Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phân tích chi phí lợi ích một số dự án cải thiện môi trường tại vqg xuân thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.03 KB, 115 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu
được nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thịnh Hiền


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, được sự giúp đỡ giảng dạy tận tình của các Thầy, Cơ giảng viên,
đến nay học viên đã hồn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành
Kinh tế và Quản lý mơi trường.
Học viên xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô trong suốt thời
gian qua đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy những kiến thức rất bổ ích và chuyên
sâu về kinh tế và quản lý mơi trường. Chính những kiến thức này là hành trang
cần thiết cho q trình cơng tác, thực thi cơng vụ trong cơ quan nhà nước và
trong cuộc sống của bản thân mỗi người. Qua nghiên cứ, học viên có cái nhìn
sâu sắc, tồn diện hơn, có cách tiếp cận khoa học trong công việc cũng như trong
cuộc sống.
Học viên chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Nam Thắng, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức Viện đào
tạo sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tổng cục Môi trường, Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ
đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu tạo, điều kiện tốt nhất để học viên hoàn
thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do cịn hạn chế về mặt lý luận và


thực tiễn, kinh nghiệm trong quản lý về tài ngun và mơi trường nói chung
và trong lĩnh vực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng nên khó tránh
khỏi những thiếu sót, học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của các nhà khoa học, các Thầy, Cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp
trong và ngoài ngành tài ngun và mơi trường để luận văn được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH
TRONG CƠNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC........................................6
1.1. CBA là gì?...........................................................................................................6
1.2. CBA áp dụng trong công tác bảo tồn ĐDSH......................................................11
1.2.1. Khái niệm ĐDSH và giá trị kinh tế của ĐDSH....................................................11
1.3. Các biện pháp bảo tồn ĐDSH tại các VQG.......................................................16
1.4. Các phương pháp đo lường lợi ích và chi phí của cơng tác bảo tồn ĐDSH.........26
1.4.1. Các phương pháp đo lường lợi ích (giá trị kinh tế) của bảo tồn ĐDSH..................26
1.4.2. Các chi phí liên quan trong các chương trình, dự án và hoạt động bảo tồn ĐDSH. .27
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY..........................................................................31
2.1. Giới thiệu về VQG Xuân Thủy..........................................................................31
2.2. Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ........34
2.3. Các hoạt động bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Thủy...........................................38
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CƠNG TÁC BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY...................................44
3.1. Xác định vấn đề và phương án lựa chọn............................................................44

3.2. Lựa chọn phương án để phân tích chi phí – lợi ích của cơng tác bảo tồn ĐDSH
tại VQG Xn Thuỷ................................................................................................45
3.3. Xác định thành phần, chức năng của ĐNN chịu tác
động của phương án đề xuất...........................................46
3.4. Đo lường lợi ích và chi phí tăng thêm trong phương án bảo tồn.........................47
3.4.1. Tính tốn lợi ích xã hội rịng của phương án bảo tồn tốt hơn.................................62
3.4.2. Lập bảng chi phí lợi ích hàng năm......................................................................63


3.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá: NPV, BCR......................................................................66
3.4.4. Phân tích độ nhạy.............................................................................................66
KẾT LUẬN.............................................................................................................70
1.1. Lựa chọn phương án tối ưu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG
Xuân Thủy:.............................................................................................................70
1.2 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo:.............................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABS

Hiệp định khung ASEAN

ACB

Hiệp định về trung tâm đa dạng sinh học ASEAN

BCR

Tỷ số chi phí – lợi ích


CBA

Phân tích chi phí - lợi ích

CBD

Cơng ước về bảo tồn đa dạng sinh học

CCKT

Công cụ kinh tế

CITES

Cơng ước về bn bán quốc tế các lồi động thực vật hoang dã nguy cấp

CS

Thặng dư tiêu dùng

CV

Biến thiên bù đắp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH


Đa dạng sinh học

DLST

Du lịch sinh thái

ĐNN

Đất ngập nước

EV

Biến thiên tương đương

HST

Hệ sinh thái

IRR

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên


LHQ

Liên Hiệp Quốc

NLTS

Nguồn lợi thủy sản

NPV

Giá trị hiện tại ròng

NVC

Giá trị thay đổi ròng

PS

Thặng dư sản xuất

PTBV

Phát triển bền vững

RNM

Rừng ngập mặn

TEV


Tổng giá trị kinh tế


TNMT

Tài ngun mơi trường

UNEP

Chương trình mơi trường của Liên Hiệp Quốc

VQG

Vườn quốc gia

WTA

Sẵn lòng chấp nhận

WTP

Sẵn lòng chi trả

WWF

Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: So sánh những yếu tố cơ bản trong phân tích tài chính và phân tích
kinh tế................................................................................................................7
Bảng 1.2: Các chức năng của HST và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái..........14
Bảng 1.3: Các chỉ số và khả năng sinh lời của công tác bảo tồn ĐDSH.........26
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất đai ở VQG Xuân Thủy.................33
Bảng 2.2: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy 34
Bảng 3.1: Một số đối tượng có liên quan đến thành phần, chức năng của ĐNN
chịu tác động của phương án đề xuất..............................................................46
Bảng 3.2: Các lợi ích và chi phí tăng thêm của phương án bảo tồn................48
Bảng 3.3: Giải nghĩa các biến số trong mơ hình hàm sản xuất.......................51
Bảng 3.4: Tổng chi phí của mỗi vùng.............................................................53
Bảng 3.5: Tổng lợi ích thu được......................................................................54
Bảng 3.6: Mối tương quan giữa mức tiền và tỷ lệ sẵn lịng chi trả.................59
Bảng 3.7: Giải thích các tham số trong mơ hình phân tích.............................59
Bảng 3.8: Dân số một số tỉnh có khách tham quan VQG Xn Thủy............60
Bảng 3.9: Lợi ích và chi phí hàng năm tăng thêm của phương án bảo tồn tốt hơn
.........................................................................................................................64
Bảng 3.10: Lợi ích và chi phí hàng năm tăng thêm của phương án bảo tồn
tốt hơn.............................................................................................................65
Bảng 3.11: Giá trị hiện tại ròng và tỷ số chi phí – lợi ích của phương án bảo
tồn tốt hơn.......................................................................................................66
Bảng 3.12: Phân tích độ nhạy khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu............................66
Bảng 3.13: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị lợi ích tăng 10% và chi
phí giữ nguyên.................................................................................................67


1

Bảng 3.14: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí tăng 10% và lợi

ích giữ nguyên.................................................................................................67


Bảng 3.15: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí và lợi ích
tăng 10%.........................................................................................................68
Bảng 3.16: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị lợi ích tăng 10% và chi
phí giữ nguyên.................................................................................................68
Bảng 3.17: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí tăng 10% và lợi
ích giữ nguyên.................................................................................................69
Bảng 3.18: Giá trị NPV và BCR thay đổi khi giá trị chi phí và lợi ích tăng
10%.................................................................................................................69


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình phân tích chi phí - lợi ích..................................................9
Hình 1.2: Mối liên hệ giữa HST VQG và hệ thống kinh tế...........................13
Hình 1.3: Tổng giá trị kinh tế của tài ngun ĐDSH......................................16
Hình 1.4: Các chi phí liên quan trong các chương trình bảo tồn ĐDSH.........28
Hình 3.1: Đường cầu du lịch khách tham quan VQG Xuân Thủy..................54
Hình 3.2: Đường cầu du lịch giả định sau 7 năm thực hiện phương án bảo tồn
tốt hơn..............................................................................................................55


i

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao với sự phong phú đa dạng trong các kiểu loại hệ sinh thái, các loài sinh
vật và các nguồn gen. Mặc dù có vai trị quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và

môi trường nhưng tài nguyên ĐDSH tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Việc phân tích chi phí – lợi ích của công tác bảo tồn ĐDSH sẽ giúp cho công tác
bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là bảo tồn ĐDSH tại các vườn quốc gia (VQG) được tốt
hơn. Một trong những VQG mà tác giả muốn đi sâu và nghiên cứu là VQG Xuân
Thủy. VQG Xuân Thủy là vùng đất ngập nước (ĐNN) tiêu biểu, chứa đựng những
giá trị sinh thái và ĐDSH quan trọng bậc nhất của Việt Nam, đồng thời có tầm quan
trọng quốc tế.
Tác giả Luận văn chọn đề tài “Phân tích chi phí lợi ích của cơng tác bảo tồn
đa dạng sinh học đối tại VQG Xuân Thủy” để nhằm tìm hiểu thực trạng cơng tác
bảo tồn ĐDSH tại VQG này, đồng thời thơng qua việc phân tích chi phí – lợi ích để
đưa ra một số kiến nghị của bản thân đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn đạt được những
mục tiêu sau:
- Phân tích chi phí lợi ích một số dự án cải thiện mơi trường tại VQG Xuân
Thủy.
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp tốt hơn đối với công tác bảo tồn đa dạng
sinh học của Vườn quốc gia Xuân Thủy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như đã nêu tại mục 2, VQG Xuân Thủy là đối tượng mà tác giả đề tại lựa
chọn nghiên cứu. VQG Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. VQG Xuân Thủy là nơi có đa dạng
sinh học mang đặc điểm phù hợp với các nghiên cứu của phạm vi đề tài này.


ii

4. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện các nội dung của đề tài đã nêu ra, tác giả dự kiến áp dụng các
phương pháp sau:

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu thu thập được, các kết quả nghiên
cứu về hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy.
- Phương pháp lượng hóa lợi ích của cơng tác bảo tồn: dự kiến áp dụng
phương pháp phân tích thị trường (phương pháp chi phí thay thế, phương pháp giá thị
trường) và phi thị trường (phương pháp đánh giá phụ thuộc tình huống giả định –
Contingent Valuation Method) để đánh giá lợi ích của các phương án bảo tồn.
- Phương pháp phân tích chi phí: áp dụng phương pháp giá thị trường để
phân tích các chi phí dự kiến của các phương án bảo tồn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được
để đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các phương án bảo tồn và đưa ra các kiến
nghị, đề xuất phù hợp.
5. Nội dung chính của Luận văn:

I. Phần mở đầu
Sự cần thiết của đề tài; Mục tiêu nghiên cứu của; Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu; Phương pháp thực hiên; Các nội dung cơ bản cần nghiên cứu.

II. Nội dung:
CHƯƠNG I. Cơ sở khoa học của việc phân tích chi phí lợi ích công tác bảo
tồn đa dạng sinh học.
CHƯƠNG II: Hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc
gia Xuân Thủy.
CHƯƠNG III: Phân tích chi phí lợi ích của công tác bảo tồn đa dạng sinh
học tại VQG Xuân Thủy.

III.Kiến nghị, đề xuất
IV. Kết luận


iii


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH
TRONG CƠNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH
1.1. CBA là gì
Tại phần này, tác giả Luận văn căn cứ các nội dung khái niệm phân tích chi
phí lợi ích (CBA), những tác dụng của phương pháp này đối với việc đánh giá và
quyết định việc lựa chọn và thực hiện dự án. Đặc điểm nổi bật của CBA là kỹ thuật
giúp các nhà ra quyết định đánh giá được “phần được” và “phần mất” của một dự
án hoặc một họat động phát triển, từ đó ra quyết định tốt nhất hay tối ưu nhất.
Tác giả cũng tiến hành phân loại CBA thành hai loại: Phân tích tài chính và
Phân tích kinh tế và so sánh hai phương pháp này để nhằm lựa chọn và áp dụng
phương pháp phân tích phù hợp đối với nghiên cứu sau này. Với đề tài này, tác giả
sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để phân tích và lựa chọn phương án bảo tồn
tốt hơn đối với VQG Xuân Thủy.
Tại phần này, tác giả cũng dựa vào lý thuyết cơ bản để nêu ra quy trình phân
tích chi phí lợi ích và sẽ áp dụng cho các đánh giá và phân tích tại Chương 2 và
Chương 3.
1.2. CBA áp dụng trong công tác bảo tồn ĐDSH
Tại phần này, tác giả nghiên cứu và đưa ra các nội dung liên quan đến khái
niệm ĐDSH. Qua các đánh giá và định nghĩa trước đây, thì có nhiều cách hiểu về
ĐDSH. Và cách hiểu hiện nay tạm thời áp dụng tại Việt Nam theo quy định của
Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua năm 2008 với định nghĩa “ĐDSH là sự
phong phú về gen, loài sinh vật và HST trong tự nhiên” (Điều 3, Chương 1, Luật
ĐDSH 2008)
1.3. Các khía cạnh kinh tế của ĐDSH
Tại phần này, tác giả đưa ra các nội dung đến giá trị kinh tế của ĐDSH, các
mối quan hệ giữa ĐDSH với hệ thống kinh tế, từ đó phân tích một nội dung quan



iv

trọng trong việc đánh giá giá trị kinh tế đối với các nguồn tài nguyên nói chung và
ĐDSH nói riêng là là ngoại ứng, một dạng cụ thể của thất bại thị trường có thể gây
ra sự phân bổ tài nguyên ĐDSH không hiệu quả. (Ngoại ứng bao gồm ngoại ứng
tích cực và ngoại ứng tiêu cực).
Tại phần này, tác giả cũng đưa ra một số biện ơhaps bảo tồn Đ DSH đang áp
dụng tại các VQG hiện nay, bao gồm cơng cụ hành chính, cơng cụ kinh tế, cơng cụ
kỹ thuật và một số công cụ khác. Đồng thời nghiên cứu các bước thực hiện CBA
cho hoạt động bảo tồn Đ DSH bao gồm 8 bước.
Đặc biệt, các chỉ số đánh giá hiệu quả trong CBA cũng được phân tích và
đưa ra dưới dạng lý thuyết nhằm giúp cho việc đánh giá tại các chương sau. Cụ thể:
nội dung và cách tính giá trị hiện tại rịng (NPV), tỷ số lợi ích – chi phí (BCR)<, tỷ
suất hồn vốn nội bộ (IRR). Đồng thời tác giả nêu một số phương pahso đo lường
lợi ích và chi phí của cơng tác bảo tồn ĐDSH cũng được áp dụng trong nghiên cứu
này, bao gồm: lượng giá da vào thị trường thực, lượng giá dựa vào thị trường thay
thế, lượng giá dựa vào thị trường giả định.
Để phục vụ cho các tính toán sau này, tác giả cũng đưa ra nội dung các chi
phí liên quan trong các chương trình, dự án và hoạt động bảo tồn Đa dạng sinh học,
bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí đánh giá mơi trường; chi phí phịng ngừa, và một
số các chi phí khác (chi phí đền bù, chi phí thiệt hại do thiên nhiên).


v

CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
1. Giới thiệu về VQG Xuân Thủy

VQG Xuân Thuỷ là khu bảo tồn ĐNN ven biển nằm ở phía Nam của sơng
Hồng, thuộc huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định. Đây cũng là VQG đầu tiên của
Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam (từ năm 1989 – 2005) tham gia Công ước
Quốc tế RAMSAR. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn phá
hoại sự ĐDSH và HST rừng ngập nước độc đáo ở khu vực này.
2. Các hoạt động bảo tồn ĐDSH tại VQG Xuân Thủy.
Tại nội dung này, tác giả tìm hiểu thực trạng VQG Xuân Thủy, bao gồm các
đặc điểm sinh học của các loài: Đa đạng sinh cảnh sống và loài thực vật; Sinh vật
phù du; Động vật đáy; Cơn trùng, lưỡng cư và bị sát, khu hệ chim và khu hệ thú.
Từ đó, tác giả phân tích các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG
Xuân Thủy dựa trên các thực trạng chủ yếu sau:
* Thực trạng quản lý tài nguyên môi trường chung ở khu vực:
* Thực trạng quản lý và khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở VQG Xuân Thuỷ.
* Hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên ĐNN
Từ đó, tác giả nhận thấy, việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường là
một hoạt động cần thiết khi thực hiện phân tích chi phí – lợi ích của các dự án bảo
tồn ĐDSH. Căn cứ vào kết quả đó, ngồi các chi phí và lợi ích trực tiếp, việc phân
tích CBA có thể xác định các đối tượng có liên quan về mặt môi trường và các tác
động về môi trường mà cơng tác bảo tồn đó mang lại.


vi

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CƠNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
Tại Chương này, tác giả đề tài đi sâu vào việc phân tích chi phí, lợi ích của
cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy, bao gồm các bước sau:
3.1. Xác định vấn đề và phương án lựa chọn
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, hiện nay tại VQG đang xuất hiện một số

vấn đề khó khăn trong cơng tác bảo tồn, do đó để lựa chọn được phương án bảo tồn
tốt nhất, tác giả đề xuất các phương án bảo tồn như sau:
Phương án 1: Hiện trạng.
Phương án 2: Phương án bảo tồn tốt hơn đối với ĐDSH tại VQG: với độ
ĐDSH như cách đây 15 năm (tăng mức độ ĐDSH: Qua các đợt khảo sát năm 1988
(Scott et al. 1989) và năm 1994 (Pedersen et al. 1996) đã quan sát được trên 20.000
cá thể chim nước trong khu vực. Mùa xuân năm 1996, có khoảng trên 33.000 con
chim biển bay qua VQG Xuân Thuỷ (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng, 1996). Sự
xuất hiện của loại cị thìa ở Vườn, số lượng cị mỏ thìa về VQG Xuân Thủy hàng
năm khoảng 80 con, choi choi mỏ thìa khoảng 20 con). Các hoạt động bảo tồn được
đề xuất như sau:
- Chuyển đổi 926 ha đầm nuôi quảng canh (khơng có RNM) thành đầm tơm
sinh thái với độ che phủ trung bình của RNM là 30%.
- Trồng 400 ha RNM ở các khu vực bị suy thoái xã Giao Lạc, Giao Xuân
thuộc vùng đệm.
- Chuyển 981ha vây vạng khơng có hiệu quả sang mục đích bảo tồn thiên
nhiên (trong đó trồng mới 200 ha RNM)
- Trồng 50 ha rừng phi lao ở cồn Lu.
Dựa vào phương pháp tính tốn chi phí lợi ích để tính tốn kết quả của NPV,
BCR, IRR, kết quả phân tích độ nhạy đối với các phương án trong phân tích chi phí
– lợi ích nhằm đưa ra khuyến nghị lựa chọn phương án bảo tồn mang lại hiệu quả
cao nhất (mang lại phúc lợi xã hội cao nhất). Cụ thể:


vii

Lựa chọn phương án tốt hơn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tài
VQG Xuân Thủy:
Dựa trên kết quả phân tích chi phí – lợi ích ta thấy việc thực hiện phương án
bảo tồn tốt hơn tại VQG Xn Thủy mang lại lợi ích rịng về mặt xã hội lớn nhất.

3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Theo kết quả tính toán, các năm đầu tiên chưa xuất hiện các giá trị lợi ích
tăng thêm. Đặc biệt phương án bảo tồn RNM phải từ năm thứ 7 mới xuất hiện đầy
đủ các giá trị lợi ích tăng thêm do RNM mang lại. Do vậy, đây cũng là một đặc
điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo tồn, ví dụ hoạt động
khơi phục RNM tại các đầm ni tơm quảng canh chính quyền nên có chính sách
hợp lý trong việc cho thuê đất lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản, với
khoảng thời gian lớn hơn 10 năm để các hộ có động cơ kinh tế trong việc cải tạo ao
và trồng phục hồi RNM, bên cạnh kinh phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
VQG Xuân Thủy có thể kiến nghị để thực hiện việc quy hoạch bãi triều cho
các hộ dân thuê nuôi trồng nhuyễn thể căn cứ theo điều kiện địa hình và thực tế sản
xuất của người dân, kết hợp phương án sử dụng diện tích mặt nước và cơng tác bảo
tồn để đảm bảo sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN.
Từ những nghiên cứu trên, ta thấy rằng phân tích chi phí – lợi ích là một
cơng cụ hữu hiệu trong việc đánh giá xem các phương án thực hiện có mang lại hiệu
quả về mặt kinh tế, xã hội hay khơng. Trong q trình đánh giá, các giá trị lợi ích
cũng như chi phí đã được xác định và đo lường, đặc biệt một số giá trị mang lại lợi
ích xã hội chung như: giá trị hấp thụ CO2, giá trị phòng hộ đê biển của RNM...
3.3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu tiếp theo
Phân tích chi phí – lợi ích là một kỹ thuật giúp cho các nhà ra quyết định biết
được “phần được” và “phần mất” của một dự án hoặc một hoạt động phát triển, từ
đó lựa chọn được những quyết định tối ưu nhất.
Kết quả phân tích chi phí, lợi ích của của cơng tác bảo tồn ĐDSH đưa ra
cách nhìn nhận mới về các lợi ích và chi phí mà hoạt động bảo tồn đó mang lại,
chứng minh là một cơng cụ hữu ích hỗ trợ quá trình quyết. Nhờ việc xác định giá trị
của tài nguyên và đánh giá chi phí và lợi ích của việc bảo tồn tài nguyên này, CBA
có thể cung cấp những thơng tin có cơ sở khoa học vững chắc phục vụ quá trình ra
quyết định quản lý .



viii

Kết quả phân tích chi phí – lợi ích cho biết tổng giá trị hiện tại của phương
án bảo tồn, tuy nhiên có thể khơng hoặc ít đề cập đến vấn đề phân phối lợi ích hay
chi phí giữa các tác nhân trong xã hội. Do vậy, một vấn đề nữa có thể cần đề cập
đến trong khuyến nghị lựa chọn phương án bảo tồn là cần chỉ rõ trong các phương
án bảo tồn thì ai sẽ là người được hưởng lợi chính và ai sẽ là người phải gánh chịu
các chi phí phát sinh để có cơ sở lựa chọn chính xác hơn. Cũng cần chú ý rằng kết
quả phân tích chi phí – lợi ích khơng phải là cơ sở duy nhất để đưa ra quyết định lựa
chọn phương án mà trong thực tế cần căn cứ vào những cơ sở khác (chẳng hạn giới
hạn về tài chính, mục tiêu của chính phủ...). Phân tích chi phí – lợi ích khơng thể trả
lời được tất cả các câu hỏi mà nó chỉ đóng vai trị cung cấp các thông tin cần thiết
cho việc đưa ra quyết định cuối cùng.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các quy hoạch, đề xuất, phương án
thực hiện công tác bảo tồn tốt hơn tại VQG Xuân Thủy với một số giả thiết nhất
định. Điều này dẫn tới một số sự không chắc chắn khi ước tính các giá trị lợi ích và
chi phí. Đồng thời, khoảng thời gian tính tốn là 25 năm là khá dài, khó có thể đưa
ra dự báo chính xác về giá và các yếu tố liên quan khác và đồng thời chưa xem xét
hậu quả của các tác động mơi trường mang tính dài hạn. Ngồi ra có những yếu tố
cũng chưa được xem xét đầy đủ do hạn chế về mặt kỹ thuật, ví dụ tác động môi
trường của các hoạt động kinh tế chưa được đánh giá đầy đủ, dẫn tới việc lượng hoá
tác động bị hạn chế. trong khuyến nghị lựa chọn phương án cũng phải thảo luận và
trình bày rõ những vấn đề khơng chắc chắn có thể do thiếu thơng tin (do khơng có
thơng tin hoặc do khơng có đủ nguồn lực để thu thập thông tin) và thảo luận về
những khó khăn khác trong thực tế dẫn đến có thể khơng phải tất cả các lợi ích hoặc
chi phí đã được tính tốn đầy đủ trong q trình phân tích. Tuy vậy, việc đưa yếu tố
khơng chắc chắn vào tính tốn là rất phức tạp, địi hỏi phải tiếp tục có những nghiên
cứu sâu hơn.



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tài nguyên đa dạng sinh học
(ĐDSH) cao với sự phong phú đa dạng trong các kiểu loại hệ sinh thái, các loài sinh
vật và các nguồn gen. Theo Tổng cục Môi trường (2005), hiện nước ta có khoảng
11.458 lồi động vật, 21.017 lồi thực vật và khoảng 3.000 lồi vi sinh vật, trong đó
có nhiều lồi đặc chủng q hiếm của thế giới có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Nguồn tài nguyên ĐDSH là một trong những nhân tố đóng góp đáng kể cho sự phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hàng năm các sản phẩm nông nghiệp, lâm sản
và thuỷ sản do ĐDSH tạo ra giá trị khoảng 5 tỷ USD, chiếm 25% tổng sản phẩm
quốc nội (ISGE 2006). Bên cạnh việc cung cấp các giá trị cho sinh kế của người dân
và các ngành sản xuất vật chất, ĐDSH cũng cung cấp các giá trị sinh thái quan
trọng như như điều hịa khí hậu, điều tiết nguồn nước, chống xói mịn đất, hấp thụ
CO2, phịng chống bão lụt cũng như nhiều giá trị văn hoá, lịch sử khác cho cộng
đồng và xã hội.
Mặc dù có vai trị quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường
nhưng tài nguyên ĐDSH tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Diện tích
các khu vực có các HST tự nhiên quan trọng đang bị thu hẹp dần; số loài và số
lượng các cá thể các loài động vật hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nhiều loài đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức cao. Tổng số các loài động – thực vật hoang dã
trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (Sách đỏ Việt
Nam, 2007). Ngoài ra, nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã và đang bị giảm sút về
số lượng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính gây suy thoái ĐDSH ở nước ta chủ yếu
là do tác động trực tiếp và gián tiếp của con người. Mở rộng đất canh tác nông
nghiệp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất: hình thức du canh đã biến
13 triệu ha rừng thành đất trống, đồi trọc. Tại nhiều vùng ven biển, nhân dân phá
rừng ngập mặn (RNM) quai đê lấn biển để trồng lúa, nuôi tôm đã làm suy giảm 180
ngàn hecta rừng trong 10 năm qua. Quá trình tồn cầu hóa và mặt trái của nền kinh

tế thị trường cũng tạo ra áp lực với ĐDSH, nhiều lồi động thực vật q hiếm có giá


2

trị thương mại cao đã trở thành đối tượng bị săn bắt, khai thác và bn bán trái
phép. Ngồi ra, cịn có những ngun nhân khác gây suy giảm ĐDSH như gia tăng
dân số, các hoạt động xây dựng, giao thông, thủy lợi.
Thực tế cho thấy bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên ĐDSH là
một trong những hoạt động quan trọng để hướng tới PTBV. Chính vì vậy, nhiều
quốc gia đã đầu tư đáng kể nguồn lực để xây dựng các chiến lược, chính sách, cơ
chế, chương trình, dự án bảo tồn ĐDSH. Về cơ bản, khi thực hiện các hoạt động
quản lý nói chung và bảo tồn nói riêng tại các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo
tồn thiên nhiên (KBTTN), phân tích chi phí – lợi ích là một cơng cụ quan trọng
được tiến hành kỹ lưỡng nhằm đánh giá, dự báo những ‘phần được’ và ‘phần mất’
của các hoạt động bảo tồn đó. Từ đó, thơng tin về phân tích chi phí - lợi ích cho
phép các nhà quản lý cân nhắc và lựa chọn được các phương án phù hợp và hiệu
quả nhất, đảm bảo cho các hoạt động bảo tồn mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng
đồng và xã hội.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn hiện nay là chưa có được hệ thống quy
trình, phương pháp mang tính chuẩn mực và khoa học cho việc phân tích chi phí –
lợi ích của công tác bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là bảo tồn ĐDSH tại các vườn quốc gia
(VQG). Kết quả là các cơ quan quản lý môi trường chưa đánh giá và lựa chọn được
phương án tối ưu nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐDSH, đồng thời
chưa lượng hóa được hiệu quả của cơng tác bảo tồn. Hiện tại, việc áp dụng phân
tích chi phí lợi ích (CBA) về môi trường trong công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế.
Một trong những VQG mà tác giả muốn đi sâu và nghiên cứu là VQG Xuân
Thủy. VQG Xuân Thủy là vùng đất ngập nước (ĐNN) tiêu biểu, chứa đựng những
giá trị sinh thái và ĐDSH quan trọng bậc nhất của Việt Nam, đồng thời có tầm quan

trọng quốc tế. Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là
“trái tim” của Khu dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ sông Hồng. ĐNN tại
khu vực nghiên cứu hàm chứa rất nhiều giá trị kinh tế thuộc cả ba nhóm là giá trị sử
dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Do vậy, đây là địa



×