.............................................................................11
d. Những thắng lợi đầu tiên do kinh tế thị trường đem lại........................12
e.Một số giải pháp tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
trong những năm tới từ góc độ những đặc điểm riêng của Việt Nam.......14
KẾT LUẬN....................................................................................................16
Tài liệu tham khảo.........................................................................................17




×