Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty đầu tư hạ tầng và đô thị viglacera (vci)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.64 KB, 127 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

LÊ VĂN GIANG

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY ĐẦU TƯ HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ
VIGLACERA (VCI)
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN KIM CHIẾN

HÀ NỘI – 2013


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Đào tạo sau đại học –
Đại học kinh tế Quốc dân, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý
báu do các thầy cô tại Viện Đào tạo sau đại học và trường Đại học kinh tế Quốc
dân truyền đạt về lĩnh vực quản lý kinh tế. Trong quá trình học tập, em cũng đã
được tham gia nhiểu cuộc thảo luận, các đề tài nghiên cứu môn học và bài tập cá
nhân, bài tập nhóm cùng với các thành viên khác.
Để hồn thành khóa học của mỉnh, luận văn này là một đề tài nghiên cứu của
cá nhân em. Được tổng hợp từ các kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học
tập tại Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học kinh tế Quốc Dân. Kết hợp vào
đó là việc tìm tịi, phân tích thực tiễn doanh nghiệp và áp dụng lý thuyết vào các vấn
đề thực tế. Tôi rất mong với đề tài nghiên cứu của mình sẽ giúp ích được phần nào


cho doanh nghiệp mà em đang công tác và có thể cho các doanh nghiệp khác.
Q trình hồn thành luận văn của mình, ngồi sự cố gắng cá nhân, em đã
được sự giúp đỡ rất lớn từ phía Viện Đào tạo sau đại học, các thầy cơ trong trường
Đại học Kinh tế Quốc dân và các bạn cùng lớp. Em xin gửi lời cám ơn chân thành
tới thầy cô, bạn bè và đặc biệt gửi lời cám ơn tới PGS.TS. Phan Kim Chiến đã nhiệt
tình giúp đỡ em để hồn thành luận văn của mình. Nếu luận văn cịn có chỗ cần
phải bổ sung, rất mong sự đóng góp ý kiến của các q thầy cơ và toàn thể các bạn.


CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng nội dung của bản khoá luận này chưa được nộp cho bất
kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào
tạo cấp bằng nào khác.
Tơi cũng xin cam kết thêm rằng bản khoá luận này là nỗ lực cá nhân của tơi.
Các kết quả, phân tích, kết luận trong khố luận này (ngồi các phần được trích
dẫn ) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Chữ ký của học viên

Lê Văn Giang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CAM KẾT
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
TĨM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................9
1.1. Chiến lược của doanh nghiệp..........................................................................9
1.1.1. Khái niệm chiến lược.....................................................................................9
1.1.2. Các cấp độ của chiến lược............................................................................10
1.1.3. Vai trò của chiến lược..................................................................................12
1.2. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp....................................................14
1.2.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh................................................................14
1.2.2. Phân loại chiến lược kinh doanh.................................................................14
1.3. Định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp................................19
1.3.1 Khái niệm định hướng chiến lược kinh doanh.............................................19
1.3.2. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp..................19
1.3.3. Các yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp...................21
1.4. Một số mơ hình phân tích chiến lược kinh doanh........................................22
1.4.1. Mơ hình phân tích mơi trường bên ngồi....................................................22
1.4.2. Mơ hình phân tích mơi trường nội bộ doanh nghiệp..................................31
1.5. Mơ hình lựa chọn chiến lược..........................................................................38
1.5.1. Ma trận SWOT..............................................................................................38
1.5.2. Mơ hình lựa chọn chiến lược QSPM...........................................................40
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI VÀ MƠI TRƯỜNG
NỘI BỘ CỦA CƠNG TY VCI.............................................................................43
2.1. Giới thiệu về Cơng ty Đầu tư hạ tầng và đơ thị Viglacera (VCI)................43
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của VCI...............................................43
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty.............................................................43
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty..................................................................52
2.1.4. Các dự án kinh doanh thực hiện trong năm 2013.......................................53
2.2. Phân tích mơi trường bên ngồi của Cơng ty VCI.......................................54


2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ..........................................................................54
2.2.2. Phân tích mơi trường ngành........................................................................67

2.2.3. Tổng hợp cơ hội thách thức từ môi trường bên ngồi doanh nghiệp.................76
2.3. Phân tích mơi trường nội bộ của Công ty VCI.............................................77
2.3.1. Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của VCI...................................................77
2.3.2. Mơ hình chuỗi giá trị (Value Chain)...........................................................78
2.3.3. Tổng hợp phân tích mơi trường bên trong cơng ty VCI..............................81
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO VCI...............................................................................................................85
3.1 Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của Cơng ty VCI........................................85
3.1.1. Tầm nhìn.......................................................................................................85
3.1.2. Sứ mệnh........................................................................................................85
3.1.3 Mục tiêu.........................................................................................................85
3.2. Ma trận SWOT...............................................................................................86
3.3. Các lựa chọn định hướng chiến lược kinh doanh cho Cơng ty VCI...........88
3.3.1. Chiến lược chi phí thấp................................................................................88
3.3.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.............................................................88
3.3.3. Chiến lược tập trung thị trường...................................................................90
3.3.4. Chiến lược hợp tác liên kết theo chiều dọc..................................................90
3.3.2. Chiến lược kinh doanh lựa chọn cho Công ty VCI.....................................92
3.4. Các giải pháp cơ bản thực hiện chiến lược kinh doanh cho công ty VCI giai
đoạn 2013-2020......................................................................................................94
3.4.1. Dịch vụ xây dựng..........................................................................................94
3.4.2. Marketing......................................................................................................95
3.4.3. Nguồn nhân lực............................................................................................95
3.4.4. Nghiên cứu và phát triển..............................................................................96
3.4.5. Tài chính.......................................................................................................97
3.5. Điều kiện để thực hiện chiến lược..................................................................97
3.5.1. Đối với tổ chức thực thi................................................................................97
3.5.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý...............................................................98
3.6. Kết luận...........................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải

Ký hiệu
VCI

Viglacera Infrastructure and Urban Investment Company

BCG

Ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần

ND-CP

Nghị định-Chính phủ

IFE

Đánh giá các yếu tố bên trong( Internal Factor Evaluation)

EFE

Đánh giá các yếu tố bên ngoài( External Factor Evaluation)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài( Foreign Direct Investment)


CPI

Chỉ số giá tiêu dùng( Consumer Price-Index)

PESTEL
QSPM

Chính trị- Kinh tế- Xã hội-Cơng nghệ-Mơi trường-Luật Pháp
( Political- Economics-Social-Technological-Envirnomental-Legal)
Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
( Quantitative Strategy Planning Matrix)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội( Gross Domestic Product)

R&D

Nghiên cứu & Phát triển( Research and Development)

SO

Điểm mạnh- cơ hội( Strengths-Opportunies)

WO

: Điểm yếu và cơ hội( Weaknesses- Strengths)

WT


Điểm yếu và thách thức(Weaknesses-Threats)

ST

Điểm mạnh và thách thức(Strengths- Threats)

SWOT
NXB

Nguy cơ- Cơ hội- Điểm yếu- Điểm mạnh
(Threats- Opportunies- Weaknesses- Strengths
Nhà xuất bản


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
I. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân cấp chiến lược......................................................................10
Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng chiến lược...............................................................21
Sơ đồ 1.3: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter..............................26
Sơ đồ 1.4 : Mơ hình chuỗi giá trị.............................................................................33
Sơ đồ 1.5: Chuỗi giá trị của VCI.............................................................................36
Sơ đồ 1.6 : Các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị.......................................37
Sơ đồ 1.7: Khái quát khung phân tích định hướng chiến lược.................................42
Sơ đồ 2.1 :Cơ cấu tổ chức trong cơng ty..................................................................52
II. HÌNH VẼ

Hình 2.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước
châu Á đang phát triển và Việt Nam...........................................................................55
Hình 2.2: Lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển, các

nước châu Á đang phát triển và Việt Nam (bình quân năm)...................................55
Hình 2.3: Tăng trưởng GDP theo quý......................................................................57
Hình 2.4: Đầu tư vốn FDI vào ngành xây dựng qua các năm..................................61
Hình 2.5: GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010...................................63
III. BẢNG

Bảng 1.1: Ma trận EFE............................................................................................30
Bảng 1.2: Ma trận IFE.............................................................................................32
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp mơi trường kinh doanh bên ngồi...................................38
Bảng 1.4: Ma trận SWOT........................................................................................39
Bảng 1.5: Ma trận QSPM........................................................................................41
Bảng 2.1: Một số chỉ số kinh doanh của công ty.....................................................52
Bảng 2.2: Các con ty con của các Tổng công ty trong lĩnh vực xây dựng dân dụng,
công nghiệp.............................................................................................................70
Bảng 2.3: Tổng hợp so sánh các số liệu chính về các cơng ty con trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng dân dụng của các Tổng Công ty...........................................................71
Bảng 2.4: Tình hình xây dựng tại các khu đơ thị.....................................................75
Bảng 2.5: Nội dung đánh giá theo các tiêu chí năng lực cốt lõi...............................83
Bảng 3.1: Ma trận SWOT........................................................................................86


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu
phát triển ngành xây dựng là rất cần thiết. Nó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân,
nhu cầu của một đoàn thể mà còn là bộ mặt của một quốc gia. Phát triển ngành xây
dựng bền vững còn đem lại sự tin tưởng cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế mà các Cơng ty kiến trúc và xây dựng được
thành lập và hoạt động ngày càng nhiều. Đang dần tạo nên một môi trường cạnh

tranh gay gắt. Rất nhiều Công ty thành công nhưng cũng rất nhiều Công ty thất bại,
phải rời khỏi ngành.
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, suy thối. Tài chính, tín dụng thắt chặt, ngành
bất động sản lâm vào khủng hoảng, trì trệ. Hàng loạt doanh nghiệp ngành xây dựng
đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản.
Tổng Công Ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) được thành lập từ
năm 1974, trải qua gần 40 năm phát triển, từ những đơn vị sản xuất đất sét nung thủ
công, Tổng Viglacera đã trở thành Tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vật
liệu xây dựng tại Việt Nam và có những bước tiến táo bạo trong lĩnh vực phát triển
hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. Hiện này, Tổng
Viglacera bao gồm trên 40 đơn vị thành viên và gần 15.000 lao động.
Công ty Đầu tư hạ tầng và đơ thị Viglacera (VCI) là một đơn vị hạch tốn
phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty Viglacera. Sau một thời gian phát triển nhanh
chóng, thị trường bất động sản đã đóng băng, khủng hoảng kinh tế tồn cầu dẫn tới
nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản. Để thích ứng với
mơi trường hiện tại, Cơng ty VCI cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm
tận dụng tốt nhất những lợi thế sẵn có và các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro
để phát triển VCI vững mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trong nước và quốc tế,
vượt qua thời kỳ khủng hoảng hiện tại. Công ty đầu tư hạ tầng và đơ thị Viglacera
(VCI) cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm tận dụng tốt nhất những lợi
thế sẵn có và các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro trong thời điểm khủng hoảng


ii

để phát triển VCI vững mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.
Với ý nghĩa đó, em chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty
Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera (VCI)”. Bản luận văn này hướng tới nghiên
cứu, phân tích các điều kiện thực tế của môi trường trong và ngoài doanh nghiệp,

trên cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh. Từ những tổng hợp các
yếu tố lợi thế, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ đưa ra một số chiến lược kinh
doanh hợp lý và lựa chọn những chiến lược kinh doanh lý tưởng cho cơng ty trong
giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương. Nội dung chính của mỗi chương được trình bày
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận để xây dựng chiến lược kinh doanh.
Chương 2: Phân tích đánh giá mơi trường bên ngồi và mơi trường bên
trong cơng ty.
Chương 3: Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho VCI .
Chiến lược của doanh nghiệp
Khái niệm chiến lược
“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Strategos” dùng trong
quân sự có nghĩa là “vị tướng”. Ban đầu được sử dụng trong quân đội chỉ với nghĩa
đơn giản để chỉ vai trò chỉ huy, lãnh đạo của các tướng lĩnh, sau dần được phát triển
mở rộng thuật ngữ chiến lược để chỉ khoa học nghệ thuật chỉ huy quân đội, chỉ
những cách hành động để đánh thắng quân thù (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang
16). Theo thời gian, đến nay chiến lược được sử dụng phổ biến trong kinh doanh
với nhiều cách tiếp cận tùy theo quan điểm của mỗi tổ chức.
Thuật ngữ “chiến lược” thường được dùng theo 3 nghĩa phổ biến. Thứ nhất,
là các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt
được mục tiêu. Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực
cần sử dụng để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều hành việc thu nhập, sử
dụng và bố trí các nguồn lực này. Thứ ba, xác định các mục tiêu dài hạn và lựa chọn


iii

các đường lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục

tiêu này.
Về nhiều phương diện, chiến lược trong kinh tế giống chiến lược quân sự, đó
là cả hai đều sử dụng những điểm mạnh của mình để khai thác điểm yếu của đối
thủ. Sự khác nhau cơ bản của chúng là trong kinh tế chiến lược được hình thành,
thực thi và đánh giá với giả thiết có cạnh tranh, trong chiến lược quân sự dựa trên
giả thiết có mâu thuẫn đối kháng.
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược
là việc xác định định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn,
ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong
một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và
đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.
Định hướng chiến lược kinh doanh là q trình sử dụng phương pháp, cơng
cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và
từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược xác định.
Bản chất của hoạch định chiến lược là xây dựng bản chiến lược cụ thể trong
một thời kỳ xác định nào đó. Tồn tại sự khác nhau giữa hoạch định chiến lược và
xây dựng kế hoạch. Chúng khác nhau ở phương pháp xây dựng: nếu xây dựng một
bản kế hoạch chủ yếu dựa vào quá khứ và kinh nghiệm thì hoạch định chiến lược
khơng chỉ dựa vào các dữ kiện trong quá khứ, hiện tại mà phụ thuộc rất nhiều vào
dự báo tương lai. Vậy sự khác biệt về mặt bản chất và kế hoạch là: kế hoạch mang
tính chất tĩnh và bị động thì chiến lược lại mang tình động và chủ động tấn cơng.
Quy trình xây dựng chiến lược theo trình tự 5 bước như sau:
Bước 1: Phân tích mơi trường kinh doanh
- Phân tích và dự báo mơi trường bên ngồi, quan trọng nhất là phân tích và
dự báo về thị trường. Cần phải dự báo các yếu tố mơi trường có ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong các thời kỳ chiến lược và đo lường các
chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của chúng.


iv


- Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về mơi trường bên ngồi. Các thơng
tin tổng hợp kết quả phân tích và dự báo mơi trường bên ngồi cần tập trung đánh
giá các cơ hội, thách thức, rủi ro… có thể xẩy ra trong một thời kỳ chiến lược.
- Phân tích đánh giá và phán đốn đúng mơi trường bên trong của doanh
nghiệp. Đánh giá phải toàn diện, có hệ thống, đặc biệt chú trọng tới các bộ phận
quan trọng như tình hình tài chính, Nhân sự, Marketing..
- Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá và dự báo môi trường bên trong
doanh nghiệp, thường là tập trung xác định điềm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
so với các đối thủ cạnh tranh trong các thời kỳ chiến lược.
Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh
Sau khi đã phân tích mơi trường kinh doanh và nghiên cứu quan điểm, mong
muốn, ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp. Để chiến lược đưa ra có tính khả thi cần phải
hoàn thành và đánh giá lại các mục tiêu, triết lý kinh doanh cũng như quan điểm của
lãnh đạo doanh nghiệp.
Bước 3: Hình thành các phương án chiến lược
Hình thành một hay nhiều phương án chiến lược. Việc hình thành một hay
nhiều phương án chiến lược không phụ thuộc vào ý muốn của những người làm
chiến lược mà phụ thuộc vào phương pháp hoạch định cụ thể đã lựa chọn.
Bước 4: Quyết định chiến lược tối ưu
Quyết định chiến lược tối ưu cho từng thời kỳ chiến lược. Việc quyết định
lựa chọn chiến lược tối ưu cũng phụ thuộc và phương pháp hoạch định chiến lược.
Là phương pháp so sánh, tranh luận và lựa chọn phương án tốt nhất trong nhiều
phương án xây dựng.
Bước 5: Xác định nhiệm vụ thực hiện chiến lược đã chọn
Chương trính hóa, cụ thể hóa các chiến lược đã chọn với hai mục tiêu chính:
- Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược thành các chương trình, phương án, dự án.
Cơng ty Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Viglacera là đơn vị hạch tốn phụ thuộc
của Tổng Cơng ty Thủy tinh và Gốm xây dựng; có con dấu, có tài khoản phù hợp
với phương thức hạch toán; được tổ chức theo Điều lệ của Tổng Công ty và theo

Điều lệ riêng của Công ty do Hội đồng Quản trị Tổng Công ty phê chuẩn;


v

Công ty Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Viglacera có trụ sở chính đặt tại tầng 12A
– Tịa nhà VIGLACERA TOWER – Mễ Trì – Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty Đầu tư Hạ tầng và Đô thị
Viglacera – VCI là đầu tư, xây dựng dân dụng, cụ thể vào các khu nhà ở, khu đơ
thị. Ngồi ra, cơng ty cịn đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng khu cơng nghiệp
và các ngành nghề xây dựng khác có liên quan.
Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây
dựng và được điều hành bởi Giám đốc Công ty. Bộ máy của Công ty gồm Giám
đốc, các Phó Giám đốc, Kế tốn trưởng, các Phòng Ban nghiệp vụ (Phòng Dự án
đầu tư, Phòng Tài chính – Thương mại, Phịng Kế hoạch – Kỹ thuật, Phịng Tổ chức
– Hành chính) và các Xí nghiệp xây lắp trực thuộc (Xí nghiệp xây lắp số 1, Xí
nghiệp xây lắp số 2).
VCI định hướng sẽ trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng của lĩnh vực bất động sản trong đó tập trung triển khai xây dựng, khai thác và
vận hành các khu đô thị, khu công nghiệp. Cùng với Viglacera Land, VCI trở thành
thương hiệu phổ biến và có uy tín trên thị trường đầu tư xây dựng Thủ đô và cả
nước.
Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các cơ hội cũng như
đe dọa từ môi trường bên ngồi bằng phương pháp SWOT để phân tích kỹ hơn. Từ
đó ta đưa ra các chiến lược cụ thể.
Dịch vụ xây dựng của công ty thể hiện qua chất lượng các sản phẩm do công
ty tạo ra. Đối với khách hàng, sản phẩm nhà ở và khu cơng nghiệp địi hỏi cao về
mặt thẩm mỹ, tính tiện ích. Bên cạnh đó, vấn đề vận hành các khu đơ thị, khu cơng
nghiệp cũng cần phải được chú trọng. Chỉ có vận hành tốt mới tạo được cảm giác
yên tâm cho khách hàng sử dụng.

- Luôn giữ các mối quan hệ cần thiết với các doanh nghiệp liên kết chính, đặc
biệt là các đơn vị thành viên trong tổng công ty.
Phát triển Marketing phải gắn liền với tăng số lượng khách hàng là chiến lược
mà Công ty lựa chọn. Hiện nay nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng và đối tác do ban
giám đốc cơng ty và phịng đầu tư thực hiện. Chiến lược về marketing thể hiện:


vi

Nhìn chung, quá trình đổi mới đã mang lại nhiều thành tựu lớn lao, mang lại
nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
So với nhiều ngành khác, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện vẫn chưa có
nhiều đổi mới trong cơng tác quản trị chiến lược, vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa
thực sự xây dựng cho mình một chiến lược phát triển có hiệu quả. Với các doanh
nghiệp có xây dựng chiến lược kinh doanh thì thường dựa trên phương pháp kinh
nghiệm, trực giác chủ quan của lãnh đạo,chưa có sự phân tích đầy đủ về mơi trường
kinh doanh bên trong và bên ngồi doanh nghiệp một cách có hệ thống, chưa sử
dụng các công cụ hoạch định chiến lược để có được sự đánh giá khách quan và lựa chọn
một chiến lược tối ưu cho con đường phát triển của mình. Đó là điều rất lãng phí.
Trước những bước chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của sự
hội nhập với khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đều phải đối diện với
một thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh: cạnh tranh với các đối thủ, và cạnh tranh
với chính những hạn chế và điểm yếu trong bản thân mình để vươn lên khẳng định
và phát huy chỗ đứng trên thị trường. Những điều kiện thuận lợi và cơ hội do chính
sách, chủ trương của Đảng và nhà nước và quá trình hội nhập mang lại, những thế
mạnh chiến lược nổi trội của doanh nghiệp… tất cả đều cần có sự nhìn nhận và
đánh giá một cách khách quan và có hệ thống.
Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh
Công ty Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Viglacera (VCI)” sẽ giúp cho lãnh đạo của Công
ty nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng tối đa những thế mạnh của mình để khắc

phục những điểm yếu, hạn chế các rủi ro sẽ gặp trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã tiến hành phân tích và đánh giá về
mơi trường bên trong và bên ngồi của cơng ty; áp dụng ma trận SWOT để đánh giá
và hình thành các chiến lược khả thi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong
thời gian tới; sử dụng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn phương án chiến lược
tối ưu cho VCI; đưa ra một số giải pháp và kế hoạch thực hiện chiến lược. Đây sẽ là
các chiến lược chủ đạo áp dụng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của VCI
trong thời gian tới./.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu
phát triển cơ sở hạ tầng công cộng và phục vụ dân sinh là rất cần thiết. Nó khơng
chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhu cầu của một đồn thể mà cịn là bộ mặt của một
quốc gia. Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững còn đem lại sự tin tưởng cho nhiều nhà
đầu tư nước ngồi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế mà các Công ty
kiến trúc và xây dựng được thành lập và hoạt động ngày càng nhiều. Đang dần tạo
nên một môi trường cạnh tranh gay gắt. Rất nhiều Công ty thành công nhưng cũng
rất nhiều Công ty thất bại, phải rời khỏi ngành.
Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
đang lâm vào thời kỳ khủng hoảng, suy thối. Tài chính, tín dụng thắt chặt, ngành
bất động sản lâm vào khủng hoảng, trì trệ. Hàng loạt doanh nghiệp ngành xây dựng
đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản.
Tổng Công Ty Thủy Tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) được thành lập từ
năm 1974, trải qua gần 40 năm phát triển, từ những đơn vị sản xuất đất sét nung thủ
công, Tổng Viglacera đã trở thành Tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất vật
liệu xây dựng tại Việt Nam và có những bước tiến táo bạo trong lĩnh vực phát triển

hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. Hiện này, Tổng
Viglacera bao gồm trên 40 đơn vị thành viên và gần 15.000 lao động.
Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera (VCI) là một đơn vị hạch tốn
phụ thuộc, trực thuộc Tổng Cơng ty Viglacera. Sau một thời gian phát triển nhanh
chóng, thị trường bất động sản đã đóng băng, khủng hoảng kinh tế tồn cầu dẫn tới
nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản. Để thích ứng với
mơi trường hiện tại, Cơng ty VCI cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm
tận dụng tốt nhất những lợi thế sẵn có và các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro
để phát triển VCI vững mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trong nước và quốc tế,
vượt qua thời kỳ khủng hoảng hiện tại. Công ty đầu tư hạ tầng và đơ thị Viglacera
(VCI) cần phải có chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm tận dụng tốt nhất những lợi


2

thế sẵn có và các cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro trong thời điểm khủng hoảng
để phát triển VCI vững mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trong nước và quốc tế.
Với ý nghĩa đó, em chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty
Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera (VCI)”. Bản luận văn này hướng tới nghiên
cứu, phân tích các điều kiện thực tế của mơi trường trong và ngồi doanh nghiệp,
trên cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh. Từ những tổng hợp các
yếu tố lợi thế, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ đưa ra một số chiến lược kinh
doanh hợp lý và lựa chọn những chiến lược kinh doanh lý tưởng cho công ty trong
giai đoạn từ nay đến năm 2020.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh, các
mơ hình phân tích mơi trường bên ngồi và bên trong doanh nghiệp, quy trình xây
dựng chiến lược kinh doanh, nhằm lựa chọn một chiến lược kinh doanh tối ưu cho
doanh nghiệp.

- Áp dụng lý thuyết về chiến lược kinh doanh vào thực tế hoạt động của VCI
để xây dựng và lựa chọn cho VCI một chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Đặc biệt tạo hiệu quả về mặt kinh tế, kinh doanh cho công ty.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình xây dựng và quản trị
chiến lược để Công ty thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược kinh doanh của Công ty VCI giai đoạn
2013- 2020.
Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi các công ty, tổng công ty trong ngành
xây dựng trong nước. Đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp tại các địa phương
mà Công ty xác định là thị trường mục tiêu như là Hà Nội và các tỉnh phía bắc.
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu:
-

Thứ cấp: 8 năm từ năm 2006 tới năm 2013

-

Sơ cấp: Thu thập từ tháng 01 năm 2013 tới tháng 09 năm 2013

Thời gian ứng dụng nghiên cứu: Giai đoạn 2013-20120


3

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Quy trình nghiên cứu

THU THẬP SỐ LIỆU


SỐ LIỆU SƠ
CẤP

PHÂN TÍCH MƠI
TRƯỜNG NỘI
BỘ

SỐ LIỆU THỨ
CẤP

PHÂN TÍCH MƠI

PHÂN TÍCH MƠI

TRƯỜNG VĨ MƠ

TRƯỜNG
NGÀNH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CHO CƠNG TY VCI

4.2. Phương pháp thu thập số liệu
4.2.1.Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
Gửi phiếu điều ra qua email cho các khách hàng, đồng nghiệp, chuyên gia
trong ngành nhằm mục đích đánh giá sự tác động của các yếu tố bên ngồi và cái
nhìn khách quan về điểm mạnh, điểm yếu của công ty.
Gửi trực tiếp mẫu phiếu điều tra tới các thành viên trong Công ty bao gồm 80
nhân viên và cộng tác viên để thu thập đánh giá thông tin về điểm mạnh, điểm yếu

của Công ty trong thời gian hoạt động.


4

Nội dung phiếu đánh giá: Lượng hóa tác động của các yếu tố bên ngoài và bên
trong doanh nghiệp đang nghiên cứu. Phân loại mức độ mạnh yếu về các yếu tố nội
bộ của Công ty VCI và sự phản ứng của Cơng ty với mơi trường bên ngồi.
Kết quả tác giả nhận được 20 phiếu trả lời qua thư điện tử và 80 phiếu tick
trực tiếp.
  Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn giám đốc Công ty để xác định quan điểm, tầm nhìn, sứ mạng, mục
tiêu và những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đang gặp phải, biết điểm mạnh,
điểm yếu của Công ty và mong đợi của giám đốc với Cơng ty là gì? phỏng vấn kế
tốn trưởng Cơng ty để biết về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công
ty từ năm 2012 tới tháng 6-2013.
4.2.2 .Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu phân tích nội bộ lấy từ dữ liệu của Công ty VCI, hồ sơ năng lực và các
bản báo cáo năm của Cơng ty từ năm 2008 tới 2012
Số liệu phân tích mơi trường bên ngồi lấy từ các nguồn như:
-

Thơng tin từ Internet: các thơng tin về tình hình kinh tế, chính trị, luật
pháp, thơng tin ngành xây dựng kiến trúc…

-

Các báo cáo từ phía Cơng ty, tổng Cơng ty xây dựng khác.

-


Các số liệu thu thập được công bố trong vòng 5 năm, từ năm 2008 2013.

4.2.3. Xử lý dữ liệu
Số liệu thu thập được phân loại, tổng hợp dựa vào phần mềm Excel. Sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, thống kê suy luận, thống kê phân tích để đánh giá và
phân tích số liệu và đưa ra kết luận.


5

4.3. Khung lý thuyết

Môi trường vĩ mô
Môi trường ngành
Môi trường nơi bộ

Tiêu chí liên
quan đến lựa
chọn chiến lược
kinh doanh

Điểm mạnh
Điểm yếu

Phương pháp SWOT

Cơ hội

Phương pháp lựa chọn chiến

lược kinh doanh

Thách thức

Mơi trường nội bộ
Mơi trường ngồi

Phương pháp QSPM
Dịch vụ xây dựng
Marketing
Nguồn nhân lực
Tài chính
Nghiên cứu

Giải pháp thực
hiện chiến lược
kinh doanh

Chiến
lược
kinh
doanh
cho
VCI


6

4.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp cụ thể: phân tích, so sánh và tổng hợp (Descriptive Analysis –
phân tích mơ tả).
Số liệu được sử dụng trong luận văn: số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.
5. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty, tổng công ty ngành xây
dựng và một số lĩnh vực khác đã có nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu ở
những góc độ khác nhau. Cụ thể đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
1. Lê Thị Huyền(2011). Đại học kinh tế quốc dân. “Định hướng chiến
lược phát triển cho Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc, kỹ thuật và môi
trường NDC đến năm 2015”. Ở luận văn này tác giả đã nêu ra cách phân loại
chiến lược theo những góc độ khác nhau phụ thuộc vào tính chất và phạm vi áp
dụng, phân loại theo cấp độ chiến lược, theo quy trình quản lý… Các quan điểm xây
dựng chiến lược kinh doanh bao gồm: khai thác thế mạnh mà doanh nghiệp có
được, giảm rủi do trong kinh doanh. Các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh
bao gồm việc phân tích mơi trường bên ngồi, mơi trường nội bộ doanh nghiệp.
Mơi trường bên ngồi bao gồm mơi trường quốc gia, quốc tế và môi trường khu
vực, môi trường ngành theo lý thuyết 5 lực lượng cạnh tranh của Michel Porter. Sử
dụng mơ hình 7S để phân tích mơi trường bên trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó,
tác giả đã xây dựng ma trận IFE, EFE để lượng hoá các yếu tố tác động từ môi
trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Xây dựng ma trận SWOT để làm căn
cứ xây dựng các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau đó dùng mơ hình lựa
chọn chiến lược QSPM để đánh giá lượng hoá và lựa chọn chiến lược tốt nhất. Cuối
cùng tác giả đã đưa ra các giải pháp chức năng để thực hiện chiến lược lựa chọn.
2. Nguyễn Văn Hiệp (2010). Đại học kinh tế quốc dân . “Định hướng
chiến lược phát triển của Công ty cổ phần 26 giai đoạn 2011-2015” . Luận văn đã
trình bày các vấn đề cơ bản về phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho
doanh nghiệp bao gồm: khái niệm chiến lược, vai trò chiến lược và các cấp độ có


7


thể có của chiến lược. Phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi của doanh
nghiệp. Sử dụng mơ hình chuỗi giá trị(Value Chain) để phân tích mơi trường nội bộ
của doanh nghiệp qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp. Phân tích mơi trường bên
ngồi doanh nghiệp qua các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp. Tác giả đã khái
quát xu hướng phát triển của thị trường dệt may, da giày Việt Nam ( xu hướng
ngành của doanh nghiệp đang nghiên cứu). Nêu ra tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu
chiến lược của Công ty giai đoạn 2011-2015. Từ đó tác giả đã tổng kết điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp và các cơ hội cũng như thách thức từ bên ngoài đối với
hoạt động kinh doanh của công ty. Đưa ra ma trận SWOT để lựa chọn chiến lược
kinh doanh cho doanh nghiệp.
3. Nguyễn Mạnh Thắng(2010). Đại học kinh tế quốc dân. “Định hướng
chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải& dịch vụ hàng hóa Hà Nội
giai đoạn 2011- 2015” Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và đưa ra các
bước xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nêu ra những mơ hình
phân tích mơi trường nội bộ, mơi trường bên ngồi để rút ra những thuận lợi, khó
khăn đối với doanh nghiệp. Nêu ra các thách thức và cơ hội từ mơi trường bên
ngồi. Dựa trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình đưa ra một số kiến nghị để xây dựng và thực hiện chiến
lược kinh doanh cho doanh nghiệp, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị cho
ngành, nhà nước mà chưa đưa ra kiến nghị cho doanh nghiệp: Các biện pháp để
doanh nghiệp hoạt động tốt và thực hiện tốt chiến lược đề ra? Các giải pháp chức
năng về cơ cấu tổ chức, hành chính, nhân sự, Marketing để thực hiện cho chiến lược
lựa chọn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Tổng hợp những vấn đề lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh cho một
doanh nghiệp.
- Làm rõ quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh, nhằm lựa chọn một
chiến lược kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp.




×