Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

De an tot nghiep thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.93 KB, 33 trang )

i
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề án..............................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án...............................................................1
1.3. Nhiệm vụ của đề án................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
Phần 2. NỘI DUNG.........................................................................................3
2.1. Căn cứ xây dựng đề án...........................................................................3
2.2. Thực trạng và giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam.................................................9
2.3. Tổ chức thực hiện đề án........................................................................20
2.4. Dự kiến hiệu quả của đề án..................................................................23
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................25
3.1. Kết luận.................................................................................................25
3.2. Kiến nghị..............................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................27


ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

: An sinh xã hội

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHXHT



: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

N
BHYT

: Bảo hiểm y tế

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NLĐ

: Người lao động

UBND

: Ủy ban nhân dân


1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN
Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) ra đời,
phát triển hàng trăm năm nay cùng với nền kinh tế thị trường và có mặt hầu
hết các nước trên thế giới. Đối với nước ta đi cùng với sự phát triển kinh tế là
sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), đặc biệt là
chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trị trụ cột trong hệ thống ASXH,
góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo

an sinh xã hội và nhất là từ khi thực hiện cải cách kinh tế năm 1986, việc
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đến nay đã mang
lại sắc thái mới cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Tuy ra đời muộn hơn so với hình thức BHXH bắt buộc, BHXH tự
nguyện cũng đã phát huy được vai trị, tính ưu việt của một chính sách an sinh
xã hội của Đảng và Nhà nước ta đối với đại bộ phận nhân dân lao động, nhất
là nông dân.
Qua hơn 08 năm triển khai thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm
xã hội tự nguyện (BHXHTN) tại Quảng Nam đã thu hút người lao động trong
khu vực khơng có quan hệ lao động tham gia, là một tỉnh nông nghiệp, tỷ lệ
lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trong cao trên 80%; tuy nhiên số người
nơng dân tham gia cịn rất thấp. Do đó, để thực hiện được mục tiêu đến năm
2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH theo Nghị Quyết 21/NQTW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị là một khó khăn thách thức rất lớn,
nên cần có định hướng và giải pháp tích cực, phù hợp để phát triển đối tượng
tham gia BHXHTN nông dân tham gia BHXHTN là hết sức cần thiết để
hướng đến một hệ thống an sinh xã hội bao phủ rộng tới các nhóm dân cư
trong xã hội, vì vậy, em chọn nghiên cứu đề án "Thực trạng và giải pháp


2
phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở
tỉnh Quảng Nam" là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đánh giá thực trạng và tìm ra những
giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội cho nơng dân nói riêng tại tỉnh Quảng
Nam trong thời gian tới.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về BHXHTN cho nông
dân tại tỉnh Quảng Nam.

- Đánh giá thực trạng tham gia BHXHTN của nơng dân tỉnh Quảng
Nam trong những năm qua. Phân tích những kết quả đạt được, những thuận
lợi khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai thực hiện chính sách
BHXHTN, những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN
của nơng dân.
- Đề xuất những giải pháp có tính khoa học để đưa vào áp dụng trong
thực tiễn một cách có hiệu quả .
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các văn bản, các quy định về chính sách, pháp luật liên quan đến
BHXHTN cho nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu đánh giá thực trạng được thu thập
qua 08 năm trong giai đoạn 2008- 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập thông
qua BHXH tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây và dự báo những yêu
cầu đến năm 2020.


3
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với khoảng 70% dân số là nông
dân nên Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội,
trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội cho nơng dân cũng cịn những hạn
chế nhất định, vì vậy cần quan tâm hơn nữa để thực hiện chính sách này cho
nơng dân trong thời gian tới.
2.1.1.1. Khái niệm về nơng dân

Có rất nhiều khái niệm về nông dân, nhưng theo Bách khoa tồn thư,
khai niệm nơng dân như sau:
Nơng dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai.
2.1.1.2. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Bảo hiểm xã hội nói chung và BHXHTN cho nơng dân nói riêng tồn tại
là tất yếu khách quan, có nhiều khái niệm về BHXHTN khác nhau và theo
Điều 3, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định Bảo hiểm
xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người
tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập
của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để
người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
2.1.1.3. Bản chất của bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Bản chất kinh tế của BHXHTN cho nông dân thể hiện ở chỗ những
người tham gia cùng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập để lập
một quỹ dự trữ. Mục đích của việc hình thành quỹ này để trợ cấp cho


4
những người tham gia BHXHTN khi gặp rủi ro dẫn đến giảm hoặc mất
thu nhập.
Bản chất nhân văn, chế độ BHXH TN sẽ góp phần đảm bảo thu nhập
hàng tháng khi người nông dân hết tuổi lao động hoặc hoặc chết.
Bản chất chính trị, hoạt động BHXHTN khơng vì mục tiêu lợi nhuận,
mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế,
góp phần an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân, nhất là đối tượng thụ
hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, quỹ BHXHTN chính là
nguồn để thực hiện chính sách là do người lao động đóng góp, Nhà nước
không phải bỏ ngân sách ra nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu an sinh xã

hội lâu dài.
2.1.1.4. Vai trị Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nơng dân
Trong đời sống kinh tế - xã hội, BHXH nói chung và BHXHTN cho
nơng dân nói riêng đóng vai trị to lớn được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt chính sách BHXH tự nguyện cho nơng dân góp
phần ổn định cuộc sống của họ khi hết tuổi lao động hoặc chết, đảm bảo an
toàn xã hội.
Thứ hai, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao
chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao
động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba, BHXH, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần
vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các
tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh
xã hội bền vững.
2.1.1.5. Khái niệm về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển BHXHTN. Dưới mỗi góc
độ khác nhau, có người chủ yếu đánh giá số người tham gia, người khác lại


5
chủ yếu đề cập đến yếu tố tăng trưởng quỹ… Nhưng nhìn chung, về cơ bản có
3 loại quan niệm về phát triển BHXHTN.
Dưới góc độ quản lý đối tượng tham gia, phát triển BHXHTN là quá
trình mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao tỷ lệ dân số tham gia, tức là chỉ
đơn thuần phát triển về số lượng và tỷ lệ người tham gia.
Dưới góc độ tài chính, phát triển BHXHTN là quá trình bảo tồn và tăng
trưởng quỹ BHXHTN.
Dưới góc độ khác, phát triển BHXHTN là sự kết hợp giữa gia tăng về
đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng dịch vụ BHXHTN.
2.1.1.6. Nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho

nông dân
a. Nguyên tắc tự nguyện tham gia và hưởng BHXHTN
BHXHTN cho nông dân được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của nông
dân với tư cách là người tham gia BHXHTN cũng là người hưởng BHXHTN.
Bởi vậy, quan hệ của họ với BHXH là quan hệ "lỏng" hoặc quan hệ "mềm",
không mang tính bắt buộc như quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động điều
chỉnh. Bởi vậy họ tham gia BHXH mang tính "tự nguyện", trên cơ sở suy
nghĩ về "tính lợi ích" khi tham gia BHXH.
b. Nguyên tắc Nhà nước phải có trách nhiệm đối với quỹ bảo hiểm xã
hội tự nguyện của nông dân.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, cơng khai minh bạch
Nhà nước có vai trị quản lý quỹ BHXHTN thơng qua chính sách, pháp luật
c. Ngun tắc lấy số đơng bù số ít và kết hợp hài hịa lợi ích nhu cầu
BHXHTN cho nơng dân
BHXHTN cho nơng dân là hình thức chia sẻ rủi ro của số ít người cho
số đơng người cùng gánh chịu. Vì vậy, trong nghiên cứu xây dựng các thiết
chế hoặc trong điều hành BHXHTN cụ thể cần phải tìm ra giải pháp để kết


6
hợp hài hịa lợi ích lâu dài của người lao động, cũng như đảm bảo kết hợp hài
hòa giữa lợi ích của người tham gia BHXH và lợi ích của Nhà nước.
d. Nguyên tắc mức hưởng tiền lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng góp
bảo hiểm xã hội
Là hình thức tự nguyện, khơng bao hàm chính thức trợ cấp ưu đãi nên
BHXHTN cho nông dân phải được xây dựng trên nguyên tắc mức hưởng tiền
lương hưu phải tỷ lệ thuận với mức đóng góp BHXH, đồng thời cũng là ngun tắc
đảm bảo quỹ BHXH an tồn, khuyến khích người lao động tham gia BHXHTN.
e. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân phải được phát triển dần
từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế , xã hội của đất nước trong từng

giai đoạn phát triển
Bảo hiểm xã hội của một nước gắn rất chặt với trạng thái kinh tế, với các
điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy việc xây dựng và phát triển BHXHTN cho nơng
dân phải đảm bảo chắc chắn, tính tốn thận trọng và phải có bước đi phù hợp.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội trụ cột của Đảng và
nước ta, được ra đời từ rất sớm bằng những Điều lệ, Nghị định. Tuy nhiên,
chỉ dánh riêng cho đối tượng làm công ăn lương, cán bộ, công chức, viên
chức. Đến ngày 29/06/2006, Quốc Hội khóa 11 ban hành Luật Bảo hiểm xã
hội số 71/2006/QH11, trong đó có quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện
thực hiện từ ngày 01/01/2008. Nhằm tiếp tục hồn thiện chính sách BHXH,
đáp ứng những điều kiện mới, ngày 20/11/2014, Quốc hội khóa 13 ban hành
Luật BHXH số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, thay thế Luật
BHXH số 71/2006/QH11. Ngày 29/12/2015, Chính Phủ ban hành Nghị định
số 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã


7
hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, trong đó có mục tiêu đến năm 2020
có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Quảng
Nam ban hành Chương trình số 23-CTr/TU ngày 05/3/2013 về thực hiện Nghị
quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị.
2.1.2.1. Đối tượng áp dụng
Theo quy định hiện hành, đối tượng tham gia BHXHTN là công dân
Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên mà không thuộc diện áp dụng của pháp luật về
BHXH bắt buộc. Như vậy, nông dân Việt Nam đảm bảo điều kiện trên thì
thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

2.1.2.2. Mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện nông dân
BHXHTN nông dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia.
Mức đóng tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng BHXH nhưng thấp nhất
bằng mức mức chuẩn nghèo theo quy định của Nhà nước và cao nhất bằng 20
tháng lương cơ sở.
Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%.
Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%.
Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20%.
Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%.
2.1.2.3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Người nông dân tham gia BHXHTN được hưởng hai chế độ: hưu trí và
tử tuất, được liên thơng với chế độ hưu trí, tử tuất trong BHXH bắt buộc, chỉ
khác là khi nhận trợ cấp một lần thì trừ phần ngân sách hỗ trợ đóng.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
2.1.3.1. Về nhận thức
Do BHXHTN cho người nông dân mới được áp dụng rộng rãi trên quy
mô cả nước từ năm 2008 nên trình độ nhận thức của các cấp, các ngành và
người dân đối chính sách này khơng đồng đều, cịn nhiều hạn chế.
2.1.3.2. Điều kiện tự nhiên


8
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, có 18 huyện, thị xã, thành phố (trong đó có thị xã là Điện Bàn, 02 TP
Tam Kỳ và Hội An); tổng diện tích tự nhiên 10.406 km 2, nằm ở trung độ của
cả nước. Phía đơng giáp với biển đơng, phía tây giáp với tỉnh Kon Tum và
tỉnh Xê Kơng (Lào), phía nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía bắc giáp với
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
2.1.3.3. Điều kiện về kinh tế- xã hội
Sau 19 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997 - 2016) quy mô nền kinh

tế tăng lên đáng kể và phát triển nhanh.  cơ cấu kinh tế với trụ cột là cơng
nghiệp và dịch vụ hình thành ngày càng rõ nét, nông nghiệp phát triển ổn
định và từng bước chuyển sang nền nơng nghiệp hàng hóa.
* Về đối tượng và tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo:
Xu hướng phát triển kinh tế xã - hội ở tỉnh Quảng Nam trong những
năm gần đây có chuyển biến tích cực, theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2015, theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh
cịn 12,99% (tương ứng với 51.835 hộ nghèo), tỷ lệ hộ cận nghèo 6,20%
(24.749 hộ), nhìn chung tỷ lệ hộ có thu nhập theo chuẩn nghèo có xu hướng
giảm dần qua các năm, do thu nhập tăng lên và đây là điều kiện rất thuận lợi
cho việc phát triển BHXHTN ở địa phương vì người dân thốt nghèo, có thu
nhập cao sẽ có cơ hội đóng góp tài chính cho quỹ BHXHTN.
* Về dân số, lao động và cơ cấu lao động:
Đến năm 2015 dân số toàn tỉnh Quảng Nam đạt khoảng 1,484 triệu
người, quy mô dân số lớn nhưng phân bố dân cư không đồng đều, dân số ở
khu vực nông thôn trong tỉnh 1,2 triệu người, chiếm tỷ lệ lớn, trên 80% dân số
của tỉnh. Lực lượng lao động của tỉnh hơn 888.820 người, chiếm khoảng 60%
dân số.
Hiện nay cơ cấu lao động ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm
54,8%, công nghiệp chiếm 21,4%, thương mại, dịch vụ 23,8%. Đây là lực


9
lượng tiềm năng quan trọng cho việc phát triển đối tượng tham gia BHXHTN
trong thời gian đến.
* Về thu nhập của dân cư:
Thu nhập bình quân đầu người tăng dần lên, năm 1997 thu nhập bình quân
là 1,68 triệu đồng/năm đến năm 2010 tăng lên 11,2 triệu đồng/năm và đến năm
2015 tăng lên 24,8 triệu đồng/năm. Thu nhập của người lao đông khu vực nông
nghiệp nông thôn ngày càng tăng đây là tiền đề, là cơ sở để BHXH tỉnh Quảng
Nam mở rộng đối tượng tham gia BHXH và thực hiện các chế độ chính sách

BHXH cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Thu nhập của người lao động là nhân tố cơ bản quyết định trực tiếp để
người nông dân có thể lựa chọn tham gia BHXHTN được hay khơng. Bởi vì
nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHXHTN. Nghĩa là nơng
dân phải có điều kiện để tiến hành sản xuất, kinh doanh để có thu nhập.
2.1.3.4. Về tổ chức bộ máy và chất lượng cung ứng dịch vụ
Đây là nhân tố rất quan trọng vì mọi chủ trương, chính sách đưa ra có
thành cơng hay thất bại phụ thuộc rất lớn về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự
và chất lượng cung ứng dịch vụ, cho nên giữa tổ tổ chức bộ máy, nhân sự và
chất lượng cung ứng dịch vụ có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cái này tốt thì
tạo điều kiện cho cái kia phát triển và ngược lại.
Thực tế hiện nay, cơng tác tun truyền về chính sách BHXH nói
chung và BHXH TN cho nơng dân tuy đã đạt những kết quả nhất định, nhưng
thường tập trung vào tuyên truyền về chính sách BHXH cho đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, những người lao động tự do hoặc nông dân chưa
nhận thức, chưa biết đến hoặc chưa măn mà trong việc tham gia BHXH tự
nguyện. Từ đó, dẫn đến tình trạng số lượng người và chất lượng tham gia
BHXH tự nguyện ở tỉnh Quảng Nam còn thấp.


10
2.2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN Ở
TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông
dân tỉnh Quảng Nam
2.2.1.1. Thực trạng về nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
của nông dân tỉnh Quảng Nam
Nhu cầu được hiểu là tất cả những đòi hỏi và mong muốn của con
người cần được đáp ứng và thỏa mãn. Về thực chất nhu cầu là một cảm giác

thiếu thốn, là một trạng thái căn thẳng liên quan đến những đòi hỏi của cá
nhân, tự nhiên và xã hội.
Qua quá trình khảo sát cũng như những phản ánh của người dân cho
thấy; Nhu cầu mà người nông dân mong muốn tham gia BHXHTN là gần
69,5%, tương ứng với số lượng lao động là nơng dân trên tồn tỉnh có nhu cầu
khoảng 600.000 người, nhưng đến cuối năm 2015 chỉ có 5.916 người tham
gia chiếm tỷ lệ 0,98% và chiếm tỷ lệ 0,67% so lực lượng lao động của tỉnh.
Như vậy, tiềm năng về số lượng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH
tự nguyện nông dân tại tỉnh Quảng Nam là rất lớn.
2.2.1.2. Kết quả triển khai thực hiện phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân tỉnh Quảng Nam
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện
tốt chính sách BHXH cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm
2015, đã thực hiện thu BHXH đối với 143.276 đối tượng cả bắt buộc và tự
nguyện, chiếm tỷ lệ 16,11% lực lượng lao động, trong đó:
+ Thu BHXH bắt buộc: 137.360 người tham gia, tăng 11.238 người so
với cuối năm 2014, chiếm tỷ lệ 15,45% lực lượng lao động;
+ Thu BHXH tự nguyện: 5.916 người tham gia, tăng 715 người so với
cuối năm 2014, chiếm tỷ lệ 0,66% lực lượng lao động;


11
Riêng BHXH tự nguyện, qua 08 năm thực hiện (2008-2015), BHXHTN
đã được triển khai rộng khắp tại 18/18 huyện, thị xã, thành phố của cả tỉnh,
mặc dù chính sách BHXHTN mới được ban hành và chưa đúc kết được kinh
nghiệm nhiều trong thực tiễn nhưng qua triển khai thực hiện cho thấy người
dân đã dần có nhận thức tích cực về chính sách BHXHTN, số người tham gia
tuy lúc đầu chưa nhiều, song từng bước phạm vi được mở rộng, số tiền thu và
số người tham gia năm sau cao hơn năm trước.
Đối với BHXHTN mới triển khai thực hiện từ năm 2008 số người tham

gia 85 người, đến năm 2009 có 747 người tham gia, tăng gấp 8,7 lần so với
năm 2008, năm 2010 là 2.834 người… và đến năm 2015 có số người tham
gia BHXHTN là 5.916 người, tăng gần 8 lần so với 2009 và hơn 2 lần so với
năm 2010. Đối với người tham gia BHXHTN năm 2010 tăng đột biến là do
ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tiền đóng BHXHTN. Từ tháng
01/2010 đến tháng 12/2015, ngân sách hỗ trợ đóng một phần trên tổng số mức
phải đóng hàng năm, phần cịn lại cá nhân tự đóng. Tuy nhiên số người tham
gia chủ yếu là cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có Ngân sách
nhà nước hỗ trợ.
2.2.1.3. Thực trạng về thơng tin tun truyền phổ biến chính sách
BHXHTN cho nông dân
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cũng đã biên tập và phát hành nhiều
tài liệu khác nhau giới thiệu rõ các chế độ về BHXHTN, những nội dung liên
thông giữa sự tham gia BHXH bắt buộc với tham gia BHXHTN và ngược lại
đến với người lao động, trong các hội nghị của các địa phương, hội nghị hội
nông dân và các đồn thể.
Cơng tác tun truyền chưa tổ chức thường xuyên, thiếu đa dạng, chưa
phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là đối tượng là người nơng dân;
Việc phân bổ kinh phí cho cơng tác thơng tin tuyên truyền chưa được quy
định rõ ràng và chưa đủ. UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước


12
về BHXH tại địa phương nhưng việc chỉ đạo, bố trí nguồn kinh phí để Hội đồng
giáo dục pháp luật của tỉnh phục vụ cho công tác tuyên truyền về lĩnh vực
BHXH chưa được đúng mức còn xem nhẹ nên hiệu đạt được còn thấp.
2.2.1.4. Thực trạng về tổ chức mạng lưới và cung ứng dịch vụ bảo
hiểm xã hội tự nguyện ở tỉnh Quảng Nam
* Về tổ chức mạng lưới làm cơng tác BHXHTN:
Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan BHXH tỉnh Quảng

Nam đảm bảo tốt cho việc triển khai các hoạt động của ngành đạt hiệu quả
cao. Trong tổng số 307 công chức, viên chức tồn BHXH tỉnh năm 2015 thì
cơng chức, viên chức có trình độ đại học, trên đại học có tỷ lệ khá lớn, chiếm
72,63%, (trong đó ở văn phịng tỉnh là 25,4% và BHXH các huyện, thị xã,
thành phố là 74,6%), riêng tỷ lệ đại học trên đại học so CCVC tại văn phòng
BHXH tỉnh là 78,8%. Đây cũng là cơ cấu khá hợp lý, bởi cơng việc tại văn
phịng BHXH tỉnh mang tính nghiên cứu, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra cịn cơng
việc ở BHXH các huyện, thị xã, thành phố nhìn chung chủ yếu là nơi tổ chức
triển khai thực hiện.
Tình hình phân bổ biên chế cho 18 đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh tương
đối hợp lý dựa trên cơ sở quy mơ dân số hoặc nơi có cơ sở công nghiệp - dịch
vụ phát triển mạnh như thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn, huyện
Thăng Bình, Duy Xuyên…
* Về mạng lưới đại lý thu BHXHTN:
Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới đại lý thu ở tỉnh Quảng Nam
năm 2015 được tổ chức đều và rộng khắp trên địa bàn 16 đơn vị trực thuộc
(trong tổng số 18 đơn vị trực thuộc), có 663 đại lý trên 237 xã, phường, thị
trấn, bình qn có trên 3 đại lý trên một địa bàn.
Bên cạnh đó, đối tượng là cá nhân ký hợp đồng với cơ quan BHXH
để làm đại lý còn thấp, chỉ chiếm khoảng 30,6%, trong đó cá nhân trực tiếp


13
ký chiếm 9,5% và UBND các xã, phường, thị trấn bảo lãnh để cá nhân ký
hợp đồng chiếm 21,1%.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kể từ năm 2010 trở đi
hệ thống Bưu điện đảm nhận việc chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
Theo đó, việc chi trả lương hưu và trợ cấp trước đây của BHXH tỉnh được
giao cho Bưu điện tỉnh Quảng Nam thực hiện.
Mặt khác, nhà làm việc của bưu cục các cấp được xây dựng tương

đối kiên cố, là điểm văn hóa của xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối
tượng khi đến có dịp tiếp cận thơng tin; đồng thời là nơi đảm bảo cất giữ
tiền khá an toàn.
* Thực trạng về chất lượng cung ứng dịch vụ bảo hiểm xã hội tự
nguyện ở tỉnh Quảng Nam
Đối tượng tham gia BHXHTN là những người nông dân thường thu
nhập từ mùa vụ và thu nhập khác không thường xuyên, thiếu ổn định.
Quy trình và thời gian bình qn hồn tất thủ tục thu và cấp sổ
BHXHTN được BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Quảng Nam quan tâm và
thực hiện tốt. Quy trình, thủ tục thực hiện được được cải cách, giảm thiểu, tạo
thuận lợi cho đối tượng trong việc giao dịch hồ sơ. Thời gian bình quân giải
quyết hồ sơ hưởng chế độ BHXHTN được BHXH tỉnh Quảng Nam giảm
xuống đáng kể.
2.2.1.5. Hạn chế và nguyên nhân
Được triển khai từ năm 2008 đến nay, bên cạnh những kết quả tích cực
như số lượng người tham gia tăng, số thu tăng, thì cơng tác triển khai loại
hình BHXH này vẫn cịn nhiều hạn chế như sau:
Chất lượng thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nơng dân
cịn hạn chế, chưa đa dạng về nội dung, chưa phong phú về hình thức, chủ yếu
là tập trung tuyên truyền cho đối tượng bắt buộc.


14
Độ bao phủ (tỷ lệ giữa người tham gia BHXHTN so với lực lượng lao
động) tại BHXH Quảng Nam tuy liên tục tăng qua các năm nhưng chưa đáp
ứng được yêu cầu, mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiền năng của tỉnh.
Hệ thống tổ chức BHXHTN cho nông dân chưa được kiện toàn từ tỉnh
đến cơ sở.
Chưa tổ chức các cuộc tập huấn cho các báo cáo viên thuộc hệ thống
tuyên giáo cấp cơ sở.

Có nhiều nguyên nhân gây nên những hạn chế trên, trong đó có những
nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, ngun nhân chính là cơng tác tun truyền các chính sách
BHXHTN cho nơng dân trên địa bàn cịn nhiều bất cập, khơng đa dạng về
hình thức, phương pháp, chưa phong phú về nội dung, thiếu thông tin là một
phần là do các cấp, các ngành, mà chủ công là cơ quan BHXH các cấp chưa
làm tốt cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức, chưa có những biện pháp
tích cực trong việc khuyến khích người dân tham gia BHXHTN, dẫn đến tình
trạng người dân chưa thiết tha với việc tham gia loại hình BHXH này là do
chưa nắm được hết các chính sách ưu việt, lợi ích, cũng như về quy trình, thủ
tục đăng ký khi tham gia BHXHTN.
Thứ hai, công tác tổ chức mạng lưới triển khai BHXHTN chưa thật sự
chú trọng, từ năm 2013 về trước thu phí chủ yếu tập trung ở BHXH huyện, thị
xã, thành phố, điểm thu phí chưa phù hợp nên đối tượng tham gia cịn hạn chế.
Thứ ba, nơng dân thực chất là những người lao động tự do, thu nhập
thấp, bấp bên, khơng ổn định nên khó khăn trong việc tham gia tham gia hoặc
tham gia với mức thấp. Trong khi đó, Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho
người nông dân tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ tư, BHXHTN chỉ thực hiện 2 chế độ, hưu trí và tử tuất, khác với
BHXH bắt buộc nên chưa thu hút được người tham gia


15
Thứ năm, chưa có những chính sách ưu đãi cụ thể cho cán bộ phụ trách
công tác BHXHTN cho nông dân.
Thứ sáu, chưa xây dựng và thực hiện tốt chương trình phối hợp với Hội
nơng dân để triển khai thực hiện để đưa mục tiêu phát triển BHXHTN cho
nông dân làm tiêu chí đánh giá xếp loại ở Hội nơng dân các cấp.
2.2.2. Nội dung cụ thể đến án cần thực hiện
Qua thực trạng về tình hình thực hiện BHXH nói chung và BHXH tự

nguyện cho nơng dân nói riêng tại tỉnh Quảng Nam trong những năm qua.
Mục tiêu của Đề án là đề ra những giải pháp làm thế nào để tăng nhanh số
lượng, tỷ lệ đối tượng lao động tự do, lao động là nông dân đủ điều kiện tham
gia BHXH tự nguyện. Nhằm cùng với nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc để đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra tại Nghị
Quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình số 23-CTr/TU của Tỉnh
ủy Quảng Nam, Kế hoạch số 1436/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam
và Kế hoạch số 47-KH/BCS của Ban Cán sự BHXH Việt Nam, phấn đấu đến
năm 2020 có trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
2.2.3. Những giải pháp phát triển đối tượng nông dân tham gia
BHXH tự nguyện trong những năm đến
2.2.3.1. Quan điểm chung về tăng cường phát triển đối tượng tham
gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân tỉnh Quảng Nam
Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước ta về BHXH là “Từng bước mở
rộng vững chắc hệ thống BHXH và An sinh xã hội, tiến tới áp dụng chế độ
BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”.
- Phải tăng cường thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về bản chất tốt đẹp của chính sách BHXH để người dân tự
nguyện, tự giác tham gia vì lợi ích của bản thân và cho cả cộng đồng.
- Loại hình BHXHTN áp dụng cho nơng dân phải được thiết kế phù
hợp với đặc điểm lao động việc làm, thu nhập của người nông dân.


16
- Cần phải xây dựng và thực hiện mức đóng, mức hưởng các chế độ
BHXHTN theo luật nhưng phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của
người nông dân.
- Quỹ BHXHTN của nông dân phải được cơ quan BHXH quản lý tập
trung, thống nhất, hiệu quả.
2.2.3.2. Dự báo nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo dự báo của Cục thống kê Quảng Nam trong những năm đến, cơ cấu
lao động ở các khu vực sẽ có sự thay đổi đáng kể do q trình đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu lao động hợp lý. Tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ có xu hướng tăng dần, tỷ lệ lao động khu vực nơng nghiệp có xu
hướng giảm dần. Theo dự báo năm 2016, lao động trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên
ở khu vực nông thôn là 884.635 người, trong đó có khoảng 440.910 lao động là
nơng dân tham gia hoạt động kinh tế ở lĩnh vực nơng nghiệp cịn lại là hoạt động
lâm, ngư nghiệp; Dự kiến đến năm 2020 dân số ở khu vực nông thơn của tỉnh là
1.211.521 người, trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên là 885.005 người, chiếm tỷ lệ
73,04% so dân số, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp có việc làm
(382.004 người) chiếm 43,16%.
2.2.3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân tại tỉnh Quảng Nam
* Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
a. Hồn thiện chính sách BHXHTN cho nơng dân.
Với những quy định của Luật BHXH năm 2014, đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện cũng được mở rộng hơn theo hướng không khống chế tuổi trần,
người 40 hay 50 tuổi đều có thể tham gia BHXH tự nguyện trên nguyên tắc đóng
sớm hưởng sớm, đóng muộn hưởng muộn. Để thu hút nơng dân tham gia BHXH
tự nguyện, Luật mới cũng quy định hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng theo
mức chuẩn nghèo ở khu vực nơng thơn, hình thức đóng cũng đa dạng hơn. Người
tham gia BHXH tự nguyện có thể đóng một lần cho nhiều năm ở cả tương lai và


17
trong quá khứ; mức đóng một lần cho tương lai có thể thấp hơn so với đóng hằng
tháng.
Tuy nhiên, BHXH tự nguyện chỉ thực hiện với hai chế độ hưu trí và tử tuất,
trong khi đó BHXH bắt buộc có tới 5 chế độ gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Mặt khác, đặt trong mối tương quan so sánh, để hưởng hai chế độ dài hạn
trên, người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay phải đóng tới 22% mức thu nhập
hàng tháng do người lao động lựa chọn, cao hơn 14% so với người tham gia
BHXH bắt buộc (chỉ là 8%).
Vì vậy, cần có sự nghiên cứu, hồn thiện chính sách về mức đóng và chế
độ hưởng để đảm bảo sự hài hịa giữa các nhóm đối tượng tham gia BHXH.
b. Tăng cường thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh.
Tại khoản 1, Điều 14, Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy
định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng
theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức
chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo và bằng 10% đối với các đối tượng
khác. Ngồi ra đã khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng
bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự
nguyện tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, phải từ ngày 01/01/2018 mới
thực hiện việc hỗ trợ mức đóng cho đối tượng và chỉ hỗ trợ trên cơ sở mức chuẩn
hộ nghèo của khu vực nơng thơn, nên cịn rất thấp so với thực tế. Vì vậy, Chính
phủ, HĐND, UBND tỉnh cần quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ thêm cho đối tượng
này từ nguồn ngân sách của Trung ương và địa phương.
* Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện


18
a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và vai trò
của các tổ chức hội, đồn thể nhân dân.
Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần đề cao trách nhiệm, tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế
độ về BHXH, BHYT, phát huy vai trò tuyên truyền, giám sát của tổ chức chính trị

- xã hội để làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT và phát
hiện hạn chế, yếu kém. Phát huy hiệu quả tuyên truyền chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, chú trọng
tuyên truyền miệng gắn với vai trò của báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đặc biệt,
vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên… trong tun truyền,
vận động người dân tham gia BHXH, BHYT.
b. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BHXHTN
cho nông dân.
Như đã nói ở trên, ngun nhân chính dẫn đến việc người dân không
tham gia BHXHTN là do họ không nắm được thông tin. Do vậy ngành BHXH
cần tăng cường cơng tác tun tùn, phở biến chính sách, pháp ḷt về
BHXH tự nguyện đến người lao động và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức
của các đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm và người dân về nội dung, ý
nghĩa và tầm quan trọng của BHXH tự nguyện. Trong thời gian tới, BHXH
tỉnh Quảng Nam cần đẩy mạnh công tác thơng tin, tun trùn về chính sách
đến tất cả các đối tượng, ở các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.
Thiết lập nên từng nhóm đối tượng cụ thể để đưa ra cách thức tuyên
truyền phù hợp. Điển hình như nhóm người lao động tham gia BHXHBB
nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, nhóm nơng dân và những NLĐ tự
tạo việc làm,… Mỗi nhóm đều có những đặc điểm riêng về trình độ, nhận
thức, nhu cầu và khả năng tài chính, … cho nên khơng thể áp dụng cùng một
phương thức tuyên truyền.



×