MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SÕ ĐỒ..................................................................
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3
CHÝÕNG 1: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO
SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ..............................................3
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ......................................................................3
1.1.Tổng quan về hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá.3
1.1.1. Khái niệm và vai trò...............................................................................3
1.1.2. Nội dung hệ thống cảnh báo sớm.........................................................3
1.2.
Nội dung nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá..............................................................................................................3
1.2.1. Nghiên cứu sự cần thiết của hệ thống cảnh báo sớm..........................3
1.2.2. Nghiên cứu những dấu hiệu của việc kiện chống bán phá giá – cõ sở
của việc đýa ra các chỉ số cho hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá. .3
1.2.3. Nghiên cứu hệ thống cõ sở dữ liệu cung cấp cho hệ thống cảnh báo
sớm chống bán phá giá....................................................................................3
1.2.4. Nghiên cứu về phần mềm ứng dụng.....................................................3
1.3
. Kinh nghiệm quốc tế về nghiên cứu cảnh báo sớm chống bán phá
giá......................................................................................................................3
1.3.1. Những nghiên cứu về hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá ở
nýớc ngoài.........................................................................................................3
1.3.2. Một số nghiên cứu về vấn đề khai thác dữ liệu cho hệ thống cảnh báo
sớm chống bán phá giá ở nýớc ngoài..............................................................3
2
CHÝÕNG 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CẢNH BÁO
SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG
THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM.......................................................................3
2.1. Tình hình các vụ kiện chống bán phá giá hàng thuỷ sản.....................3
2.1.1. Khát quát các vụ kiện chống bán phá giá trên thế giới........................3
2.1.2. Khát quát các vụ kiện chống bán phá giá hàng thuỷ sản của thế giới
và Việt Nam tại thị trýờng Hoa Kỳ..................................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam.........................................3
2.2.1. Nghiên cứu lựa chọn nguồn kinh phí...................................................3
2.2.2. Nghiên cứu lựa chọn phạm vi cảnh báo của hệ thống........................3
2.2.3. Nghiên cứu chỉ số cho hệ thống cảnh báo............................................3
2.2.4. Thực trạng nghiên cứu cõ sở dữ liệu cho hệ thống cảnh báo.............3
2.2.5. Phần mềm hệ thống...............................................................................3
2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện
chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam......................3
2.3.1. Vận dụng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá.. .3
2.3.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện
chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam........................3
2.3.2.1. Những điểm đạt đýợc..........................................................................3
2.3.2.2. Hạn chế................................................................................................3
CHÝÕNG 3: ĐỊNH HÝỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.................3
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM. .3
3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 và định
hýớng nghiên cứu............................................................................................3
3
3.1.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2020..............3
3.1.2. Định hýớng nghiên cứu.........................................................................3
3.1.2.1. Mở rộng phạm vi nghiên cứu.............................................................3
3.1.2.2. Tìm kiếm và sử dụng thêm các chỉ số cảnh báo mới.........................3
3.1.2.3. Xác định thời điểm xảy ra kiện chống bán phá giá...........................3
3.1.2.4. Xác định khả năng xảy ra kiện chống bán phá giá.........................3
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện việc nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm
các vụ kiện chống bán phá giá.......................................................................3
3.2.1. Mở rộng quan điểm nghiên cứu............................................................3
3.2.2. Xây dựng hệ thống chỉ số cảnh báo mới...............................................3
3.2.3. Lựa chọn nguồn số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời............................3
3.2.4. Kết hợp ý kiến chuyên gia trong kết luận cảnh báo sớm của hệ thống
để hoàn thiện nghiên cứu hệ thống.................................................................3
3.2.5. Vấn đề duy trì cơng tác nghiên cứu......................................................3
3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp..........................................3
3.3.1. Chính phủ và các bộ ngành...................................................................3
3.3.2. Hiệp hội các ngành hàng.......................................................................3
3.3.3. Một số kiến nghị khác............................................................................3
KẾT LUẬN......................................................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Cụm từ đầy đủ
1
AHP
Mơ hình cây phân cấp
2
DOC
3
EU
4
GATT
5
GCF
6
GDP
Gross Domestic Product – Tổng Sản phẩm quốc nội
7
GTTT
Giá trị thông thường
8
GXK
Giá xuất khẩu
9
VCAD
Cục quản lý Cạnh tranh – Việt Nam
10
WTO
United States Department of Commerce – Bộ
thương mại Hoa Kỳ
Liên minh châu Âu
General Agreement of Tariffs and Trade - Hiệp ước
chung về thuế quan và thương mại
Chương trình Hỗ trợ cạnh tranh tồn cầu cho doanh
nghiệp Việt Nam
World Trade Organization – Tổ chức thương mại
Thế Giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một nước đang phát triển, do khan hiếm về vốn để cơng nghiệp
hố, hiện đại hố việc phát triển các ngành kinh tế có lợi thế của quốc gia là
điều kiện quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua ngành thuỷ sản Việt
Nam từng bước khẳng định lợi thế và vị trí trong cơ cấu kinh tế, đưa Việt
Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cao nhất thế giới giai đoạn 1998-2008.
Khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hàng xuất khẩu
Việt Nam nói chung và thủy sản nói riêng gặp khơng ít khó khăn. Một trong
những khó khăn thường gặp nhất là quốc gia nhập khẩu tiến hành kiện bán
phá giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Kể từ năm 1994, số vụ kiện chống
bán phá giá lên đến 44 vụ. Thực tế cho thấy, các vụ kiện chống bán phá giá có
tác động lớn đến kinh tế Việt Nam, thể hiện ở chi phí tốn kém do phải thuê
luật sư tư vấn, tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cũng bị
giảm do doanh nghiệp giảm việc nhập khẩu những mặt hàng là đối tượng chịu
sự điều tra vì lo ngại về nguy cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá
giá. Các tác động kinh tế không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất sản phẩm bị
kiện bán phá giá mà còn lan rộng sang các ngành cơng nghiệp khác. Đó là
phản ứng mang tính dây chuyền của các ngành công nghiệp sử dụng các sản
phẩm bị điều tra bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào.
Các nhà kinh tế châu Âu và Mỹ đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhằm
tìm ra lý do tại sao các vụ kiện chống bán phá giá lại tăng lên rất nhiều trong
những thập kỷ gần đây. Trong số các nghiên cứu nước ngồi, khơng có
nghiên cứu cụ thể liên quan đến hệ thống cảnh báo sớm các trường hợp chống
2
bán phá giá. Để khẳng định việc nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm của Việt
Nam ảnh hưởng như thế nào đến việc giảm thiểu các vụ kiện chống bán phá
giá của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, đề tài
“Nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với
mặt hàng thủy sản của Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Cho đến nay, ở Việt Nam và thế giới có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề bán phá giá, chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam nói chung và
đối với mặt hàng thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hệ
thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hầu như là khơng có. Hầu
hết các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu làm thế nào để hạn chế
được các vụ khởi kiện chống bán phá giá từ phía nước ngồi. Những giải
pháp được các đề tài nghiên cứu đưa ra có đề cập đến giải pháp xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm. Nhưng đó mới chỉ là những ý tưởng ban đầu và giải
pháp khái quát, chưa có đề tài cụ thể nào nghiên cứu về hệ thống này.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá
giá đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam, cụ thể là:
- Nghiên cứu, xem xét tài liệu liên quan để có được ý tưởng ban đầu về
hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá.
- Thực trạng quá trình nghiên cứu các yếu tố để hình thành hệ thống cảnh
báo sớm, nguồn dữ liệu cung cấp cho hệ thống cảnh báo, các phương pháp
phân tích để đưa ra các mức độ cảnh báo cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản.
3
- Luận văn chỉ ra những hạn chế của việc nghiên cứu hệ thống cảnh báo
sớm, từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện nghiên cứu hệ thống cảnh
báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện
chống bán phá giá hàng thuỷ sản Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá đối
với mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ giai
đoạn 1995-2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu các nội dung của đề tài được vận dụng những phương
pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận vấn đề: Luận văn đi vào nghiên cứu những căn
cứ của một vụ kiện chống bán phá giá để đưa ra những nội dung nghiên cứu
về các yếu tố để hình thành nên hệ thống cảnh báo sớm: nguồn cơ sở dữ liệu,
những chỉ số cảnh báo, phần mềm ứng dụng...Trên cơ sở những nội dung
nghiên cứu đó, luận văn chỉ ra tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và đánh giá
những điểm đạt được và những điểm còn tồn tại. Từ đó có những giải pháp
hợp lý để hồn thiện việc nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thống
kê nguồn số liệu sẵn có từ các nguồn đáng tin cậy của WTO, Cục Quản lý
Cạnh tranh, Tổng cục Hải Quan…để phân tích. Cũng từ nguồn số liệu này,
tác giả đã vận dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân chia dữ liệu
4
đã có để có được nguồn số liệu theo mục đích nghiên cứu của tác giả. Ngồi
ra, tác giả cịn sử dụng một số kết quả từ việc phân tích dữ liệu của hệ thống
cảnh báo sớm chống bán phá giá ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Nội dung nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống
bán phá giá và kinh nghiệm quốc tế.
Chương 2: Tình hình nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống
bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện nghiên cứu hệ thống cảnh
báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thủy sản của Việt
Nam đến năm 2020.
5
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO
SỚM CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1.Tổng quan về hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá
1.1.1. Khái niệm và vai trò
1.1.1.1. Khái niệm
Vấn đề cảnh báo chống bán phá giá có hai cách hiểu. Một là đứng trên
góc độ nước xuất khẩu, cảnh báo nguy cơ hàng xuất khẩu bị nước nhập khẩu
kiện bán phá giá. Cách hiểu thứ hai đứng trên góc độ nước nhập khẩu, cảnh
báo nguy cơ hàng xuất khẩu bán phá giá. Cả hai cách hiểu đều dựa trên việc
bán phá giá của hàng xuất khẩu, nhưng vai trò lại khác nhau. Nghiên cứu của
đề tài đứng trên quan điểm nước xuất khẩu.
Cảnh báo chống bán phá giá là việc ứng dụng các quy định của WTO và
hệ thống pháp luật cùng những quy định liên quan của quốc gia nhập khẩu,
thông qua việc thu thập dữ liệu hải quan trong nước và nước ngoài để đưa ra
dự báo nguy cơ bị kiện bán phá giá ở thị trường nước nhập khẩu.
Cốt lõi của cảnh báo chống bán phá giá là áp dụng yếu tố trọng điểm,
những sản phẩm nhạy cảm, khối lượng xuất khẩu, giá cả và tình trạng hoạt
động của những sản phẩm tương tự của nước ngồi cũng như những thơng số
quan trọng khác để giám sát và đánh giá chính xác tác động đến ngành cơng
nghiệp của nhà nhập khẩu từ đó đưa ra nhận định phù hợp.
Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đang được áp
dụng ở Việt Nam là việc thu thập, theo dõi, tổng hợp và phân tích các thơng
tin liên quan đến các vụ kiện bán phá giá các mặt hàng của các thị trường, từ
6
đó đưa ra các tín hiệu cảnh báo kịp thời các nguy cơ bị kiện bán phá giá có
thể xảy ra với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhằm ngăn chặn và
hạn chế tối đa những tác động bất lợi cho các doanh nghiệp.
Trong khái niệm có một thuật ngữ cần phải làm rõ, đó là thế nào là
“sớm” và bao lâu thì được gọi là “sớm”. Thuật ngữ “sớm” là khái niệm chỉ
khoảng thời gian mà hệ thống cảnh báo phát ra tín hiệu cảnh báo trước khi bắt
đầu một vụ kiện chống bán phá giá. Hiện nay hệ thống cảnh báo sớm của Việt
Nam cho phép cảnh báo sớm trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 3 năm.
1.1.1.2. Vai trò của hệ thống
Thực tế nghiên cứu những thiệt hại của kiện chống bán phá giá đến
doanh nghiệp xuất khẩu làm cho kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bị kiện
sụt giảm mạnh trong thời gian bị áp thuế chống bán phá giá. Doanh nghiệp
khi tham gia các vụ kiện chống bán phá giá phải chịu rất nhiều chi phí, từ tiền
thuê luật sư tư vấn, thuế, và các chi phí phát sinh khác từ vụ kiện…
Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giúp chính phủ
và doanh nghiệp nước xuất khẩu:
- Xác định sớm các mối đe dọa/nguy cơ bị điều tra áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu trước khi chính thức có đơn
khởi kiện từ các ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Thông qua xử lý những
dữ liệu thu được, hệ thống đưa ra các mức độ cảnh báo phù hợp cho từng mặt
hàng ở từng giai đoạn nhất định. Căn cứ vào mức độ mà hệ thống cho kết quả,
các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ xác định được sớm mối nguy cơ bị kiện bán
phá giá từ nước ngoài để có hướng điều chỉnh hợp lý trong cơng tác kinh
doanh.
7
- Các doanh nghiệp xuất khẩu có đủ thời gian và điều kiện để kịp thời
điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm loại bỏ những mối đe dọa và chủ
động đối phó với các cuộc điều tra của các cơ quan có liên quan của nước
nhập khẩu. Đối với những mặt hàng có cảnh báo nằm trong mức độ nguy
hiểm (nguy cơ bị kiện cao), doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó. Cụ thể:
chặt chẽ liên hệ với đối tác để nắm bắt tình hình thường xuyên. Thuê chuyên
gia tư vấn và luật sư có kinh nghiệm để chuẩn bị đối phó với vụ kiện. Việc
chủ động tham gia vào vụ kiện sẽ nâng tỷ lệ thắng kiện cho doanh nghiệp
Việt Nam.
- Duy trì và phát triển kim ngạch cũng như tốc độ xuất khẩu, qua đó giúp
các ngành công nghiệp của nước xuất khẩu hoạt động kinh doanh mạnh mẽ
trên thị trường quốc tế. Đối với những mặt hàng có cảnh báo nằm trong mức
an tồn (nguy cơ bị kiện thấp, khơng có nguy cơ bị kiện), các doanh nghiệp
yên tâm duy trì và phát triển kim ngạch do mặt hàng xuất khẩu hồn tồn
khơng có nguy cơ bị kiện hoặc có nguy cơ bị kiện rất thấp. Nếu như khơng có
hệ thống cảnh báo, với tâm lý dè chừng các doanh nghiệp sẽ kìm chế tốc độ
xuất khẩu, làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường mục tiêu.
Ngoài việc hưởng lợi từ vấn đề cảnh báo sớm chống bán phá giá, các
doanh nghiệp được tiếp cận với các thông tin, số liệu về xuất nhập khẩu các
mặt hàng chủ lực vào các thị trường chính. Qua đó có những chính sách kinh
doanh phù hợp hơn.
1.1.2. Nội dung hệ thống cảnh báo sớm
Nội dung hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá cần phải
đảm báo có các yếu tố sau:
8
1.1.2.1. Nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào
Nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào được coi là thức ăn hàng ngày của hệ
thống. Để vận hành được hệ thống cảnh báo sớm cần phải có một nguồn cơ sở
dữ liệu đầu vào cung cấp cho hệ thống phục vụ mục đích phân tích và cho kết
quả cảnh báo. Nếu khơng có nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào ổn định, xuyên xuốt
thời gian tồn tại của hệ thống thì hệ thống không thể hoạt động được. Nguồn
cơ sở dữ liệu đầu vào được lựa chọn phải phụ thuộc vào mục tiêu mà hệ thống
nhắm tới. Việc lựa chọn nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào là vấn đề quan trọng và
then chốt của hệ thống vì nó quyết định đến việc cảnh báo chính xác của hệ
thống.
1.1.2.2. Phần cứng của hệ thống
Bất kỳ một hệ thống xử lý thông tin nào cũng cần phải có một hệ thống
phần cứng hỗ trợ cho việc vận hành hệ thống. Thông thường, một hệ thống
phần cứng gồm có 3 phần: thiết bị xử lý trung tâm, bộ nhớ trong và hệ thống
ngoại vi. Trong đó thiết bị xử lý trung tâm là quan trọng nhất. Đặc trưng của
thiết bị này là phải đảm bảo tốc độ xử lý cho hệ thống được nhanh nhất. Bộ
nhớ trong cũng là thiết bị không thể thiếu. Bộ nhớ trong phải đảm bảo dung
lượng bộ nhớ đủ lớn để lưu trữ các dữ liệu qua các thời kỳ, dữ liệu của các
nước trên thế giới và các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam cũng như thế giới.
Hệ thống ngoại vi có nhiệm vụ trao đổi thơng tin giữa bộ nhớ trong với thiết
bị ngồi. Nó cũng có nhiệm vụ lấy thơng tin đường truyền vào và đưa thông
tin ra đường truyền. Như vậy, thiết bị máy dùng để xử lý thông tin cho hệ
thống cảnh báo phải đảm bảo được các yếu tố trên.
9
1.1.2.3. Phần mềm của hệ thống
Phần cứng của hệ thống không thể đáp ứng được yêu cầu xử lý công việc
nếu như khơng có sự hỗ trợ của phần mềm xử lý. Phần mềm làm cho phần
cứng máy tính ứng dụng được vào các vấn đề cần giải quyết. Phần mềm của
hệ thống cảnh báo được chia thành 2 nhóm: phần mềm hệ thống và phần mềm
ứng dụng. Phần mềm hệ thống là phần mềm có sẵn hoặc được cài đặt cho
máy tính để máy tính có thể hoạt động. Phần mềm ứng dụng có vai trị cốt lõi
cho hệ thống cảnh báo sớm vì đây là phần mềm quản lý dữ liệu, xử lý dữ liệu
theo mong muốn của người sử dụng. Muốn vậy, phần mềm ứng dụng phải
đảm bảo các yếu tố sau:
- Dễ sử dụng: giao diện thân thiện với người sử dụng,
- Giá cả của phần mềm: phải đáp ứng với ngân sách chi cho phần mềm
trong bảng ngân sách chi cho toàn bộ hệ thống,
- Tính tương thích: phần mềm phải có tương thích cao ở hiện tại và khả
năng đáp ứng trong tương lai khi có những thay đổi về cơ sở dữ liệu của hệ
thống.
Phần mềm của hệ thống được xây dựng đảm bảo cho cơ chế hoạt động
của hệ thống được chính xác. Vì vậy, việc lựa chọn phần mềm là rất quan
trọng.
1.1.2.4. Mạng máy tính và truyền thơng
Do sự khác biệt của hệ thống là phải xử lý nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào
từ các nước trên thế giới và Việt Nam nên hệ thống phải đảm bảo có mạng
máy tính và truyền thơng ổn định, nhanh chóng. Việc kết nối internet toàn hệ
thống là điều kiện bắt buộc của máy tính khi tham gia vào hệ thống cảnh báo.
Ngồi ra, hệ thống là nơi cung cấp thông tin cảnh báo và các thông tin khác
10
cho bất kỳ người sử dụng được phép nên vấn đề mạng và truyền thông càng
quan trọng hơn.
1.1.2.5
Nhân lực của hệ thống
Một nguồn lực quan trọng khác của hệ thống cảnh báo sớm chính là nhân
lực. Vai trị của yếu tố nhân lực trong hệ thống là thiết lập mục tiêu của hệ
thống để từ đó xây dựng các chỉ số cảnh báo cho hệ thống. Con người xác
định toàn bộ việc vận hành của hệ thống: từ nguồn cơ sở dữ liệu đến phần
cứng, phần mềm. Trong quá trình hình thành hệ thống, con người chịu trách
nhiệm theo dõi mọi hoạt động của hệ thống, đảm bảo hệ thống được vận hành
xun suốt và ổn định, đóng vai trị quan trọng cho việc thành bại của hệ
thống.
1.2. Nội dung nghiên cứu hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán
phá giá
1.2.1. Nghiên cứu sự cần thiết của hệ thống cảnh báo sớm
Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ về những thiệt hại mà doanh
nghiệp Việt Nam phải chịu do những vụ kiện chống bán phá giá mang lại.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng mọi vụ kiện chống bán phá giá đều gây ra những
thiệt hại lớn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, dù mới chỉ bị điều tra
hoặc đã bị áp thuế chống bán phá giá. Cụ thể:
Một là, tâm lý bất ổn trong quá trình theo đuổi các vụ kiện khiến các
doanh nghiệp khơng thể đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh bình
thường. Thực tế cho thấy, khi tiếp nhận những thơng tin đầu tiên về vụ kiện,
doanh nghiệp luôn bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo ngại. Có thể lý giải từ
thực trạng là doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng đối đầu với kiện
tụng (cho dù biết rằng không thể tránh khỏi khi mở cửa hội nhập, giao thương
11
quốc tế); hoặc do sự thiếu hụt trong kinh nghiệm thương trường và am hiểu về
pháp luật thương mại quốc tế. Tâm lý lo lắng về khả năng thua kiện và nguy
cơ bị áp đặt thuế chống bán phá giá cao tạo áp lực khiến các doanh nghiệp trở
nên lúng túng trong việc lựa chọn các giải pháp đúng đắn trong quá trình
tham gia vụ kiện và trong việc tìm kiếm những bằng chứng thuyết phục nhằm
phản bác cáo buộc bán phá giá. Chi phí cho các vụ kiện cũng là vấn đề nan
giải đối với các doanh nghiệp vì ngoại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp có quy mơ vừa
và nhỏ, khả năng tài chính có hạn, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công
hoặc sản xuất các ngành hàng có sử dụng nhiều nhân cơng (để khai thác lợi
thế nhân công rẻ).
Tỉ lệ thất bại cao trong các vụ kiện khiến các doanh nghiệp giảm hẳn sự
nhiệt tâm hợp tác trong quá trình điều tra khiến kết quả điều tra càng bất lợi,
thậm chí có những doanh nghiệp thực hiện chính sách mang tính bất chấp làm
ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp khác. Điển hình trong vụ Bộ Kinh tế và
Sản xuất Argentina (bắt đầu ngày 21/12/2005) tiến hành điều tra chống bán
phá giá đối với mặt hàng nan hoa không mũ, mũ nan hoa và nan hoa hoàn
chỉnh của xe đạp, xe máy chỉ đối với một doanh nghiệp Việt Nam duy nhất.
Doanh nghiệp này đã quyết định không trả lời các câu hỏi điều tra, đồng thời
tăng mạnh khối lượng xuất khẩu vào thị trường này. Cho tới khi Argentina ra
quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời (81%), doanh nghiệp đã ngừng
hoàn toàn việc xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào thị trường Argentina. Có
thể do nắm chắc phần thua trong vụ kiện hoặc do chính sách xuất khẩu của
doanh nghiệp đã có thay đổi về thị trường xuất khẩu chiến lược nên doanh
nghiệp không chủ động kháng kiện và hợp tác tích cực trong vụ việc, đồng
thời thực hiện hành vi khai thác thị trường lần chót. Song, dù là thế nào thì
12
việc thiếu hợp tác đã làm cho bản thân doanh nghiệp mất đi phần thị trường
và ở chừng mực nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp khác
cùng sản xuất ngành hàng khi có ý định xâm nhập vào thị trường Argentina.
Hai là, tổn thất lớn về tài chính là điều khơng tránh khỏi. Những khoản
thiệt hại lớn thông thường liên quan đến tư vấn, trả lời bản câu hỏi, thu thập
thông tin, tham gia tố tụng, thậm chí vận động hành lang, tranh thủ quan hệ
cơng chúng. Trong đó, chi phí liên quan đến tư vấn thường là những khoản
tiền không nhỏ. Nếu lạc quan, chúng ta có thể tự vui vẻ mà cho rằng, những
khoản chi phí này dù khơng được chi trả để đổi lại những kinh nghiệm kinh
doanh, song cũng đủ làm học phí cho những bài học vỡ lịng về sử dụng pháp
luật trong giao thương quốc tế.
Ba là, các vụ kiện bán phá giá ln có những tác động tiêu cực ở mức độ
nhất định đến kinh tế - xã hội trong nước, đặc biệt khi vụ kiện chống bán phá
giá nhắm vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, hàng
thủ công... hay các ngành sản xuất dễ bị tổn thương như chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản... Thiệt hại trước mắt đối với sự phát triển của thị trường là các
doanh nghiệp nhập khẩu ở nước đang điều tra chống bán phá giá thường cắt
giảm nhập khẩu ngay từ bước đầu điều tra vụ kiện, bởi những lo ngại về nguy
cơ phải trả thêm các khoản thuế chống bán phá giá hay khoản ký quỹ bắt buộc
từ phía cơ quan hải quan đối với các nhà nhập khẩu... Hậu quả không chỉ
dừng lại ở việc cánh cửa thâm nhập vào thị trường các nước trên thu hẹp, mà
kéo theo sự giảm sụt kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
dẫn tới việc thu hẹp quy mô sản xuất và nguy cơ cắt giảm lao động tăng. Ví
dụ, trong vụ kiện Việt Nam bán phá giá giày mũ da vào thị trường EU: sau
khi có đơn khởi kiện, đơn đặt hàng trong thời gian đầu năm 2006 cho các
13
doanh nghiệp Việt Nam chỉ bằng 50% cùng kỳ năm trước, đồng nghĩa với
việc kim ngạch xuất khẩu ngành da giày sụt giảm mạnh kéo theo sự lo lắng về
quyền lợi trực tiếp của hơn 500 nghìn cơng nhân trong ngành và các vấn đề
kinh tế - xã hội khác.
Đứng trước những thiệt hại mà các vụ kiện chống bán phá giá mang lại,
yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu một cơ chế cảnh báo sớm các vụ kiện
chống bán phá giá để cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn cho các doanh nghiệp
xuất khẩu, từ đó có điều chỉnh trong chính sách kinh doanh cho phù hợp,
tránh thiệt hại khơng đáng có.
1.2.2. Nghiên cứu những dấu hiệu của việc kiện chống bán phá giá – cơ sở
của việc đưa ra các chỉ số cho hệ thống cảnh báo sớm chống bán phá giá
Muốn xác định được các chỉ số cho hệ thống cảnh báo sớm chống bán
phá giá cần phải nghiên cứu được những dấu hiệu về nguy cơ bị kiện chống
bán phá giá. Đó chính là những căn cứ, những cơ sở và cả những thiệt hại mà
việc bán phá giá gây ra cho doanh nghiệp nước nhập khẩu. Từ những thiệt hại
và căn cứ này, các doanh nghiệp hoặc chính phủ nước nhập khẩu sẽ tiến hành
kiện chống bán phá giá nước xuất khẩu.
1.2.2.1. Những dấu hiệu pháp lý về đơn kiện
Theo điều 5, Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế
quan và Thương Mại 1994 (GATT 1994), một cuộc điều tra sẽ được tiến hành
khi có đơn yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành
sản xuất trong nước. Để có thể đại diện cho ngành sản xuất trong nước thì đơn
đó phải được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng
của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán
thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Trong đó, nếu các nhà sản xuất bầy tỏ
14
tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự
được ngành sản xuất trong nước làm ra.
Như vậy, chúng ta sẽ hiểu rằng, muốn kiện chống bán phá giá một hoặc
một số nước khi xuất khẩu hàng hoá vào nước nhập khẩu, cần phải có đơn
kiện của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong
nước. Ngành sản xuất trong nước ở đây được hiểu là ngành sản xuất ra sản
phẩm giống hệt hoặc sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu. Trong
trường hợp các ngành sản xuất phân tán bao gồm số lượng quá lớn các nhà
sản xuất, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mức độ ủng hộ hoặc phản
đối với đơn đó bằng cách sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê hợp lý.
Muốn đại diện cho ngành sản xuất trong nước phải có một tập hợp các
nhà sản xuất đồng ý khởi kiện. Trong đó, tổng sản lượng sản xuất ra sản phẩm
giống hệt hoặc tương tự sản phẩm bị kiện do các doanh nghiệp này sản xuất
phải chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi
các nhà sản xuất đã có ý kiến về đơn yêu cầu đó, kể cả đồng ý kiện hoặc
khơng đồng ý kiện. Và nếu số doanh nghiệp đồng ý kiện có sản lượng sản
xuất chiếm hơn 25% tổng sản lượng của tồn ngành trong nước thì đơn kiện
sẽ được chấp nhận.
1.2.2.2. Xác định biên độ phá giá và mức độ thâm nhập thị trường
Việc đơn kiện chống bán phá giá được chấp nhận khơng có nghĩa là đơn
kiện đó sẽ được điều tra và vụ kiện chống bán phá giá sẽ xảy ra. Bởi đơn kiện
chỉ được tiến hành điều tra khi các cơ quan hữu quan nhận thấy rằng có các
bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về thiệt hại đủ để biện minh cho việc
triển khai điều tra trường hợp bán phá giá đó. Cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ
ngay lập tức nếu các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá
15
giá không đáng kể hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được
bán phá giá hoặc thiệt hại tiềm ẩn hoặc thiệt hại thực tế không đáng kể.
Cụ thể, theo Hiệp định thực thi điều VI của GATT 1994 quy định: “Khi
sản phẩm nhập khẩu đang bị điều tra chống bán phá giá được nhập khẩu từ
nhiều nguồn khác nhau, cơ quan điều tra có thể đánh giá ảnh hưởng một cách
tổng hợp của hàng nhập khẩu này chỉ trong trường hợp cơ quan này xác định
được rằng: Biên độ bán phá giá được xác định đối với hàng nhập khẩu từ mỗi
nước vượt quá mức tối thiểu có thể bỏ qua và số lượng hàng nhập khẩu từ mỗi
nước khơng ở mức có thể bỏ qua được. Việc đánh giá gộp các ảnh hưởng của
hàng nhập khẩu là hợp lý nếu xét đến điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm
nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và
sản phẩm tương tự trong nước.” (Điều 3.3. Hiệp định thực thi Điều VI –
GATT1994). Cũng theo Điều 8 Khoản 5 Hiệp định này, biên độ bán phá giá
được coi là ở mức tối thiểu/khơng đáng kể nếu biên độ đó thấp hơn 2% của
giá xuất khẩu. Khối lượng nhập khẩu thông thường sẽ được coi là không đáng
kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể
nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước
nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương
tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm
tương tự của những nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7%
nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.
Tóm lại vấn đề xác định biên độ bán phá giá không được vượt quá 2% và
tổng lượng hàng nhập khẩu của nước bị kiện vào nước nhập khẩu không vượt
quá 3% tổng lượng hàng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu
đó hoặc tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này được nhập vào