Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu công nghiệp thịnh long thuộc thị trấn thịnh long, huyện hải hậu, tỉnh nam định và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.27 KB, 55 trang )










TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN




TRẦN THỊ KHUYÊN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
NƢỚC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THỊNH LONG THUỘC
THỊ TRẤN THỊNH LONG – HUYỆN HẢI HẬU – TỈNH
NAM ĐỊNH VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Môi trường



Ngƣờ ọc
TS. HOÀNG NGUYỄN BÌNH



Hà Nội - 2014





LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS.Hoàng Nguyễn Bình, cán bộ giảng dạy khoa Sinh – KTNN, trường
ĐHSP Hà Nội 2 – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô cô trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo biều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp từ
phía thầy cô và các bạn để giúp đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
2014
Tác giả khóa luận


Trần Thị Khuyên
LỜI CAM ĐOAN



Để đảm bảo tính trung thực của đề tài tôi xin cam đoan như sau:
1. Đề tài của tôi không hề sao chép từ bất cứ đề tài nào có sẵn.
2. Đề tài của tôi không trùng với bất kì đề tài nào khác.
3. Kết quả thu được trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo
tính khách quan, chính xác và trung thực.




Hà Nội, ngày tháng năm
2014
Tác giả khóa luận


Trần Thị Khuyên

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BOD Biological Oxigen Demand (Nhu cầu OXH Sinh học)
BVMT Bảo vệ môi trường
CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
COD Chemical Oxigen Demand (Nhu cầu OXH Hóa học)
DO Dissolved Oxigen (Oxi hòa tan)
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
OXH Oxi hóa
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SS Chất rắn lơ lửng

STT Số thứ tự
UBND Ủy ban nhân dân
VSV Vi sinh vật

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản 24
Bảng 3.2 : Kết quả phân tích nước sông Ninh Cơ 26
Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông nội đồng 28
Bảng 3.4 : Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt 30

DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1: Quy trình sản xuất mắm tôm truyền thống và sản phẩm thải 16
Hình 3.2: Quy trình sản xuất nước mắm tôm truyền thống và sản phẩm
thải
17
Hình 3.3: Quy trình sản xuất mắm cá truyền thống và sản phẩm thải 17
Hình 3.4: Quy trình chế biến mực khô và sản phẩm thải 18
Hình 3.5: Quy trình chế biến cá khô và sản phẩm thải 18
Hình 3.6: Quy trình chế biến cá Chỉ Vàng khô và sản phẩm thải 18
Hình 3.7: Quy trình chế biến tép khô và sản phẩm thải 19
Hình 3.8: Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm đông lạnh và sản
phẩm thải
19
Hình 3.9: Mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất KCN Thịnh Long với môi
trường và con người 20
Hình 3.10: Mối quan hệ giữa nguồn thải và môi trường nước tại thị

trấnThịnh Long .
21

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu 3
1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 4
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng thế giới 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng ở Việt Nam 5
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở địa phƣơng 6
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NHIÊN CỨU, THỜI
GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN - XÃ HỘI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 7
2.1. Đối tƣợng 7
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu 7
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa 7
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý mẫu nƣớc 8
2.2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu 8
2.2.5. Phƣơng pháp tổng hợp 8
2.3. Thời gian nghiên cứu 8
2.4. Địa điểm nghiên cứu 8
2.5. Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên - xã hội vùng nghiên cứu 8
2.5.1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu 8
2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội 10

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
3.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành 12
3.1.1.Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển khu công nghiệp 12
3.1.2. Quy trình chế biến thủy sản ở khu công nghiệp 14
3.2 Ảnh hƣởng của quá trình chế biến thủy sản khu công nghiệp Thịnh Long
đến môi trƣờng nƣớc và con ngƣời 18
3.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc 19
3.2.2.Hậu quả của ô nhiễm nƣớc tại thị trấn Thịnh Long 30
3.3. Một số giải pháp của ngƣời dân và các cơ quan chức năng trƣớc vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng tại khu công nghiệp Thịnh Long 32
3.3.1 Giải pháp của ngƣời dân 32
3.3.2. Giải pháp của chính quyền địa phƣơng 33
3.3.3 Giải pháp của huyện Hải Hậu, của UBND tỉnh Nam Định 33
3.4 Một số giải pháp của đề tài về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại thị trấn
Thịnh Long. 34
3.4.1. Xử lí ô nhiễm nguồn nƣớc 34
3.4.2. Xử lí chất rắn 38
3.4.3. Giải pháp hỗ trợ làm giảm tác động tiêu cực tới sức khỏe con ngƣời 39
3.4.4 Kết luận 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤC LỤC 44


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với vai trò khởi động quá trình phát triển công nghiệp tại một số địa
điểm chọn lọc, tạo điều kiện phát triển công nghiệp rộng rãi trên phạm vi cả

nước, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của Đảng và Nhà nước, càng ngày các khu công nghiệp, khu chế xuất
(KCN, KCX) càng khẳng định vai trò to lớn ấy của mình trong quá trình hội
nhập. Song bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thì các KCN,
KCX đang là mối lo lắng của cộng đồng khi càng ngày mức độ ô nhiễm môi
trường do các KCN, KCX gây ra càng gia tăng.
Tại Nam Định, KCN Thịnh Long phát triển đã góp phần tạo điều kiện
cho ngành sản xuất muối phát triển, sử dụng nguồn nguyên liệu đánh bắt
thủy hải sản của khu vực hiệu quả, cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho trong
và ngoài khu vực, giải quyết nhu cầu lao động cho người dân góp phần cải
thiện, nâng cao thu nhập song bên cạnh đó có các sản phẩm thải như nước
đá ướp, nước rửa nguyên liệu, nước muối, thải ra môi trường tự nhiên
chưa được tập trung và xử lý triệt để gây ra hậu quả ô nhiễm nguồn nước
của khu đã trở thành mối đe dọa cho công cuộc “phát triển bền vững” của
chính quyền và nhân dân địa phương.
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường KCN Thịnh Long- tỉnh
Nam Định nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết thực trạng ô
nhiễm tại KCN trên địa bàn tỉnh, làm rõ nguyên nhân phát sinh đồng thời
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục tình trạng này, nhằm phát
triển hài hòa kinh tế, đời sống cho địa phương.
Với các lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại khu công
nghiệp Thịnh Long thuộc thị trấn Thịnh Long – huyên Hải Hậu – tỉnh
Nam Định và biện pháp khắc phục”.

2

2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu công nghiệp và
ảnh hưởng ra các vùng phụ cận. Từ đó đánh giá thực trạng và tìm ra biện

pháp phù hợp để giải quyết vấn đề và bảo vệ môi trường.
3. Nội dung nghiên cứu
Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở khu công nghiệp
Thịnh Long thuộc thị trấn Thịnh long – huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần:
- Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình sản xuất chế biến thủy sản tới
môi trường nước tại khu công nghiệp Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.
- Góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình chế biến thủy
sản đến môi trường nước.
- Các giải pháp đưa ra có khả quan và có thể vận dụng để khôi phục, phát
triển bền vững của khu công nghiệp Thịnh Long tỉnh Nam Định.


3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã."
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không
đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho
phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước
ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô
nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này
có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu[12].
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện
nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất
thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm
dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín
các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô
nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước
mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

4

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học,
ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Ô nhiễm nước gồm ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển[13].
1.2.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng thế giới
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh
hưởng xấu tới đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới Có rất
nhiều công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nhắm tìm ra giải pháp
tốt nhất giải quyết tình trạng này.
Các nghiên cứu môi trường quốc tế với tên gọi “Going Green”, mỗi
năm trên thế giới có khoảng hai triệu người chết do ô nhiễm. Jason West,

đồng tác giả những nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứu môi
trường, cho biết: “Ô nhiễm không khí ngoài trời là một vấn đề hết sức quan
trọng, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu ảnh hưởng đến sức
khỏe con người”.
"Nghiên cứu gánh nặng dịch bệnh toàn cầu năm 2010"được thực
hiện bởi các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu tại đại học Washington và
một số trường đại học khác, cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cho
thấy Trung Quốc có tới 1,2 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí trong năm
2010, chiếm tới 40% tổng số ca tử vong vì nguyên nhân này trên toàn cầu.
Theo ước tính trong một báo cáo khác của WHO, khoảng 1,3 triệu
người trên thế giới chết sớm do ô nhiễm nước gây nên trong năm 2011.
Tháng trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có trụ sở tại Paris, cũng
cảnh báo rằng ô nhiễm tại các thành phố lớn có thể trở thành nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong toàn cầu trong năm 2050, xếp trên cả tình trạng
ô nhiễm không khí. Tổ chức này cũng cho biết thêm, mỗi năm trên thế giới
sẽ có khoảng 3,6 triệu người chết yểu do nguyên nhân này, chủ yếu tập
trung ở Trung Quốc và Ấn Độ.

5

Ô nhiễm nước đang là một vấn đề được thế giới rất quan tâm. Ngày
22 tháng 3 được lấy làm “Ngày Nước thế giới” nhằm kêu gọi công chúng
không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn
nước ngọt. Trong năm 2003, 2006 và 2009,2012 Liên Hợp Quốc đưa ra
"Báo cáo phát triển nước thế giới" nhân dịp Ngày Nước Thế giới[14].

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng ở Việt Nam
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh
hưởng xấu tới đời sống kinh tế -xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt
Nam việc nghiên cứu ô nhiễm môi trường cũng đang rất được nhà nước

đoàn thể các cấp chú ý.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nhạy cảm và phức tạp trong
nghiên cứu về thiên nhiên. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc
sống của người dân nên đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên
cứu từ lý luận đến thực tiễn.
Theo báo cáo giám sát của ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải
tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15-20%, một số khu
công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải nhưng hầu như không
vận hành để giảm chi phí.
Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới Nature vừa công bố kết quả
nghiên cứu xuất sắc của các nhà khoa học thuộc ĐH QGHN (hợp tác với
Trường ĐH Columbia, Mỹ) trong lĩnh vực nghiên cứu ô nhiễm asen trong
nước ngầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính asen đã bị hấp phụ bởi các
hạt cát trong tầng chứa nước. Do đó, phạm vi lây lan ô nhiễm asen giảm đi
hơn 20 lần so với sự di chuyển dọc của nước ngầm trong cùng một giai
đoạn nhất định. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự ô nhiễm asen trong tầng
chứa nước Pleistocene ở khu vực Nam và Đông nam Á dưới tác động của
việc khai thác nước ngầm có thể được làm chậm do sự lưu giữ asen trong
quá trình di chuyển”

6

Một số công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trong nước:
 Ngày 22/11/2009 sinh Viên Nguyễn Thị Tuyết Đại học Bình Dương
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu nhận thức thái độ và hành vi của
người dân về ô nhiễm môi trường trong phân loại, thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt”.
 Ngày 3/7/2/10 TS.Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trường Đại học
Kinh tế quốc dân nghiên cứu đề tài “Tính thiệt hại kinh tế do tác

động môi trường ở khu công nghiệp”.
 Ngày 28/6/2009 nhóm sinh viên Đại học Kinh tế HCM nghiên cứu
đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp
HCM thực trạng và các giải pháp kinh tế”.
 Ngày 3/7/2010 TS. Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trưởng, ĐH
Kinh tế quốc dân nghiên cứu đề tài: “Tính thiệt hại kinh tế do tác
động môi trường ở khu công nghiệp”
 …vv và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở địa
phƣơng
Theo số liệu đánh giá từ năm 2008 đến nay của các cơ quan chuyên
môn, hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định như sau:
Chất lượng nước trên các tuyến sông lớn như sông Hồng, sông Ninh
Cơ, sông Đào nhìn chung tương đối tốt, song tại một số điểm tiếp nhận
nước thải của Thành phố Nam Định và từ các nhánh sông trong khu dân cư
nông thôn, cụm công nghiệp, làng nghề có nhiều thông số không đảm bảo
tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Chất lượng nước sông ngòi kênh, mương
nội đồng có diễn biến xấu; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn,
quy chuẩn trong thời kỳ phun thuốc. Nước mặt khu công nghiệp, làng nghề,
cụm công nghiệp đang trong tình trạng báo động; nước mặt tại các khu dân
cư nông thôn đang có diễn biến phức tạp, theo chiều hướng xấu. Chất
lượng nước ngầm có dấu hiệu ô nhiễm. Phần lớn các cụm, khu công
nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải tập trung.

7

Môi trường không khí nhìn chung chưa bị ô nhiễm, chất lượng không
khí tương đối tốt. Song cá biệt môi trường không khí tại các làng nghề như
Bình Yên, xã Nam Thanh; Vân Chàng, Thị trấn Nam Giang; Tống Xá, xã
Yên Xá có những thông số vượt tiêu chuẩn cho phép tại thời điểm quan

trắc. Ô nhiễm bụi, tiếng ồn thường xuyên xảy ra tại các nút giao thông, tại
các tuyến đường đang trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp mở rộng.
Môi trường đất khu vực trồng trọt chất lượng suy giảm do sử dụng
phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật. Môi trường đất khu vực làng
nghề, khu cụm công nghiệp ô nhiễm kim loại nặng ngày một gia tăng ảnh
hưởng xấu tới môi trường[15],[16].
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NHIÊN CỨU, THỜI GIAN, ĐỊA
ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA
VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
Ô nhiễm môi trường nước tại khu công nghiệp Thịnh Long thuộc thị
trấn Thịnh Long – huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới ô nhiễm nước và các bệnh
do ô nhiễm nguồn nước trên sách, báo, tạp chí, internet.
- Xin số liệu của sở tài nguyên môi trường.
- Tra số liệu của cổng thông tin trắc quan môi trường – tổng cục môi
trường qua internet.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
- Phương pháp thu mẫu nước
Tiến hành lấy mẫu nước tại các sông, nước sinh hoạt của người dân
ở khu công nghiệp Thịnh long vào chai nhựa 500ml bảo quản trong thùng
đá chuyển về trung tâm hỗ trợ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ trường ĐHSP Hà Nội 2 đảm bảo các chỉ tiêu lý hóa không bị thay đổi.

8

- Điều tra về tình hình người bị mắc phải những căn bệnh trong
những năm gần đây tại trạm y tế thị trấn.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý mẫu nước
- Phương pháp quan sát: màu sắc, độ đục của các mẫu nước.
- Xác định lượng oxi hòa tan (DO) theo phương pháp Winkler
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu sẽ được xử lý qua phần mềm Excel 2010
2.2.5. Phương pháp tổng hợp
Các tài liệu, số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích và
so sánh để
+ Tìm ra nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm
+ Phân tích ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường nước tới
môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh vật và sức khỏe con người.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm Ở khu vực thị trấn Thịnh
Long – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 6 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014
2.4. Địa điểm nghiên cứu
Khu công nghiệpThịnh Long – huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định
2.5. Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên - xã hội vùng nghiên cứu
2.5.1. Đặc điểm tự nhiên vùng nghiên cứu
2.5.1.1. Vị trí địa lý
Hải Hậu là một huyện của tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định
khoảng 35 km về phía Nam.
Huyện có diện tích 230,22 km². Toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu là
đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển, trên địa bàn huyện không có ngọn
núi nào.
KCN Thịnh Long rộng 15 ha, nằm trên địa bàn Huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định.
2.5.1.2. Khí hậu, thủy văn và hải văn

9


 Khí hậu
Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm mưa nhiều.
 Nhiệt độ trung bình 23
0
C đến 24
0
C
 Độ ẩm trung bình: 80 đến 85%
 Tổng số ngày nắng: 250 ngày
 Tổng số giờ nắng: 1650 đến 1700 giờ
 Lượng mưa trung bình: 175 đến 1800 mm
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến
tháng 2 năm sau
 Tốc độ gió trung bình: 2 đến 2.3 m/s
 Mặt khác do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam
Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình
quân 4-6 cơn bão/năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10).
 Thủy văn, hải văn
Nam Định là vùng đất nằm giữa hạ lưu 2 con sông lớn của Đồng
bằng Bắc Bộ là sông Hồng và Sông Đáy.
Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung, Huyện Mỹ Lộc qua
thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường,
Giao Thủy rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên
phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái Bình.
Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện Ý
Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa đáy, trở thành địa giới tự
nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình.
Dòng chảy của sông Đáy và sông Hồng Kết hợp với chế độ nhật triều

đã bồi tụ tại vùng 2 cửa sông tạo nên 2 bãi bồi lớn ven biển là Cồn Lu, Cồn
Ngạn (Giao Thủy) và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ (Nghĩa Hưng).
Ngoài 2 con sông lớn trong tỉnh còn có những chi lưu của sông Hồng
chảy sang sông Đáy hoặc đổ ra biển. Từ Bắc xuống Nam có sông Đào làm
địa giới quy ước cho hai vùng nam bắc tỉnh, sông Ninh Cơ đổ ra cửa Lác

10

(thường gọi là Gót Chàng), sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra cửa
Hà Lạn.
2.5.1.3. Đặc điểm sinh học động thực vật
Tính đến năm 2000, toàn tỉnh có 4.723 ha rừng các loại, chủ yếu là
rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Hệ thực vật chiếm
khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực vật, động vật cả
nước.
2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.5.2.1. Dân số
Tỉnh có 2.000.160 người( năm 2008)
Mật độ dân số trung bình: 1211 người/km
2

Dân tộc sinh sống tại Nam Định chủ yếu là dân tộc Kinh, theo 2 tôn
giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Huyện có dân số 256.864 người. Thị trấn Thịnh Long có 22 tổ dân
phố với 4.610 hộ, 16.110 khẩu.
2.5.2.2. Thu nhập
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2005 đạt
8,1%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,5%/năm; bình quân cả thời kỳ 2003
- 2010 là 8,5%/năm. Thu nhập bình quân năm 2010 đạt khoảng 7 triệu
đồng/người (theo giá hiện hành)

Hải Hậu là một trong những vựa lúa của Nam Định cũng như vùng
đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng
suất lúa 5 tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự, v.v
Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh
bắt và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây
cảnh và đặc biệt là du lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm
Thịnh Long. Ngoài ra cảng Thịnh Long cũng đóng vai trò trong phát triển
kinh tế của huyện. Bốn xã được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu
là thị trấn Cồn - nơi có chợ Cồn là trung tâm của cả vùng, thị trấn Thịnh
Long, thị trấn Yên Định - là trung tâm huyện và xã Hải Giang, Hải Phong,

11

Hải Ninh nơi có những cánh đồng lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển
Hải Hậu còn có các cánh đồng muối. Người dân ở đây cũng tham gia đánh
bắt hải sản. Ngoài ra, vào lúc nông nhàn người dân cũng đi làm ở các nơi
đem lại một nguồn thu nhập quan trọng trong mỗi gia đình.
2.5.2.3. Trình độ văn hóa
Giáo dục, đào tạo ngày càng được xã hội hoá sâu rộng. Tất cả các thị
xã, thị trấn đều có trường học cao tầng, nhiều xã có 3 - 4 trường. Chất
lượng giáo dục toàn diện được củng cố vững chắc cả về giáo dục, trí dục,
đức dục, giáo dục quốc phòng và pháp luật. Đặc biệt, số học sinh ở cả ba
cấp đạt kết quả cao qua các kỳ thi học sinh giỏi tăng đều qua các năm, đạt
thứ hạng 2, 3 toàn tỉnh. Đến năm 2002, 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ
cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2004, toàn huyện có 6 trường mầm
non, 30 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học
phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2010.
Huyện Hải Hậu có 8 trường cấp 3 công lập: (trường Trung học phổ
thông A Hải Hậu, trường Trung học phổ thông B Hải Hậu, trường Trung học
phổ thông C Hải Hậu, trường Trung học phổ thông Thịnh Long (D) và

trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn,trường Trung học phổ thông
Vũ Văn Hiếu,trườngTrung học phổ thông An Phúc, trường Trung học phổ
thông Dân Lập Hải Hậu). Trong đó Trường Trung học phổ thông A Hải Hậu
là một trong những lá cờ đầu trong tỉnh về giáo dục đào tạo.


12

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sơ lƣợc lịch sử hình thành
3.1.1.Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển khu công nghiệp
Cùng với việc khôi phục các làng nghề truyền thống như dệt may,
thêu ren, sợi cước, những năm gần đây huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã
có chính sách hỗ trợ vốn, tạo địa bàn cho công nghiệp dân doanh phát triển
và đầu tư thêm nghề mới thu hút hơn 17 nghìn lao động có việc làm.
Huyện cũng đã xây dựng khu công nghiệp ở thị trấn Thịnh Long với
diện tích 15 ha có tổng mức đầu tư bước đầu 31 tỷ đồng. Đã có 1 HTX, 4
công ty cổ phần, công ty TNHH, 7 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào khu
công nghiệp chế biến thủy sản theo phương pháp cổ truyền và hàng trăm
hộ gia đình tham gia làm nghề chế biến nước mắm, mắm tôm, sứa, bột cá
nhạt, bảo quản sản phẩm thuỷ hải sản đông lạnh với tốc độ tăng trưởng
khá Phát triển dân doanh trên địa bàn đã góp phần tăng tổng giá trị sản
xuất CN-TTCN của huyện lên 71 tỷ năm 2001 lên lên tới gần 100 tỷ đồng
năm 2004. Huyện Hải Hậu phấn đấu từ năm 2010-2020 đạt mục tiêu tăng
trưởng sản xuất công nghiệp khu vực dân doanh lên 16%. Để đạt được
mục tiêu này, huyện đang tập trung đầu tư thiết bị hiện đại để sản phẩm
làm ra có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trước
mắt, huyện đầu tư dây chuyền sơ chế thuỷ hải sản; dây chuyền sản xuất
nước đá 50-100 tấn/ngày; dây chuyền chế biến bột cá nhạt có công suất
2.000 tấn/năm ở thị trấn Thịnh Long. Tại các HTX Tân Hải; Nam Hải; Đại

Hành sẽ mở rộng qui mô sản xuất nước mắm để có sản lượng 35.000
lít/năm.[9]
Công ty TNHH Vạn Hoa, Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) chuyên thu
mua và chế biến thủy sản đã xây dựng thành công thương hiệu cho sản
phẩm sứa ăn liền Vạn Hoa. Từ nguồn sứa nguyên liệu có sẵn tại địa
phương, thay vì xuất bán thô dưới dạng ép khô xuất sang Nhật Bản, Hàn
Quốc, ướp muối xuất sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan như trước đây,
công ty đã gia công tẩy mặn, ướp thêm gia vị và một số phụ gia thực phẩm

13

khác tạo nên sản phẩm sứa ăn liền tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao giá
trị sản phẩm hàng hóa. Với chất lượng được kiểm định, giữ được hương vị
đặc trưng, độ giòn dai của sứa biển, cách chế biến đơn giản nên sản phẩm
đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng. Vừa qua, công ty đã đầu tư cơ
sở vật chất, thiết bị, tuyển dụng hơn 30 lao động có tay nghề, có sức khỏe
phù hợp với những quy định vệ sinh chuẩn trong chế biến thực phẩm và
tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Đến nay, sản phẩm sứa
ăn liền Vạn Hoa đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng và chiếm lĩnh thị
trường tiêu thụ tại các siêu thị, nhà hàng đặc sản biển trong toàn quốc. Từ
đầu năm đến nay, công ty đã xuất bán hơn 40 tấn sứa ăn liền.
Công ty TNHH Thịnh Long tổ chức thu mua hải sản không chỉ cho
ngư dân trong tỉnh mà còn thu mua của ngư dân các tỉnh, thành phố Thanh
Hoá, Hải Phòng, Nghệ An 8 tháng năm 2011, trung bình mỗi tháng công
ty thu mua khoảng 250 tấn cá các loại. Sau thu mua, công ty đưa vào chế
biến, một phần tiêu thụ trong nước, một phần phục vụ xuất khẩu. Các loại
cá nhỏ được công ty chế biến thành bột cá nhạt xuất bán cho các nhà máy
chế biến thức ăn gia súc. Công ty tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền hấp
sấy liên hoàn để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì vậy, công ty
được nhiều nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Thành phố Hà Nội và các

tỉnh: Thái Bình, Hà Nam ký kết hợp đồng, tiêu thụ mỗi tháng khoảng 100 tấn
bột cá. Chị Phạm Thị Quy, giám đốc công ty cho biết: “Năm nay khai thác
xa bờ được mùa nên công ty thu mua được nhiều loại cá ngon. Được Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị trấn Thịnh Long cho vay 2 tỷ
đồng, công ty có điều kiện mua tạm trữ nguyên liệu để bảo đảm sản xuất ổn
định, doanh thu tăng khoảng 20% so cùng kỳ”. Trên địa bàn thị trấn có các
cơ sở sản xuất nước mắm theo phương pháp cổ truyền như: Căn Ngoạn,
Quý Thịnh, Phú Long, Vạn Hoa công ty TNHH Quý Thịnh được thành lập
từ cơ sở sản xuất nước mắm hộ gia đình, mỗi năm sản xuất khoảng 10
nghìn lít nước mắm. Cty đã đăng ký chất lượng sản phẩm tại Chi cục Tiêu
chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Sở KH và CN). Ước tính mỗi năm, các cơ

14

sở chế biến nước mắm tại Thị trấn Thịnh Long cung cấp cho thị trường
trong và ngoài tỉnh gần 40 nghìn lít nước mắm.[11]
Trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước và
xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, việc các doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng
hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc
sản phẩm theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm ở tất cả các khâu từ
nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo quản… là thành công lớn của các
doanh nghiệp, là bước tiến vững chắc khẳng định thương hiệu sản phẩm và
mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp chế biến thủy sản đẩy
mạnh đầu tư thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, các ngành
chức năng cần tiếp tục tuyên truyền việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ các
doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trong sản
xuất[10].
3.1.2. Quy trình chế biến thủy sản ở khu công nghiệp
3.1.2.1.Sản xuất mắm tôm truyền thống:
Quy trình sản xuất mắm tôm truyền thống bao gồm:

- Tép tươi được mang về. Tép làm mắm cần không lẫn cát và tỉ lệ lẫn
các loại cá khác là rất nhỏ, nếu có phải nhặt bỏ.
- Tép được nghiền với muối theo 1 tỉ lệ nhất định, điều này ảnh hưởng
đến chất lượng của mắm, nếu nhạt quá sẽ hỏng, nếu mặn quá thì
không ngon
- Tép sau khi được nghiền tinh sẽ cho vào chum vại và để sau 1 thời
gian khoảng 1-2 năm, càng lâu mắm càng ngon.
Nếu có nắng thì mở nắp chum vại đánh đều lên và phơi dưới nắng.
Nhất là thời gian đầu khi mới đươc nghiền.Mắm ngấu là mắm không còn
tanh và ăn có vị đặc trưng. Theo kinh nghiệm thì mắm ngon có màu đỏ tươi
vừa, không bị hăm mùi, độ mặn vừa đủ, không lẫn cát.



Nƣớc thải, cá tạp
Tỉ lệ 5:1
Nhặt, rửa
Tép sạch
Nghiền với muối
Hỗn hợp
tép + muối

hiếu
khí,
kị
khí
Thành phẩm
Nƣớc rửa máy nghiền
Không khí
Tép tƣơi lẫn

cát và cá tạp
Thành phẩm
Đóng gói
Cống rãnh
tự chế
Hơi mắm

15







Hình 3.1: Quy trình sản xuất mắm tôm truyền thống và sản phẩm
thải
3.1.2.2.Sản xuất nước mắm tôm truyền thống:
Quy trình sản xuất nước mắm tôm truyền thống bao gồm:
- Tép tươi được mang về. Tép làm mắm cần không lẫn cát và tỉ lệ lẫn các
loại cá khác là rất nhỏ, nếu có phải nhặt bỏ.
- Tép được nghiền với muối theo 1 tỉ lệ nhất định (5:1), điều này ảnh hưởng
đến chất lượng của mắm, nếu nhạt quá sẽ hỏng, nếu mặn quá thì không
ngon.
- Tép sau khi được nghiền tinh sẽ cho vào chum vại và để sau 1 thời gian
khoảng 1-2 năm, càng lâu mắm càng ngon.
Sau khi mắm ngấu sẽ chiết ra nước mắm, chỉ cần chắt mắm ra lấy
nước ta sẽ có nước mắm, phần còn lại là mắm bã, không cần cho thêm
hương vị hay cái gì khác. Nước mắm này ít người ăn được vì có mùi hơi
khó ngửi









Tép tƣơi lẫn
cát và cá tạp
Nhặt, rửa
Tép sạch
Nƣớc thải, cá tạp
Nghiền với muối
Tỉ lệ 5:1
Hỗn hợp
tép + muối

hiếu
khí,
kị
khí
Nguyên liệu ủ
Nƣớc rửa máy nghiền
Không khí
Chắt
Nƣớc mắm
Bã thải
Cống rãnh
tự chế

Hơi mắm

16

Hình 3.2: Quy trình sản xuất nƣớc mắm tôm truyền thống và sản phẩm
thải
3.1.2.3.Sản xuất mắm cá Cơm truyền thống








Hình 3.3: Quy trình sản xuất mắm cá truyền thống và sản phẩm thải
Quy trình sản xuất nước mắm cá (cá cơm) truyền thống bao gồm:
- Cá cơm hay cá khác với tỉ lệ lẫn ít được đảo cùng với muối tỉ lệ 5:1
- Cho vào chum vại rồi cũng để khoảng 1-2 năm, cho cơm rang cháy
vào đảo cùng trong quá trình ngâm.
- Chắt nước cốt, khi chắt cho thêm mì chính, kẹo đắng
3.1.2.4.Sản xuất đồ khô
Quy trình chế biến theo phương pháp truyền thống và sản phẩm thải
 Mực rửa sạch lấy túi mực bên trong sau đó đem phơi nắng



Hình 3.4: Quy trình chế biến mực khô và sản phẩm thải
 Cá Nục, cá Cơm rửa sạch rồi sấy khô





Chắt
Cá cơm tƣơi
lẫn cá tạp
Nhặt, rửa
Cá cơm “sạch”
Nƣớc thải, cá tạp
Ƣớp với muối
Tỉ lệ 5,5:1
Hỗn hợp
cá + muối

hiếu
khí,
kị
khí
Nguyên liệu ủ
Khí (hơi mắm, khí than)
Nƣớc mắm
Bã thải
Không khí
Cống rãnh
tự chế,
chăn nuôi
Mực tƣơi
Mổ, lấy túi mực, rửa sạch, phơi
Mực khô
Nƣớc thải

Cống rãnh tự chế
Cá Nục,
cá Cơm
Cá khô
Nƣớc thải, cá tạp
Nhặt bỏ cá tạp …rửa sạch, phơi
Cống rãnh tự chế,
chăn nuôi

17

Hình 3.5: Quy trình chế biến cá khô và sản phẩm thải
 Cá Chỉ Vàng thì xẻ con cá thành 2 mảnh, bỏ hết phần bên trong rồi
phơi sấy






Hình 3.6: Quy trình chế biến Chỉ Vàng khô và sản phẩm thải
 Tép khô được phơi luôn khi đưa về từ biển, tép đã khô thì sàng và
nhặt bỏ các tạp….






Hình 3.7: Quy trình chế biến tép khô và sản phẩm thải

Tất cả cần được phơi ở nắng càng to càng tốt, nếu để qua đêm mới
khô thì sẽ không ngon. Còn các đồ sấy có thể tẩm ướp gia vị như ớt,
đường
3.1.2.5. Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm đông lạnh và sản
phẩm thải





Nguyên liệu tƣơi
Phân loại cỡ, rửa, sơ chế
Xếp khuôn, đông lạnh, đóng gói
Bảo quản lạnh (-25
0
> -18
0
)
Nƣớc thải
Tép tƣơi
Cá tạp, cát
phơi khô
Tép khô sạch
Tép khô lẫn
cát và cá tạp
Chăn nuôi, cống rãnh
bỏ ruột, tẩm gia vị, sấy
Xẻ cá làm 2 mảnh
Cá tƣơi
Cá khô

xẻ con cá thành 2 mảnh, bỏ ruột , phơi
Ruột cá
Cá khô tẩm gia vị
Chăn nuôi

×