Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bảo hộ sáng chế - so sánh pháp luật Đức và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.28 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BẢO HỘ SÁNG CHẾ - SO SÁNH PHÁP LUẬT ĐỨC VÀ VIỆT NAM </b>


<i><b>PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Anh </b></i>


<i>Khoa Luật, ĐHQGHN </i>


<i>Đề dẫn: </i>


Trong bối cảnh hình thành và phát triển nền kinh tế dựa trên sáng tạo tại
các nước phát triển và đang phát triển vấn đề về cơ chế bảo hộ các thành quả của
hoạt động sáng tạo và đầu tư ngày càng được chú trọng. Một nền kinh tế sáng
tạo khơng phụ thuộc hồn tồn vào năng suất lao động hay tài nguyên thiên
nhiên mà cịn dựa vào các ứng dụng cơng nghệ và sự học hỏi, đổi mới.3<sub> Cần </sub>


khẳng định rằng mức độ triển khai nền kinh tế sáng tạo ở các nước với trình độ
phát triển khác nhau có những đặc thù khắc biệt. Sự khác biệt này được lý giải
bởi sự hiện diện hay thiếu vắng những tập hợp các điều kiện và yếu tố cần thiết
cho việc hình thành và hoạt động của các nguyên tắc và cơ chế của nền kinh tế
sáng tạo. Một trong những cơ chế này hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
(SHTT), trong đó vai trị quan trọng thuộc về hệ thống bảo hộ sáng chế.


Sự cần thiết của việc nghiên cứu so sánh pháp luật về bảo hộ sáng chế
giữa CHLB Đức và Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo này xuất phát từ một
loạt các lý do như sau:


<i>Thứ nhất, hệ thống bảo hộ sáng chế (patent) được coi là một trong </i>


những thiết chế pháp luật năng động và luôn được cập nhập, đổi mới cùng với
việc phát triển các nhu cầu kinh tế. Một trong những đặc trưng của luật sáng
chế hiện đại là kết hợp các hệ thống bằng sáng chế của các quốc gia khác
nhau. Điều này giúp đưa ra các chuẩn mực quốc gia thống nhất thơng qua sự


hài hồ, thống nhất và liên tục cập nhập. Trong bối cảnh như vậy việc nghiên
cứu pháp luật sáng chế nước ngoài, đặc biệt là CHLB Đức – quốc gia đang sở
hữu một trong những hệ thống patent hiện đại nhất, đồng thời có Tịa sáng chế
Liên bang4<sub> với hoạt động từ rất lâu đời là điều hết sức cần thiết. </sub>


<b>3</b>


<b> The Business VietNam. Nền kinh tế sáng tạo của một quốc gia là gì? Xem: </b>


(truy cập
11.3.2018)


4


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Thứ hai, pháp luật về bảo hộ sáng chế của CHLB Đức có sự hài hịa với </i>


pháp luật về bảo hộ sáng chế của Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ các
thỏa thuận patent như Công ước Châu Âu về sáng chế được ký kết tại Munich
năm 1973 (European Patent Convention - EPC)5<sub>, Công ước Luxembourg về </sub>


sáng chế dành cho Khối thị trường chung 1975 (CONVENTION FOR THE
EUROPEAN PATENT FOR THE COMMON MARKET - Люксембург,


1975)6. Hơn thế nữa, CHLB Đức là nơi đặt trụ sở của Cơ quan sáng chế Châu
Âu. Xu hướng chung hiện nay là sẽ tăng cường, mở rộng và hoàn thiện hệ
thống bằng sáng chế Châu Âu, thay đổi cấu trúc và giảm thiểu các quyền
SHTT quốc gia cùng với việc tăng cường hòa nhập thực tiễn xét nghiệm của
ba cơ quan sáng chế lớn – Đức, Mỹ và Nhật Bản hướng tới mục đích chung là


tăng cường bảo hộ sáng chế. Do vậy, định hướng và kinh nghiệm lập pháp


của Đức trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế sẽ là hết sức cần thiết với Việt Nam
trong bối cảnh sửa đổi Luật SHTT 2015 nhằm hướng tới thực thi trong tương
lai những thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP) và các thỏa thuận khác.


<i>Thứ ba, mặc dù quá trình hợp nhất pháp luật về sáng chế quốc tế ngày </i>


càng gia tăng, tuy nhiên hệ thống sáng chế quốc gia vẫn được coi là trọng
tâm. Trong pháp luật sáng chế các quốc gia phát triển (trong đó có CHLB
Đức) tính nhất qn nội bộ của các quy phạm được thể hiện một cách rõ nét
hơn so với nhiều lĩnh vực pháp luật khác. Đây là lĩnh vực quyền phát sinh như


quan đến các tranh chấp về sáng chế, mà còn đối với các tranh chấp về nhãn hiệu hàng hoá, giả
pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí tích hợp và các tranh chấp
liên quan đến bảo hộ giống cây trồng. Ngồi ra, Tịa án có thẩm quyền để quyết định về việc cấp
license cưỡng chế. Sau khi Công ước Sáng chế Châu Âu có hiệu lực, Tịa án sáng chế Liên bang
được giao nhiệm vụ mới, trong đó có việc ra các quyết định liên quan đến việc hủy bỏ bằng sáng
chế châu Âu, liên quan đến Đức. Xem: Добрынин Олег Викторович, Орлова Валентина
Владимировна. Как работают патентные суды Германии и Великобритании?
РОССИЙСКАЯ БИБЛИОТЕКА ИНТЕЛЛЕКТУАЛЬНОЙ СОБСТВЕННОСТИ. Журнал
"Патенты и лицензии". 2007. Xem: (truy cập 11.3.2018)


5 <sub>CHLB Đức hầu như được coi là nhà sáng lập ra Công ước này. Xem: Кузьмина, О. М. Критерии и </sub>


объем патентной охраны по законодательству Германии и России : Сравнительно-правовой
анализ. Автореферат диссертации на соискание ученой степени кандидата юридических наук.
<b>Источник: Электронный каталог отраслевого отдела по направлению «Юриспруденция» </b>
<b>(библиотеки юридического факультета) Научной библиотеки им. М. Горького СПбГУ. </b>
<b> (ngày truy cập 10.3.2018)</b>



6<sub> Xem: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

là những “vệ tinh” trực tiếp của tiến bộ khoa học và kỹ thuật và chỉ có thể


phát triển dựa trên chính những yếu tố này. Đồng thời, sự phát triển của khoa
học và công nghệ của các nước Tây Âu (trong đó có CHLB Đức) đã cho thấy
khơng ít cơ hội để sử dụng q trình hội nhập sáng chế với mục tiêu thúc đẩy
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong bối cảnh phát triển của làn sóng Cách mạng
kỹ thuật mới (Cách mạng 4.0) việc nâng cấp hệ thống pháp luật về bảo hộ
sáng chế của Việt Nam tới những chuẩn mực bảo hộ cao hơn cần hướng tới
mục tiêu hỗ trợ cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế trong


lĩnh vực bảo hộ sáng chế. Thơng qua việc hồn thiện hệ thống sáng chế quốc
gia trên cơ sở kinh nghiệm các quốc gia phát triển như CHLB Đức, các nước
đang phát triển như Việt Nam sẽ thiết lập được những công cụ hữu hiệu nhằm
thúc đẩy được hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh tiến tới đạt được
các mục tiêu về phát triển khoa học – công nghệ và kinh tế - xã hội.


<i>Thứ tư, CHLB Đức là một cường quốc trong lĩnh vực cấp bằng sáng </i>


chế và chuyển giao sáng chế. Kinh nghiệm tích lũy của Đức trong lĩnh vực
này không chỉ thú vị cho các nhà nghiên cứu và các nhà lập pháp của Việt
Nam mà cịn có ý nghĩa quan trọng với các các nhân, đơn vị đang triển khai
những hoạt động thực tiễn liên quan đến sáng chế. Kiến thức về pháp luật
sáng chế và thực tiễn thực thi pháp luật sáng chế của CHLB Đức sẽ dành
được sự quan tâm của cả các nhà sáng chế, nhà đầu tư và chủ sở hữu sáng chế
trong nước, đặc biệt là các chủ thể đang và sẽ tham gia vào vào thị trường
công nghệ Châu Âu và thế giới.



Với thời gian nghiên cứu tương đối hạn hẹp, nội dung báo cáo sẽ tập
trung vào các vấn đề như sau: sự hình thành hệ thống bảo hộ sáng chế theo
hình thái pháp luật Đức”; một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo hộ


sáng chế của CHLB Đức: Phạm vi bảo hộ sáng chế, các tiêu chí bảo hộ sáng
chế; bảo hộ sáng chế công vụ. Các phân tích đối sánh với pháp luật Việt Nam
sẽ được diễn giả trình bày trực tiếp tại Hội thảo và sẽ được bổ sung, cập nhập
trong q trình hồn thiện tài liệu sau khi Hội thảo diễn ra.


<b>1. Sự hình thành hệ thống bảo hộ sáng chế theo “hình thái của Đức” </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khi hình thành nước Đức thống nhất vào cuối thế kỷ XIX, vào giữa thế kỷ


XIX một số hầu quốc Đức riêng lẻ đã thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm
bảo hộ các giải pháp kỹ thuật. Vào năm 1877, Đạo luật đầu tiên về bảo hộ
sáng chế ra đời trên cơ sở các đạo luật sáng chế và thực tiễn áp dụng ở các
quốc gia khác nhau. Đạo luật này được sửa đổi, bổ sung (năm 1891, 1923,
1936)7<sub> nhằm phù hợp với sự phát triển của hệ thống sáng chế tại Đức và trên </sub>


thực tế đã đóng vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ
thuật của quốc gia. Theo đạo luật này, từ năm 1877 patent đầu tiên được cấp
từ số 1, bản mô tả sáng chế được công bố trên Công báo sáng chế chính thức,
patent cuối cùng được cấp theo Luật 1877 vào tháng 5.1945 mang số thứ tự
768161.8<sub> Trong giai đoạn này, tại các quốc gia phát triển trên thế giới đã hình </sub>


thành những hệ thống bảo hộ sáng chế theo các mơ hình khác nhau, trong đó
có mơ hình bảo hộ sáng chế theo hình thái của Đức.9<sub> Mơ hình này có những </sub>


đặc trưng như sau: quy định về tiêu chí khả năng áp dụng công nghiệp của
sáng chế và tính mới tương đối trên tồn thế giới; bổ sung từ lý thuyết và thực


tiễn áp dụng 2 tiêu chí bảo hộ là trình độ sáng tạo cao và tiến bộ kỹ thuật; loại
trừ bảo hộ sáng chế đối với các sản phẩm hóa học, thuốc, thức ăn và hương
vị; cấp patent với hệ thống hai cấp xét nghiệm ….


Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nước Đức phân chia thành hai quốc
gia. Tại CHLB Đức pháp luật về sáng chế tiếp tục phát triển trên cơ sở Luật
sáng chế trước đây với văn bản được sửa đổi vào năm 1961. CHLB Đức đã
thành lập Cơ quan sáng chế vào năm 1949 và từ năm 1960 bắt đầu cấp patent
từ số 800001.10<sub> Tại Đức văn bằng bảo hộ sáng chế được tích cực cấp cho </sub>


nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong kỹ thuật điện, hóa học, cơ khí,


7


Vào năm 1923 thời hạn bảo hộ sáng chế được tăng lên đến 18 năm; vào tháng 5.1936 bổ sung
thêm quyền của tác giả sáng chế từ chối nêu tên trên tài liệu sáng chế, đồng thời bổ sung thêm
quy định về thời hạn ưu tiên về tính mới cho tác giả trong vịng 6 tháng, … . Кузьмина, О. М.
Критерии и объем патентной охраны по законодательству Германии и России :


Сравнительно-правовой анализ : Автореферат диссертации на соискание ученой степени
кандидата юридических наук. Xem: (truy
cập 10.3.2018)


8<sub> Xem: (truy cập 11.3.2018) </sub>


9<sub>Trong giai đoạn này có 4 mơ hình bảo hộ sáng chế: Đức, Roman, Anh và Mỹ. Xem: И. З </sub>


Мамиофа Правовая oхрaнa изобретений в капиталистических и развивающихся странах.
Учебное пособие, М. ВНИИПИ, 1986, cтр. 11



10


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

điện tử. Nước Đức giữ một trong những vị trí hàng đầu trên thế giới theo số
lượng patent được cấp. Các chủ thể đăng ký sáng chế chủ yếu là đại diện các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà sáng chế độc lập cũng như đại diện các
doanh nghiệp công nghiệp lớn. Năm 1968, Đức ban hành đạo luật mới về bảo
hộ sáng chế nhằm đắp ứng những yêu cầu ngày càng giai tăng trong bảo hộ
sáng chế. Luật về bảo hộ sáng chế 1968 đã tác động lớn đến hoạt động sáng
chế cũng như hệ thống tài liệu sáng chế. Đạo luật đã làm rõ hơn các tiêu chí
bảo hộ sáng chế và bổ sung việc cấp bằng sáng chế đối với các chất được tạo
ra bằng phương pháp hóa học cũng như các sản phẩm là hương vị, đồ ăn,
thuốc chữa bệnh; bổ sung hệ thống gia hạn xét nghiệm sáng chế, … .


Dưới sự ảnh hưởng của các thỏa thuận quốc tế về sáng chế (Công ước
về thống nhất một số quy định của luật về sáng chế 1963- Convention on the
Unification of Certain Points of Substantive Law on Patents for Invention
1963; Hiệp ước hợp tác sáng chế 1970 - Patent Cooperation Treaty 1970 –
PCT; Công ước Châu Âu về sáng chế 1973 - European Patent Convention –
EPC; Công ước về sáng chế dành cho Khối thị trường chung 1975), từ năm
1976 bắt đầu sự hoạt động cải tổ hệ thống pháp luật về sáng chế tại CHLB
Đức. Những thay đổi trong các quy định về bảo hộ sáng chế của Đức trước
năm 1980 liên quan chủ yếu đến các vấn đề: thứ nhất, xác định phạm vi bảo
hộ đối với sáng chế; thứ hai, hủy bỏ ưu tiên về tính mới; thứ ba, một loạt các
quy định khác về về luật nội dung và hình thức, cụ thể là: xác định nguyên tắc
ưu tiên nội bộ (ưu tiên quốc gia), hủy bỏ công bố đối với những đơn đã trải
qua xét nghiệm, đưa ra khái niệm vi phạm sáng chế gián tiếp, v.v. . 11<sub> Ngoài </sub>


ra, sự hòa nhập của Luật sáng chế Đức với pháp luật sáng chế Châu Âu trước
hết xuất phát từ sự cần thiết phải xóa bỏ sự khác biệt về hiệu lực của các văn
bằng bảo hộ sáng chế quốc gia do Văn phòng sáng chế CHLB Đức cấp với


các văn bằng bảo hộ sáng chế do Văn phòng sáng chế Châu Âu cấp và hoạt
động tại các quốc gia thành viên như với tư cách các sáng chế quốc gia.12


Thành quả của các cải cách trong lĩnh vực sáng chế diễn ra vào những thập
niên 60 -70 tại Đức chính là sự ra đời của Luật sáng chế (Patentgesetz – PatG)


11Финкель Н.К. .Патентное законодательство зарубежных стран// Сост. М.:


«Прогресс». 1987. С. 554.


12


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ngày 16.12.1980 và có hiệu lực từ 1.1.1980 với những thay đổ chỉnh sửa tiếp
theo . Đây là đạo luật cơ bản trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế của Đức, điều
chỉnh các quan hệ về đối tượng sáng chế, trình tự đăng ký sáng chế, cấu trúc
và chức năng cơ quan sáng chế, trách nhiệm do vi phạm sáng chế và hàng loạt
các vấn đề khác. Ngoài ra, Đức cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
việc thực hiện các quy định của Luật này.13


Ngoài ra, thực tiễn xét xử cũng đóng vào trị quan trọng trong hệ thống
pháp luật về sáng chế của Đức. Mặc dù bản thân những phán quyết của của
Tòa sáng chế, Tòa Liên bang và các tòa án khác trong các vụ việc có liên
quan đến sáng chế không được coi là án lệ nhưng chúng lại có ảnh hưởng
quan trọng đến chính sách patent đối với những vấn đề phát sinh trong thực
tiễn. Ví dụ, một trong những vấn đề nổi trội của Luật Sáng chế Đức là không
đưa ra khái niệm sáng chế. Nội hàm của sáng chế được xác định xuất phát từ
chính các tiêu chí bảo hộ sáng chế đươc quy định trong Luật cũng như được
phát triển từ thực tiễn tư pháp và hành chính.14<sub> Như vậy, thực tiễn tư pháp và </sub>


hành chính về sáng chế ln thực hiện vai trị giải thích và “lấp đầy” những


khoảng trống của Luật sáng chế và do vậy luôn được coi là công cụ quan
trọng để bảo vệ những nhà đầu tư, sáng tạo trong lĩnh vực sáng chế.


<b>2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo hộ sáng chế Đức </b>
<b>trong đối sánh với Việt Nam </b>


<i><b>2.1 Phạm vi bảo hộ sáng chế </b></i>


Nghiên cứu pháp luật Đức về phạm vi bảo hộ sáng chế có thể nhận thấy


13


Trong đó có: Thủ tục nộp đơn sáng chế (Verordnung über die Anmeldung von Patenten) ngày
29.5.1981 với những sửa đổi và bổ sung; Hướng dẫn về lệ phí (Kostenmerkblatt - Gebühren und
Auslagen des Deutschen Patentamts und des Bundespatentsgerichts)ban hành vào tháng 6.2010;
Ghi chú về thông tin tác giả (Erfinderbenennungsverordnung - ErfBenVO)ngày 29.5.1981;
Hướng dẫn về xét nghiệm (Begutachtung) ngày 24.6.1981; Hướng dẫn về tìm kiếm cơng bố
ngày 24.6.1981; Luật về hỗ trợ trong việc thanh toán các chi phí về thủ tục
(Verfahrenskostenhilfe), được bổ sung trong các chương có liên quan của Luật bảo hộ sáng chế (
§129-138 PatG-Verfahrenskostenhilfe) ngày 13.6.1980. Xem: Патентное право Германии.
(truy cập 11.3.2018)


14


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

xu hướng mở rộng không ngừng phạm vi bảo hộ sáng chế đối với từng đối
tượng cụ thể. Bản thân bản chất kỹ thuật trong khái niệm sáng chế cũng như
tiêu chí về khả năng áp dụng cơng nhiệp là những lý do để loại trừ một số giải
pháp ra khỏi phạm vi bảo hộ sáng chế. Tên gọi của một số điều luật đã trực tiếp
đưa ra những ngoại lệ có tính then chốt: phương pháp phẫu thuật và điều trị
người và động vật, phương pháp chẩm đoán thực hành trên cơ thể người và


động vật – những giải pháp này không đáp ứng yêu cầu về khả năng áp dụng
công nghiệp. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các sản phẩm (ví
dụ:dụng cụ phẫu thuật, thiết bị dùng trong trị liệu, … ) cũng như với các chất
liệu (hỗn hợp) dùng trong điều trị chữa bệnh. Từ việc ban hành Luật sáng chế
năm 1968, tại Đức đã cho phép việc cấp patent cho các phương pháp tạo ra các
chất liệu khác nhau (thức ăn, thuốc, hương vị, … ) trong quá trình áp dụng các
vi sinh vật và bảo hộ chính các vi sinh vật. Đồng thời bắt buộc phải nộp lưu các
chủng vi sinh này. Từ năm 1968, Đức bắt đầu cho phép cấp patent cho các chất
liệu được tạo ra bằng phương pháp hóa học.15<sub> Như vậy từ chỗ cấm hồn tồn </sub>


việc cấp patent đối với các chất hóa học, pháp luật sáng chế Đức đã mở ra khả
năng bảo hộ các đối tượng này thông qua cơ chế bảo hộ gián tiếp.


Qua phân tích thực tiễn xét xử các vụ việc liên quan đến sáng chế, đặc
biệt là các phán quyết của Tòa án tối cao Đức về khả năng bảo hộ sáng chế
đối với các giải pháp kỹ thuật có liên quan đến chương trình máy tính có thể
đưa ra kết luận về khả năng mở rộng phạm vi bảo hộ sáng chế.16<sub> Một số lập </sub>


luận trong các phán quyết này dường như đã làm thay đổi hình dung về bản
chất kỹ thuật của sáng chế, điều này dẫn đến khả năng về xu hướng thu hẹp
lại phạm vi những đối tượng không được cấp bằng sáng chế và cho phép cấp
bằng sáng chế đối với các phần mềm.


<i><b>2.2. Tiêu chí bảo hợ sáng chế </b></i>


Theo quy định của Luật sáng chế Đức (§1 PatG – Patentfähige
Erfindung – tiêu chí bảo hộ sáng chế), cũng như xuất phát từ thực tiễn tư pháp
và hành chính về sáng chế, tiêu chí bảo hộ sáng chế được áp dụng trong xem


15<sub>Xem: И. З. Мамиофа Правовая oхрaнa изобретений в капиталистических и </sub>



развивающихся странах. Учебное пособие, М. ВНИИПИ, 1986, cтр. 25
16


Мингалева Ж.А. О формировании правового поля в области инновационной и


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

xét khả năng bảo hộ của giải pháp kỹ thuật bảo gồm: tính mới (Neuheit);
bước tiến sáng tạo (erfinderische Tätigkeit) và khả năng ứng dụng cơng
nghiệp (Gewerblichkeit).17


<i>Về tính mới. Trong Luật sáng chế của Đức tính mới được thể hiện </i>


thơng qua trình độ kỹ thuật của giải pháp yêu cầu bảo hộ. Cần lưu ý rằng bản
thân khái niệm “kỹ thuật” ở đây được sử dụng như là tiêu chí duy nhất để
phân định các giải pháp lỹ thuật với các đối tượng khác của hoạt động sáng
tạo của con người được bảo hộ trong những lĩnh vực khác như quyền tác giả,
kiểu dáng công nghiệp… . Giải pháp kỹ thuật được coi là mới nếu tính đến
ngày ưu tiên của đơn – ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ đầu tiên tới Cơ quan
sáng chế - giải pháp đó chưa được biết đến trong trình độ kỹ thuật hiện có.
Trình độ kỹ thuật hiện có bao gồm mọi kiến thức, thông tin đã được công
chúng biết đến dưới các hình thức mơ tả viết, bằng miệng, sử dụng hay các
phương thức khác ở Đức cũng như ở nước ngoài. Luật sáng chế Đức cũng chỉ
rõ khái niệm “trình độ kỹ thuật” bao gồm cả nội dung những đơn sáng chế đã
được nộp sớm hơn, trong đó có các đơn quốc gia và đơn Châu Âu có yêu cầu
bảo hộ tại Đức cũng như các đơn quốc tế được nộp trên cơ sở Hiệp ước hợp
tác Sáng chế (PCT) 1970 nếu như trong đơn thể hiện Cơ quan sáng chế Đức
là đơn vị tiếp nhận. Các đơn quốc gia nếu như không được công bố đúng thời
hạn vì lý do an ninh quốc gia được coi là đã được công bố sau thời hạn 18
tháng kể từ ngày nộp đơn và sau thời gian đó nội dung các đơn này được coi
như nằm trong phạm vi trình độ kỹ thuật hiện có khi xét nghiệm tính mới.



Luật sáng chế Đức cũng xem xét những ưu tiên về tính mới trong
những trường hợp: 1. Có sự kiện lạm dụng một cách rõ rệt đối với người nộp
đơn hoặc người kế thừa của người nộp đơn; 2. Nếu như bản chất của giải
pháp kỹ thuật mới được bộc lộ trong một giới hạn chủ thể nhất định; 3. Giải
pháp kỹ thuật mới được người nộp đơn hoặc người kế thừa của người nộp đơn
đưa ra để trưng bày trong các cuộc triển lãm được thừa nhận chính thức. Ưu
tiên về tính mới trong trường hợp trưng bày triển lãm được áp dụng nếu người
nộp đơn có nêu rõ lý do ưu tiên này trong đơn và xuất trình được văn bản
minh chứng trong thời hạn không muộn hơn 4 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Ngoài ra, triển lãm cần đáp ứng các điều kiện được quy định trong Công ước


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

về triển lãm quốc tế và thông tin về việc tiến hành triển lãm cần được đưa
chính thức trong cơng báo của Đức. Ngồi ra, quy định về tính mới của sáng
chế cũng dành ngoại lệ cho trường hợp các chất và hỗn hợp hóa học đã được
biết đến nếu chúng tạo ra những hiệu quả bất ngờ, chưa được biết đến.18


Phân tích các quy định trên cho thấy, một trong những đặc trưng của
nổi bật trong các quy định của Luật sáng chế Đức là sự thiếu vắng quy định
ưu tiên về tính mới đối với tác giả. Trước đây, theo Luật sáng chế Đức 1968
trường hợp thơng tin đã được bộc lộ bởi chính nhà sáng chế sẽ không được
coi là vi phạm tính mới nếu đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được nộp trong
vòng 6 tháng kể từ ngày bộc lộ. Trong Luật hiện hành, phù hợp với các quy
định của Công ước Châu Âu về hộ sáng chế ưu tiên về tính mới này đã bị loại
bỏ. Theo ý kiến của các chuyên gia Đức và từ thực tiễn áp dụng cho thấy việc
loại bỏ ưu tiên này là có thể được coi là một quyết định khơng thành cơng.19


Như vậy, có thể thấy Luật sáng chế Đức địi hỏi tính mới tuyệt đối đối
với giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên trên thực tiễn áp
dụng cũng vẫn có những trường hợp khi bản chất sáng chế bị bộc lộ trong các


tài liệu được phổ biến chỉ với một phạm vi chủ thể nhất định, ví dụ, trong các
trao đổi thư tín, các ấn phẩm nội bộ, … . Trong các trường hợp này việc bộc
lộ thông tin không được coi là vi phạm đến tính mới của giải pháp kỹ thuật.
Quy định này áp dụng cho mọi loại nguồn thông tin và đôi khi được coi là yếu
tố quyết định trong đánh giá thông tin từ góc độ nội hàm tính mới của giải
pháp kỹ thuật.20


<i>Về bước tiến sáng tạo. Với tính chất là tiêu chí bảo hộ sáng chế, “bước </i>


tiến sáng tạo” là tiêu chí bảo hộ tương đương với “trình độ sáng tạo” – khái
niệm được áp dụng ở Đức trước đây trong thực tiễn tư pháp và hành chính


18<sub>Xem: Кузьмина, О. М. Критерии и объем патентной охраны по законодательству Германии </sub>


и России : Сравнительно-правовой анализ. Автореферат диссертации на соискание ученой
степени кандидата юридических наук. Источник: Электронный каталог отраслевого
<b>отдела по направлению «Юриспруденция» </b>


<b>(библиотеки юридического факультета) Научной библиотеки им. М. Горького СПбГУ. </b>
<b> (ngày truy cập 10.3.2018)</b>


19<b><sub> Xem: Мельникова З. В., Молоствова О. В. </sub></b><sub>ОСОБЕННОСТИ ПРАВОВОЙ ЗАЩИТЫ ПРАВ </sub>


ИНТЕЛЛЕКТУАЛЬНОЙ СОБСТВЕННОСТИ В РОССИИ И ГЕРМАНИИ В УСЛОВИЯХ КРЕАТИВНОЙ ЭКОНОМИКИ:
СРАВНИТЕЛЬНЫЙ АНАЛИЗ. (truy cập 10.3.2018)


20


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nhưng không được thể hiện trong luật sáng chế hiện đại. Không phụ thuộc
vào tên gọi khác biệt của tiêu chí bảo hộ này – nội hàm của “hoạt động sáng


tạo” hồn tồn khơng thay đổi, tức là việc đánh giá tiêu chí mang tính chất chủ
quan và liên quan đến trình độ của chuyên gia ở mức trung bình. Cần lưu ý
rằng yêu cầu về trình độ sáng tạo của sáng chế ở Đức đòi hỏi rất khắt khe, thậm
chí cao hơn so với các quốc gia Châu Âu khác, cụ thể là chính việc có hay
khơng điều kiện này được xác định khi đánh giá dấu hiệu chủ quan – chưa
được biết đến bới chuyên gia. Hiện nay, theo quy định của Luật sáng chế và từ
thực tiễn xét nghiệm của cơ quan sáng chế cũng như thực tiễn xét xử, một giải
pháp kỹ thuật nộp đơn bảo hộ được coi là có trình độ sáng tạo nếu như:


- Những đơn sáng chế có trước ngày ưu tiên và trình độ kỹ thuật ở tình
trạng khơng thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại;


- Mặc dù có nhu cầu đối với một giải pháp kỹ thuật mới nhưng các
chuyên gia khơng thể tìm được câu trả lời cần thiết đối với vấn đề đặt ra trong
một thời gian dài, các cố gắng lặp lại giải quyết vấn đề đã khơng thành cơng;


- Trong q trình tìm kiếm giải pháp thỏa đáng có những khó khăn kỹ
thuật đáng kể cần phải giải quyết nhằm tạo ra sáng chế.21


Ngồi ra, tính hữu ích của kết quả đạt được, ví dụ như: sự đơn giản hóa,
việc giảm giá thành hay những biểu hiện tiến bộ kỹ thuật khác, cũng là những
yếu tố được chú ý trong xác định trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật. Tuy
nhiên, nếu giải pháp không phù hợp với tiêu chí này theo ý kiến của các thẩm
định viên của Cơ quan sáng chế thì pháp luật xem xét khả năng cho người nộp
đơn đối với giải pháp hữu ích (Gebrauchmuster) và yêu cầu cấp văn bằng bảo
hộ đối với sáng chế “nhỏ” (small patent) với thời hạn bảo hộ 3 năm và khả
năng gia hạn thêm: lần thứ nhất 3 năm và 2 lần tiếp theo mỗi lần 2 năm.22
Như vậy, thời hạn bảo hộ tối đa của giải pháp hữu ích là 10 năm (thời hạn
bảo hộ chung đối với sáng chế ở Đức là 20 năm kể từ ngày tiếp theo ngày nộp
đơn đăng ký sáng chế).



<i>Về khả năng áp dụng công nghiệp. Khả năng áp dụng công nghiệp </i>


được hiểu theo nghĩa tương đối rộng. Khẳ năng áp dụng công nghiệp bao


21


<i> Козырев А.Н. Развитие законодательства об интеллектуальной собственности </i>


[Электронный ресурс]. URL:
(truy cập: 12.12.2011).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

hàm: 1. Tính phù hợp của giải pháp nộp đơn để sản xuất trong môi trường sản
xuất công nghiệp hoặc cho việc áp dụng như một phương tiện kỹ thuật; 2.
Khả năng áp dụng giải pháp nộp đơn nói chung, tức là tính khả thi và hiệu
quả của giải pháp. Khả năng áp dụng công nghiệp được quy định trong Luật
sáng chế Đức được xây dựng với nội hàm rộng và bao gồm tất cả các lĩnh vực
kinh tế, trong đó có cả cơng nghiệp và nông nghiệp - “sáng chế được coi là có
khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu nó có thể được sản xuất hoặc áp dụng
trong bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm cả nông nghiệp ”.23<sub> Tuy nhiên, khi đánh </sub>


giá tiêu chí này, điều quan trọng là xác định chính xác rằng giải pháp yêu cầu
bảo hộ có được đề xuất áp dụng trong doanh nghiệp công nghiệp hay được sử
dụng trong doanh nghiệp đó như một công cụ kỹ thuật. Trong đó Luật cho
phép chỉ cần tồn tại khả năng sản xuất hoặc áp dụng mà không cần việc xác
nhận trên thực tế.


Cần lưu ý rằng trong Luật sáng chế trước đây của Đức đã từng đưa ra
quy định về “sự tiến bộ kỹ thuật ” như là một tiêu chí độc lập trong điều kiện
bảo hộ sáng chế. Tiêu chí này trên thực tế chưa hồn tồn được loại trừ trong


pháp luật hiện hành – cơ quan sáng chế và thực tiễn xét xử xuất phát từ việc
tiến bộ kỹ thuật trong bối cảnh cải tiến các tính chất kỹ thuật và cơng nghệ nói
chung là đặc tính vốn có của chính khái niệm sáng chế.


Cùng với các tiêu chí bảo hộ sáng chế đã được đề cập nêu trên, pháp
luật còn yêu cầu sáng chế phải đáp ứng nhu cầu xã hội (gesellschaftliche
Bedürfnisse). Các sáng chế được bảo hộ không chỉ đáp ứng các nhu cầu vật
chất mà cả những nhu cầu khác của con người, ví dụ nhu cầu tinh thần, hướng
tới tiện lợi và giải trí.


Các tiêu chí chung về bảo hộ sáng chế của Đức được đánh giá là phù
hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nếu khơng có sự đồng ý của chủ sở hữu
sáng chế thì khơng cho phép sản xuất, cung cấp hoặc sử dụng cũng như
nhập khẩu hoặc tạo tàng trữ sản phảm là đối tượng được bảo hộ sáng chế.24


Ngoài ra, văn bằng bảo hộ đã được cấp có thể bị xem xét lại và cơng nhận
là không hợp lệ do không đáp ứng các điều kiện bảo hộ, đặc biệt là do
khơng có tính mới.


23<sub> Luật sáng chế CHLB c 1980. Xem: </sub>


24


Đ139142b PatG ôRechtsverletzungenằ. Xem:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>2.3 Điều chỉnh các quan hệ sáng chế “công vụ” </b></i>


Một trong những đặc thù của pháp luật về bảo hộ sáng chế ở Đức được
thể hiện trong cơ chế điều chỉnh pháp lý các quan hệ trong việc tạo ra sáng
chế “công vụ” giữa các ông chủ và các nhân viên. Các quan hệ này được điều


chỉnh bởi đạo luật riêng về Sáng chế của nhân viên (Deutsches Gesetz ϋber
Arbeitnehmererfindungsgesetz - Act on Employees' Inventions 1957 được chỉnh
sửa bổ sung 24.6.1994).25<sub> Luật về sáng chế công vụ dựa trên hai nguyên tắc như </sub>


sau: 1. Bảo đảm cho các doanh nhân các điều kiện thuận lợi trong việc thủ đắc
những sáng chế do nhân viên tạo ra trong quá trình thực thi cơng vụ; 2. Tạo
động lực cho hoạt động sáng chế và năng lực sáng tạo của nhân viên bằng
cách trả thù lao xứng đáng cho nhân việc đối với việc sử dụng sáng chế. Luật
về sáng chế công vụ cũng dành 3 điều thống nhất với nhau thành nội dung
điều chỉnh các quan hệ về sáng chế của các nhân viên có liên quan đến việc
thực thi công vụ nhà nước, trong đó có hoạt động quân sự. Cả 3 điều khoản
nêu trên đều có nội dung mang tính chất dung hịa, trong đó đặc biệt chú trọng
đến việc mở rộng các quyền cho đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên từ các
trường đại học. Khác với nhân viên các cơng ty tư nhân, họ có quyền ưu tiên
trong việc đăng ký sáng chế dưới tên của mình (Priorität einer nationalen
Erstanmeldung - innere Priorität). Trường đại học có thể được nhận đền bù
trong trường hợp sáng chế được thác thương mại nhưng chỉ trong giới hạn
những chi phí đã bỏ ra trong việc tạo ra sáng chế, trong đó khơng đề cập tới
việc đền bù chi phí cho ngân sách Nhà nước. Liên quan đến việc đề bù cho
tác giả của sáng chế công vụ đối với các cơng ty tư nhân thì chỉ được chi trả
trong trường hợp việc sử dụng sáng chế có đem lại lợi nhuận đáng kể cho
công ty.26 Về vấn đề này, theo học thuyết được thừa nhận tại Đức hiện nay thì
do sự liên quan giữa sáng chế với cơng ty nơi mà nhân viên tạo ra sáng chế,
quyền đầu tiên đối với sáng chế sẽ thuộc về nhân viên sẽ được chuyển giao
cho cơng ty. Trong đó, việc xác định khoản tiền thù lao sẽ tính đến một số yếu
tố như hoạt động và quy mô của công ty.27


<i><b>25</b><b><sub> Act on Employees' Inventions 1957 (as amended by Act of June 24, 1994). Xem: </sub></b></i>


(truy cập 12.3.2018)



26<sub> Xem các điều 40, 41,42 Luật sáng chế công vụ Đức (được chỉnh sửa, bổ sung năm </sub>


1994). Xem: (truy cập 12.3.2018)
27


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Kết luận: </b></i>


Nước Đức có lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển phát luật
về điều chỉnh các quan hệ về bảo hộ sáng chế. Các học thuyết, các quy định
và thực tiễn tư pháp về sáng chế của Đức có ảnh hưởng lớn đến pháp luật
Châu Âu và các quốc gia trên thế giới. Thơng qua việc hồn thiện hệ thống


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Splitter.



A watermark is added at the end of each output PDF file.


To remove the watermark, you need to purchase the software from


</div>

<!--links-->

×