Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỌ TÊN

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CHO NÔNG DÂN Ở TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỌ TÊN

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CHO NÔNG DÂN Ở TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Họ Tên


Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Họ Tên


i

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...............................................................IV

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................................................ 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................................................ 3

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................4
6. Cấu trúc của luận văn................................................................................4
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN.......................................5

CHO NÔNG DÂN................................................................................................... 5
1.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN......................................5

1.1.1. Khái niệm về nông dân.......................................................................5
1.1.2. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân.......................6
1.1.3. Bản chất, vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân.............7
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân....9
a. Nguyên tắc tự nguyện tham gia và hưởng BHXHTN...........................................................................10
b. Nguyên tắc Nhà nước phải có trách nhiệm đối với quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân........10
c. Nguyên tắc lấy số đông bù số ít và kết hợp hài hòa lợi ích nhu cầu BHXHTN cho nông dân...............11
d. Nguyên tắc mức hưởng tiền lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng góp bảo hiểm xã hội........................12
e. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện
KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn phát triển...............................................................................12

1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN....13

1.2.1. Đối tượng áp dụng............................................................................13
1.2.2. Mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện nông dân. .14


ii

1.2.3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân.........................15
1.3. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
ĐỐI TƯỢNG NÔNG DÂN THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN............16

1.3.1. Khái niệm về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện............................17
1.3.2. Nội dung của phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
...................................................................................................................18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã

hội tự nguyện của người nông dân..............................................................22
a. Hệ thống pháp luật và chính sách về BHXH tự nguyện........................................................................22
b. Nhận thức và thu nhập của nông dân................................................................................................... 23
c. Nhân tố về phát triển kinh tế................................................................................................................ 25
d. Nhân tố về tổ chức bộ máy và chất lượng cung ứng dịch vụ................................................................26

CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 28
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM..........................................28
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO
NÔNG DÂN Ở TỈNH QUẢNG NAM.....................................................................28

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam. 28
2.1.2. Về dân số, lao động và cơ cấu lao động:............................................35
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM.................................................................40
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐỐI
TƯỢNG NÔNG DÂN THAM GIA GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở TỈNH
QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................43

2.3.1. Những thuận lợi:...............................................................................43
2.3.2.Những khó khăn, thách thức:..............................................................45
2.4. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM............................................................47


iii

2.4.1. Kết quả triển khai thực hiện phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã

hội tự nguyện cho nông dân tỉnh Quảng Nam..............................................47


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỤC LỤC............................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...............................................................IV
CHƯƠNG 1........................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN.......................................5
CHO NÔNG DÂN................................................................................................... 5
1.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN......................................5
1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN....13
1.3. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
ĐỐI TƯỢNG NÔNG DÂN THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN............16
CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 28
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM..........................................28
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO
NÔNG DÂN Ở TỈNH QUẢNG NAM.....................................................................28
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CỦA NÔNG DÂN TỈNH QUẢNG NAM.................................................................40
2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN ĐỐI
TƯỢNG NÔNG DÂN THAM GIA GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở TỈNH
QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................43
2.4. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM............................................................47



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện
(BHXHTN) cho nông dân nói riêng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước. Chính sách BHXH ở Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài trên
nửa thế kỷ và có thể chia thành hai thời kỳ chính: Thời kỳ bao cấp trước khi
có Bộ luật lao động, Luật BHXH thì đối tượng tham gia chỉ giới hạn với cán
bộ, công nhân, viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước và lực lượng vũ
trang, nguồn chi BHXH cơ bản từ ngân sách Nhà nước và thời kỳ sau khi có
Bộ luật lao động theo hướng xoá bỏ bao cấp.
Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, nước ta thực hiện chính sách đổi mới,
chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Trong bối
cảnh đó, quan hệ lao động theo cơ chế mới cũng hình thành, người lao động
mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật, thị trường lao động
phát triển, người lao động có quyền tự do tìm kiếm việc làm; Thực tế này đòi
hỏi phải có sự thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách
Bảo hiểm xã hội nói riêng; Năm 1994, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá IX đã
thông qua Bộ luật lao động, trong đó có một chương quy định về chính sách
BHXH bắt buộc theo nguyên tắc có đóng có hưởng, cân đối thu - chi với 5 chế
độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, đặc biệt là Nghị quyết
21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Đảng ta đã đề ra mục tiêu là
từng bước thực hiện chế độ BHXH cho mọi người lao động, phấn đấu đến
năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội. Kỳ họp thứ
IX Quốc hội khoá XI đã thông qua luật Bảo hiểm xã hội và có hiệu luật từ
ngày 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH



2

tự nguyện, đây là hành lang pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện chính
sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện cho nông dân nói riêng.
Quảng Nam là một tỉnh thuần nông còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các
huyện miền núi. Mặc dù đã trải qua hơn 27 năm thực hiện đường lối đổi mới
và đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
thu hút đầu tư nhưng nông nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn giữ
một vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính
đến hết năm 2014 thì 80,7% dân số của tỉnh sống ở nông thôn và số lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tới 52,6%, đời sống thu nhập của nông dân
tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, thực hiện
BHXH cho mọi người lao động nói chung và bản thân người nông dân nói
riêng được xem vừa là mục tiêu vừa là giải pháp tích cực góp phần thực hiện
công bằng xã hội trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo cho
mọi người dân, không phân biệt thành phần kinh tế, điều kiện kinh tế, nghề
nghiệp, vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính... đều được tham gia và hưởng các chế
độ BHXH theo quy định của pháp luật.
Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện chính sách pháp luật về BHXH tự
nguyện tại Quảng Nam có những chuyển biến tích cực, số người tham gia
luôn tăng qua các năm, tuy nhiên đến 31/12/2013 số người nông dân tham gia
còn rất thấp (5.251 người) chiếm tỷ lệ 0,36% so dân số và 13,7% so với dân
số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, để thực
hiện được mục tiêu có 50% lao động tham gia BHXH theo Nghị Quyết
21/NQ-TW và Chương trình hành động thực hiện NQ21 của tỉnh ủy là một
khó khăn thách thức rất lớn, nên cần có định hướng và giải pháp tích cực, phù
hợp để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong nông dân là hết
sức cần thiết, nên tôi chọn đề tài "Các giải pháp phát triển đối tượng tham



3

gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam" làm đề
tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về BHXH tự nguyện cho
nông dân.
- Phân tích đánh giá thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của nông dân
tỉnh Quảng Nam trong những năm qua. Phân tích những kết quả đạt được,
những thuận lợi khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
chính sách BHXH tự nguyện, những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc
tham gia BHXH tự nguyện của nông dân.
- Đề xuất những giải pháp có tính khoa học để đưa vào áp dụng trong
thực tiễn một cách có hiệu quả nhằm tăng số người tham gia BHXH tự
nguyện, góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra “Bảo hiểm xã
hội cho mọi người lao động”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về
triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam, phân tích làm rõ những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc cả về
cơ chế lẫn tổ chức thực hiện;
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu đánh giá thực trạng được thu thập
qua 06 năm trong giai đoạn 2008- 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập thông
qua BHXH tỉnh Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung được sử dụng trong đề tài là:



4

- Phương pháp phân tích thực chứng;
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc;
- Phương pháp phân tích thống kê;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp phân tích so sánh.
Ngoài ra luận văn còn kế thừa và phân tích các kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước, các bài viết trên tạp chí của BHXH có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH nói
chung và BHXH tự nguyện nói riêng.
- Đề tài nêu ra cho được thực trạng chính sách BHXH tự nguyện cho
nông dân tỉnh Quảng Nam, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực
hiện cũng như những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc tham gia của
người dân.
- Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để
nhằm tăng cường phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trong
những năm đến, góp phần thực hiện Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động
theo mục tiêu của Đảng đề ra.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân.
Chương 2: Thực trạng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân
tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Các giải pháp phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện

cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CHO NÔNG DÂN
1.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN
1.1.1. Khái niệm về nông dân
Có rất nhiều khái niệm về nông dân, chẳng hạn như:
Nông dân: Bất cứ người nào điều hành một trang trại hay gián tiếp liên
quan đến việc canh tác trên đất, sở hữu hay trực tiếp kiểm soát các cây trồng
và vật nuôi. [24]
Hay theo Bách khoa toàn thư Việt Nam:
Nông dân: Những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành
nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch
sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành
nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.[31]
Nông dân là một người tham gia vào nông nghiệp, người nuôi sinh vật
bằng thực phẩm hoặc nguyên liệu, thường bao gồm chăn nuôi gia súc và trồng
trọt như sản xuất và ngũ cốc. Một người nông dân có thể sở hữu đất hoặc có
thể làm việc như một người lao động về đất đai thuộc sở hữu của người khác,
nhưng trong nền kinh tế tiên tiến, nông dân thường là một chủ trang trại, trong
khi nhân viên của trang trại là lao động nông nghiệp.[31]
Từ quan điểm trên có thể khái niệm Nông dân là những người lao động
cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu
bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất
đai, chăn nuôi và trồng trọt…



6

1.1.2. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Bảo hiểm xã hội nói chung và BHXHTN cho nông dân nói riêng tồn tại
là tất yếu khách quan, có nhiều khái niệm về BHXHTN khác nhau và theo
điều 3 luật BHXH thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình Bảo hiểm xã hội
mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương
thức đóng phù hợp với thu nhập của mình hưởng Bảo hiểm xã hội. [23]
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình BHXH do Nhà nước ban
hành để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao
động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao
động bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự tự
nguyện đóng góp một phần thu nhập của người lao động, người sử dụng lao
động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ,
góp phần bảo đảm an toàn xã hội. [26]
Vậy Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân: một loại hình BHXH do
nhà nước ban hành và quản lý để vận động, khuyến khích người lao động là
nông dân tự nguyện tham gia; được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng
phù hợp nhằm đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho chính bản thân người
nông dân và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập do gặp phải
những rủi ro xã hội, như tuổi già, tử tuất..., đồng thời góp phần đảm bảo công
bằng và an sinh xã hội.
Như vậy, loại hình BHXH tự nguyện cho nông dân chỉ có thể được hình
thành và thực hiện trên cơ sở:
- Có nhiều người lao động là nông dân tham gia;
- Có nhu cầu thực sự về BHXH;
- Có khả năng tài chính để đóng phí BHXH tự nguyện;



7

- Có sự thống nhất với những quy định cụ thể (mức đóng, mức hưởng,
quy trình thực hiện, phương pháp quản lý, sử dụng quỹ BHXH tự nguyện…)
của loại hình BHXH tự nguyện.
- Có tổ chức, cơ quan đứng ra thực hiện BHXH tự nguyện.
- Được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết.
1.1.3. Bản chất, vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
a. Bản chất của bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Bản chất kinh tế của BHXHTN cho nông dân thể hiện ở chỗ những
người tham gia cùng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập để lập
một quỹ dự trữ. Mục đích của việc hình thành quỹ này để trợ cấp cho những
người tham gia BHXH tự nguyện khi gặp rủi ro dẫn đến giảm hoặc mất thu
nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một quỹ tài chính được xã hội
phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu về BHXH như ốm
đau, sinh đẻ, già yếu, chết... Xét trong nội tại BHXH, sự phân phối của
BHXH được thực hiện theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối theo
chiều ngang là sự phân phối giữa chính bản thân người lao động theo thời
gian (giữa thời gian lao động và thời gian nghỉ hưu). Phân phối theo chiều
dọc là sự phân phối giữa những người khỏe mạnh với người ốm đau; giữa
người trẻ và người già; giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập
thấp. Nhờ sự phân phối lại thu nhập mà đời sống của người lao động và gia
đình họ luôn được đảm bảo trước những bất trắc và rủi ro xã hội.
Tóm lại, BHXH tự nguyện được đặc trưng bằng sự vận động của các
nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện
nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia và gia đình họ khi gặp
rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao động.
Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện cho người nông dân được thể
hiện ngay trong mục tiêu của nó. BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi



8

nhuận. Mục tiêu của bất kỳ hệ thống BHXH nào cũng là mục tiêu xã hội.
Điều này được thể hiện thông qua việc chi trả chế độ BHXHTN. Người tham
gia BHXH tự nguyện sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi
họ bị giảm hoặc mất khả lao động. Do có sự chia sẻ rủi ro giữa những người
tham gia BHXH tự nguyện nên mặc dù chỉ đóng một phần nhỏ trong thu
nhập của mình cho Quỹ BHXH tự nguyện, nhưng có thể được bồi hoàn một
khoản thu nhập đủ lớn để giúp họ trang trải rủi ro. Ở đây, Quỹ BHXH tự
nguyện đó thực hiện nguyên tắc "lấy của số đông, bù cho số ít" và BHXH tự
nguyện được hiểu như một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho
người lao động khi thu nhập của họ bị giảm, bị mất. Trên góc độ vĩ mô,
BHXH tự nguyện góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Tóm lại, hoạt động BHXH tự nguyện không vì mục tiêu lợi nhuận, mà
hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp
phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Điều này giải thích tại sao BHXH
được coi là một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
Tuy nhiên bản chất kinh tế và bản chất xã hội của BHXH TN không tách
rời mà đan xen với nhau. Khi nói đến sự đảm bảo kinh tế cho người lao động
và gia đình họ là nói đến tính xã hội của BHXH. Ngược lại khi nói đến sự
đóng góp ít, nhưng lại được bù đắp đủ trang trải mọi rủi ro, thì cũng đã đề cập
đến tính kinh tế của BHXH. [11]
b. Vai trò Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Trong đời sống kinh tế - xã hội, BHXH xã hội nói chung và BHXH tự
nguyện cho nông dân nói riêng đóng vai trò to lớn được thể hiện trên các mặt
sau:
- BHXH tự nguyện góp phần ổn định đời sống của nông dân tham gia

BHXHTN, đảm bảo an toàn xã hội. Nông dân tham gia BHXH tự nguyện thì


9

bản thân và gia đình họ sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi
họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết. Nhờ có sự
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà nông dân tham gia BHXH
tự nguyện nhanh chóng khắc phục được những tổn thất vật chất, sớm phục hồi
sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình lao động, hoạt động bình
thường của bản thân.
- BHXH tự nguyện cho nông dân góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Phân phối trong BHXH là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự
phân phối lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu
hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập
của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm, thu nhập ổn định cho
những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất
và trong cuộc sống. Vì vậy, BHXH tự nguyện góp phần làm giảm bớt khoảng
cách giữa người giàu và người nghèo.
- BHXH tự nguyện cho nông dân góp phần phòng tránh và hạn chế tổn
thất, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống xã hội của người nông dân.
- BHXH tự nguyện cho nông dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế của đất nước. [11]
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho nông dân
Nguyên tắc BHXH tự nguyện cho nông dân là những quy định nhằm
đảm bảo cho các hoạt động BHXH tự nguyện diễn ra bình thường, đạt được
mục tiêu mong muốn của nó. Nguyên tắc của BHXH tự nguyện cho nông dân
là những định hướng, những quy định và những phương thức hoạt động của
cả hệ thống BHXH nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Theo nghĩa đó,

BHXH tự nguyện cho nông dân phải được xây dựng trên nền tảng các nguyên
tắc cơ bản sau:


10

a. Nguyên tắc tự nguyện tham gia và hưởng BHXHTN
BHXH tự nguyện cho nông dân được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của
nông dân với tư cách là người tham gia BHXHTN cũng là người hưởng
BHXHTN. Trước hết chúng ta cần làm rõ chủ thể tham gia BHXHTN xét về
mặt quan hệ sản xuất và quan hệ lao động. Đối tượng này vừa là chủ tư liệu
sản xuất (chủ yếu là ruộng đất, công cụ lao động thủ công, nhà xưởng gắn liền
với nơi ở, vốn tự có là chính …), vừa là chủ sức lao động (là người vừa tham
gia quản lý, vừa tham gia lao động). Họ không tham gia trực tiếp vào thị
trường sức lao động (nếu họ không di chuyển nghề), nhưng sản phẩm hàng
hóa làm ra lại tham gia vào thị trường và chấp nhận cạnh tranh quyết liệt. Họ
tự hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời tự quyết định phân phối,
quyết định đầu tư và chi tiêu ngân sách trong thu chi gia đình. Bởi vậy, quan
hệ của họ với BHXH là quan hệ "lỏng" hoặc quan hệ "mềm", không mang
tính bắt buộc như quan hệ lao động trong Bộ luật Lao động điều chỉnh. Bởi
vậy họ tham gia BHXH mang tính "tự nguyện", trên cơ sở suy nghĩ về "tính
lợi ích" khi tham gia BHXH. Do đó, mọi chính sách BHXH có tính áp đặt,
cưỡng chế và bất lợi (cả trước mắt và lâu dài) đều dẫn đến khả năng thực thi
thấp hoặc thất bại.
b. Nguyên tắc Nhà nước phải có trách nhiệm đối với quỹ bảo hiểm xã
hội tự nguyện của nông dân.
Nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô mọi hoạt động KT-XH trên phạm vi
cả nước. Với vai trò này, Nhà nước có trong tay mọi điều kiện vật chất của
toàn xã hội, đồng thời cũng có mọi công cụ cần thiết để thực hiện vai trò của
mình. Cùng với sự tăng trưởng, sự phát triển của KT-XH, cũng có những kết

quả bất lợi không mong muốn. Những kết quả bất lợi này trực tiếp hoặc gián
tiếp sẽ dẫn đến những rủi ro cho người nông dân tham gia BHXHTN. Khi xảy
ra tình trạng như vậy, nếu không có BHXH thì Nhà nước vẫn phải chi Ngân


11

sách để giúp đỡ nông dân dưới một dạng khác. Sự quan tâm của Nhà nước
trong việc thực hiện chính sách BHXHTN làm cho đời sống nông dân ổn định
mà còn làm cho sản xuất ổn định, KT-XH của đất nước phát triển.
c. Nguyên tắc lấy số đông bù số ít và kết hợp hài hòa lợi ích nhu cầu
BHXHTN cho nông dân.
BHXHTN cho nông dân là hình thức chia sẻ rủi ro của số ít người cho số
đông người cùng gánh chịu. Chỉ có thực hiện việc san sẻ này thì nông dân
mới có thể được đảm bảo về thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ
hoạt động nghề nghiệp khi gặp phải những biến cố (còn gọi là "rủi ro xã hội").
Nhu cầu BHXHTN cho nông dân là cần thiết đối với mọi nông dân.
Song nhu cầu đó phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích, các khả năng của
người tham gia BHXH cũng như của Nhà nước. Khi người nông dân sử dụng
thu nhập của mình để tham gia BHXHTN thì trước hết họ phải dành phần lớn
chi cho chi tiêu sinh hoạt đời sống hàng ngày của bản thân và gia đình, phần
còn lại mới có thể xem xét để đóng phí BHXHTN. Nếu thu nhập thấp dẫn đến
sự lựa chọn mức đóng thấp thì lợi ích trước mắt của người nông dân sẽ tăng
lên, nhưng khi họ có nhu cầu được BHXH thì đương nhiên chỉ nhận được trợ
cấp thấp. Ngược lại, muốn được hưởng trợ cấp BHXH cao, lẽ đương nhiên sẽ
phải đóng phí cao hơn, phần chi cho đời sống hàng ngày lại phải giảm đi. Nếu
người tham gia BHXHTN đóng phí BHXH thấp mà hưởng trợ cấp BHXH
cao, sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn của quỹ BHXH. Tính chất lâu dài của
chính sách BHXHTN sẽ ít có khả năng thực thi, còn nếu buộc Nhà nước phải
bù đắp toàn bộ chênh lệch đó, thì ảnh hưởng đến Ngân sách Nhà nước. Đặc

biệt là ở nước ta hiện nay đang trong tình trạng bội chi Ngân sách. Nếu Nhà
nước không có trách nhiệm đối với quỹ BHXH tự nguyện thì ảnh hưởng đến
quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện, bởi lẽ tiền lương hưu và trợ
cấp BHXH thực tế sẽ thấp hơn danh nghĩa do đó tính hấp dẫn của chính sách


12

cũng như khả năng thực thi của chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân về
lâu dài là không thể thực hiện được. Vì vậy trong nghiên cứu xây dựng các
thiết chế hoặc trong điều hành BHXHTN cụ thể cần phải tìm ra giải pháp để
kết hợp hài hòa lợi ích lâu dài của người lao động, cũng như đảm bảo kết hợp
hài hòa giữa lợi ích của người tham gia BHXH và lợi ích của Nhà nước.
d. Nguyên tắc mức hưởng tiền lương hưu tỷ lệ thuận với mức đóng
góp bảo hiểm xã hội
Là hình thức tự nguyện, không bao hàm chính thức trợ cấp ưu đãi nên
BHXH tự nguyện cho nông dân phải được xây dựng trên nguyên tắc mức
hưởng tiền lương hưu phải tỷ lệ thuận với mức đóng góp BHXH, đồng thời
cũng là nguyên tắc đảm bảo quỹ BHXH an toàn, khuyến khích người lao
động tham gia BHXH tự nguyện.
Phần đóng góp và hưởng thụ của người tham gia BHXH tự nguyện cần
phải được tiền tệ hóa. Nguyên tắc này đảm bảo thuận tiện cho việc quản lý
quỹ BHXHTN. Tuy nhiên mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ cũng cần
được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản phẩm thiết yếu trong
cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Giải quyết được vấn đề này đảm bảo cho
chính sách BHXH tự nguyện nông dân mang tính thực thi cao.
e. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân phải được phát triển dần
từng bước phù hợp với các điều kiện KT-XH của đất nước trong từng giai
đoạn phát triển
BHXH của một nước gắn rất chặt với trạng thái kinh tế, với các điều

kiện kinh tế - xã hội, với cơ chế và trình độ quản lý, đặc biệt là với sự đồng
bộ, hoàn chỉnh của nền pháp chế nước đó. Trong khi nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang hình thành, nhiều lĩnh vực kinh
tế - xã hội đang chuyển dịch mạnh. Vì vậy việc xây dựng và phát triển BHXH


13

tự nguyện cho nông dân phải đảm bảo chắc chắn, tính toán thận trọng và phải có
bước đi phù hợp.
Sự phát triển của BHXH nói chung biểu hiện trên nhiều mặt: cơ cấu các
bộ phận của hệ thống, số lượng và cơ cấu các chế độ trợ cấp, mức trợ cấp,
thời gian nghỉ việc để hưởng trợ cấp, mức đóng phí BHXHTN… Nếu không
cân nhắc thận trọng và lựa chọn bước đi hợp lý sẽ có thể phát sinh trục trặc
không thể kiểm soát được. [11]
1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG
DÂN
Theo quy định của luật BHXH về BHXHTN thì nội dung chính sách
BHXHTN cho nông dân, gồm các nội dung cơ bản cụ thể sau:
1.2.1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của nông dân là tất cả các nông
dân Việt Nam trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ
đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi) mà không thuộc diện áp dụng của pháp luật về
BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người nông dân làm việc theo hợp đồng lao động cho chủ sử dụng
lao động tại các trang trại mà không thuộc đối tượng đóng BHXHBB
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông
nghiệp, kể cả xã viên HTX nông nghiệp không hưởng tiền lương, tiền công
trong các hợp tác xã, liên hợp tác xã nông nghiệp.
Ngoài ra, đối tượng nông dân tham gia BHXHTN có thể là người nông dân

trước đây đã tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp nhưng do quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và cải cách hành
chính. Những lao động thuộc diện "dôi dư" đó chưa nhận trợ cấp bảo hiểm một
lần còn trong độ tuổi và khả năng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXHTN.


14

- Lao động do bầu cử tại xã, phường được bổ nhiệm vào các tổ chức dân
cử như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp cơ sở, các đoàn thể và tổ chức
quần chúng sau khi hết nhiệm kỳ không được bầu lại, không tiếp tục làm việc
và đóng BHXHBB có nhu cầu tiếp tục tham gia BHXHTN.
Như vậy, người lao động là nông dân không thuộc diện tham gia BHXH
bắt buộc thì thuộc đối tượng tham gia loại hình BHXH tự nguyện. Mặt khác,
những người trước đây đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng vì nhiều lý do khác
nhau nay không tham gia BHXH bắt buộc nữa cũng được phép chuyển sang
tham gia BHXH tự nguyện và được liên thông để tính thời gian và mức tiền
đóng góp để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.
1.2.2. Mức đóng, phương thức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện nông
dân
BHXH tự nguyện nông dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người
tham gia. Để được hưởng BHXH, người nông dân phải đóng BHXHTN theo
phương thức hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần. Mức đóng BHXH
bằng tỷ lệ % đóng BHXH nhân với thu nhập tháng của người tham gia
BHXH. Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng và
phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Mức đóng này tính trên cơ
sở mức thu nhập tháng đóng BHXH nhưng thấp nhất bằng mức lương tối
thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
+ Việc thu tiền đóng BHXH được thực hiện vào nửa đầu của thời gian
ứng với phương thức mà người tham gia BHXH lựa chọn.

+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ BHXH tự nguyện như sau:
Mức
đóng hằng
tháng

Trong đó:

Mức thu nhập

Tỷ lệ phần trăm
=

đóng BHXH tự
nguyện

x

tháng người tham gia
BHXH tự nguyện lựa
chọn


15

* Mức thu nhập tháng người tham gia = Lmin + m x 50.000
(đồng/tháng)
* Lmin: là mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định từng
thời điểm., m: là số nguyên, > 0, m = 0,1,2,3 … n
* Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện được quy định:
Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%.

Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%.
Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20%.
Từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22% [9].

1.2.3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
Người nông dân tham gia BHXH tự nguyện được hưởng hai chế độ: hưu
trí và tử tuất.
- Chế độ hưu trí: Theo quy định của Luật, người tham gia BHXH tự
nguyện đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu đủ một trong các điều kiện sau:
Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng BHXH trở lên; nam từ 55
tuổi trở lên và nữ từ đủ 50 tuổi trở lên đối với người tham gia BHXH tự
nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở
lên, trong đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc; người tham gia
BHXH tự nguyện mà trước đó có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20
năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Tỷ lệ lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm
đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam
và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Mức bình quân thu nhập tháng được
tính bằng thương số của tổng các mức thu nhập đóng BHXH với tổng số
tháng đóng BHXH. Mức này được lấy làm cơ sở để tính mức trợ cấp một lần
khi nghỉ hưu; mức hưởng BHXH một lần; tính hưởng chế độ hưu trí đối với
người tham gia BHXH tự nguyện trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.


16

- Chế độ tử tuất: người lao động đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH tự
nguyện hoặc đang hưởng lương hưu khi chết, người lo mai táng được nhận trợ
cấp mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Người lao động đóng BHXHTN, người đang hưởng lương hưu hoặc

người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH khi chết thân nhân được
hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần cứ 01 năm đóng BHXHTN bằng
1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Còn đối với thân nhân
người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương
hưu. Nếu chết trong 2 tháng đầu khi nghỉ hưu thì được tính bằng 48 tháng
lương hưu đang hưởng. Còn chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1
tháng hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Người tham gia
BHXH tự nguyện được cấp sổ BHXH, hưởng BHYT khi đang hưởng lương
hưu và được phép ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp
BHXH. [2], [5], [23]
1.3. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG NÔNG DÂN THAM GIA BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN
Theo từ điển tiếng việt thì phát triển, nghĩa là làm cho tăng thêm về số
lượng, về khả năng. [13]
Như vậy phát triển bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Sự gia tăng về số lượng;
- Quy mô được mở rộng;
- Tăng khả năng đáp ứng cho đối tượng được phục vụ.
Vì vậy, nội dung phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho nông dân là việc mở rộng về quy mô, gia tăng về số lượng và tăng
khả năng đáp ứng các dịch vụ cho nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện. Nội dụng cụ thể, gồm;


17

1.3.1. Khái niệm về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển BHXH tự nguyện. Dưới một
góc độ khác nhau, có người chủ yếu đánh giá số người tham gia, người khác

lại chủ yếu đề cập đến yếu tố tăng trưởng quỹ… Nhưng nhìn chung, về cơ bản
có 3 loại quan niệm về phát triển BHXH tự nguyện.
Dưới góc độ quản lý đối tượng tham gia, phát triển BHXH tự nguyện là
quá trình mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao tỷ lệ dân số tham gia, tức là
chỉ đơn thuần phát triển về số lượng và tỷ lệ người tham gia.
Dưới góc độ tài chính, phát triển BHXH tự nguyện là quá trình bảo tồn
và tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện.
Dưới góc độ khác, phát triển BHXH tự nguyện là sự kết hợp giữa gia
tăng về đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện.
Khi đi sâu vào nghiên cứu, dưới nhiều góc độ khác nhau, kể cả những
nội dung liên quan đến giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia, đến
chất lượng phục vụ…thì dường như các quan niệm trên chưa có tầm bao quát.
Bởi vậy, có thể phát biểu một cách toàn diện hơn về phát triển đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện. Trước hết, phát triển được hiểu là quá trình lớn lên,
tăng tiến về mọi mặt, mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Theo đó,
thì phát triển BHXH tự nguyện có thể hiểu là tăng cường điều kiện và khả
năng đảm bảo thu nhập cho người dân khi họ gặp phải những biến cố rủi ro
trong đời sống làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc già yếu. Như vậy,
phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện có các nội dung cơ bản như
mở rộng đối tượng tham gia; tăng cường mạng lưới cung ứng dịch vụ; nâng
cao chất lượng dịch vụ và cân đối được thu - chi để phát triển bền vững [37].


18

1.3.2. Nội dung của phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện
- Mở rộng độ bao phủ, tăng tỷ lệ ngườinông dân tham gia BHXH tự
nguyện:
Mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện trên cơ sở gia tăng số lượng

người tham gia BHXH tự nguyện và gia tăng tỷ lệ dân số tham gia BHXH tự
nguyện. Gia tăng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện thể hiện ở số
lượng người nông dân tham gia BHXH tự nguyện ngày càng tăng, năm sau
nhiều hơn năm trước. Số lượng người tham gia phát triển có tính chất quyết
định đối với bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện đồng thời, cũng thể
hiện được chính sách BHXH tự nguyện đã đi vào cuộc sống, đáp ứng được
yêu cầu của người dân và được người dân đồng tình ủng hộ, nhiệt tình tham
gia.
Gia tăng tỷ lệ dân số tham gia BHXH tự nguyện thể hiện ở tỷ lệ người
tham gia BHXH tự nguyện so với dân số và so với số người thuộc nhóm đối
tượng này ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Về nguyên lý, tăng số
người tham gia sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ người tham gia [23].
- Phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ BHXH tự nguyện:
Việc phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ được xác định dựa trên cơ sở
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, trình độ quản lý của
cơ quan BHXH và các điều kiện khác như truyền thống, văn hóa, đất đai, mùa
vụ và những thiên tai, giá cả được đảm bảo và ổn định… cũng như quy mô
đối tượng tham gia.
Như đã nêu trên, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao
gồm nhiều nội dung. Đề cập đến phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ
BHXH tự nguyện là phát triển mạng lưới nhân viên ngành BHXH, gia tăng số
lượng đại lý thu, cộng tác viên cũng như đẩy mạnh sự tham gia của các đơn vị


×