Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Xây dựng và phát triển tầm nhìn đổi mới tại công ty đầu tư hạ tầng và đô thị viglacera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.36 KB, 16 trang )

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN ĐỔI MỚI TẠI CÔNG TY ĐẦU
TƯ HẠ TẦNG VÀ ĐÔ THỊ VIGLACERA
I. VCI – Giới thiệu tổng quan
I.1. Tổng công ty Viglacera
Tổng công ty Viglacera được thành lập từ năm 1974 , là doanh nghiệp đi tiên phong
trong lĩnh vực sản xuất gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu chịu lửa,
gạch ngói cao cấp…Sau hơn một phần ba thế kỉ, Viglacera hôm nay đã là một Tổng công
ty lớn với trên 30 đơn vị thành viên đi đầu trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Tổng
công ty còn đi đầu trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, siêu thị, hạ tầng đô
thị và hạ tầng khu công nghiệp, thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp,
đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng, đào tạo công nhân
kỹ thuật và bồi dưỡng cán bộ quản lý trong lĩnh vực công nghiệp vật liệu xây dựng, hay
xuất khẩu chuyên gia và lao động,…
Trong những năm gần đây, Tổng công ty Viglacera đặc biệt phát triển mạnh về lĩnh
vực đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị. Trong đó phải kể
đến những khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Hải Yên – Móng Cái – Quảng Ninh,
Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh hay Khu đô
thị lớn như Khu đô thị Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội, Khu đô thị Yên Phong, Khu đô thị tại
Tây Mỗ, Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội, Khu nhà ở 671, Khu nhà ở 628 Hoàng Hoa
Thám, Khu nhà ở Đại Mỗ – Hà Nội, Khu nhà ở Hoàn Sơn – Bắc Ninh, Tổ hợp thương mại,
khách sạn, văn phòng và nhà ở cao cấp tại số 1 Đại lộ Thăng Long, Hà Nội, Tổ hợp thương
mại, văn phòng và căn hộ cao cấp tại TP Bắc Ninh…
I.2. VCI – Công ty Đầu tư hạ tầng và Đô thị Viglacera
Ngày 24/10/2006, để đáp ứng yêu cầu và quy mô phát triển của Tổng công ty,
được sự đồng ý của Bộ Xây dựng, Tổng công ty Viglacera đã thành lập Công ty Đầu tư
hạ tầng và Đô thị Viglacera với tên giao dịch quốc tế là Viglacera Infrastructure and
Urban Investment Company (viết tắt là VCI). VCI được thành lập trên cơ sở tổ chức lại
Ban quản lý các dự án Đầu tư Hạ tầng và Đô thị của Tổng công ty Viglacera.


Theo điều lệ tổ chức và hoạt động, VCI là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công


ty Viglacera, có con dấu, có tài khoản phù hợp với phương thức hạch toán; được tổ chức theo
Điều lệ của Tổng công ty và theo Điều lệ riêng của Công ty do Hội đồng quản trị Tổng công
ty phê duyệt.
Nằm trong quỹ đạo và chiến lược phát triển chung của Tổng công ty Viglacera, VCI
có chức năng nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng dự án, đầu tư vào các công trình hạ tầng đô thị, dân dụng và khu công
nghiệp;
2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
3. Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kĩ thuật hạ tầng
đô thị và khu công nghiệp;
4. Kinh doanh bất động sản
5. Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Tổng
công ty, phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Bộ máy của Công ty gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng, các
Phòng, Ban nghiệp vụ và các Xí nghiệp xây lắp trực thuộc. Sự chỉ đạo của ban lãnh đạo
công ty và mối quan hệ giữa các đơn vị chức năng trong Công ty như sau:


Cơ cấu của VCI được hình thành theo hình thức tập trung và quyền ra quyết định
chính thức đối với những vấn đề quan trọng của Công ty đều thuộc về Ban giám đốc
Công ty và các Trưởng phòng chức năng. Ngay từ những ngày đầu được thành lập cho
đến nay cơ cấu này đã chứng minh tính hợp lý của nó bởi theo điều lệ thành quy định thì
VCI là đơn vị hạch toán trực thuộc Tổng công ty Viglacera và chịu sự chỉ đạo của Tổng
công ty về việc xây dựng phương án, chiến lược kinh doanh, nhân sự,…
VCI cũng là một trong 8 thành viên của Viglacera Land – Ban Kinh doanh bất
động sản của Tổng công ty Viglacera.
Mặc dù đã có quyết định thành lập từ cuối tháng 10/2006 nhưng VCI chỉ chính
thức đi vào hoạt động từ 1/1/2007. Và những ngày cuối năm 2006 ấy thực sự là những
tháng ngày vất vả và đáng nhớ của ban lãnh đạo và các nhân viên ban đầu của VCI. Khi



đó, VCI chỉ có 15 lãnh đạo và nhân viên. Số lãnh đạo và nhân viên không nhiều, nhưng
chúng tôi lại phải đảm nhận một khối lượng công việc rất lớn và trong số chúng là
không ít những công việc không tên nhưng không thể thiếu và mất nhiều thời gian.
Giám đốc chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch phát triển của
công ty và cùng ban Giám đốc triển khai các dự án đầu tư. Phó giám đốc thứ nhất chịu
trách nhiệm giải quyết các thủ tục hồ sơ pháp lý và cấp phép cho từng dự án cụ thể. Phó
giám đốc thứ hai chịu trách nhiệm quản lý các Xí nghiệp xây lắp, các đội xây dựng và
các Ban quản lý dự án. Các đơn vị chức năng khác trong công ty đảm nhận các công
việc liên quan trực tiếp đến đơn vị mình như xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược
marketing, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển và đánh giá nhân sự, xây dựng
quy chế lương thưởng, xây dựng kế hoạch tài chính, … Từ Giám đốc, Phó giám đốc,
trưởng phòng đến nhân viên đều phải tham gia vào các việc chuẩn bị cho sự ra mắt và
chính thức đi vào hoạt động của công ty. Và chính những ngày cuối năm 2006, chính
những sự bận rộn trong công việc chung đã khiến cho các cán bộ, nhân viên trong công
ty cảm thấy dễ dàng làm quen, dễ dàng chia sẻ, dễ dàng thống nhất quan điểm với nhau
hơn, bởi tất cả cùng có chung một cảm nhận, họ là những người đặt nền móng đầu tiên
cho ngôi nhà chung của mình.
II. VCI – Phát triển tầm nhìn đổi mới
II.1. Khó khăn và thách thức
II.1.1. Về cấu trúc của công ty
Sơ đồ miêu tả cấu trúc của công ty ở trên cho thấy công ty được cấu trúc theo
phòng ban chức năng. Điều đó tốt trong việc cho phép sự chuyên môn hóa cao đối với
nhân viên và tạo điều kiện dễ dàng trong quản lý giám sát cho trưởng mỗi đơn vị, bộ
phận. Tuy nhiên, điều này đề dẫn đến hiện tượng làm việc cục bộ giữa các nhân viên
trong công ty. Họ có xu hướng tập trung vào mục tiêu của phòng ban mình hơn là phối
hợp với nhân viên từ các phòng ban khác. Bên cạnh đó, việc cấu trúc công ty theo phòng
ban chức năng cũng hạn chế khả năng mở rộng phạm vi kiến thức của nhân viên về các
hoạt động kinh doanh của VCI. Quan trọng hơn nữa, việc tổ chức cấu trúc công ty theo



phòng ban chức năng dễ dẫn đến những xung đột nội bộ cao và đem lại nhiều khó khăn
cho ban Giám đốc công ty trong việc phối hợp các phòng ban chức năng và ra các quyết
định chiến lược.
II.1.2. Vấn đề nhân sự
Nhân sự có lẽ là vấn đề khó khăn nhất đối với công ty trong thời điểm hiện tại.
Hiện nay, VCI có 82 nhân viên, trong đó chỉ có năm người sinh trước năm 1970, và còn
lại người sinh sau năm 1980 chủ yếu là các cán bộ trẻ có năng lực nhưng kinh nghiệm
còn thiếu.
Bên cạnh đó, do quy mô của công ty ngày càng mở rộng và phát triển nên nhu cầu
sử dụng nhân sự ngày càng nhiều và nhân viên được tuyển dụng càng ngày càng trẻ.
Hầu hết là những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Như vậy, đội ngũ nhân viên của VCI có tuổi đời trung bình còn rất trẻ. Tuổi trẻ có
rất nhiều lợi thế, nó đồng nghĩa với sự tự tin, năng động, sẵn sàng mạo hiểm và đối mặt
với thử thách. Nhưng tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với việc thiếu kinh nghiệm. Sự va chạm
cũng như mắc phải những sai lầm của những nhân viên trẻ trong công việc chưa nhiều,
mà con người ta lại học được nhiều từ những sai lầm hơn là thành công. Sự quá tự tin
trong công việc có thể dẫn đến sự chủ quan, bảo thủ. Quá năng động có thể dẫn đến việc
can thiệp cả vào những công việc không thuộc phạm vi phân quyền của mình. Việc sẵn
sàng mạo hiểm và đối mặt với thử thách có thể dẫn đến những quyết định liều lĩnh, nóng
vội gây thiệt hại cho công ty.
Cái gì cũng có tính hai mặt của nó, do vậy, những thách thức đối với vấn đề nhân
sự trong thời điểm hiện tại chính là việc tìm ra những phương pháp làm nguội những cái
đầu nóng đầy nhiệt tình tuổi trẻ và đưa nó vào đúng quỹ đạo của công việc. Đó còn là
việc làm sao xây dựng được những kế hoạch quản lý và phát triển nhân sự theo từng giai
đoạn phát triển của công ty sao cho chúng có thể đáp ứng được yêu cầu về nhân sự của
công ty cũng như của thị trường lao động.
II.1.3. Về chiến lược phát triển



Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển theo từng giai đoạn là rất quan
trong đối với mỗi tổ chức, công ty đặc biệt là với một công ty mới được thành lập như
VCI. Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của VCI rất chú trọng đến việc này. Tuy nhiên, như
đã đề cập ở trên, VCI là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty
Viglacera nên chiến lược phát triển của công ty phải nằm trong chiến lược phát triển
chung của Tổng công ty Vigalacera và quan trọng hơn nữa nó phải phù hợp với chiến
lược phát triển chung ấy và phải được Tổng công ty phê duyệt và uỷ quyền. Ví dụ, trong
đầu năm 2008, Ban lãnh đạo VCI đang triển khai thực hiện dự án về đầu tư vào khu
trung tâm thương mại Bắc ninh đến khi xong hết các thủ tục về đất, thiết kế kỹ thuật
vv... và tiến hành triển khai thi công xây dựng chắc chắn VCI sẽ hoàn thành tốt dự án đó
nhưng dự án này lại được Tổng công ty Viglacera quyết định chuyển cho Công ty xây
dựng Viglacerra thuộc Viglacera Land làm chủ đầu tư.Và VCI phải tuân thủ điều đó.
Điều này đã đặt ra một thách thức cho VCI đó là làm sao phải xây dựng được một
chiến lược phát triển vừa phù hợp với chiến lược phát triển chung của Tổng công ty
Viglacera lại vừa phát huy hết sức mạnh, nguồn lực và mang lại lợi ích tối đa cho VCI.
Đó là một thách thức và chở ngại không nhỏ đói với VCI nếu không muốn nói là rất lớn.
II.1.4. Về vấn đề tài chính
Cũng như phần lớn các doanh nghiệp nhà nước khác, VCI có nguồn vốn nhà nước
rất nhỏ, chủ yếu phải vay từ ngân hàng và huy động từ các tập thể, đối tác, cá nhân.
Trong khi nguồn vốn huy động chỉ thực hiện được trong một thời gian ngắn thì việc đầu
tư xây dựng lại đòi hỏi một thời gian dài vì vậy áp lực từ dòng vốn đầu tư là rất lớn.
Bên cạnh đó, cũng phát sinh việc tăng vốn đầu tư tại các dự án hiện tại do giá
nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường tăng bấp bênh không ổn định tăng, giảm liên
tục trong thời gian vừa qua và hiện tại. Thị trường được dự đoán là còn tăng nữa trong
thời gian tới nên đòi hỏi VCI phải dành một nguồn tài chính đáng kể cho những phát
sinh này.


II.1.5. Về những khó khăn và thách thức khác từ bên ngoài
Hiện tại, vẫn có một quan điểm truyền thống tại Việt Nam là các công ty mới

thành lập không được tin tưởng lắm nên VCI gặp khá nhiều khó khăn trong việc độc lập
đứng ra đấu thầu tư vấn, thi công xây lắp, đầu tư các công trình hạ tầng và đô thị ngoài
Tổng công ty.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng liên tục ban hành nhiều điều luật thắt chặt quản lý
hơn đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản. Đặc biệt là những qui
định về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp khi tham gia đầu tư. Do
vậy, VCI cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc vay, huy động vốn cũng như điều
chỉnh kế hoạch và chiến lược phát triển.
Mặt khác, tại Việt Nam cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản ngày càng trở nên
quyết liệt hơn khi mở rộng tiến trình hội nhập. Điều đó đặt ra những thách thức không
nhỏ cho VCI để làm sao vừa phải đạt được tôn chỉ là phải vừa đáp ứng được nhu cầu
chung của xã hội (tại thời điểm hiện tại là yêu cầu về giá thành xây dựng không quá cao)
lại vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng của các công trình xây dựng. Hơn nữa, các
khách hàng và đối tác ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn, chất
lượng của các công trình xây dựng. Phải đáp ứng được những yêu cầu này của họ thì
VCI mới có được yếu tố cạnh tranh trên thì trường bất động sản.
Tóm lại, là một công ty mới gia nhập ngành xây dựng VCI, cả trong quá khứ, hiện
tại và tương lai, VCI đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn để tồn tại và phát
triển. Những thách thức đang mở ra trước mặt và việc giải quyết được những khó khăn
thách thức đó là một bước tiến dài nhưng phải có trong sự tồn tại và phát triển của VCI.
III.3. Quá trình hình thành tầm nhìn hay còn gọi là sứ mệnh của doanh nghiệpVCI.
III.3.1 Tầm nhìn của VCI:
Như đã trình bày ở trên VCI ra đời trên nền tảng của một ban quản lý dự án của
Tổng công ty thực hiện các chức năng lập và quản dự án công trình nhà ở thấp tầng số
628 đường Hoàng Hoa Thám quận Ba Đình Thành phố Hà Nội, chuyển đổi mục đích sử
dụng từ văn phòng làm việc sang đất ở biệt thự và nhà vườn. Qua quá trình thực hiện dự


án năm 2007 VCI đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh chóng. Cụ thể là với cơ cấu tổ
chức con người với số lượng ban đầu là 15 cán bộ nhân viên thì đến nay đã là 82 người,

chủ yếu là kỹ sư trẻ và một số cán bộ có kinh nghiệm ở các đơn vị khác chuyển về VCI.
Từ một ban quản lý không có doanh thu thì đến cuối năm 2009 doanh thu các loại đã đạt
trên 300 tỷ, đến quý IV doanh thu đạt 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 100 tỷ
đồng, hiện đang triển khai trên 10 dự án khu đô thị và khu công nghiệp. Tỷ suất lợi
nhuận rất lớn đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển lớn mạnh của Tổng công ty. Qua đó
công ty đã có kinh nghiệm và thương hiệu của một Công ty đầu tư kinh doanh bất động
sản trên toàn quốc và thế giới thông qua các sản phẩm khu nhà ở và các khu công
nghiệp.
Trải qua hơn ba năm VCI hình thành và phát triển một cách không ngừng như đã
trình bầy ở trên. Do vậy Tổng công ty giao nhiệm vụ cho Công ty hoạch định chiến
lược phát triển từ năm 2010 đến năm 2015, VCI sẽ trở thành công ty hàng đầu của Tổng
công ty Viglacera và trên toàn quốc. Chiếm một thị trường lớn trong lĩnh vực kinh doanh
bất động sản và đầu tư hạ tầng đô thị cùng các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của
xã hội ngày càng phát triển, trong xu thế hội nhâp ngày nay.
Nhận định của cá nhân học viên đối với VCI. Với tất cả kinh nghiệm, sự hiểu biết,
sự gắn bó và tình yêu của mình với VCI, tôi tin rằng với những gì chúng tôi đã và đang
làm, đang nỗ lực ngày hôm nay thì từ 2 đến 5 năm nữa thôi VCI chắc chắn sẽ hoàn
thành sứ mệnh của mình và đạt được tầm nhìn có thương hiệu, “trở thành một công ty
hàng đầu của Tổng công ty Viglacera trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư
hạ tầng và đô thị” vì con đường đi của chúng tôi đang đi là con đường đúng hướng đúng
nhu cầu mục đích nhu cầu thiết yếu của Người dân hiện nay, đó là:
Việt Nam là một Đất nước đông dân, với số dân hơn 80 triệu Người. Mà với diện
tích nước ta hiện nay quá nhỏ, so với tỷ lệ đầu người/1m 2 (so với nước Trung Quốc tỷ lệ
này gấp 2.5 lần Người/1m2) Mà ai cũng biết chỉ có Người đẻ ra chứ đất không rộng ra.
Việc nữa không thể không tính đến là đất nước ta là đất nước mới bắt đầu phát triển,
đang trong thời gian đầu hoà nhập vào WTO. Do vậy thị trường xây dựng còn còn mênh


mông công việc chỉ sợ không đủ năng lực mà thôi, Tôi chưa nói đến việc phá dỡ các
công trình cũ xây dựng từ những năm 1975-1980 của thế kỷ trước để xây mới các chung

cư cao tầng đẹp hơn, phục vụ nhu cầu của ngưòi dân hiện nay. Nhưng mục đính chính
của công ty hiện nay và những năm tiếp theo mà VCI định hướng và phát triển là làm
các dự án khu đô thị và kinh doanh bất động sản cùng các dự án khu công nghiệp. Như
đã phân tích ở trên Đất nước ta là Đất nước có mật độ dân số cao tập trung chủ yếu ở
vùng đồng bằng và thành thị do đó việc phát triển các khu đô thị là thị trường tiềm năng
lớn. Không những thế kinh tế mấy năm chở lại đây không ngừng tăng trưởng, lượng tiền
trong dân rất nhiều. Mà nghề kinh doanh bất động sản của Việt Nam ta vẫn còn mới mẻ
và manh mún, trong khi đó người dân mấy năm nay có tiền đầu cơ vào thị trường bất
động sản đều có lãi. Ngoài ra hàng năm lượng tiền ngoại hối gửi về Việt Nam rất nhiều
chưa kể đến là Luật pháp Việt Nam đã thay đổi cho phép Người nước ngoài định cư tại
Việt Nam và Người Việt Nam hồi hương được mua nhà, đất...ví dụ dẫn chứng là VCI có
ba dự án: Dự án Khu nhà ở thấp tầng Đại Mỗ, Khu đô thị Tây Mỗ và Khu đô thị Xuân
Phương- Từ Liêm- Hà Nội ngay từ khi thủ tục pháp lý chưa xong mà Người dân đã đăng
ký mua hết. Ngoài phát triển hai hướng đi trên Tôi còn thấy huớng đi tập chung vào các
khu công nghiệp bây giờ và một vài năm tới là quá cần thiết và cấp bách, vì Nhà nước
đang thắt chặt các thủ tục đất đai cho các dự án Khu công nghiệp... Trong khi đó kinh
doanh đất đai làm chủ dự án Khu công nghiệp lúc này và tương lai là cực kỳ lợi nhuận
và mang ổn định lâu dài bền vững. Ví dụ dẫn chứng là giá thành 1m 2 cho các nhà đầu tư
thứ cấp vào thuê lại bây giờ chênh lệch khoảng 15-20USD/m 2 và nguồn thu kéo dài đều
hàng năm tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh...Vậy
thì con đường đi của Công ty và tầm nhìn VCI Tôi thấy hoàn toàn đúng đắn. Nhất là
trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, các nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài
nước đang đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, vì Việt Nam ta có nhiều điều luật đang được ưu đãi
và giá nhân công rẻ so với mặt bằng các nước trong khu vực. Nhìn một cách tổng quan
tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự phát triển và tăng trưởng của VCI một cách bền vững.
III.3.2. VCI kiến nghị với Tổng công ty:


Để đạt được tầm nhìn, hoạch định chiến lược và sự tăng trưởng một cách bền
vững trên, một cách khép kín theo một dây chuyền VCI đã và đang kiến nghị:

- Tăng cường tuyển dụng những kỹ sư trẻ có trình độ chuyên môn cao và yêu
nghề, bố trí hợp lý, có chính sách đãi ngộ hơn nữa nhất là các chuyên gia kinh tế trong
lĩnh vực bất động sản.
- Tổng công ty thành lập một ngân hàng cổ phần cho Người dân giao dịch một
cách thuận lợi, nhanh chóng và đôi bên cùng có lợi.
IV.4.Văn hóa VCI
IV.4.1 Văn hóa VCI
Như chúng ta đã biết, công ty là nơi mỗi nhân viên gắn bó và làm việc trong phần
lớn thời gian trong ngày. Nếu mỗi nhân viên thực sự cảm nhận và coi công ty là ngôi
nhà, là gia đình thứ hai của mình thì nhất định họ sẽ phấn đấu hết mình để xây dựng nó.
Chính văn hóa của công ty là một trong những động lực chính thúc đẩy nhân viên tận
tâm và gắn bó với công ty. Sau gần hai năm thành lập và phát triển, cán bộ và nhân viên
VCI cũng như các đối tác và khách hàng của chúng tôi đều thống nhất rằng tại VCI có
ba giá trị văn hóa nổi bật . l)Học hỏi 2) Hợp tác-hỗ trợ; và 3) Năng động-sáng tạo.( lấy
tiêu chí phục vụ khách hàng là sự phát triển của Công ty)
* Học hỏi: Do đội ngũ nhân sự của VCI hầu hết có tuổi đời còn rất trẻ nên ngay từ
đầu toàn công ty đã rất chú trọng đến giá trị văn hóa này. Công ty khuyến khích, ủng hộ
và sẵn sàng chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khóa học cho nhân viên của mình khi
thấy rằng kiến thức từ những khóa học đó góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả làm
việc của nhân viên trong công ty. Nhân viên VCI rất tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức
và kinh nghiệm. Họ học từ những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn. Họ
học từ bạn bè, đồng nghiệp - những người cùng làm việc với họ nhưng đến từ những môi
trường học tập, đào tạo hay có chuyên ngành, chuyên môn khác họ. Nói một cách khác,
thì nhân viên VCI học mọi nơi, mọi lúc, từ mọi người và cả từ những sai lầm của chính
bản thân họ.


* Hợp tác – hỗ trợ: Chính sự mở rộng quy mô đầu tư và tăng cường các dự án tại
VCI và giá trị văn hóa thứ nhất đã tạo nên giá trị văn hóa thứ hai này. Công việc thì
nhiều, nhân viên thì ít nên đòi hỏi sự hợp tác, hỗ trợ của nhân viên từ các phòng ban

chức năng. Và họ đã hợp tác hết mình, hỗ trợ hết mình, chia sẻ hết mình để tạo nên giá
trị văn hóa này của VCI. Các nhân viên trẻ không ngừng học tập từ các nhân viên đi
trước, những nhân viên đi trước sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những nhân viên mới
tuyển dụng. Khi phòng Tổ chức- Hành chính cần người lo công việc tổ chức các hoạt
động tập thể của công ty, nhân viên phòng Tài chính - Thương mại, phòng Kế hoạch –
Kỹ thuật và cả phòng Dự án – Đầu tư sẵn sàng ở lại giúp sức. Mỗi khi phòng dự án lập
một dự án mới, nhân viên các phòng khác sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến và ý
tưởng, ngay cả khi chưa kịp hỏi, họ đã đóng góp ý kiến vì họ biết đó là vì sự phát triển
và lớn mạnh của công ty. Và chúng tôi vẫn thường ví những hành động là góp thêm một
viên gạch để “lên tầng” ngôi nhà VCI.
* Năng động – sáng tạo: VCI luôn khuyến khích, ủng hộ và yêu cầu nhân viên
của mình không ngừng học hỏi vì điều đó kích thích, phát huy sự năng động, sáng tạo
của mỗi nhân viên. Sự năng động, sáng tạo với đầy nhiệt tình tuổi trẻ của mỗi nhân viên,
đặc biệt là nhân viên mới khi được kiểm chứng qua kiến thức chuyên môn và thực tiễn
công việc có giá trị đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty. Qua những buổi họp
công ty, họp phòng hay sinh hoạt tập thể, trực tiếp hoặc gián tiếp và bằng nhiều cách
khác nhau đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty luôn khuyến khích nhân viên “Năng
động – năng động hơn nữa; Sáng tạo – sáng tạo hơn nữa”. Chính sự thống nhất trong
cách làm đó đã khiến cho nhân viên toàn công ty luôn tự tin, năng động, sáng tạo và hơn
thế nữa nó thu hẹp khoảng cách giữa lãnh đạo với lãnh đạo, giữa lãnh đạo với nhân viên
và giữa nhân viên với nhân viên. Điều đó hạn chế những xung đột không đáng có trong
nội bộ công ty, và tạo nên sự đoàn kết, ổn định trong công ty – những điều rất cần thiết
đối với một công ty mới thành lập.
IV.4.2 Văn hóa VCI – Tồn tại


Những nét giá trị văn hóa trên đã, đang và sẽ đóng góp rất lớn cho sự tồn tại và
phát triển của VCI. Tuy nhiên, còn một điểm mà mỗi nhân viên VCI vẫn đang mong mỏi
và sẽ cố gắng hiện thực hóa - đó là việc tổ chức các hoạt động chung.
Văn hóa được tạo nên từ mỗi cộng đồng nên việc tổ chức các hoạt động chung

của VCI là rất cần thiết. Trong hơn hai năm qua, công việc bộn bề của những ngày đầu
thành lập cứ cuốn tất cả chúng tôi, từ Giám đốc tới Nhân viên vào guồng của nó nên
chúng tôi không có cả thời gian cho riêng mình chứ chưa nói đến hoạt động chung. Dẫu
vậy, VCI vẫn dành những buổi đi nghỉ mát trong năm để tạo điều kiện cho mọi người
nghỉ ngơi và giao lưu để mọi người biết rõ về nhau hơn, để những nhân viên mới dễ
dàng hòa nhập hơn với các hoạt động của công ty. Trong tương lai, nhất định những buổi
sinh hoạt chung, những câu lạc bộ theo sở thích sẽ có những đóng góp rất lớn cho sự
phát triển của công ty.
Như đã phân tích ở trên văn hoá của VCI cũng ít nhiều ảnh hưởng đến nét văn hoá
chung của Tổng công ty. Mà Tổng công ty đã có chuyền thống lâu đời về sản xuất vât
liệu là chính. Do vậy cần phải thay đổi dần dần để phù hợp với với chức năng nghành
nghề kinh doanh của Công ty.
V.V. Phân tích và nhận định văn hoá của VCI và tương lai:
Toàn bộ những giá trị tinh thần mà VCI tạo ra trong quá trình SXKD tác động tới
tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của VCI.
VHDN VCI gắn với đặc điểm từng dân tộc, miền vùng trong từng giai đoạn phát triển
cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất phong phú, đa dạng. Song
VHDN VCI cũng không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện rõ một
cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ
trong DN, mà cả trong sản phẩm và dịch vụ của VCI, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội
dung và chất lượng. VHVCI là cơ sở của toàn bộ các chủ trương, Hoạch định chiến lược
và tầm nhìn cho đến biện pháp cụ thể trong SXKD của VCI, chi phối kết quả SXKD của
VCI. Như đã trình bầy ở trên văn hoá của VCI đã thay đổi một cách đáng kể để phù hợp
với sản xuất kinh doanh, thay đổi từ phong thái đến giao tiếp. Thay đổi từ phương thức


sản xuất đến tư duy tầm nhìn của lãnh đạo. Thay đổi từ nội dung các họp tới sản phẩm
cho khách hàng vv...Với những những nét thay đổi từ tư duy của Giám đốc đến từng Cán
bộ công nhân viên thì VCI sẽ thu được những thành quả đã vạch ra đến năm 2012.


VI.6. Kế hoạch hành động:
Bài viết này không hướng tới việc đề ra các mục tiêu hay chiến lược kinh doanh
cho VCI mà nhằm mục đích đề ra những thay đổi cần thiết, dự đoán những lực cản có
thể có đối với những thay đổi trên và tìm ra cách tốt nhất để tạo động lực cho đội ngũ
nhân viên nhằm nâng cao hiệu suất của công ty.
VI.6.1. Những thay đổi cần thiết
Về cơ cấu và cấu trúc của công ty: Chỉ sau hơn hai năm thành lập, VCI đã phát
triển với một tốc độ rất nhanh. Đội ngũ nhân viên tăng từ 15 lên 82 người và trong cuối
năm 2010 này nhân sự của công ty theo kế hoạch sẽ lên tới con số 126 người, kế hoạch
2011 là 178 người. Số lượng dự án cũng rất nhiều và được triển khai ở nhiều tỉnh thành
trong cả nước như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, …Do vậy, đã đến lúc cơ cấu
của công ty chuyển dần từ cơ cấu tập trung sang cơ cấu phân quyền. Vì chỉ một mình
Ban giám đốc sẽ rất khó đưa ra những quyết định mang tính chiến lược mà nó cần có sự
tham gia ra quyết định của đội ngũ lãnh đạo cấp thấp hơn. Trong một vài năm tới, mặc
dù số lượng nhân viên sẽ tăng nhưng công ty sẽ hướng tới một cơ cấu gọn nhẹ ít cấp
bậc. Bên cạnh đó, do số lượng dự án với khối lượng công việc tăng lên, nên công ty
hướng tới cấu trúc ma trận kết hợp cấu trúc phòng ban chức năng với nhóm dự án. Cấu
trúc này sẽ phát huy được nguồn lực và tận dụng tối đa khả năng chuyên môn của mỗi
nhân viên.
Về chiến lược phát triển: Hiện tại chỉ Công ty và các phòng ban chức năng chịu
trách nhiệm lập kế hoạch, chiến lược phát triển 1 năm theo từng giai đoạn dài hơn của đơn
vị mình và kế hoạch chung của công ty. Nhưng trong thời gian tới, ngoài những kế hoạch
đó, các phòng ban đặc biệt cần phải lập cả những kế hoạch chi tiết hơn và theo từng giai
đoạn ngắn hơn như theo từng tháng và và quý từng dự án. Ngoài ra, các nhân viên cũng


cần phải lập kế hoạch cá nhân của riêng mình, ví dụ như trong khoảng thời gian tới họ sẽ
đăng kí theo học khóa học nào, trong thời gian bao lâu, … để tránh ảnh hưởng tới kế
hoạch phát triển nhân sự chung của công ty.
Về nhân sự: Do cấu trúc của công ty chuyển dần sang cấu trúc ma trận nên công

ty sẽ liên tục tổ chức các khóa học về tin học hóa, các kĩ năng làm việc, đặc biệt là các kĩ
năng giải quyết xung đột, kĩ năng đàm phán, kĩ năng giao tiếp thuyết phục cho nhân viên
và do vậy nhân viên sẽ liên tục được đào tạo và tái đào tạo nhằm nâng cao năng lực và
hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ thường xuyên khảo sát nhu cầu học tập
và làm việc của công ty, xây dựng kế hoạch đánh giá nhân sự chi tiết và cụ thể để giúp
nhân viên xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân một cách tốt nhất.
Về gìn giữ và phát triển văn hóa công ty: VCI sẽ giữ lại và phát triển nét văn hoá
tiêu chí phục vụ khách hàng thông qua các sản phẩm là chính. VCI sẽ xây dựng các kế
hoạch và tổ chức thường xuyên các hoạt động chung nhằm gìn giữ và phát huy những giá
trị văn hóa vốn có của công ty. Ngoài ra công ty cũng sẽ thành lập các câu lạc bộ theo sở
thích và tài trợ cho các câu lạc bộ này hoạt động một cách thường xuyên và có hiệu quả.
Công ty cũng sẽ tổ chức các cuộc thi đấu hữu nghị của các câu lạc bộ như “Cuộc thi tiếng
hát VCI”, “Giải bóng đá VCI”, “Giải tennis VCI”, tổ chức dã ngoại, …
Về chế độ đãi ngộ: Trong thời gian tới, VCI sẽ điều chỉnh các quy chế về chế độ
lương, thưởng theo hệ số lương công việc và lương cơ bản. Theo đó những nhân viên làm
việc tốt, có hiệu quả sẽ nhận được mức lương xứng đáng và đảm bảo được đời sống của
họ cũng như gia đình. Bên cạnh đó, những đóng góp đột xuất ngoài kế hoạch sẽ được ghi
nhận và khen thưởng thích đáng theo từng mức độ đóng góp. Ngoài ra Công ty sẽ có chế
độ đãi ngộ bằnh hình thức thông qua mua sản phẩm nhà, đất với giá gốc của các dự án .
VI.6.2. Những trở ngại có thể phát sinh và biện pháp khắc phục
Từ phía đội ngũ lãnh đạo: Việc chuyển đổi cơ cấu và cấu trúc công ty có thể dẫn
tới việc không hài lòng của một số lãnh đạo do bị mất đi ít nhiều tính ảnh hưởng trong
việc ra các quyết định chiến lược. Do vậy để có thể thực hiện thành công kế hoạch thay
đổi đội ngũ lãnh đạo trước hết phải có được đầy đủ những thông tin về kế hoạch thay đổi


và hiểu một cách thấu đáo nhất về những kế hoạch đó, họ cần được tham khảo ý kiến về
việc xây dựng những kế hoạch thay đổi đó, cần được giải thích rõ những băn khoăn của
họ, … Những người thực hiện công việc này tốt nhất là các lãnh đạo cấp cao hơn của
Tổng công ty, hoặc là một lãnh đạo cao cấp hơn trong công ty.

Từ phía nhân viên: Trong thời gian tới, khi khối lượng công việc ngày càng tăng
lên, nhân viên sẽ chịu nhiều áp lực, nếu liên tục được yêu cầu học hỏi và tiếp thu kiến
thức mới nhân viên sẽ phản đối do quá mệt mỏi. Hoặc khi được yêu cầu chuyển sang bộ
phận làm việc khác nhân viên sẽ cảm thấy không muốn thay đổi vì họ sợ mình sẽ không
thể làm tốt công việc như trước đây, sợ sẽ khó hòa nhập với đơn vị mới trong khi họ đã
quá gắn bó với đơn vị cũ. Những trở ngài này có thể gải quyết bằng phương pháp đàm
phán, đào tạo hoặc có thể ép buộc trong trường hợp hai phương pháp trên không đạt hiệu
quả.
Tóm lại, bất cứ một kế hoạch thay đổi nào được đặt ra nó cũng gặp ít nhiều trở lực chống
lại, vấn đề của người quản lý là phải uyển chuyển tinh tế trong việc nhận định các trở lực
và tìm ra phương pháp giải quyết tối ưu nhất. Trong trường hợp của VCI thì mô hình thay
đổi quy mô hệ thống của Kurt Lewin (Mô hình Force Field) dường như là có hiệu quả áp
dụng nhất.
Sự thay đổi này sẽ không thể hoàn tất trong thời gian ngắn được mà phải diễn ra trong
thời gian dài, từng bước từng bước, dần dần hoàn thành.
VII. Kết luận
Tuy chỉ mới được thành lập được hơn ba năm nhưng VCI đã và đang trở thành một
thương hiệu có uy tín trên thị trường về lĩnh đầu tư xây dựng bất động sản trên địa bàn
Thủ đô và toàn quốc. Vạn sự khởi đầu nan, trong ba năm qua đội ngũ cán bộ và nhân
viên VCI đã sát cánh bên nhau cũng vượt qua những khó khăn, cùng đối đầu với những
thử thách trong công việc. VCI và đội ngũ nhân viên của mình đang trưởng thành hơn và
đang sẵn sàng cho một giai đoạn phát triển mới. Tự hào là một thành viên trong gia đình
VCI, tôi tin rằng VCI hội tụ đủ sức mạnh kinh nghiệm và uy tín của một Công ty xây
dựng trong giai đoạn phát triển và hội nhập mới của đất nước, với tầm nhìn chiến lược


đổi mới và kế hoạch hành động đúng đắn . VCI sẽ phát triển ổn định, bền vững, đủ sức
mạnh cạnh tranh trong nước và quốc tế góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước xây dựng phát triển Thủ đô và cả nước.
---------------------------------------------Tài liệu tham khảo:

- Sách môn học : “Quản trị hành vi tổ chức” thuộc Chương trình đào tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Griggs.
- Quyết định số 352/TCHC-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Viglacera về
việc thành lập Công ty đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera (VCI).



×