Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Chi pheo phan tich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.27 KB, 43 trang )

Đề bài: Chứng minh rằng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên là
một điển hình xuất sắc mà Nam Cao đã cống hiến cho văn học Việt Nam hiện
đại.

1) Mở bài:
Là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện
đại giai đoạn trước 1945, Nam Cao đã thành công trong việc tạo nên cho
mình những tác phẩm hiện thực với những nhân vật rất điển hình, phản ánh
chân thực và sinh động cả diện mạo lẫn bản chất của xã hội nước ta lúc bấy
giờ, chẳng hạn như Đôi Mắt, Đời Thừa,… và Chí Phèo chính là một tác
phẩm tiêu biểu trong số đó. Truyện ngắn Chí Phèo đã khẳng định vị trí của
Nam Cao trên văn đàn văn học Việt Nam đương thời, mà góp phần cho sự
thành cơng đó, khơng thể khơng nhắc đến nghệ thuật xây dựng nhân vật điển
hình điêu luyện của Nam Cao.
2) Thân bài


a. Khái quát:
 Sơ lược hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ: Chí Phèo là một trong những
truyện ngắn xuất sắc nhất làm nên tên tuổi của Nam Cao. Trên cơ sở
người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã sáng tạo
nên một bức tranh hiện thực sinh động về một xã hội nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng Tháng Tám với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt, cùng những
bi kịch đau đớn, kinh hoàng. Chí Phèo ban đầu được Nam Cao đặt tên là
Cái lò gạch cũ, về sau khi in lại trong tập Luống cày (1946), Nam Cao đã
đặt lại tên cho tác phẩm là Chí Phèo.
 Tóm tắt ngắn gọn: Truyện lấy bối cảnh ở làng Vũ Đại, kể về một nhân
vật tên là Chí Phèo – đứa trẻ mồ cơi bị bỏ rơi ở một lò gạch cũ, được
người làng phát hiện và chuyền tay nhau ni nấng. Lớn lên, Chí Phèo đi
làm công cho hết nhà này đến nhà khác, cuối cùng đến làm canh điền cho
nhà lí Kiến. Vì ghen tng mù qng, lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù


giam. Bảy, tám năm sau, Chí Phèo được thả ra, nhưng lúc này, tính cách
cũng như ngoại hình của Chí Phèo đã thay đổi hẳn, trở nên cơn đồ và lưu


manh. Hắn lại bị bá Kiến lợi dụng, biến thành tay sai, chuyên rạch mặt ăn
vạ, làm những điều ác thay cho bá Kiến. Về sau, Chí Phèo gặp được Thị
Nở, hắn đem lòng yêu thị và mong muốn được làm lại cuộc đời, trở thành
người lương thiện, sống hòa hợp lại với dân làng. Nhưng bà cô của Thị
Nở và cái định kiến của xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí Phèo, tuyệt
vọng cùng đường, hắn đến nhà bá Kiến giết lão rồi tự sát. Nghe tin Chí
Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống cái bụng của mình và thống nghĩ đến cái
lị gạch cũ bỏ khơng, vắng người qua lại.
 Lí giải: Truyện ngắn Chí Phèo đã phản ánh sự thật về những nỗi khổ đau
mà người nông dân phải gánh chịu trước Cách mạng Tháng Tám, cụ thể là
nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là nạn nhân điển hình của sự tha hóa xã hội
thực dân, bị dồn đẩy vào đường cùng, bị cự tuyệt quyền làm người bởi
những thế lực tội ác của xã hội lúc bấy giờ.
b. Chi tiết:
Định nghĩa nhân vật điển hình:


- Nhân vật điển hình hay cịn gọi là hình tượng điển hình, hoặc tính cách
điển hình là chỉ hình tượng nghệ thuật được sáng tạo ra bằng phương
pháp điển hình hóa, vừa có cá tính sắc nét, vừa phản ánh được một số
mặt bản chất của đời sống xã hội, thể hiện tính xã hội của con người.
- Trong các sáng tác hư cấu thì các hình tượng nhân vật được sáng tạo ra
đều có sự hịa quyện giữa tính phổ biến và tính đặc thù, tức là bao hàm
hai mặt khái quát hóa và cá thể hóa, vừa mang tính tiêu biểu, lại vừa
mang tính riêng biệt. Mỗi tác phẩm thì nhân vật chính là linh hồn của
nó. Nhân vật đó phải vừa mang những cá tính, hình tượng độc đáo,

riêng biệt, tác động mạnh đến tâm trí, đến cảm xúc của người đọc; lại
vừa phải khái quát được hình tượng của một lớp người tương đồng
trong xã hội. Chẳng hạn như nhân vật Tú Bà hay Sở Khanh của Nguyễn
Du. Ơng đã miêu tả thành cơng một nhân vật điển hình đến mức, chỉ
cần nhắc đến Tú Bà, người ta sẽ hình dung ra ngay những người
chuyên sống bằng nghề mồi chài, buôn qua bán lại những cô gái chốn
trăng hoa, hay sẽ nghĩ ngay đến những chàng trai chải chuốt, là lượt,


chuyên lợi dụng sự cả tin của những cô gái nhẹ dạ để lừa gạt chuyện
tình cảm bằng tên gọi Sở Khanh.
- Một nhân vật điển hình thường xuất hiện trong một hồn cảnh điển
hình. Nghĩa là, chính mơi trường điển hình đó, với những hồn cảnh,
những tình huống cụ thể đã tạo nên nhân vật điển hình. Và Chí Phèo
chính là một nhân vật điển hình như vậy.
- Sống trong một hoàn cảnh xã hội bi đát, thời kỳ mà dân tộc ta chìm sâu
trong máu và nước mắt, Chí Phèo đã đại diện cho cả một lớp người
giống hắn – nghèo túng, bị xã hội áp bức, nô lệ, trải qua nhiều gian
truân, đau khổ, cuối cùng cũng không thể phản kháng mà vẫn bị cái xã
hội ấy nuốt mất.
Phân tích nhân vật điển hình Chí Phèo:
 Xuất thân:
- Chí Phèo vốn là trẻ mồ cơi, bị bỏ rơi “trần truồng và xám ngắt trong
một cái váy đụp để bên cái lị gạch bỏ khơng” từ thuở nhỏ. May sao


được người dân trong làng phát hiện, rồi được chuyền tay nhau cùng
ni dưỡng. Lớn lên, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà lí Kiến.
 Tính cách:
- Trước đây, Chí Phèo là một anh thanh niên hiền lành, lương thiện,

chất phác. Chí Phèo từng có một ước mơ tươi đẹp về một gia đình
đầm ấm, nho nhỏ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại
bỏ một con lợn ni để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào
ruộng làm.”
- Khi đi làm công cho nhà lí Kiến, Chí Phèo gặp phải bà Ba hay bắt hắn
bóp chân cho bà. Là một thanh niên có lý tưởng của mình, dù khơng
được học hành, Chí Phèo vẫn biết đây là việc làm sai trái, “người ta
khơng thích cái gì người ta khinh”. Khi bị bắt bóp chân cho bà Ba,
“hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ”. Dẫu bà Ba tỏ ra lẳng lơ,
khiêu khích, hắn chỉ càng thêm thấy nhục nhã.
- Sau lại vì sự ghen tng mù qng của lí Kiến mà Chí Phèo bị bắt vào
nhà tù thực dân. Sau khi ra tù, Chí Phèo thay đổi bản tính hẳn. Hắn trở


nên lưu manh, côn đồ, chuyên rạch mặt ăn vạ cướp bóc của dân làng,
dần dần trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
- Từ lúc gặp được Thị Nở, Chí Phèo dường như đã thức tỉnh sau bao
năm say sưa vì rượu chè, vì u mê, “hắn bâng khuâng tỉnh dậy sau một
cơn say rất dài”. Lúc này, Chí Phèo bỗng thấy buồn bã và cơ đơn lạ,
“hắn thấy hắn già mà vẫn cịn cơ độc”, “Chí Phèo hình như đã trơng
trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn
đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Và rồi, Thị Nở đã đến. Bát cháo hành
của thị khiến Chí Phèo “rất ngạc nhiên”, “hết ngạc nhiên thì hắn thấy
mắt hình như ươn ướt”.
- Chí Phèo đã thật sự cảm động, cảm động khơng chỉ vì có người tự
nguyện cho hắn ăn, mà còn bởi bát cháo đã chứa đựng sự chăm sóc,
quan tâm của Thị Nở dành cho hắn. Tình thương của Thị Nở khiến
Chí Phèo “thấy lịng thành trẻ con”.



- Chí Phèo hiền lành hẳn, lại hay cười. Chí Phèo thậm chí cịn thấy hối
hận, muốn một lần nữa trở lại làm người lương thiện, được hòa đồng
cùng với dân làng.
- Tuy nhiên, bi kịch thay khi cánh cửa hy vọng đã đóng sập ngay trước
mặt Chí Phèo với sự từ chối của Thị Nở, bởi bà cô Thị khơng cho
phép cháu gái mình lấy “một thằng khơng cha”, “chỉ có một nghề là
rạch mặt ăn vạ”. Cùng đường tuyệt vọng, Chí Phèo đã kết liễu mạng
sống của cả bá Kiến và chính mình.
 Số phận của Chí Phèo chính là số phận điển hình cho những đau khổ
mà người nông dân phải chịu trước Cách mạng Tháng Tám 1945:
- Người nơng dân giai đoạn này ln bị bóc lột, bị đày đọa và bị xúc
phạm. Chí Phèo phải đi ở cho nhà lí Kiến, bị bắt làm việc gian khổ,
vất vả, lại bị bà Ba cố ý lăng nhục, cuối cùng bị lí Kiến dùng quyền
thế tống vào tù giam.
- Gần mười năm ở trong này, nhà tù thực dân đã thành cơng trong việc
tha hóa một anh thanh niên hiền lành trở thành một kẻ du côn không


chỉ trong tính cách, mà cịn ở ngoại hình, “cái đầu thì trọc lốc, cái răng
cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm
trơng gớm chết”, “cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng
phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”.
- Khi ra tù, bá Kiến đã làm nốt cơng việc của nhà tù khi biến Chí Phèo
từ một tên lưu manh trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn
dùng tiền dụ dỗ Chí Phèo, biến Chí Phèo thành một tên địi nợ th,
một con dao chuyên thay hắn làm những điều ác, điều sai trái.
- Bi kịch hơn hết thảy, chính là việc Chí Phèo bị cái xã hội này cự tuyệt
quyền làm người lương thiện. Tình u của Thị Nở đã khiến Chí Phèo
thức tỉnh. “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người
biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống n ổn với

hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng
có thể khơng làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng
phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.


- Khao khát của Chí Phèo thật giản dị mà cũng rất mãnh liệt. Thế
nhưng, niềm hy vọng của Chí Phèo đã hoàn toàn bị dập tắt bởi lời cự
tuyệt phũ phàng của bà cô Thị Nở - người đại diện cho cái định kiến
của xã hội – “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy
một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt
ăn vạ”.
- Khi con người lương thiện trong Chí Phèo đã thức tỉnh thì hắn lại càng
thêm khao khát được làm lại cuộc đời hơn ai hết. Thế nhưng, định
kiến của xã hội đã làm Chí Phèo nhận ra, hắn đã bị cộng đồng này từ
chối, cự tuyệt quyền được làm người lương thiện, cự tuyệt quyền được
hòa nhập một lần nữa vào cái làng này.
- Thị Nở rời khỏi, hắn lại trở về với sự cơ độc, với nỗi xót xa ln
quanh quẩn trong đầu Chí Phèo: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào
cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người
lương thiện nữa”.


- Đứng trước bước ngoặt mà Chí Phèo phải tự mình lựa chọn: sự sống
hoặc nhân cách, Chí Phèo đã quyết định chọn cái chết – một sự lựa
chọn tuy nghiệt ngã, nhưng lại là cách duy nhất để Chí Phèo có thể
tìm về cho mình sự lương thiện mà hắn hằng khao khát.
c. Sơ kết:
- Nam Cao đã thành cơng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Chí
Phèo bằng tài năng bậc thầy về miêu tả tâm lý nhân vật, bút pháp điển
hình hóa cũng như khả năng khái quát hiện thực cuộc sống bằng hình

tượng nghệ thuật điêu luyện của mình.
- Nam Cao cũng đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình thơng
qua tác phẩm. Ơng khơng chỉ phát hiện ra những nỗi đau khổ của
người nơng dân, mà cịn đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân đã tạo nên
những tấn bi kịch của họ. Từ đó, ơng muốn gửi gắm tới người đọc
thơng điệp: Hãy trao đi yêu thương nhiều hơn, hãy sưởi ấm cho nhau
bằng chính tình u thương của mình.
3) Kết bài:


Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định: “Viết về người nông
dân tưởng như không ai viết hay bằng Ngơ Tất Tố, nhưng khi Chí Phèo ngật
ngưỡng từ trang sách bước ra thì đây mới là hiện thân những gì đau khổ
nhất.” Quả thật vậy, đọc tác phẩm Chí Phèo, ta không khỏi băn khoăn cho số
phận con người bị bào mịn, bị tha hóa trong xã hội lúc bấy giờ. Chí Phèo đã
trở thành một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam, bởi nó chứa đựng trong
đó khơng chỉ là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực
sâu sắc, mà người đọc còn rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ
thuật của Nam Cao sự cảm thơng, u thương chân thành mà tác giả dành
cho người nông dân. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm Chí Phèo ln ln bất
tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ
trong tâm hồn người đọc mọi thời đại.


Đề bài: Phân tích đoạn trích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao trong
sách giáo khoa

để làm rõ đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

1) Mở bài

Có lần tơi tự hỏi rằng, phải chăng đôi mắt của những nhà văn là một tấm
kính trong suốt, để từ đó bao màu sắc của cuộc sống từ nụ cười, nước mắt, từ
hạnh phúc, đớn đau, từ những kiếp người gian nan, đớn đau, bi kịch đều được
nhìn thấu và in lên những trang văn? Với tôi, Nam Cao là một nhà văn có trái
tim trong suốt như tấm kính đó vậy. Giữa trang văn của ông là sự phản chiếu
của một thế giới về những kiếp người. Từ “Sống mòn”, đến “Một bữa no”,…
Và cũng trên những trang văn ấy, in sâu hình bóng của một con quỷ dữ bị tha
hóa. Đó là bi kịch của người nông dân trước cách mạng tháng tám, là bi kịch
của cuộc đời Chí, hay cả xã hội thời bấy giờ? Đọc Chí Phèo, ta dường như thấm
thía hơn.
2) Thân bài


a. Khái quát
- Sơ lược hoàn cảnh sáng tác, xuất sứ: Tác phẩm Chí Phèo là tác
phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao; ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ, khi
in thành sách lần đầu (1941), nhà xuất bản tự đổi ý tên thành Đôi lứa xứng đôi.
Đến khi in lại trong tập Luống cày (1946), tác giả đặt tên lại là Chí Phèo.
- Tóm tắt ngắn gọn:
Truyện ngắn Chí Phèo là câu chuyện về nhân vật cùng tên, Chí Phèo – một
đứa trẻ mồ cơi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền
tay nhau ni. Khi lớn lên, Chí đi ở hết nhà này đến nhà nọ và sau này làm
canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tng vơ lí, Lý Kiến đẩy Chí vào tù, bảy năm
sau Chí trở về với một bộ dạng hoàn toàn khác. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và
biến thành tay sai. Và rồi trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch
mặt ăn vạ để đòi nợ và gây tai họa cho mọi người trong làng. Tuy nhiên Nam
Cao không để cho cái “tình người” của Chí hồn tồn mất đi. Sự xuất hiện của
Thị Nở đã làm cho Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và
ước mong có một cuộc sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở, làng Vũ Đại và



cái xã hội đương thời đã chặn đứng khát khao ấy của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm
đến nhà giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin, Thị Nở bỗng lo sợ và hình bóng của
cái lị gạch cũ lại hiện lên, như cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân
thời bấy giờ.
-

Chủ đề:
“Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên
mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết khơng! Chỉ có một
cách… biết khơng!... chỉ cịn một cách là… cái này! Biết khơng!...”. Hai câu
nói cuối cùng của Chí Phèo đã nêu lên chủ đề của câu chuyện: xã hội thực dân
phong kiến đã đẩy một con người vốn hiền lành lương thiện vào con đường tha
hóa, khiến họ rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, khơng có lối thốt
và chỉ cịn một cách là tự kết liễu cuộc đời mình, bằng một cái chết bất đắc kì
tử.
- Lí giải:
Chí Phèo là một kiệt tác của Nam Cao, thể hiện đầy đủ nhất tài năng nghệ
thuật xuất sắc, độc đáo của ông. Thành công lớn nhất của Nam Cao là việc


khám phá, miêu tả thế giới nội tâm để khẳng định bản chất tốt đẹp của nhân vật.
Tiêu biểu là việc khắc họa q trình diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi gặp Thị
Nở và khi tình u của Chí bị khước từ. Bằng việc sử dụng bút pháp điển hình
hóa, Nam Cao đã đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng hình tượng nhân vật.
Nam Cao đã phản ánh một hiện tượng trở thành quy luật trong xã hội thời bấy
giờ: hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức, bóc lột,
đèn nén nặng nề mà bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh. Nhân vật của
Nam Cao còn được xây dựng một cá tính hết sức độc đáo, khơng lặp lại, vừa đa
dạng, lại thống nhất: Chí Phèo là người mất nhân tính nhưng lại dám tự sát vì

nhân phẩm; là một người say mất lí trí nhưng lại là người đặt ra những câu hỏi
có tầm khái quát sâu về quyền làm người lương thiện đến mức Bá Kiến phải
ngạc nhiên.
Với nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, phóng túng mà vẫn nhất quán,
chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên
tưởng tạt ngang rất tự nhiên, hợp lí.


Ngôn ngữ cũng được Nam Cao sử dụng hết sức tự nhiên, sinh động, sử dụng
khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, tạo nên một thứ
ngơn ngữ đặc sắc, đa dạng.
b. Chi tiết:
 Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
 Chí phèo trước khi vào tù:
Với nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, phóng túng mà vẫn nhất quán,
chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên
tưởng tạt ngang rất tự nhiên, hợp lí. Nam Cao đã đưa người đọc vào một dịng
hồi tưởng:
- Chí Phèo là một người bất hạnh, nhưng lương thiện: “Một người đi thả
ống lươn nhặt được Chí Phèo “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp
để bên cái lò gạch bỏ khơng”, sau đó chuyền tay cho người làng ni”. Lớn lên
trong hồn cảnh như vậy nhưng Chí vẫn là một con người lương thiện sống
bằng sức lao động từ nhỏ; có ước mơ, suy nghĩ bình dị về một gia đình hạnh
phúc. “Hình như có một thời hắn đã ước mơ có một gia đình nho nhỏ. Chồng


cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn
liếng. Khá giả hơn thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
- Là một người ý thức về danh dự: khi bị vợ ba Bá Kiến sai làm việc xấu xa,
Chí Phèo cảm thấy rất xấu hổ, nhục nhã: “Hai mươi tuổi, người ta không là đá,

nhưng cũng khơng tồn là xác thịt. Người ta khơng thích cái gì người ta khinh.
Vả lại bị một con đàn bà gọi đến mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích,
huống hồ lại sợ.”
- Chí Phèo là một con người hiền lành, có quyền sống một cuộc sống đời
thường như những nông dân khác.
 Khi ở tù ra:
Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh, thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Nhân hình dị dạng: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt
thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!”; “Cái ngực
phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả
hai cánh tay cũng thế”.


- Mất hẳn nhân tính: uống rượu say khướt, khơng trả tiền còn định đốt quán
rồi xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến gây sự, đập đầu, rạch mặt ăn vạ, điệu bộ hung
hăng. Chí Phèo đã trở thành tay sai của Bá Kiến, tàn phá bao nhiêu hạnh phúc
của những người lương thiện. Hắn đã trở thành con quỷ của làng Vũ Đại.
 Cuộc gặp gỡ với Thị Nở:
- Tâm trạng sau cuộc gặp gỡ: “Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn
say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ
hồ buồn”. Và hắn lắng nghe được âm thanh của cuộc sống ngồi kia: “Tiếng
chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của những người đi chợ, […]
Những tiếng quen thuộc kia ngày nào chả có. Nhưng hơm nay hắn mới nghe
thấy… Chao ơi là buồn!”.
- Chí Phèo đã hồi sinh, ý thức về hiện tại của mình và bắt đầu lo sợ cho
tương lai: “Hắn lại nao nao buồn, vì mẩu chuyện ấy nhắc lại cho hắn cái gì rất
xa xơi”, “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cịn cơ độc. Buồn thay cho đời!”,
“hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời”.
 Ý nghĩa “thức tỉnh” của bát cháo hành:



-Với Chí Phèo, đó khơng phải là bát cháo hành bình thường, đó bát cháo
khiến ý thức làm người của Chí thức dậy, và một lần nữa, Chí mong muốn được
sống lương thiện: “Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà
cho”, “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”, “nhân tính” trong hắn đã thực sự
thức tỉnh :“hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với Thị như với
mẹ”, và hắn muốn được làm người lương thiện: “Trời ơi! Hắn thèm lương
thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho
hắn”.
 Khi bị Thị Nở cự tuyệt:
Cuộc đời Chí từ lúc sinh ra đã là bi kịch, tuy nhiên cái bi kịch ấy được đẩy
lên tới đỉnh điểm khi Chí muốn làm “người” nhưng lại khơng ai cho! Tình yêu
say nồng với Thị Nở đã giúp Chí phèo từ một con ác quỷ trở thành người lương
thiện, hắn đã mơ về một gia đình, về một hạnh phúc của riêng hắn. Tuy nhiên,
hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi, cịn Thị Nở thì như một tia sáng lóe lên giữa cuộc
đời tối tăm của Chí, rồi vụt tắt. Thị cự tuyệt hắn! Hắn hoàn toàn rơi vào tuyệt
vọng: “Hắn nghĩ ngợi một tý rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”,



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×