Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đề Tài Thực Trạng Và Giải Pháp Mở Rộng Thị Trường Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.45 KB, 47 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
----------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
THƯƠNG DOANH

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
----------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
THƯƠNG DOANH

Giảng viên hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019

i


LỜI CẢM ƠN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Đồn Thị
Kim Thanh, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa vận tải hàng không, Trường
Học Viện Hàng Khơng Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền
tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quí báu để em bước
vào đời một cách vững chắc.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương
Doanh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại cơng ty.
Trong q trình thực tập, cũng như là trong q trình làm bài báo cáo thực tập,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cơ để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Sinh viên thực hiện

ii



LỜI CAM ĐOAN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

Tơi cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tơi thực hiện, các số
liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực. các dữ liệu lấy từ
nguồn khác đều được trích dẫn nguồn đầy đủ.
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Sinh viên thực hiện

iii


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾

………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

v


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ..........................................................................8
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT....................................................8
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
THƯƠNG DOANH..................................................................................................3
1.1. Khát quát chung về công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh..................3
1.1.1. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công Nghệ
Thương Doanh....................................................................................................3

1.1.2. Mục tiêu và phương châm hoạt động của Công ty Cổ Phần Công Nghệ
Thương Doanh....................................................................................................3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.................................................................5
1.2. Tổng quan về tình hình kinh doanh cuả cơng ty..............................................7
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động...................................................................................7
1.2.2. Khách hàng chính.....................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG DOANH..............................9
2.1. Đặc điểm sản phẩm trang thiết bị y tế và thị trường trang thiết bị y tế Việt
Nam........................................................................................................................ 9
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm trang thiết bị y tế.......................................................9
2.1.2. Đặc điểm về thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam...............................10
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua.................12
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua........................12
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty trong thời gian vừa qua...........13
2.3. Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty......................14
2.3.1. Đối với mở rộng theo chiều rộng............................................................14
2.3.2. Đối với mở rộng theo chiều sâu..............................................................17
2.4. Các hình thức và chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp.................................................................................................18
2.4.1. Đối với mở rộng theo chiều rộng............................................................18
2.4.2. Đối với mở rộng theo chiều sâu..............................................................19
vi


2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của công ty...........................................................................................................23
2.5.1. Nhân tố khách quan................................................................................24
2.5.2. Nhân tố chủ quan....................................................................................26
CHƯƠNG 3: MỘT SÔ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI NHẰM MỞ RỘNG THỊ

TRƯỜNG TIÊU THỤ TRANG TBYT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
THƯƠNG DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI.....................................................28
3.1. Những mặt đạt được......................................................................................28
3.2. Những mặt tồn tại..........................................................................................29
3.3. Mục tiêu, phương hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TBYT của
công ty trong thời gian tới....................................................................................30
3.3.1. Mục tiêu của mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trang TBYT của
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh trong thời gian tới.....................30
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM TRANG TBYT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
THƯƠNG DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................32
3.4.1. Giải pháp về sản phẩm............................................................................32
3.4.2. Giải pháp về giá......................................................................................32
3.4.3. Giải pháp marketing sản phẩm................................................................33
3.4.4. Một số giải pháp khác.............................................................................34
3.4.5. CÁC KIẾN NGHỊ...................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................1

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh................................................................12
Bảng 2.2: Danh sách khách hàng sử dụng sản phẩm nồi hấp...................................13
Bảng 2.3: Danh sách khách hàng sử dụng sản phẩm tủ sấy.....................................14
Bảng 2.4: Thị phần tiêu thụ sản phẩm trang TBYT Công ty Thương Doanh trên thị
trường nội địa..........................................................................................................15
Bảng 2.5: Thị phần tiêu thụ sản phẩm trang TBYT Công ty Thương Doanh trên thị
trường miền Bắc......................................................................................................15
Bảng 2.6: Danh sách khách hàng tại các tỉnh miền trung và miền nam...................18

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu công ty..........................................................................................5
Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp............................................................................22
Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ của
công ty Cổ phần Công nghệ Thương Doanh...........................................................24

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
VNĐ

Việt nam đồng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TBYT

Thiết bị y tế

TW

Trung ương

BVTW

Bệnh viện trung ương

HAPHACO

Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội


viii


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặc biệt hơn sau khi Việt Nam
gia nhấp tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội để thu hút vốn đầu tư, tiếp thu
cách làm việc thật chuyên nghiệp, là cơ hội để đưa hàng hóa trong nước ra thị
trường thế giới v.v… Mặt khác, đó cũng là thách thức khơng nhỏ cho các doanh
nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi. Trên thực tế sự
cạnh tranh này khơng những về sản phẩm, giá cả mà còn cạnh tranh về thị trường
tiêu thụ v.v
Thực tế thực tập tại công ty Cổ Phần Cơng Nghệ Thương Doanh em có cơ hội
tìm hiểu về nghiên cứu thị trường và nhận thấy tầm quan trọng của việc mở rộng thị
trường đã có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của công ty. Kết hợp với
kiến thức đã học tại trường và quan sát thực tế, em quyết định chọn đề tài “Giải
pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại cơng ty Cổ Phần Cơng Nghệ Thương
Doanh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu về thị trường tại công ty Cổ Phần Cơng Nghê Thương Doanh
từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại và đưa ra các kiến nghị giải
pháp nhằm mở rộng thị trường tại công ty Cổ Phần Công Nghê Thương Doanh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thị trường tiêu thụ sản phẩm và việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty Cổ Phần Công Nghê Thương Doanh.
4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu về mở rộng thị trường của công ty Cổ Phần Công
Nghê Thương Doanh, và đưa ra cách đánh giá, đề xuất giải pháp về mở rộng thị
trường tại doanh nghiệp nhằm đáp ứng sự phát triển của doanh nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 1


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

Sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ để nghiên cứu trong thời gian ngắn
nhận dạng vấn đề khó khăn và lợi thế trong việc mở rộng thị trường tại công ty Cổ
Phần Công Nghê Thương Doanh.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần Công Nghệ Thương Doanh
Chương 2: Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ
phần Công Nghệ Thương Doanh
Chương 3: Một sô đề xuất và kiến nghị với nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ
trang tbyt của công ty cổ phần Công Nghệ Thương Doanh trong thời gian tới.

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 2



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ THƯƠNG DOANH
1.1. Khát quát chung về công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh
1.1.1. Đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ Phần Công
Nghệ Thương Doanh

 Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG
DOANH;

 Tên viết tắt tiếng Anh: THUONG DOANH TECH., JSC;
 Thành hoạt động: 1/10/2014;
 Tổng Giám Đốc: Lê Thị Thủy;
 Mã số thuế: 0106653866;
 Điện thoại: 0485867768

Fax: 0462857151;

 Địa chỉ: tầng 3 tòa nhà N04-T2 Hancorp LanMak, khu ngoại giao đoàn, P.
Xuân Tảo, Q. Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội;

 Slogan: Hội Tụ Sức Mạnh Việt.
Công ty Cổ phần Công nghệ Thương Doanh tiền thân là Công ty Cổ phần
Thương Doanh, được thành lập năm 2008 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Công
nghệ Thương Doanh vào tháng 10 năm 2014. Trải qua 10 năm phát triển, Công ty
đã tạo dựng được Thương hiệu, từng bước đi vào cuộc sống và có sức lan toả lớn
đối với người sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật và thiết bị khoa học công nghệ.


1.1.2. Mục tiêu và phương châm hoạt động của Công ty Cổ Phần Công
Nghệ Thương Doanh

1.1.2.1. Mục tiêu
Công ty Cổ phần Công nghệ Thương Doanh luôn khẳng định là một trong
những đơn vị hàng đầu Việt nam chuyên hợp tác, đầu tư, nghiên cứu, phát triển và
sản xuất thành công các sản phẩm thiết bị y tế mang thương hiệu “Việt”. Sản phẩm
của Công ty sản xuất tại Việt Nam nên giá thành hợp lý, chất lượng tốt và đảm bảo,

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 3


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

dịch vụ bảo hành, bảo trì nhanh chóng, thuận tiện. Chi phí vật tư và đồ tiêu hao
thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế và khí hậu tại Việt Nam.
Cùng với sự đồng hành của đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, các cán bộ, kỹ
sư giỏi, công nhân tay nghề cao được đào tạo liên tục, bài bản, chuyên sâu về thiết
bị y tế từ trong và ngoài nước… Mục tiêu của cơng ty đang ngày càng hồn thiện,
cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, sẵn sàng đáp ứng được những yêu
cầu khắt khe nhất về chất lượng, thời gian cũng như hiệu quả sử dụng mà khách
hàng đặt ra.
Phương châm hoạt động
Với phương châm của Công ty là “Hội tụ sức mạnh Việt”, đó là sự tìm kiếm
nhân tài, nhân sự chất lượng cao, đó là gắn kết sức mạnh tập thể của toàn bộ cán bộ

nhân viên, đó là sự hợp tác với các đối tác chiến lược có uy tín trong nghiên cứu và
phát triển công nghệ, luôn sẵn sàng hợp tác với các tổ chức, cá nhân để xây dựng
thương hiệu, phân phối sản phẩm và phát triển bền vững. Đặc biệt là sát cánh cùng
khách hàng để xử lý thông tin, tư vấn những giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất từ đó
đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, phù hợp với chủ trương của nhà nước “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 4


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
1.1.3.1. Sơ đồ về công ty

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu công ty.

1.1.3.2. Chức năng các phong ban
Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Công Nghệ Thương Doanh
gồm:

 Đại hội đồng cổ đơng
Đại hội cổ đơng có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết
định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn
điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm sốt; và quyết định tổ chức lại, giải thể Cơng ty và các quyền, nhiệm vụ khác

theo quy định của Điều lệ Công ty.

 Hội đồng quản trị

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 5


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích và quyền lợi của Cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ
quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật,
Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

 Ban giám đốc
Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng
lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được
phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy
định của Pháp luật và Điều lệ Công ty

 Phịng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm trong cơng tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản lý
các quy trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ

thuật an toàn; Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải
tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Xây dựng các yêu cầu,
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản
phẩm hàng hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản
lý hồ sơ lý lịch hệ thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu
bảo dưỡng máy móc thiết bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực
hiện nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho cơng nhân
hàng năm

 Phịng kế tốn
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Cơng ty về lĩnh vực tài chính kế tốn.
Phịng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm;
Tổ chức cơng tác hạch tốn kế tốn, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo
cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty; Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 6


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

quỹ; Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban
đầu cho cơng tác hạch tốn kế tốn; hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thống kê.

 Phòng kinh doanh
Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của công ty theo từng giai đoạn: ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn, công tác tài chính ngân hàng. Theo dõi hỗ trợ báo cáo cho

giám đốc về tình hình hoạt động của tồn công ty và của các công ty thành viên,
liên kết và các hợp đồng góp vốn liên doanh. Giám sát và kiểm tra chất lượng cơng
việc. Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh.

1.2. Tổng quan về tình hình kinh doanh cuả cơng ty
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
1.2.1.1. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính
 Thiết bị y tế và giải pháp chăm sóc sức khỏe:
Tư vấn lựa chọn thiết bị và giải pháp công nghệ, đầu tư xây dựng bệnh viện;
Chế tạo và sản xuất thiết bị y tế tại Việt Nam (Thiết bị hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ
sấy, Dao mổ điện cao tần, Dao phẫu thuật laser CO2, Lò đốt rác thải, Monitor theo
dõi bệnh nhân…);
Thiết bị chuẩn đốn hình ảnh (soi, chiếu, chụp….), thiết bị xạ trị, hệ thống khí
y tế, thiết bị phẫu thuật;
Tổng thầu cung cấp, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, bảo hành bảo trì, cung cấp
phụ tùng trọn gói thiết bị y tế cho bệnh viện chuyên khoa hoặc đa khoa;
Đầu tư xã hội hóa hệ thống xét nghiệm hoàn chỉnh và hiện đại tại các Bệnh
viện.

 Thiết bị và giải pháp đo, thử, kiểm tra, phân tích trong các lĩnh vực:
Cơng nghiệp điện lực, dầu khí, hóa chất, nhựa và cao su, cơng nghiệp thực
phẩm và mơi trường;
Cơ khí chế tạo và luyện kim, cơ khí giao thơng, cơ khi xây dựng.
Thiết bị thí nghiệm, thiết bị giảng dạy, thiết bị khoa học;
Công nghệ Nano và khoa học vật liệu.

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 7



BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

 Thiết bị và dây chuyền trong công nghiệp chế tạo vật liệu & sản phẩm cơng
nghệ:
Khai thác và tinh chế khống sản quý hiếm. Chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn
quang học: bảng mạch in- PCB, chip, vi mạch, LED, LCD…

 Thiết bị điện hóa: Pin mặt trời- Ắc quy Hydrogen- Pin& Ắc quy bản cực.
Thiết kế, cung cấp, lắp đặt trọn gói Bơm chân khơng và các hệ thống chân
không:
Bơm chân không y tế;
Bơm chân không cho các dây chuyền bán dẫn, vi mạch;
Thiết kế, cung cấp, lắp đặt trọn gói Bơm chân khơng và các hệ thống chân
khơng:
Bơm chân không y tế;
Bơm chân không cho các dây chuyền bán dẫn, vi mạch;
Bơm chân không công nghiệp;
Bơm chân không cho các thiết bị phịng thí nghiệm

 Năng lượng ngun tử, vật lý hạt nhân:
Máy gia tốc hạt nhân, các thiết bị hạt nhân ứng dụng trong y tế, khoa học và
đời sống;
Thiết bị phụ trợ cho lò phản ứng hạt nhân nguyên tử;
Thiết bị đo, thử, kiểm tra trong lĩnh vực hạt nhân và nguyên tử;

1.2.1.2. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh phụ;
 Thiết bị điện: Công nghiệp và dân dụng

Tư vấn, xây dựng và quản trị dự ánCung cấp dịch vụ sau bán hàng và phụ tùng
vật tư vật liệu cho các thiết bịThiết bị cơ- điện- lạnh trong các cơ quan, tổ chức, nhà
máy Dịch vụ vận chuyển.

1.2.2. Khách hàng chính
Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực y tế, khoa học kỹ thuật,
công nghiệp điện, điện tử, viễn thơng, cơ khí, giao thơng vận tải, xây dựng, năng

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 8


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

lượng và môi trường. Các viện và cơ quan nghiên cứu và giảng dạy. Các bệnh viện,
phòng khám tư nhân, doanh nghiệp, nhà xuất khẩu dự án, nhà đầu tư trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THƯƠNG
DOANH
2.1. Đặc điểm sản phẩm trang thiết bị y tế và thị trường trang thiết bị y
tế Việt Nam.
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm trang thiết bị y tế.
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần
mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người
nhằm mục đích:


 Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp
tổn thương.

 Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh,
chữa bệnh.

 Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống.
 Kiểm sốt sự thụ thai.
 Khử trùng trong y tế (khơng bao gồm hố chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong gia dụng và y tế).

 Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế.
Một số đặc điểm của sản phẩm trang thiết bị y tế Việt Nam:
 Trang TBYT là nịng cốt trong q trình cơng nghiệp hố hiện đại hoá ngành
y tế; Trang thiết bị y tế đã và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học khơng
ngừng thu đựơc nhừng kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
nhân dân; Trang thiết bị y tế nói chung được dùng trong cơng tác chuẩn đốn và
điều trị bệnh rất phức tạp và đa dạng, là tổ hợp của nhiều ngành kỹ thuật và cơng
nghệ như điện, điện tử, cơ khí, quang học, hạt nhân, tin học và điều khiển học.

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 9


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH


 Việt Nam hiện có khoảng trên 1.000 bệnh viện lớn nhỏ cho nên nhu cầu về
trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an tồn, chính xác cao.
Tuy nhiên đến nay, nước ta chỉ có hơn 50 đơn vị, cơng ty sản xuất, kinh doanh trang
TBYT và mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất các mặt hàng đơn giản, thông dụng và
80% trang TBYT sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh cịn phải nhập khẩu.
Hoặc có một số chủng loại được Bộ Y Tế thẩm định, cấp phép lưu hành, nhưng chủ
yếu vẫn là các dụng cụ cầm tay, giường bệnh nhân, bơm kim tiêm, dây truyền dịch,
găng tay cao su, nồi hấp tiệt trùng. Chịu sự kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng
của các tổ chức quốc tế: Tiêu chuẩn ISO… nên hàng hố này có tính kỹ thuật cao,
hàm lượng chất xám lớn đảm bảo không xảy ra sai sót, những lỗi kỹ thuật đáng tiếc
xảy ra trong thời gian hoạt động, vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức
khoẻ của con người. Chẳng hạn yêu cầu tính chính xác của máy siêu âm nội soi để
có thể có những chuẩn đốn tên bệnh, tuổi thọ của bệnh, thời gian tồn tại của bệnh,
kích thước, trọng lượng…của những bộ phận mắc bệnh trong cơ thể con người. Hay
độ an toàn của các thiết bị nội soi bên trong cơ thể khi các thiết bị này đựơc đưa vào
các cơ quan nội tạng. Do vậy mà cũng phải đòi hỏi đội ngũ y bác sỹ phải được đào
tạo chuyên sâu, tính kỷ luật cao.

2.1.2. Đặc điểm về thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam.
Yếu tố giá cả hàng hoá: Sản phẩm trang TBYT là một sản phẩm đặc biệt. Giá
cả sản phẩm này cũng có tính chất đặc biệt: Các yếu tố vật lý học, quang học, lý
học, hố học, cơng nghệ điện tử, bản quyền sản phẩm làm cho giá sản phẩm này cao
hơn rất nhiều so với các hàng hố thơng thường khác. Sản phẩm càng tiên tiến hiện
đại, sản phẩm mang tính độc quyền thì được định giá càng cao. Mặt khác, là thị
trường hàng hố có đến 80% phải nhập khẩu từ nước ngồi, cho nên có sự chênh
lệch giá giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Các chủ thể của thị trường:

 Thị trường trang thiết bị y tế mang những đặc điểm rất riêng biệt của chuyên
ngành, khơng phải là hàng hố thơng thường thị trường hàng hoá bị giới hạn bởi

nhân tố chủ thể thị trường là ai?

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 10


BÁO CÁO THỰC TẬP

GVHD: Th.S. ĐOÀN THỊ KIM THANH

 Từ đặc thù sản phẩm, phục vụ cho sự nghiệp y tế của toàn nhân loại chủ thể
tham gia chi phối thị trường là các bệnh viện công lập, tư nhân, các phòng khám đa
khoa, các trung tâm y tế dự phịng tỉnh, huyện với quy mơ lớn nhỏ khác nhau...
Nhà cung cấp (Cung hàng hóa): Cơng ty Thương Doanh chun hợp tác đầu
tư sản xuất, kinh doanh và phân phối các trang thiết bị điện tử y tế sản xuất trong
nước. Hiện tại, Công ty Thương Doanh đang hợp tác với các Nhà sản xuất thiết bị y
tế hàng đầu Việt Nam. Trong đó, đã hợp tác với Cơng ty TNHH điện tử HASAKY.
Đối tượng khách hàng là hệ thống các bênh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế (cầu
hàng hoá). Hệ thống bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trong nước. Hệ thống khám
chữa bệnh nói chung của nước ta được tổ chức theo hệ thống hành chính với 4 cấp
độ khác nhau. Tuyến cơ sở có trạm y tế xã phường, trạm y tế các công nơng trường,
nhà máy, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tuyến quận huyện có các phịng
khám đa khoa khu vực liên xã và trung tâm y tế bệnh viện huyện, bệnh viện thuộc
các bộ, ngành. Đây là tuyến tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản, tuyến
tỉnh thành phố có các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, tiếp nhận và điều trị
những bệnh nhân vượt khả năng của các bệnh viện tuyến huyện, có khả năng đáp
ứng hầu hết các nhu cầu bệnh tật ở mức độ chuyên khoa. Tuyến cuối là các bệnh
viện đa khoa, chuyên khoa thuộc bộ y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố
lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… là tuyến cuối cùng trong nấc thang điều trị

với các can thiệp mang tính chuyên khoa sâu, với những kỹ thuật phức tạp hiện đại.
Trong hệ thống y tế nói chung và hệ thống khám chữa bệnh nói riêng, các
bệnh viện đóng vai trị quan trọng, cả về cung ứng các dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên
cứu khoa học về mặt tài chính. Chi tiêu cho các bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng lớn
(lên đến 60-70%) trong tổng chi ngân sách y tế của nhiều nước. Việc tìm hiểu chính
xác nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế của các bệnh viện là cơ sở để các công ty
kinh doanh thiết bị y tế xây dựng cho mình được chiến lược phát triển thị trường
hiệu phù hợp nhất.
Cả nước tính đến năm 2019 hiện có hơn 10000 bệnh viện lớn nhỏ, phịng
khám đa khoa chức năng, cơ sở trạm y tế xã phường. Nhu cầu trang thiết bị y tế là

SVTH: TRẦN HỒNG QUÂN

Số trang: 11



×