Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

NGUYỄN THẾ HINH

NGHIÊN CỨU SÂU BỆNH, CỎ DẠI
TRONG HỆ THỐNG TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN
(Ophiopogon japonicus Wall.) VỚI CÂY TRỒNG KHÁC
TẠI PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

NGUYỄN THẾ HINH

NGHIÊN CỨU SÂU BỆNH, CỎ DẠI
TRONG HỆ THỐNG TRỒNG XEN CÂY MẠCH MÔN
(Ophiopogon japonicus Wall.) VỚI CÂY TRỒNG KHÁC


TẠI PHÚ THỌ
Chuyên nganh: Bảo vệ thực vật
Mã sơ: 62.62.01.12

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NƠNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tuất
2. TS. Nguyễn Đình Vinh

HÀ NỘI - 2014


Scanned by CamScanner


Scanned by CamScanner


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
5. Những đóng góp mới của đề tài
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2. Tổng quan tài liệu trong và ngồi nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về sử dụng cây mạch môn

1.2.1.2. Nghiên cứu về sâu hại trên cây mạch môn và biện pháp

1
3
3
4
5
6
6
8
8
8
9

phòng trừ
1.2.1.3. Nghiên cứu về bệnh hại trên cây mạch mơn và biện pháp

10

phịng trừ
1.2.1.4. Nghiên cứu về dịch hại trên cây chè, cây bưởi và hệ thống

18

trồng xen
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Nghiên cứu về sử dụng cây mạch môn
1.2.2.2. Nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây mạch mơn và biện pháp

24

24
26

phịng trừ
1.2.2.3. Nghiên cứu về dịch hại trên cây chè, cây bưởi và hệ thống

31

trồng xen
1.2.2.4. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái vùng thực hiện đề

35

tài nghiên cứu
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

39

NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1.Vật liệu nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu trên đồng ruộng
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập mẫu dịch hại
2.3.1.1. Xác định khu vực điều tra
2.3.1.2. Phương pháp điều tra sâu bệnh trên cây mạch môn
2.3.1.3. Phương pháp điều tra sâu bệnh trên cây chè kiến thiết cơ bản
2.3.1.4. Phương pháp điều tra sâu bệnh trên cây bưởi


39
39
39
40
40
41
41
41
41
42
42


2.3.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn

43

đến mức độ gây hại của một số sâu bệnh quan trọng trên cây trồng chính
2.3.2.1. Đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh quan trọng trên cây

43

chè trồng thuần và cây chè trồng xen với cây mạch môn
2.3.3.2. Đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh quan trọng trên cây

45

bưởi trồng thuần và cây bưởi trồng xen với cây mạch môn
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh thối nõn cây mạch môn

2.3.3.1. Phương pháp phân lập bệnh thối nõn trên cây mạch môn
2.3.3.2 Phương pháp lây bệnh nhân tạo xác định tác nhân gây bệnh
2.3.3.3. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch

46
46
47
48

môn bằng ứng dụng công nghệ sinh học phân tử
2.3.3.4. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái

49

của tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch mơn
2.3.3.5. Nghiên cứu các biện pháp phịng trừ bệnh thối nõn cây mạch

50

môn
2.3.4. Nghiên cứu cỏ dại và một số biện pháp quản lý cỏ dại trong hệ

52

thống trồng xen
2.3.4.1. Nghiên cứu thành phần và mức độ phổ biến của cỏ dại
2.3.4.2. Đánh giá mức độ gây hại của cỏ dại
2.3.4.3. Nghiên cứu tác dụng ức chế cỏ dại của bột rễ cây mạch môn
2.3.4.4. Nghiên cứu tác dụng ức chế cỏ dại của tán lá cây mạch môn
2.3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách, mật độ trồng xen


52
52
53
53
53

cây mạch môn đến khối lượng cỏ dại
2.3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng xen cây mạch môn

54

đến khối lượng cỏ dại
2.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của hệ thống trồng xen

55

cây mạch môn trong vườn bưởi và vườn chè kiến thiết cơ bản tại Phú Thọ
2.3.6. Xử lý thống kê
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu sâu bệnh trong hệ thống trồng xen cây mạch môn với

56
57
57

cây chè kiến thiết cơ bản
3.1.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch

57


môn
3.1.2. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây chè kiến

60

thiết cơ bản
3.1.3. So sánh thành phần sâu bệnh trên cây chè và cây mạch môn tại

62


Phú Thọ
3.1.4. Đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây chè trồng thuần

63

và cây chè trồng xen với cây mạch môn tại Phú Thọ
3.2. Nghiên cứu sâu bệnh trong hệ thống trồng xen cây mạch môn với

77

cây bưởi
3.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây mạch môn
3.2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên cây bưởi
3.2.3. So sánh thành phần sâu bệnh trên cây bưởi và cây mạch môn tại

77
79
82


Phú Thọ
3.2.4. Đánh giá mức độ gây hại của sâu bệnh trên cây bưởi trồng thuần và

82

cây bưởi trồng xen với cây mạch môn tại Phú Thọ
3.3. Nghiên cứu bệnh thối nõn cây mạch mơn và biện pháp phịng trừ
3.3.1. Triệu chứng bệnh thối nõn cây mạch môn
3.3.2. Nghiên cứu phân lập, xác định tác nhân gây bệnh thối nõn cây

87
87
88

mạch môn
3.3.2.1. Phân lập bằng phương pháp thông thường
3.3.2.2. Phân lập bằng sử dụng mồi bẫy nấm gây bệnh từ mô bệnh

88
89

cây mạch môn
3.3.3. Kết quả lây bệnh nhân tạo các vi sinh vật đã phân lập được từ

90

mẫu bệnh thối nõn cây mạch môn
3.3.3.1. Lây bệnh trực tiếp trên nõn cây mạch mơn trong điều kiện


90

phịng thí nghiệm
3.3.3.2. Lây bệnh trên cây mạch môn trong nhà lưới
3.3.4. Ứng dụng sinh học phân tử trong xác định tác nhân gây bệnh

92
93

thối nõn cây mạch mơn
3.3.4.1. PCR và giải trình tự
3.3.4.2. Tìm kiếm trình tự tương đồng trên Gen Bank
3.3.4.3. Phân tích phả hệ
3.3.5. Đặc điểm hình thái nấm Pythium helicoides Drechsler gây bệnh

93
96
97
98

thối nõn cây mạch môn
3.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh đến sự sinh

99

trưởng, phát triển của nấm P. helicoides Drechsler gây bệnh thối nõn cây
mạch môn
3.3.6.1. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ
3.3.6.2. Ảnh hưởng của độ pH tới sự phát triển của sợi nấm
3.3.6.3. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng

3.3.7. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn trên cây mạch

99
100
101
103


môn trong hệ thống trồng xen
3.3.7.1. Nghiên cứu hiệu quả ức chế của nấm Trichoderma

103

asperellum đối với nấm P. helicoides Drechsler trong phịng thí nghiệm
3.3.7.2. Nghiên cứu hiệu quả ức chế của vi khuẩn và xạ khuẩn đối

104

kháng đối với nấm P. helicoides Drechsler trong phịng thí nghiệm
3.3.7.3 Nghiên cứu hiệu quả phịng trừ của một số thuốc hóa học đối

105

với nấm P. helicoides Drechsler trong phịng thí nghiệm
3.3.7.4. Kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số

106

thuốc sinh học và hóa học đối với bệnh thối nõn cây mạch môn trên đồng
ruộng

3.4. Nghiên cứu cỏ dại và một số biện pháp quản lý cỏ dại trong hệ

109

thống trồng xen
3.4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trong hệ

109

thống trồng xen cây chè với cây mạch môn
3.4.2. Đánh giá mức độ gây hại của cỏ dại trong vườn chè kiến thiết cơ

111

bản
3.4.3. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại trong hệ

113

thống trồng xen cây bưởi với cây mạch môn
3.4.4. Đánh giá mức độ gây hại của cỏ dại trong vườn bưởi
3.4.5. Nghiên cứu cơ chế ức chế cỏ dại của cây mạch mơn nhằm mục

115
116

đích sử dụng cây mạch môn như tác nhân quản lý cỏ dại
3.4.6. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác tổng hợp trong hệ thống

119


trồng xen cây mạch môn nhằm quản lý cỏ dại
3.4.6.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và khoảng cách trồng xen

120

cây mạch môn đến khối lượng cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch
môn trong vườn bưởi
3.4.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng xen cây mạch môn

122

đến khối lượng cỏ dại trong hệ thống trồng xen
3.5. Hiệu quả kinh tế và môi trường của hệ thống trồng xen cây mạch

124

môn
3.5.1. Hiệu quả kinh tế
3.5.2. Hiệu quả môi trường
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

124
127
129
129
131



Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu tiếng Anh
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
Phụ lục: Xử lý số liệu nghiên cứu trong các thí nghiệm


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh trên
cây mạch môn trồng xen trong vườn chè tại huyện Hạ
Hòa, tỉnh Phú Thọ (2010 - 2011)
Thành phần sâu bệnh hại cây chè kiến thiết cơ bản và
mức độ phổ biến trong vườn trồng xen với cây mạch
mơn tại huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ (2011)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến mật độ
rầy xanh hại chè (Phú Thọ, 2011)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến tỷ lệ
gây hại của bọ xít muỗi trên búp chè (Phú Thọ, 2011)

Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến mật độ
bọ cánh tơ hại chè (Phú Thọ, 2011)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến mật độ
nhện đỏ trên vườn chè kiến thiết cơ bản (Phú Thọ,
2011)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến bệnh
đốm nâu trên cây chè (Phú Thọ, 2011)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến bệnh
thối búp trên cây chè (Phú Thọ, 2011)
Thành phần sâu bệnh hại cây bưởi Diễn trong vườn
trồng xen với cây mạch mơn tại huyện Hạ Hịa, tỉnh
Phú Thọ (2010 - 2011)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến tỷ lệ
gây hại của sâu vẽ bùa đến cây bưởi non (Phú Thọ,
2012)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến bệnh
loét trên cây bưởi (Phú Thọ, 2012)
Kết quả phân lập các vi sinh vật từ mẫu bệnh thối nõn
mạch môn tại Phú Thọ (2011-2012)
Ảnh hưởng của vật liệu bẫy đến khả năng bẫy nấm
Pythium sp. (2011)
Kết quả lây bệnh nhân tạo trên mô cây mạch môn
(2011)
Kết quả lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới (Hà Nội,
2011)
Kết quả giải trình tự 4 mẫu nấm Pythium sp. gây thối
nõn cây mạch môn (Hà Nội, 2011)
Kết quả tìm kiếm chuỗi tương đồng trên Genbank
bằng phần mềm Blast (2012)


57

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

60
63
66
68
71
73
75
79
83
85
88

90
91
92
93
96


3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm P.
helicoides Drechsler (Hà Nội, 2012)
Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của nấm
P. helicoides Drechsler (Hà Nội, 2012)

Ảnh hưởng của độ chiếu sáng đến sự phát triển của
nấm P. helicoides Drechsler (Hà Nội, 2012)
Hiệu quả ức chế của nấm đối kháng Trichoderma
asperellum đối với nấm P. helicoides Drechsler (Hà
Nội, 2012)
Hiệu quả ức chế của vi khuẩn và xạ khuẩn đối với
nấm P. helicoides Drechsler (Hà Nội, 2012)
Hiệu lực phịng trừ của một số thuốc hóa học đối với
nấm bệnh P. helicoides Drechsler (Hà Nội, 2012)
Hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm đối với
bệnh thối nõn mạch mơn (Phú Thọ, 2013)
Hiệu quả phịng trừ của một số thuốc hóa học đối với
bệnh thối nõn cây mạch mơn trên đồng ruộng (Phú
Thọ, 2013)
Thành phần cỏ dại chính và mức độ phổ biến trên
vườn chè kiến thiết cơ bản có trồng xen cây mạch
mơn (Phú Thọ, 2012)
Ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến khối
lượng cỏ dại trên vườn chè kiến thiết cơ bản (Phú
Thọ, 2012)
Thành phần cỏ dại trên vườn bưởi có trồng xen cây
mạch mơn tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (2012)
Ảnh hưởng của trồng xen mạch môn khối lượng cỏ
dại trong vườn bưởi (Phú Thọ, 2010-2012)
Hiệu lực của xử lý bột rễ mạch mơn đối với sự sinh
trưởng của một số lồi cỏ dại (Hà Nội, 2012)
Tương quan giữa độ che phủ mặt đất của cây mạch
môn và khối lượng cỏ dại (Phú Thọ, 2009-2011)
Khối lượng cỏ trong các cơng thức thí nghiệm về
khoảng cách, mật độ trồng xen (Phú Thọ, 2010 2011)

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khối lượng cỏ trong
các vườn bưởi có trồng xen mạch mơn (Phú Thọ,
2011-2012)
Hạch tốn kinh tế thu được từ trồng xen cây mạch
môn trong vườn bưởi tại Phú Thọ (2012)
Hạch toán kinh tế thu được từ trồng xen cây mạch
môn trong vườn chè tại Phú Thọ (2012)

99
101
102
103
104
106
107
108
110
111
114
115
117
118
121
122
125
126


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT


Tên hình

Trang

3.1

Diễn biến mật độ rầy xanh trên cây chè có trồng xen với
cây mạch mơn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
Diễn biến tỷ lệ hại của bọ xít muỗi trên cây chè có trồng
xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng
thuần (2011)
Diễn biến mật độ bọ cánh tơ trên cây chè có trồng xen với
cây mạch mơn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
Diễn biến mật độ nhện đỏ trên cây chè có trồng xen với cây
mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần (2011)
Diễn biến tỷ lệ hại của bệnh đốm nâu trên cây chè có trồng
xen với cây mạch mơn so với cây chè đối chứng trồng
thuần (2011)
Diễn biến tỷ lệ hại của bệnh thối búp trên cây chè có trồng
xen với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng
thuần (2011)
Ảnh một số sâu hại phát hiện trên cây mạch môn (2011)
Ảnh một số bệnh phát hiện trên cây mạch môn (2010)
Diễn biến tỷ lệ hại của sâu vẽ bùa trên cây chè có trồng xen
với cây mạch mơn so với cây chè đối chứng trồng thuần
(2012)
Diễn biến tỷ lệ hại của bệnh loét trên cây chè có trồng xen
với cây mạch môn so với cây chè đối chứng trồng thuần
(2012)

Ảnh về triệu chứng bệnh thối nõn cây mạch mơn
Phân tích phả hệ dựa trên trình tự tồn bộ vùng ITS của 4
mẫu nấm Oomyces phân lập từ mạch mơn
Hình thái nấm P. helicoides Drechsler (sợi nấm và bọc bào
tử động - độ phóng đại 10X)
Mối tương quan giữa độ che phủ đất và khối lượng cỏ dại
với thời gian trồng xen cây mạch môn trong công thức
(2011)
Trồng xen cây mạch môn trong vườn chè kiến thiết cơ bản
Trồng xen cây mạch môn trong vườn bưởi
Trồng xen cây mạch môn trong vườn xoan ta
Trồng xen cây mạch môn trong vườn keo lai
Trứng rệp phảy gây hại trên lá cây mạch môn
Sên ăn lá gây hại trên lá cây mạch môn
Triệu chứng đồng ruộng của bệnh thối nõn
Triệu chứng bệnh thối nõn khi lây nhiễm nhân tạo trên lá

64

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22

67
69
71
74
76
77
78
84
86
87
97
98
114
132
132
133
133
134
134

135
135


3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28

cây mạch mơn trong phịng thí nghiệm
Lây bệnh nhân tạo trên lá nõn cây mạch mơn trong phịng
thí nghiệm
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nấm P. helicoides Drechsler
Ảnh hưởng của độ pH đến nấm P. helicoides Drechsler
Ảnh hưởng của vi sinh vật đối kháng đến P. helicoides
Drechsler
Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm
P. helicoides Drechsler
Hình ảnh sợi nấm P. helicoides Drechsler dưới kính hiển vi

136
136
137
137
138
138



1

MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài
Cây mạch mơn (Ophiopogon Japonicus Wall) là loại cỏ lâu năm , thuộc

chi Mạch mơn (Ophiopogon), họ Tóc tiên (Ruscaceae), trước đây được phân
loại trong họ Loa kèn (Liliaceae). Các loài trong chi này có nguồn gốc từ khu
vực đơng, đơng nam và nam châu Á. Hiện nay, cây mạch môn phân bố khá
rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở Việt
Nam, cây mạch môn có mặt ở nhiều nơi, mọc tự nhiên trong các vườn đồi, bờ
đường đi, … [4], [21].
Cây mạch môn được trồng làm cây che phủ đất , cây cảnh quan trong
các công viên hay công sở tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ,
Đức, Thái Lan , Nhâ ̣t Bản [105]. Ở một số nước châu Á như Việt Nam và
Trung Quốc, củ và rễ cây mạch môn được dùng làm dược liệu. Trong các tài
liệu dược học của Trung Quốc và Việt Nam, vị thuốc mạch môn được sử
dụng làm chủ vị hay kết hợp với các vị thuốc khác để tạo thành các bài thuốc
chữa và dưỡng các loại bệnh về đường hô hấp, tim mạch, giải độc, giải khát
và chữa bệnh tiểu đường, sinh lý yế u …[36], [45], [61].
Cây mạch môn là cây ưa bóng, được trồng xen trong các vườn cây khác.
Tại tỉnh Phú Thọ, các hộ nông dân trồng cây mạch môn rải rác trong vườn
nhà chủ yếu dùng để lấy củ và rễ bán cho các công ty dược để làm dược liệu
[4], [55]. Kết quả điều tra tại Phú Thọ và Yên Bái cho thấy củ mạch môn khô
hiện nay đang rất dễ tiêu thụ và có nhu cầu lớn trên thị trường dược liệu trong
nước và xuất khẩu. Giá bán củ mạch môn tại thời điểm điều tra năm 2009 2010 là 7.000 đồng/kg củ tươi, với năng suất trung bình đạt 10 tấn củ/ha thì
người dân có thể thu nhập khoảng 70 triệu đồng/ha sau 3 năm trồng. Tuy



2

nhiên, nếu trồng mạch môn giống tốt và đúng quy trình kỹ thuật có thể đạt
năng suất cao hơn, thu nhập có thể đạt tới 110 triệu đồng/ha [55].
Cây ma ̣ch môn là cây trồ ng có nhiều ưu điểm như: (i) khả năng thích
ứng cao trong điều kiện khí hậu Việt Nam : chịu hạn , chịu úng, chịu nóng,
chịu rét rất tốt , sinh trưởng quanh năm trên nhiều loại đất đai, thổ nhưỡng;
(ii) rất thích hợp cho trồng xen canh: cây dạng thân thảo, chiề u cao cây từ 3040 cm, chịu gió bão tốt, có khả năng chịu dẫm đạp rất cao và phục hồi tán sau
khi cắt lá khá tốt, sinh trưởng tố t trong điề u kiê ̣n có che bóng; (iii) khả năng
che phủ đất tốt: sinh trưởng nhanh, bộ tán lá rộng, cạnh tranh tốt với cỏ dại,
ngăn xói mịn đất, giữ ẩm và nhiệt độ cho đất [45] [54].
Do nhiều ưu điểm nên cây ma ̣ch môn đươ ̣c người dân đánh giá là loa ̣i
cây trồ ng đa mu ̣c đić h , khả năng thích ứng cao , không tranh chấ p đấ t với các
loại cây trồ ng khác, có nhiều tiềm năng trồng xen canh với các cây trồng khác
[56], [58]. Điều tra sơ bộ về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thị trường cho
thấy, tiềm năng mở rộng trồng xen canh cây mạch môn dưới tán cây ăn quả,
cây công nghiệp và thậm chí cả các cây lâm nghiệp tại tỉnh Phú Thọ nói riêng
và vùng Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam là rất lớn [55].
Mặc dù có nhiều ưu điểm và tiềm năng như vậy nhưng cây mạch môn
vẫn chủ yếu được người dân ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, trồng
mang tính tự phát, chưa có nghiên cứu trong nước nào được ghi nhận về sâu
bệnh trên cây mạch môn và ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến sâu
bệnh và cỏ dại trong hệ thống xen canh cây mạch môn với các cây trồng khác.
Do vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sâu bệnh, cỏ dại
trong hệ thống trồng xen cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.) với
cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ” là hết sức cấp thiết giúp nông dân phát
triển trồng xen cây mạch mơn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tăng thu
nhập trên một diện tích đất trồng.



3



Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thành phần và mức độ gây hại của sâu bệnh, cỏ dại hại cây

mạch môn, cây chè và cây bưởi trong hệ thống trồng xen: cây mạch môn
trồng xen trong vườn chè kiến thiết cơ bản và cây mạch môn trồng xen trong
vườn bưởi. Nghiên cứu bệnh chính hại cây mạch môn (bệnh thối nõn) và
biện pháp phòng trừ. Nghiên cứu tác động ức chế cỏ dại của cây mạch môn và
một số biện pháp canh tác tổng hợp nhằm quản lý cỏ dại trong hệ thống trồng
xen cây mạch môn. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của hệ
thống trồng xen cây mạch môn với cây trồng khác tại tỉnh Phú Thọ.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
(i)

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào cơ sở dữ liệu
về sâu bệnh hại trên cây mạch môn tại tỉnh Phú Thọ.

(ii)

Xác định được tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch môn là nấm
Pythium helicoides Drechsler, thông qua ứng dụng chỉ thị phân tử và
giải mã trình tự gen, đã xác định bổ sung một loài nấm bệnh gây hại
từ trước đến nay chưa phát hiện trên cây mạch môn tại Việt Nam.

Mô tả triệu chứng bệnh thối nõn cây mạch môn, nghiên cứu đặc
điểm sinh học của nấm P. helicoides Drechsler, thử nghiệm một số
biện pháp phịng trừ sinh học và hóa học trên nấm bệnh nhằm tạo cơ
sở khoa học để nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phịng bệnh
thối nõn cây mạch mơn.

(iii)

Nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến
một số loài dịch hại quan trọng trên cây trồng chính (cây chè, cây
bưởi) trong hệ thống trồng xen, bước đầu xác định tác động ức chế


4

cỏ dại của cây mạch môn thông qua phương thức vật lý (che bóng)
và sinh hóa học (bột nghiền từ rễ cây mạch môn).
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu về thành phần sâu bệnh và mức độ gây hại trên

(i)

cây mạch môn và thử nghiệm một số biện pháp phịng trừ bệnh thối
nõn cây mạch mơn giúp cho việc đề xuất một số biện pháp phòng
trừ sâu bệnh chính trên cây mạch mơn và góp phần tăng năng suất
cây mạch môn.
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn đến

(ii)


một số sâu bệnh và cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch môn
trong vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi làm cơ sở khoa học
cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng xen cây mạch môn trong
vườn chè và vườn bưởi.
(iii)

Phân tích hiệu quả kinh tế của trồng xen cây mạch môn giúp khuyến
cáo cho nông dân về hiệu quả kinh tế của trồng xen cây mạch môn
trong vườn chè kiến thiết cơ bản và vườn bưởi tại Phú Thọ.



Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Cây mạch môn (Ophiopogon japonicus Wall.), giống đang

được người dân trồng phổ biến tại địa phương; Một số loài dịch hại chính trên
cây mạch môn, cây chè giống Phúc Vân Tiên, cây bưởi giống bưởi Diễn trong
hệ thống trồng xen cây mạch môn với cây chè kiến thiết cơ bản và cây bưởi ở
tỉnh Phú Thọ;
- Phạm vi nghiên cứu: (i) Sâu bệnh trong hệ thống trồng xen: sâu bệnh
trên cây mạch môn, cây chè, cây bưởi, ảnh hưởng của trồng xen cây mạch
môn đến một số sâu bệnh quan trọng trên cây chè, cây bưởi; (ii) Nghiên cứu
chuyên sâu về bệnh thối nõn cây mạch môn: xác định tác nhân gây bệnh,
nghiên cứu đặc điểm sinh học, biện pháp phòng trừ (iii) Cỏ dại trong hệ thống


5

trồng xen và đánh giá khả năng hạn chế cỏ dại của cây mạch môn trong hệ
thống trồng xen; (iv) Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của hệ thống

trồng xen cây mạch môn với cây chè, cây bưởi.
 Những đóng góp mới của đề tài
 Xác định được tác nhân gây bệnh thối nõn cây mạch môn là nấm P.
helicoides Drechsler. Loài nấm đã được công bố gây bệnh trên một số
cây trồng trên thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên được phát hiện gây
hại trên cây mạch môn ở Việt Nam.
 Đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm P. helicoides
Drechsler và thử nghiệm một số biện pháp sinh học và hóa học phòng
trừ nấm bệnh trong phòng thí nghiệm để làm cơ sở nghiên cứu các biện
pháp phòng trừ bệnh thối nõn cây mạch môn.
 Trồng xen cây mạch môn bước đầu chưa ghi nhận được ảnh hưởng đến
một số sâu bệnh hại trên cây chè kiến thiết cơ bản như rầy xanh
(Empoasca flavescens Fabr.), bọ cánh tơ (Physothrips stiventris Bagn),
nhện đỏ (Oligonychus coffeae Niet), bọ xít muỗi (Helopentis theivora
Waterhouse), bệnh đốm nâu (Colletotrichum Camelliae Masse), bệnh
thối búp (Colletotrichum theae Petch) và trên cây bưởi như sâu vẽ bùa
(Phyllocnistis citriella Saintion), bệnh loét (Xanthomonas campestris).
 Cây mạch mơn có khả năng ức chế cỏ dại thơng qua phương thức che
bóng và ức chế sinh hóa học từ rễ cây mạch mơn.
 Bước đầu đề xuất một số biện pháp trồng xen cây mạch môn (thời vụ,
khoảng cách, mật độ trồng xen tối ưu) nhằm đạt được hiệu quả quản lý
cỏ dại cao nhất trong vườn bưởi và vườn chè kiến thiết cơ bản theo
hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Cây mạch môn là cây trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản
nhưng đã du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và được trồng làm cây thuốc chữa
bệnh từ hàng trăm năm nay [43], [61]. Cây mạch môn thích nghi tốt với điều
kiện khí hậu và đất đai của nhiều vùng sinh thái khác nhau, từ miền Trung
đến miền Bắc Việt Nam [27].
Cây mạch mơn có nhiều ưu điểm của một cây trồng xen canh ưu việt
như: ưa bóng, khơng kén đất, ít sâu bệnh, chịu úng, chịu hạn, không tốn cơng
chăm sóc, chịu dẫm đạp, có khả năng cạnh tranh cao với các loài cỏ dại, rễ ăn
nông trên mặt đất nên ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính,… [36].
Do đó, cây mạch mơn có nhiều tiềm năng trở thành cây trồng xen quan trọng
có thể tận dụng được diện tích đất đai rộng lớn trong các vườn cây ăn quả, cây
công nghiệp lâu năm, thậm chí là trong các rừng cây lâm nghiệp nhằm tăng
thêm thu nhập cho người nghèo tại vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tuy
nhiên, từ trước tới nay tại Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu cụ thể nào về
dịch hại của cây mạch mơn nói riêng cũng như dịch hại của các hệ thống
trồng xen cây mạch mơn nói chung. Để có cơ sở khoa học cho khuyến cáo
nơng dân khi đưa ra quyết định có nên trồng xen mạch mơn trong vườn cây
của mình hay khơng thì cần nghiên cứu về sâu bệnh trên cây mạch môn và
đánh giá ảnh hưởng của trồng xen cây mạch môn tới các loài dịch hại trên các
cây trồng chính.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước
về phương thức canh tác trồng xen nhằm xây dựng những mơ hình canh tác
phù hợp cho các tổ hợp hai hay nhiều loại cây trồng khác nhau trên từng vùng


7

sinh thái nhất định. Trên thế giới có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các hệ
thống cây trồng xen khác nhau [11], [23], [28], [37]. Các kết quả nghiên cứu
đều khẳng định được các lợi ích của các hệ thống trồng xen như sau: kỹ thuật

trồng xen phù hợp sẽ cho phép nông dân thu được nhiều sản phẩm nhất trên
diện tích đất của mình, đồng thời vẫn duy trì được độ phì nhiêu của đất, chống
chống xói mịn và rửa trôi đất trên những vùng đất dốc, hạn chế sâu bệnh và
cỏ dại. Bên cạnh mục tiêu tăng thu nhập, trồng xen cịn có ý nghĩa về mơi
trường như giúp tăng độ che phủ đất, bảo vệ môi trường sinh thái của vùng,
cải tạo đất và góp phần sản xuất nơng nghiệp bền vững [35].
Tuy nhiên, để có được hệ thống cây trồng xen hiệu quả, bên cạnh các
vấn đề về cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây trồng xen và cây trồng chính, cần
phải nghiên cứu kỹ về ảnh hưởng của trồng xen đến các loài dịch hại trong hệ
thống trồng xen nhằm đảm bảo cây trồng xen không là yếu tố làm tăng cường
sâu bệnh hại trên cây trồng chính. Hơn nữa, một số cây trồng xen cịn có ý
nghĩa tích cực về bảo vệ thực vật: hạn chế được tác hại của các loài dịch hại
trên cây trồng chính. Ví dụ: trồng cây hướng dương trên đầu các bờ ruộng rau
có thể thu hút sâu khoang đến đẻ trứng nhằm phun thuốc diệt trừ sâu khoang
trên cây hướng dương dễ dàng hơn nhiều so với trên cây rau. Trồng cà chua
xen với cây rau họ thập tự như cải bắp, cải thảo, súp lơ, … mùi cây cà chua có
tác dụng xua đuổi sâu tơ hại trên cây rau thập tự, do đó, giảm được việc dùng
thuốc hóa học trên những cây rau họ thập tự này [30], [31] .
Tóm lại, để có thể phát triển hiệu quả cây mạch môn nhằm tận dụng tối
đa diện tích đất đai có tiềm năng trồng xen canh của tỉnh Phú Thọ, cần phải
nghiên cứu đầy đủ về sâu bệnh và cỏ dại trong các hệ thống trồng xen cũng
như đánh giá ảnh hưởng của trồng xen cây mạch mơn đến các loài dịch hại
trên cây trồng chính, để từ đó đưa ra những khuyến cáo đầy đủ cho người dân


8

về phòng trừ sâu bệnh và quản lý cỏ dại trong hệ thống trồng xen cây mạch
mơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
1.2 Tổng quan tài liệu trong và ngồi nƣớc

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về sử dụng cây mạch môn
Cây mạch môn được sử dụng trồng làm cảnh quan ở nhiều nước trên thế
giới. Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, cây mạch môn được sử dụng để che
phủ đất và chống xói mịn có hiệu quả trong các vườn gia đình, cơng viên,
cơng sở. Thương mại từ cây mạch môn trồng làm cảnh quan đã đem lại một
lợi nhuận lớn tới 75 triệu đô la/năm cho bang Louisiana, Mỹ [105]. Nhiều
nghiên cứu về trồng và chăm sóc cây mạch mơn làm cảnh quan đã được thực
hiện ở nhiều nước phát triển trên thế giới nhằm tạo ra các vườn cây mạch
mơn đẹp mắt, tạo hình và tiểu cảnh phục vụ du lịch sinh thái, làm đẹp công
sở, đường phố, ... [126], [141].
Sản phẩm cây mạch môn, đặc biệt là củ mạch môn đã được sử dụng
rộng rãi trong ngành dược học, trong y học cổ truyền phương đông tại Trung
Quốc [177]. Nhiều nghiên cứu về sử dụng rễ và củ cây mạch môn để làm
dược liệu đã được các thầy thuốc đông y Trung Quốc thực hiện [159]. Nghiên
cứu về sinh hóa học cho thấy trong củ mạch mơn có các thành phần dược liệu
như: Ophiopogonin; Ruscogenin; b- Sitosterol, Stigmasterol, trong rễ cây
mạch mơn cịn có nhiều hợp chất saponin, axitamin, vitamin A [165]. Các
nghiên cứu về dược tính của mạch môn đã cho thấy vị thuốc Mạch môn được
sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị các bệnh về đường hô hấp,
tim mạch, tiêu hoá, tiểu đường, phục hồi sau tai biến mạch máu não, lao phổi,
... [45], [177].


9

Nhiều tài liệu về Đông y của Trung Quốc [4] [22] [43] đã chỉ ra tác dụng
của mạch môn như là vị thuốc chính trong các bài thuốc đông y để điều trị các
loại bệnh như sau:
+ Trị lao phổi, viêm phế quản mãn tính, họng viêm mãn, có hội chứng

phế kèm ho kéo dài, ho khan.
+ Trị thổ huyết, chảy máu cam không cầm.
+ Trị răng chảy máu, họng lở loét, tỳ và phế có hư nhiệt bốc lên.
+ Trị tiêu khát, tâm phế có hư nhiệt, hư lao, khách nhiệt, cốt chưng, lao
nhiệt.
+ Trị tim suy, có chứng hư thốt, ra mồ hơi nhiều, mạch nhanh, huyết áp
hạ.
+ Trị táo nhiệt hại phế, ho khan, đờm dính, họng đau.
+ Trị phế và Vị bị táo nhiệt, họng đau, họng khơ, ho ít đờm.
+ Trị táo bón do âm hư.
+ Trị bệnh động mạch vành.
Tóm lại, nhiều nghiên cứu trên thế giới về sử dụng cây mạch môn đã
được thực hiện. Trong đó, hướng nghiên cứu về sử dụng cây mạch môn trồng
làm cảnh quan được nhiều nước phương Tây, Mỹ thực hiện và hướng nghiên
cứu về sử dụng cây mạch môn làm dược liệu chủ yếu do các nước phương
Đông thực hiện.
1.2.1.2. Nghiên cứu về sâu hại cây mạch mơn và biện pháp phịng trừ
Một số kết quả nghiên cứu cây mạch môn nhằm phục vụ phát triển sản
xuất lấy củ hoặc cho mục đích trồng làm cảnh quan đều ghi nhận có rất ít loài
sâu gây hại cây mạch môn [159].


10

Midcap và Clay (1988) [141] chỉ ra loài côn trùng gây hại chính đối với
cây mạch môn được phát hiện trong hầu hết các nghiên cứu là rệp Pinnaspis
carisis Ferris (thuộc họ Rệp vảy - Liriope scale). Đây là loài côn trùng gây hại
được phát hiện nhiều nhất trên cây mạch môn: rệp làm cho lá úa vàng và bị
hoại tử. Trong mùa ấm, rệp có thể được quan sát sống tập trung nhiều ở trong
bẹ lá, đôi khi thấy cả ở trên bề mặt lá. Trứng được đẻ liên tục, đặc biệt nhiều

trong các tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8. Các kỹ thuật canh tác như tưới nước đẫm
và bón phân trong giai đoạn rệp lột xác có thể làm giảm đáng kể sự phá hại
của rệp trên cây mạch môn. Cắt bỏ tán lá vào cuối mùa đơng là biện pháp có ý
nghĩa nhất để quản lý loại dịch hại này.
Nghiên cứu về rệp vảy gây hại cây mạch môn của Jey Deputy, David
Hensley (1998) [126] chỉ ra rằng: mặc dù loài côn trùng này không phải là
loài gây hại nặng cho sinh trưởng cây mạch mơn nhưng nó là ngun nhân
gây ra những vết bệnh không đẹp mắt ở trên lá cây làm ảnh hưởng đến giá trị
cảnh quan của cây mạch môn. Rệp vảy có thể được phịng trừ bằng cách phun
các loại thuốc trừ sâu có chứa dầu dùng cho cây cảnh. Ngoài ra, sên và ốc sên
cũng được phát hiện hại lá cây mạch mơn, có thể sử dụng bả dạng hạt để
phòng trừ ốc sên hại lá. Sherrie Smith và Rick Cartwright (2009) [159] cũng
cho kết quả nghiên cứu tương tự và đề xuất biện pháp phun thuốc trừ sâu
dạng xà phòng hoặc dạng nhũ dầu nhằm phòng trừ rệp vảy.
1.2.1.3. Nghiên cứu về bệnh hại cây mạch môn và biện pháp phòng trừ
Killebrew (1999) [130] nhận thấy cây mạch môn dễ bị mắc các loại
nấm Collectotrichum sp. trên tán lá gây lá vàng và bị chết. Bệnh này có thể
phòng trừ bằng biện pháp cắt lá để loại bỏ lá bệnh ở độ cao cách mặt đất 3
inch ngay trước khi mùa phát triển lá mới.
Broussard (2007) [81] có phát hiện một số loài nấm khi nghiên cứu
bệnh thối lá, rễ và thân ngầm của cây mạch môn, đặc biệt là nấm Fusarium


11

sp., nấm Phytophthora palmivova và Phytophthora nicotiana là nguồn nấm
gây bệnh được tìm thấy trong vườn ươm và nhà kính trồng cây mạch môn.
Bệnh nguy hiểm nhất đối với mạch môn là bệnh thối rễ do nấm Pythium
splendens gây ra, bệnh này ảnh hưởng tới loại cỏ mạch môn lùn, lá nhỏ nhiều
hơn là các loại cỏ có kích thước lá to, đất nặng và đất có khả năng thốt nước

kém sẽ thúc đẩy bệnh bùng phát dịch bệnh. Bệnh khó kiểm sốt nhưng có thể
sử dụng một số loại nấm đối kháng để tưới cho cây mạch môn nhằm giảm sự
lây lan của nấm bệnh.
Những nghiên cứu tiếp theo của Sherrie Smith và Rick Cartwright
(2009) [159] cũng cho kết luận bệnh thối rễ do nấm P. splendens gây ra là khá
nghiêm trọng trên cây mạch môn. Biểu hiện ban đầu là những vết cháy ở đỉnh
lá sau đó lá chuyển màu dần từ màu vàng tới màu nâu. Cuối cùng phần thân
trên có thể tách ra khỏi phần gốc phía dưới một cách dễ dàng khi chỉ cần nhẹ
nhàng nhổ. Việc bón phân hữu cơ và giảm độ ẩm đất sẽ giúp phòng trừ bệnh
thối rễ. Phun thuốc trừ nấm Aliette có thể diệt trừ nấm bệnh.
* Một số đặc điểm chung về nấm Pythium sp.
Nấm Pythium

sp. thuộc

Chi

Pythium,

Họ

Pythiaceae,

Bộ

Peronosporales, Lớp Nấm trứng Oomycetes, Ngành Oomycota, là các vi sinh
vật sản sinh các sợi nấm khơng có vách ngăn, các bọc bào tử sản sinh ra các
du động bào tử vô tính với các lơng roi có khả năng bơi trong nước, cũng như
bào tử trứng thông qua sinh sản hữu tính; các vách tế bào cấu tạo bởi
polysacarit và xenlulô (Burgess và cộng sự, 2008) [90].

- Sinh sản vơ tính
Theo tác giả (Burgess và cộng sự, 2008) [90], sinh sản vô tính tạo thành
cấu trúc gọi là bọc bào tử động hoặc bào tử nang và giải phóng ra các du động
bào tử. Những du động bào tử này di chuyển được nhờ lơng roi và có vai trị
quan trọng trong chu kỳ bệnh, đặc biệt là chức năng lan truyền trong đất ướt


12

hoặc là nước trên bề mặt cây trồng. Sự hình thành du động bào tử cũng là một
đặc điểm quan trọng trong phân loại nấm Pythium sp. Du động bào tử giúp
cho việc lan truyền bệnh nhanh chóng từ cây này sang cây khác, đặc biệt là ở
những vùng đất trũng khó thốt nước.
Các bọc bào tử của nấm Pythium sp. được hình thành ở đỉnh hoặc đoạn
giữa các sợi nấm, hình trịn (hình cầu) hoặc hình sợi (giống như sợi nấm
phình ra). Một ống dẫn được hình thành từ bọc bào tử nấm Pythium sp. nối
với một bọc giả vách mỏng được hình thành ở cuối ống dẫn. Du động bào tử
được giải phóng ra ngoài qua ống dẫn vào bọc giả. Các du động bào tử sau đó
phát triển trong bọc giả và được phun ra khi màng bọc giả vỡ. Cách thức giải
phóng du động của nấm Pythium sp. là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau
giữa 2 chi Phytophthora và Pythium. Các loài nấm Phytophthora sp. giải
phóng du động bào tử trực tiếp từ bọc bào tử không thông qua bọc giả
(Burgess và cộng sự, 2008) [90].
Các loài Pythium sp. thường sản sinh bọc bào tử hay bào tử nang và du
động bào tử trên môi trường thạch nước cất (WA) hoặc PCA sau khi đổ nước
ngập môi trường. Trạng thái sốc với nhiệt độ thấp (5-100C) trong khoảng 2
giờ có thể giúp cho việc sinh sản bọc bào tử của nấm Pythium sp. (Stirling và
Eden, 2007) [164].
- Sinh sản hữu tính
Theo Stirling và Eden (2007) [164], sinh sản hữu tính liên quan đến sự

hình thành các túi noãn (Thể cái) và túi đực (Thể đực). Sau khi thụ tinh giao
tử cái trong túi noãn phát triển thành bào tử trứng có vách dày. Bào tử trứng là
bào tử bảo tồn và có vai trị quan trọng trong chu kỳ bệnh. Bào tử trứng của
nấm Pythium sp. có thể có vách mịn hoặc dạng trang trí như sừng. Sterol là
chất cần thiết cho việc sản sinh túi nỗn. Vì vậy nấm Pythium sp. cần được
ni cấy trên mơi trường PCA bởi vì dịch chiết từ cà rốt chứa sterol.


×