TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
¤
CAO THỊ ÁNH
THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI XÃ HẢI HÒA, HUYỆN HẢI HẬU,
TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Người hướng dẫn khóa luận
ThS. BÙI NGÂN TÂM
HÀ NỘI - 2015
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Sinh –
KTNN cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ và có nhiều ý
kiến quý báu giúp tôi xây dựng và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô BÙI
NGÂN TÂM đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và đây là lần đầu tiên tôi làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học, bởi vậy không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì
vậy, tôi mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Cao Thị Ánh
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tạo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
- Khoa Sinh – KTNN trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận là trung thực và không trùng
với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Cao Thị Ánh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 4
1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản. 5
1.3. Phân loại nuôi trồng thủy sản 6
1.3.1. Phân loại theo loại nước nuôi trồng 6
1.3.2. Phân loại theo phương thức nuôi 6
1.3.3. Phân loại theo hình thái mặt nước 7
1.3.4. Phân loại theo hình thức kết hợp 7
1.4. Đối tượng nuôi trồng thủy sản 7
1.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam 9
1.5.1.Diện tích nuôi trồng thủy sản 9
1.5.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 10
1.5.3. Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi nước lợ 12
1.6. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam đến năm 2020
1.6.1. Mục tiêu 14
1.6.2. Nhiệm vụ 15
1.6.3. Một số giải pháp chủ yếu 16
1.6.3.1. Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy
hoạch 16
1.6.3.2. Về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư 16
1.6.3.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước 17
1.6.3.4. Về tổ chức lại sản xuất 17
1.6.3.5. Về cơ chế chính sách 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Nội dung nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 20
3.1.1.1. Điều kiên tự nhiên 20
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên 21
3.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội của xã Hải Hòa 22
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 22
3.1.2.2. Dân số, lao động 23
3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định 24
3.2.1. Đối tượng và mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa 24
3.2.2. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa 29
3.2.3. Tình hình phát triển nghề nuôi tôm tại xã Hải Hòa 30
3.2.3.1. Diện tích và sản lượng tôm nuôi tại xã Hải Hòa 30
3.2.3.2. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Hải Hòa 32
3.2.4. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Hải
Hòa, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 40
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013 9
Bảng 1.2. Diện tích nuôi tôm nước lợ toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013 10
Bảng 1.3. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của toàn quốc 11
Bảng 1.4. Sản lượng nuôi tôm nước lợ của toàn quốc 11
Bảng 3.1. Hiện trạng tài nguyên đất tại xã Hải Hòa năm 2014 21
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại xã Hải
Hòa 22
Bảng 3.3. Nhân khẩu và lao động của xã Hải Hòa năm 2014 23
Bảng 3.4. Đối tượng và mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa. 24
Bảng 3.5. Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa giai
đoạn 2010 – 2014 30
Bảng 3.6. Diện tích nuôi tôm tại xã Hải Hòa giai đoạn 2010 – 2014 31
Bảng 3.7. Sản lượng tôm nuôi tại xã Hải Hòa qua một số năm 32
Bảng 3.8. Diễn biến dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Hải Hòa 33
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc. Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ
phát triển thủy sản nhanh nhất trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2013 ngành
thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,85%/năm, trong đó giá trị sản xuất
trong khai thác đạt 5,94%/năm. Giá trị tổng sản phẩm thủy sản (GDP) đạt tốc
độ tăng 3,66%/năm. Tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 5,9 triệu tấn
(trong đó sản lượng khai thác đạt 2,7 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 3,2
triệu tấn) góp phần tạo nên tốc độ tăng tổng sản lượng bình quân đạt mức
4,80%/năm [12].
Hiện nay Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra, đứng
thứ 3 về sản lượng tôm (trong đó năm 2013 đứng đầu thế giới về sản lượng
tôm sú), thuộc nhóm 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Đến nay,
sản phẩm thủy sản đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó
tôm đã có mặt tại 92 thị trường, cá tra có mặt 142 thị trường, cá ngừ 90 thị
trường), thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt 6,7 tỷ USD [12].
Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành thủy sản, nuôi
trồng thủy sản đã có tác động rất lớn đến các lĩnh vực ngành nghề trong xã
hội. Nó không những tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời
sống của người dân mà còn có những tác động mạnh mẽ đến ngành thủy sản
và kinh tế nói chung. Hiện nay, khi khai thác và đánh bắt thủy sản ngày càng
có nguy cơ giảm sút vì nguồn lợi tự nhiên khan hiếm thì nuôi trồng thủy sản
lại càng được coi trọng và phát triển. Về cơ bản, các sản phẩm nuôi trồng thủy
sản của nước ta nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của các nước trong khu vực
2
và trên thế giới. Cộng với nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm, diện tích
nuôi trồng lớn là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Số liệu thống kê một số năm gần đây cho thấy diện tích và sản lượng nuôi
trồng thủy sản của nước ta ngày càng tăng [13].
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hiện nay việc sử dụng tiềm năng nguồn
lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc
không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí
trong một khu vực địa lý. Ngoài ra, diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi
trồng thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống
cấp ở một số vùng nuôi nước lợ; rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng
tăng cộng với tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán và áp lực cạnh
tranh gia tăng nhất là khi nước ta gia nhập WTO. Bên cạnh đó, ngành nuôi
trồng thủy sản có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng bởi các loại dịch bệnh đặc
biệt dịch bệnh trên tôm nuôi. Một số bệnh nguy hiểm trên tôm: bệnh đốm
trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm… đã và đang gây thiệt hại trầm trọng
cho người sản xuất, nuôi tôm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nuôi
trồng thủy sản bền vững theo định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là hết sức cần thiết.
Hải Hòa là một xã ven biển thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Với
lợi thế về diện tích nuôi trồng, nguồn nhân lực có kinh nghiệm hiện nay nuôi
trồng thủy sản đang là ngành kinh tế được chú trọng phát triển của xã Hải
Hòa.Với mục đích tìm hiểu về thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển bền vững nuôi trồng thủy sản tại địa phương chúng tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định”.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa,
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại địa
phương.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân [3]
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai
trò của ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc
dân.
Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho con người.
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa,
góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam,
cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra thực phẩm, cung cấp
các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới góc độ ngành kinh tế
quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực
phẩm.
Xoá đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng
việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa,
không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà
còn góp phần xoá đói giảm nghèo.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được
chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ
nhanh, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông
thôn.
5
Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông
thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng
đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn
là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng
các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống
nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao.
Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ
4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất
nước. Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu
đạt trên một tỷ USD.
Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng
sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ
quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải
đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản.
- Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản: nuôi trồng thủy sản là một bộ phận
sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo, và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản, các sản phẩm thuỷ sản được cung cấp cho các hoạt động
tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại
hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của
khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản [6].
- The FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng Anh: aquaculture) là
nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm cả
việc áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất [5].
6
- Một khái niệm khác đơn giản hơn đó là nuôi trồng thủy sản là nuôi hay
canh tác động và thực vật dưới nước [5].
1.3. Phân loại nuôi trồng thủy sản [5]
Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nhiều loại, tuỳ theo mục đích nghiên cứu
và tiêu thức phân loại:
1.3.1. Phân loại theo loại nước nuôi trồng
Theo căn cứ phân loại này các loại hình nuôi thủy sản bao gồm:
- Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất liền,
không có nước biển xâm nhập như các hồ chứa, sông, hồ tự nhiên, kênh,
mương… trong đó độ mặn thông thường không quá 0,5‰.
- Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là nuôi trồng thuỷ sản thuộc các nơi giao
hoà giữa dòng nước ngọt và mặn như cửa sông, cửa biển, đầm phá, vịnh hẹp,
trong đó độ mặn nói chung có thể giao hoà giữa 0,5‰ và độ mặn lớn nhất của
nước biển.
- Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn là nuôi trồng thuỷ sản ở ngoài biển, các
vùng nước ven bờ có độ mặn thường lớn hơn 20‰.
1.3.2. Phân loại theo phương thức nuôi
- Nuôi thâm canh là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân theo quy tắc kỹ
thuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến
khi thu hoạch). Các thông số kỹ thuật của ao nuôi phải đạt tiêu chuẩn chất
lượng, chọn con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng
nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ như cho ăn thức ăn
công nghiệp và quản lý ao nuôi thường xuyên, phòng trừ dịch bệnh ; cơ sở
hạ tầng hoàn thiện gồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước,
máy sục khí.
- Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tư
sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh, cho
7
ăn thức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp. Hệ thống ao đầm nuôi được đầu tư một
phần để có thể chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý môi trường như bơm
nước, sục khí và phòng trừ dịch bệnh.
- Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến là hình thức nuôi trồng thuỷ
sản ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh
trưởng của đối tượng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc không thả giống, lấy
nguồn giống sẵn có trong tự nhiên và khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Thức ăn
của đối tượng nuôi lấy từ nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu. Hình thức này còn
gọi là nuôi truyền thống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây
tổn hại đến môi trường nhưng năng suất nuôi đạt thấp.
1.3.3. Phân loại theo hình thái mặt nước
- Nuôi ao hồ nhỏ.
- Nuôi ruộng trũng.
- Nuôi trong hồ, đập thủy lợi.
- Nuôi trên đầm, vịnh phá ven biển; nuôi đăng quầng; nuôi vèo (nuôi
bằng mùng, lưới trên sông).
1.3.4. Phân loại theo hình thức kết hợp
- Nuôi chuyên canh là chỉ nuôi một loại thủy sản.
- Nuôi kết hợp là nuôi một loại thủy sản kết hợp với một hay nhiều loại
thủy sản khác nhau hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngành
khác như: cá - lúa, tôm - lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn.
- Nuôi thủy sản xen rừng ngập mặn là nuôi thủy sản kết hợp với trồng
rừng hoặc trong các rừng ngập mặn để đảm bảo môi trường sinh thái.
1.4. Đối tượng nuôi trồng thủy sản. [3][5]
- Nhóm cá (fish) :Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng
có thể là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá
chình,…
8
- Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười
chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng
xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển,.
- Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều
nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hầu, ốc
hương, ) và một số ít sống ở nước ngọt (trai ngọc).
- Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa
bào, có loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như
Chlorella, Spirulina, Chaetoceros, Sargassium (lấy Alginate), Gracillaria (lấy
agar agar),….
- Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng thê (Amphibians)
- Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối (ví dụ: cá sấu). Lưỡng thê
là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn,…) được
nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như
đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấu da),
Theo số liệu thống kê, nước ta hiện có:
- Nguồn lợi cá nước ngọt có 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống. Với
thành phần giống loài phong phú, nước ta được đánh giá có đa dạng sinh học.
Trong 544 loài đó có nhiều loài có gía trị kinh tế cao.
- Nguồn lợi cá nước lợ, mặn có 186 loài chủ yếu. Một số loài có giá trị
kinh tế như: Cá song, cá hồng, cá tráp, cá vựợc, cá măng, cá cam…
- Nguồn lợi tôm có 16 loài chủ yếu
- Về nhuyễn thể có một số loài chủ yếu: trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc…
- Về rong tảo có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó đáng kể là rong câu
(11 loài), rong mơ, rong sụn…[1][4].
9
1.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
1.5.1.Diện tích nuôi trồng thủy sản
Theo kết quả thống kê ở các khu vực trên toàn quốc giai đoạn 2009 –
2013 diện tích nuôi trồng thủy sản biến động ở mức trên 1 triệu ha mặt nước
nuôi trồng thủy sản. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm nhiều
nhất với 72% tổng diện tích, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng 12,03% [8].
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013 thể
hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013
(ĐVT: Nghìn ha)
Vùng
2009
2010
2011
2012
2013
Đồng bằng sông Hồng
124,6
124,5
124,8
134,4
125,9
Trung du miền núi phía Bắc
40,0
40,8
41,3
41,3
42,9
BTB và duyên hải miền Trung
77,9
79,9
80,8
86,5
82,8
Tây Nguyên
11,4
13
12,1
13,5
13,9
Đông nam Bộ
52
51,7
52,2
29,1
27,4
Đồng bằng sông Cửu Long
738,8
742,7
729,3
734,1
753,5
Tổng cộng
1044,7
1052,6
1040,5
1038,9
1046,4
Năm 2013 là năm nuôi trồng thủy sản gặp rất nhiều khó khăn như: thời
tiết bất lợi, dịch bệnh thủy sản diễn biến rất phức tạp, người nuôi gặp khó
khăn về vốn sản xuất, rào cản thương mại kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.
Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng cục Thủy sản, sự chỉ đạo sát
sao của Vụ nuôi trồng thủy sản, các Sở ban ngành địa phương và sự cố gắng
của bà con nông ngư dân nên ngành nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển.Về
diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm 2013 ước đạt 1046,4 nghìn ha, bằng
100,72% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, diện tích mặn, lợ là 756,2 nghìn
10
ha, bằng 102,47% so với cùng kỳ năm trước; nước ngọt là 286,8 nghìn ha
tương đương cùng kỳ năm 2012.
Tôm là đối tượng nuôi trồng thủy sản đạt diện tích và sản lượng lớn nhất
trên toàn quốc [8].
Diện tích nuôi tôm nước lợ trong một số năm gần đây được thể hiện ở
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Diện tích nuôi tôm nước lợ toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013
Năm
Diện tích (Nghìn ha)
2009
322,8
2010
324
2011
320,1
2012
319,0
2013
332,7
Diện tích nuôi tôm trên toàn quốc tăng từ 322,8 nghìn ha năm 2009 lên
332,7 nghìn ha năm 2013. Giai đoạn 2011 – 2012, có sự sụt giảm về diện tích
nuôi trồng do diễn biến dịch bệnh phức tạp.
1.5.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản
Tính đến năm 2013 sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 3,2
triệu tấn thủy sản các loại, tăng 3.3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vùng
đồng bằng sông Cửu Long đóng góp cao nhất với 70,36% tổng sản lượng nuôi
trồng thủy sản của cả nước.Về tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản đạt
5,56%/năm (2009 – 2013).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng
thủy sản tháng 12 năm 2013 ước đạt 280 nghìn tấn, tăng 10,7% so với cùng
kì năm ngoái, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2013 tăng lên
đáng kể [8].
11
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013 được
thể hiện ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của toàn quốc
giai đoạn 2009 – 2013
(ĐVT: Nghìn tấn)
Vùng
2009
2010
2011
2012
2013
Đồng bằng sông Hồng
360,8
393,9
420,9
456,1
520,7
Trung du miền núi phía Bắc
60,2
65,8
72,9
81,1
88,9
BTB và duyên hải miền Trung
174,4
174,9
190
192,9
207,2
Tây Nguyên
16,3
21,4
25,1
25,8
29,2
Đông nam Bộ
83,7
85,8
95,1
102,5
107,0
Đồng bằng sông Cửu Long
1894,4
1986,6
2128,9
2256,9
2262,9
Tổng cộng
2589,8
2728,4
2933,0
3115,3
3215,9
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu về sản lượng tôm nuôi nước lợ trên toàn
quốc trong một số năm gần đây [8].
Số liệu thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Sản lượng nuôi tôm nước lợ của toàn quốc
giai đoạn 2009 – 2013
Năm
Sản lượng (Nghìn tấn)
2009
341,9
2010
370,0
2011
399,7
2012
395,2
2013
406,9
12
Năm 2009 sản lượng tôm nuôi nước lợ trên toàn quốc đạt 341,9 nghìn
tấn, đến 2013 sản lượng này đạt tới 406,9 nghìn tấn. Giai đoạn 2011, 2012
mặc dù diện tích nuôi trồng giảm so với năm 2009, tôm bị bệnh chết nhiều
nhưng vì diện tích nuôi thâm canh tăng nên sản lượng vẫn tăng tuy không
nhiều.
1.5.3. Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi nước lợ [9]
Tôm là đối tượng nuôi trồng thủy sản đạt diện tích và sản lượng lớn nhất
trên toàn quốc. Diện tích và sản lượng nuôi trồng tôm nước lợ ngày càng gia
tăng trong những năm gần đây. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên người nuôi tôm cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn: vốn đầu tư
cao, diễn biến thời tiết bất thường… đặc biệt tình hình dịch bệnh phức tạp xảy
ra quanh năm.
Hiện nay trên tôm nuôi nước lợ thường gặp một số bệnh: bệnh hoại tử
gan cấp tụy, bệnh đốm trắng. Ngoài ra còn có các bệnh khác như: là bệnh sữa,
bệnh đen mang, bệnh đầu vàng…
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS)
Trong năm 2013, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm đã xuất
hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng
diện tích nuôi tôm có bệnh là 5.705 ha, bao gồm 2.423 ha nuôi tôm thẻ chân
trắng và 3.282 ha nuôi tôm sú. So với cùng kỳ năm 2012, số địa phương mắc
dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính năm 2013 tăng lên nhưng tổng diện tích bị
bệnh lại giảm đáng kể, chỉ bằng 20% so với năm 2012.
- Tác nhân gây bệnh: Ngoài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, vi khuẩn
Vibrio vulnificus có vai trò nhất định trong việc gây ra bệnh hoại tử gan tụy
cấp trên tôm nuôi.
- Triệu chứng lâm sàng: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh chưa rõ
ràng. Tôm chậm lớn, lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và chết ở đáy ao nuôi. Giai đoạn
13
tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm, màu sắc cơ thể biến đổi, gan tụy
mềm nhũn, sưng to hoặc bị teo lại.
- Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao (>27
0
C), pH>8, độ mặn cao (từ
25 –35‰, hàm lượng H
2
S cao đều là những yếu tố đóng vai trò quan trọng
đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi.
- Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy tỷ lệ tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio
khá cao, đối tượng nhiễm khuẩn đa dạng, trong đó đã kiểm soát được hàm
lượng vi khuẩn Vibrio trong nguồn nước cấp cho trại giống, nguyên nhân
nhiễm Vibrio ở tôm giống chủ yếu do quá trình sản xuất.
- Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thời gian bùng phát bệnh mạnh
nhất là từ cuối tháng 3 đến tháng 7.
- Hầu hết tôm mắc bệnh đều có hiện tượng kháng kháng sinh.
Bệnh đốm trắng
Trong năm 2013, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã xuất hiện tại 278
xã của 93 huyện thuộc 28 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản mắc bệnh là 12.242 ha, bao gồm 6.917 ha nuôi tôm thẻ và
10.929 ha nuôi tôm sú. So với 10 tháng đầu năm 2012, dịch bệnh đốm trắng
tăng 4.085 ha. Số lượng xã, huyện, tỉnh có dịch cũng tăng so với cùng kỳ năm
2012.
Bệnh đốm trắng trên tôm có thể là bệnh đốm trắng do virus (White Spot
Syndrome Virus – WSSV do Whispovirus thuộc họ mới là Nimaviridae gây
ra).Triệu chứng bệnh: tôm có rất nhiều đốm trắng kích thước 0,5 – 2,0 mm
xuất hiện bên trong vỏ nhất là ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, thứ 6 và lan
toàn thân. Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ
ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Tôm có thể có dấu hiệu đỏ thân. Bệnh thường
xuất hiện ở thời điểm 1 – 2 tháng sau khi thả nuôi, khi môi trường nuôi tôm
14
xấu bệnh dễ xuất hiện. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3 – 10 ngày tôm chết
hầu hết trong ao nuôi (100%), tỉ lệ chết cao và nhanh.
Cũng có thể là bệnh đốm trắng do vi khuẩn (Bacterial White Spot
Syndrome - BWSS) một số nghiên cứu cho rằng có liên quan đến một số loài
thuộc họ Bacillaceae.Trong giai đoạn đầu nhiễm khuẩn tôm vẫn còn hoạt
động ăn mồi và lột vỏ, lúc đó có thể mất đi các đốm trắng. Tuy nhiên quá
trình lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác đối với tôm bị nhiễm nặng
nhưng không có hiện tượng tôm chết hàng loạt, hầu hết tôm bị đóng rong,
mang bị bẩn. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục nhìn thấy trên vỏ khắp cơ
thể. Hiện tượng ăn mòn làm lớp vỏ thoái hóa và mất màu sắc. Đốm trắng hình
tròn, nhỏ và ít hơn đốm trắng do vi-rút.
Các bệnh khác:
Đối với tôm hùm, trong năm 2013, các bệnh chủ yếu xảy ra trên tôm
hùm là bệnh sữa, bệnh đen mang, đỏ thân và trong những tháng cuối năm đã
xuất hiện bệnh mới khiến tôm hùm rụng chân. Một số địa phương có tôm
hùm bị bệnh là Phú Yên (15% lồng tôm bị bệnh), Bình Định (3,5%), Khánh
Hòa (11%).
Ngoài ra, trong năm 2013 còn ghi nhận báo cáo bệnh đầu vàng (YHD),
bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh phân trắng và một
số bệnh khác trên tôm nuôi. Tuy nhiên, diện tích tôm bị các bệnh này không
nhiều, dao động từ 15 – 786 ha (nặng nhất là bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan
tạo máu).
1.6. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam đến năm 2020 [7]
1.6.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung:
Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành
15
ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư
dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh
quốc phòng vùng biển, đảo của Tổ quốc.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên
diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 – 4,0 tỷ USD, giải
quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động.
+ Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên
diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 – 5,5 tỷ USD, giải
quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu người.
1.6.2. Nhiệm vụ
- Phát triển sản xuất giống: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất,
cung ứng giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015:
cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng
nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi,
nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối
tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch bệnh.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có
năng suất cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng suất, sản
lượng các vùng nuôi tôm quảng canh hiện có, trên cơ sở nâng cấp hệ thống
thủy lợi, áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015,
100% cơ sở nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng và áp dụng rộng rãi công
nghệ nuôi thủy sản lồng, bè, phù hợp với điều kiện môi trường và kinh tế xã
hội ở các vùng ven biển, đảo và hồ chứa.
16
- Về sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị phục vụ nuôi
trồng thủy sản: phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế
phẩm sinh học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, gắn kết với xây
dựng các vùng nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời đảm bảo các sản phẩm có
chất lượng cao và giá thành hợp lý.
- Tổ chức lại sản xuất: tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng
thủy sản đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng
với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đến 2012, hoàn thiện quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản toàn quốc, quy hoạch nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực
và quy hoạch chi tiết ở các địa phương. Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi
đồng bộ, gắn với xây dựng tổ chức, quản lý của các mô hình kinh tế hợp tác,
quản lý cộng đồng và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.6.3. Một số giải pháp chủ yếu
1.6.3.1. Hoàn thiện quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch
vùng và một số đối tượng nuôi chủ lực nhằm sử dụng có hiệu quả các loại
hình đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong đó, chú trọng quy hoạch
chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi bán thâm canh,
thâm canh ở vùng bán đảo Cà Mau; nuôi công nghiệp ở các vùng ven biển,
vùng đất cát, vùng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; quy
hoạch các đối tượng nuôi chủ lực: cá tra, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể,
rô phi, các loài cá bản địa có giá trị kinh tế, các loài rong biển, vi tảo và quy
hoạch các vùng sản xuất giống tập trung.
1.6.3.2. Về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư
- Nghiên cứu xây dựng và áp dụng công nghệ cao về nuôi trồng các đối
tượng chủ lực, các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế; xử lý môi trường, dịch
17
bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý
và cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng.
- Lựa chọn để nhập công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với điều kiện ở
Việt Nam, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm
nhằm ứng dụng, chuyển giao nhanh nhất các thành tựu khoa học tiên tiến
trong nước và nước ngoài vào sản xuất.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi luân canh, xen canh; tổng kết
và nhân rộng các mô hình tiên tiến nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng,
tôm hùm, các loài nguyễn thể và cá biển; ứng dụng công nghệ tiên tiến để
trồng các loài rong, tảo ở vùng triều, trên biển, eo vụng và vùng đất cát.
1.6.3.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Xây
dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng các vật tư trong nuôi trồng
thủy sản (giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, chất cải tạo môi trường …).
Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát điều kiện vùng
nuôi trồng, môi trường dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn,
chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường, hóa chất và thuốc
thú y … ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến sử dụng.
1.6.3.4. Về tổ chức lại sản xuất
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị
trường tiêu thụ. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ
người nuôi, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông, ngư dân.
Tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có
sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác,
các hội, hiệp hội ngành nghề.
18
1.6.3.5. Về cơ chế chính sách
- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, gắn với nguồn
vốn của các chương trình, dự án đã và đang triển khai để tiếp tục thực hiện
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời gắn việc đầu tư xây dựng hệ thống
thủy lợi, hệ thống điện, giao thông … với nhiệm vụ phục vụ phát triển nuôi
trồng thủy sản trên cùng địa bàn các địa phương.
- Nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ
trợ các hộ nông, ngư dân thành lập và tổ chức hoạt động các mô hình kinh tế
hợp tác nuôi trồng thủy sản; các cơ sở nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ
tiên tiến trong sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi như: áp dụng
quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), xử lý nước thải, sử dụng nước ngọt tiết
kiệm …
- Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành về đầu tư, tín
dụng hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi
trồng thủy sản, chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản;
kiểm soát môi trường, dịch bệnh; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương
mại …
19
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
- Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Hòa, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
+ Đối tượng nuôi trồng, mô hình nuôi.
+ Sản lượng, diện tích nuôi trồng thủy sản.
+ Tình hình nuôi tôm nước lợ tại địa phương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các kết quả nghiên cứu trước
- Phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa: Tiến hành khảo
sát, điều tra, thu thập mẫu vật, cập nhật số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra.