Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý chi phí tại chi nhánh sở giao dịch 1 ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 96 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ...............................................5
1.1.

Giới thiệu tổng quan về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.................................................................................5

1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.................................5
1.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam......................................................................................................12
1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức chi nhánh Sở giao dịch 1.........................................13
1.1.4. Kết quả hoạt động tài chính của NHĐT&PTVN - Chi nhánh Sở giao dịch I......16
1.2.

Vấn đề quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1................................16

1.2.1. Nguyên tắc quản lý chi phí...........................................................................16
1.2.2 Chi phí của Ngân hàng bao gồm:..................................................................17
1.2.3. Vấn đề quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1.....................................17
1.3.

Đề xuất hồn thiện quy trình quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao
dịch 1 định hướng tin học hố...................................................................37

1.3.1. Thực trạng quy trình quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1................37
1.3.2. Đề xuất phương án tin học hố quy trình quản lý chi phí.............................39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ THIẾT


KẾ HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ..........................................................42
2.1.

Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý.................................................42

2.1.1 Khái niệm về hệ thống, hệ thống thơng tin quản lý......................................42
2.1.2. Vai trị, chức năng của hệ thống thông tin....................................................43
2.1.3. Các bộ phận hợp thành hệ thống thông tin....................................................43
2.2.

Các phương pháp phát triển hệ thống thông tin......................................43


2.2.1. Vòng đời phát triển hệ thống truyền thống...................................................43
2.2.2. Phương pháp làm bản mẫu...........................................................................45
2.2.3. Mơ hình xoắn ốc...........................................................................................48
2.2.4. Phương pháp sử dụng lại..............................................................................49
2.2.5. Phát triển hệ thống do người sử dụng thực hiện............................................51
2.2.6. Phương pháp thuê bao..................................................................................52
2.3.

Phương pháp phát triển hệ thống thơng tin theo vịng đời......................52

2.3.1. Các bước trong phương pháp phát triển hệ thống thơng tin theo vịng đời.........52
2.3.2 Cơng cụ mơ hình hố hệ thống thơng tin......................................................55
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƠNG TIN
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.............................................................58
3.1.


Phân tích hệ thống thơng tin quản lý chi phí............................................58

3.1.1. Phân tích tính khả thi....................................................................................58
3.1.2. Xác dịnh yêu cầu..........................................................................................59
3.2.

Thiết kế hệ thống thông tin quản lý chi phí..............................................61

3.2.1 Mơ tả bài tốn...............................................................................................61
3.2.2 Phạm vi, đối tượng sử dụng..........................................................................62
3.2.3 Phân tích yêu cầu..........................................................................................62
3.2.4 Giải pháp thực hiện.......................................................................................63
3.2.5. Các sơ đồ......................................................................................................63
3.2.6. Thiết kế cơ sở dữ liệu...................................................................................78
3.2.7. Thiết kế vào ra..............................................................................................82
3.2.8. Thiết kế giao diện.........................................................................................84
KẾT LUẬN............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................92


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG

Bảng 1:

Kết quả tài chính..................................................................................16

HÌNH
Hình 2.1.


Mơ tả phát triển HTTT theo vịng đời truyền thống.............................45

Hình 2.2.

Sơ đồ phương pháp làm bản mẫu.........................................................46

Hình 2.3.

Mơ hình thác nước của vịng đời hệ thống...........................................53

Hình 3.1

Sơ đồ Chức năng kinh doanh– BFD....................................................63

Hình 3.2

Sơ đồ mức ngữ cảnh.............................................................................64

Hình 3.3

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 0...........................................................65

Hình 3.4

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh....66

Hình 3.5

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 Quản lý chi phí khác về hoạt động
nghiệp vụ..............................................................................................67


Hình 3.6

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 Quản lý chi phí quản lý kinh doanh. .68

Hình 3.7

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 Quản lý chi phí dự phịng rủi ro........69

Hình 3.8

Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 Quản lý chi nội bộ trong hệ thống
Ngân hàng............................................................................................70

Hình 3.9

Sơ đồ IFD Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh................................71

Hình 3.10 Sơ đồ IFD Quản lý chi khác về hoạt động nghiệp vụ...........................72
Hình 3.11 Sơ đồ IFD Quản lý chi phí quản lý kinh doanh....................................73
Hình 3.12 Sơ đồ IFD Quản lý chi phí dự phịng rủi ro..........................................74
Hình 3.13 Sơ đồ IFD Quản lý chi nội bộ trong hệ thống ngân hàng.....................75
Hình 3.14 Sơ đồ IFD lập báo cáo..........................................................................76


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2010 nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói

riêng vẫn chưa thốt khỏi suy thối; hoạt động kinh doanh của hầu hết các lĩnh vực
trong nền kinh tế đều gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng
cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Với mục đích hoạt động hiệu quả hơn sau
những đợt suy thoái, trên thị trường gần đây nhiều ngân hàng đang tìm kiếm những
cách thức khác nhau để gia tăng lợi nhuận. Có hai phương thức để gia tăng lợi
nhuận; thứ nhất tăng doanh thu bằng việc áp dụng chính sách về khách hàng, chính
sách về lãi suất…; thứ hai cắt giảm, tiết kiệm các khoản chi nhằm giảm thiểu chi
phí. Tuy nhiên trong khi “miếng bánh” thị trường không được tăng lên là bao mà số
lượng các ngân hàng ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hay nói cách
khác việc tăng doanh thu đang dần trở nên bão hịa, thì việc tiết kiệm, giảm thiểu
chi phí của ngân hàng sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Muốn tiết kiệm, giảm thiểu chi phí trước hết phải quản lý được các khoản chi
phí đó; Ban lãnh đạo của chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam luôn xem quản lý chi phí một cách hiệu quả là một phần trong thước
đo đánh giá thành công của hoạt động kinh doanh. Chi phí của chi nhánh Sở giao
dịch 1 năm 2011 bao gồm:

Đơn vị tính: triệu đồng
Chi phí trả lãi tiền vay và tiền gửi
Chi phí hoạt động kinh doạnh

1,985,440
20,394

Chi phí dịch vụ

7,480

Chi phí quản lý


21

Chi phí về lương và phụ cấp
Chi phí dự phịng
Chi phí nội bộ
Chi phí khác

151,468
32,191
1,193
62


2

Qua quá trình khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý chi phí tại chi nhánh Sở
giao dịch 1 ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tác giả nhận thấy một số vấn
đề tồn tại sau đây:
- Chưa có đầy đủ các báo cáo phục vụ cho cơng tác quản lý chi phí: Cơng
tác quản lý chi phí của chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn được để cao, tuy nhiên các hệ
thông báo cáo của chi nhánh sở giao dịch 1 được lập chủ yếu là thủ công hoặc bán
thủ công, được chiết xuất từ dữ liệu thơ, vì vậy các báo cảo nay thường khơng đầy
đủ và phải tập hợp nhiều báo cáo khi có yêu cầu của ban lãnh đạo.
- Hệ thống chứng từ, giấy tờ còn cồng kềnh: Việc phải kết hợp lập nhiều báo
cáo chỉ để báo cáo về một hoặc một số khoản chi phí dẫn tới số lượng giấy tờ, văn
bản báo cáo là rất lớn, thường một kỳ (tháng) số lượng báo cáo đầy đủ là 40 đến 45
báo cáo, đồng thời giữa các báo cáo có sự lập lại, đan xen không hợp lý; kỳ vọng
của tác giả là khi có hệ thống thơng tin quản lý số lượng báo cáo sẽ rút xuống còn
25 đến 30 báo cáo.
- Thời gian thực hiện giao dịch trong quá trình tác nghiệp chưa nhanh gọn:

Trung bình một giao dịch về chi phí (tạm ứng, chi tiêu nội bộ…) có thời gian giao
dịch là từ 1 đến 2 tiếng, với hệ thống thơng tin quản lý chi phí mới, các khâu trong
q trình tác nghiệp sẽ rút ngắn xuống cịn 15 đến 30 phút.
- Chưa có hệ thống thơng tin tin học hóa chun biệt cho quản lý chi phí:
Hiện nay, chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đang
có một số phần mềm hiện đại là BDS, FPT… tuy nhiên các phần mềm này khi chiết
xuất báo cáo về quản lý chi phí chỉ mang tính chất phục vụ cho một thời điểm, và
phải lồng ghép nhiều báo cáo để có đầy đủ báo cáo về một khoản chi phí. Muốn có
báo cáo chi tiết cụ thể, các cán bộ phải lấy dữ liệu thơ dưới định dạng excel để
chỉnh sửa; vì vậy hệ thống thông tin quản lý khi được xây dựng sẽ đáp ứng yêu cầu
lập báo cáo hàng kỳ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn
thiện quy trình quản lý chi phí. Trên cơ sở đó thực hiện phân tích thiết kế một hệ
thống thơng tin tại chi nhánh Sở giao dịch 1 nhằm tăng cường năng lực quản lý các
yếu tố chi phí trong hoạt động kinh doanh. Đề tài mà tác giả lựa chọn là:


3

“Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin quản lý chi phí tại chi nhánh Sở
giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
2. Mục đích của luận văn
* Mục đích tổng thể:
Nghiên cứu và hồn thiện quy trình quản lý chi phí định hướng tin học hố quản
lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
* Các mục đích cụ thể:
- Hồn thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý chi phí tại chi nhánh Sở
giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin quản lý chi phí tại chi nhánh Sở
giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng: Chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Quy trình quản lý chi phí của chi nhánh Sở giao dịch
1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách hệ thống (xác định vấn
đề, đề xuất các giải pháp, lựa chọn giải pháp, triển khai giải pháp và thực hiện đánh
giá hoàn thiện giải pháp).
- Phương pháp thu thập thông tin: nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn
phục vụ xác định yêu cầu hệ thống thơng tin.
- Phương pháp phân tích và thiết kế có cấu trúc hệ thống thông tin.
5. Dự kiến kết quả đạt được
- Mơ hình hố quy trình quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Đưa ra đặc tả thiết kế hệ thống thơng tin quy trình quản lý chi phí tại chi
nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: thiết kế cơ
sở dữ liệu; thiết kế logic xử lý; thiết kế logic đầu vào, đầu ra; thiết kế vật lý ngoài:


4

báo cáo đầu vào, báo cáo đầu ra.
- Góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý về
vai trò và trách nhiệm của mình trong q trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào
hoạt động của chi nhánh.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài những mục như: mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo… luận
văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1:


Tổng quan về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam và những đề xuất hồn thiện
quy trình quản lý chi phí.

Chương 2:

Cở sở phương pháp luận phân tích và thiết kế hệ thống thơng
tin quản lý.

Chương 3:

Phân tích và thiết kế hệ thống thơng tin quản lý chi phí tại chi
nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH SỞ
GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
HỒN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ
1.1. Giới thiệu tổng quan về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chi nhánh Sở giao dịch 1 là một thành viên trong ngôi nhà lớn Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam; chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn là một trong những
đơn vị đứng, là quả đấm thép của đầu hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam trong hoạt động kinh doanh. Để thẩy rõ hơn điều này, tác giả bài viết xin điểm
qua một số điểm về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung cũng như

chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng.

1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.
Tên đầy đủ:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam
Tên gọi tắt:

BIDV

Địa chỉ:

Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hồn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại:

04.2220.5544

Fax:

04. 2220.0399

Email:



- Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời

nhất Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ
các sản phảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù
hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.


6

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu
tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn
quốc.
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong
đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công
ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc
(BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
Nhân lực
- Hơn 15.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào
tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ
BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
Mạng lưới
- Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới,
hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên tồn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Cơng ty Chứng khốn Đầu tư (BSC),
Cơng ty Cho th tài chính I & II, Cơng ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh
trong cả nước…
- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc.
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên

doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
Công nghệ
- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị
điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT
Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm
trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông
Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.


7

Khách hàng
- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống
các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đồn, tổng cơng ty lớn; các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như
World Bank, ADB, JBIC, NIB…
- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ
của BIDV
Với 54 năm xây dựng và phát triển, lịch sử của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam khơng thể chỉ gói gọn trong một bài viêt, tác giả bài viết chỉ xin đưa
ra một vài nét tiêu biểu trong giai đoạn đổi mới đến nay:
a. Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):
Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10
năm đổi mới của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan,
được thể hiện trên các mặt sau:
* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển
BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thức huy

động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngồi các hình thức huy động vốn trong nước, BIDV cịn huy động vốn ngồi nước, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngồi
thơng qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn,
vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn
dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh...
*Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động
được thơng qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình
lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: Ngành điện
lực, Bưu chính viễn thơng, Các khu công nghiệp... với doanh số cho vay đạt 35.000
tỷ. Nguồn vốn tín dụng của NHTMCPĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất
của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.


8

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt
Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN về việc
xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCP Nam Đô,
Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thu hồi nợ, xử lý tài
sản của Ngân hàng TMCP Nam Đơ.
BIDV cũng đã hồn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắc phục lũ
lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê...
* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại
 Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu
tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các
sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xố thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động
ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong
nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo

hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.
* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống
Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính và các đơn
vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giải pháp thực hiện.
Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triển cơng
nghệ bao gồm nâng cấp và hồn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhận chuyển giao
cơng nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới và triển khai có kết
quả theo tiến độ dự án hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng tiếp tục được thực hiện có
kết quả.
* Xây dựng ngành vững mạnh
Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều giai
đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một bước dài trong
quá trình phát triển, tự hồn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và nhất là từ
1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạt động đã phát triển mạnh
mẽ phù hợp với mơ hình Tổng công ty Nhà nước.


9

* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh
Trong 10 năm đổi mới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã
có bước phát triển mạnh mẽ về cơng nghệ từ khơng đến có, từ thủ công đến hiện
đại. Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ
thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh
doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM…
được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về cơng nghệ ngân
hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV.
b. Giai đoạn hội nhập (2000 đến nay)
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện trên một

số bình diện sau đây:
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:
BIDV ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an tòan và hiệu quả, giai đoạn
2006 – 2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình
qn 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế
tăng bình quân 45%/năm.
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:
BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín
dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng
cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển
dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung
nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch
vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:
BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh
doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ
1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo
cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng


10

hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức
trần quốc gia. Cũng trong năm 2006, với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV trở
thành Ngân hàng thương mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội
bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và được NHNN
công nhận.
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:
 Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân
hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của

BIDV trên thị trường, BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực
cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ
thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển
cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch
vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin
phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.
* Hoàn thành tái cấu trúc mơ hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành
theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:
 Một trong những thành cơng có tính quyết định đến hoạt động hệ thống
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và
phát triển mơ hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân
hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề
quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.
Tiếp tục thực hiện nội dung Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới
(WB) tài trợ nhằm chuyển đổi mơ hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 – 2010,
năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt
động của khối ngân hàng. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mơ hình
tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mơ hình tổ chức, cơng tác quản lý hệ thống
cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mơ hình tổ chức và u cầu
phát triển mới. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch


11

phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng
khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn
mực và thông lệ quốc tế.
* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối
sản phẩm:

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tương
xứng với tầm vóc, quy mơ và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009,
BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế BIDV Tower - tại 35 Hàng Vơi, Hồn Kiếm, Hà nội. Đến nay BIDV đã có 108
chi nhánh và hơn 500 phịng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh
thành trên tồn quốc.
* Khơng ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực:
BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo
và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và
kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Tồn hệ thống đã thực thi một chính
sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết
quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có
văn hố, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên…
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới.
Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt
Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế.
BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong
nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương
như World Bank, ADB, JBIC, NIB…. BIDV đã thiết lập các liên doanh, liên
kết. Truyền thống 54 năm là sức mạnh, là hành trang để BIDV vững bước vào
tương lai với những mục tiêu, kế hoạch mới nhằm đưa BIDV trở thành ngân
hàng hàng đầu trong khu vực.


12

Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV)


1.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Sở Giao Dịch I (SGD) của ngân hàng BIDV được thành lập theo QD76TCCB ngày 28/3/1991 của Tổng giám đốc ngân hàng BIDV. SGD I là đại diện
pháp nhân của BIDV, hạch toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát
triển, trụ sở đặt tại toà nhà Vincom, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của BIDV được chia thành các giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 1991-1995:
Đây là giai đọan BIDV thực hiện chức năng của một ngân hàng phát triển,
chủ yếu cấp phát và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước.
+ Giai đoạn 1996-2000:
Năm 1996 như là một bước ngoặt đánh dấu hoạt động kinh doanh của BIDV
theo một chiều hướng khác, từ chỗ chủ yếu thực hiện kinh doanh theo kế hoạch của
nhà nước, BIDV đã độc lập đứng ra kinh doanh như một ngân hàng thương mại đa
năng, tổng hợp. Đối với SGD, đây là giai đọan mới gia nhập thị trường, bắt đầu
thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại.
+ Giai đoạn 2001- nay:
Đến tháng 3/2001 - kỷ niệm 10 năm thành lập, SGD đã đạt được quy mô
tổng tài sản 9.900 tỷ đồng, huy động vốn 5755 tỷ đồng, dư nợ cho vay 4846 tỷ
đồng, thu phí dịch vụ hàng chục tỷ đồng và cơ cấu dịch vụ chiếm 16,27% lợi nhuận
trước thuế.
Trong nhiều năm (2002 -2010) chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tách, nâng cấp
thêm sáu đơn vị thành viên chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV trên điạ bàn. Đó là chi
nhánh Bắc Hà Nội (2002), chi nhánh Hà Thành (2003), chi nhánh Đông Đô (2004)
và chi nhánh Quang Trung (2005), chi nhánh Hai Bà Trưng (2008), chi nhánh Hoàn
Kiếm (2010) với tổng tài sản của mỗi đơn vị trên 1000 tỷ đồng và hàng trăm cán bộ
lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ. Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản đạt 22.65 tỷ đồng,


13


chiếm 10% tổng tài sản của hệ thống. Là đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV,
đóng góp nhiều nhất vào kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngành.

1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức chi nhánh Sở giao dịch 1

Ban Giám
Đốc

Khối quan
hệ khách
hàng

Khối quản
lý rủi ro

Khối sự
nghiệp

Khối quản
lý nội bộ

Khối trực
thuộc

P. QHKH 1
(doanh
nghiệp)

P. Quản lý

rủi ro 1

P. Quản trị
tín dụng

P. Tài chính
kế tốn

P. Giao dịch
6

P. QHKH 2
(doanh
nghiệp)

P. Quản lý
rủi ro 2

P. Giao dịch
khách hàng
cá nhân

P. Tổ chức
nhân sự

P. Giao dịch
8

P. QHKH 3
(cá nhân)


P. Giao dịch
KH doanh
nghiệp

Văn phòng

P. Giao dịch
9

P. QHKH 4
(doanh
nghiệp)

P. QL &
DVKQ

P. Kế hoạch
tổng hợp

Quỹ Tiết
kiệm số 6

P. QHKH 5
(doanh
nghiệp)

P. Thanh
toán quốc tế


P. Điện toán

Quỹ Tiết
kiệm số 8

(Sơ đồ cơ cấu tổ chức SGD I – BIDV)


14

a) Ban giám đốc: chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh,
trực tiếp chỉ đạo các khối.
b) Khối quan hệ khách hàng:
- Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp
thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn tài trợ thương mại, dịch vụ…) chịu trách
nhiệm thành lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản
phẩm của Ngân hàng.
c) Khối quản lý rủi ro:
 Phòng quản lý rủi ro 1
- Quản lý tín dụng: quản lý giám sát phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với
danh mục tín dụng của SGD.
 Phòng quản lý rủi ro 2
- Quản lý rủi ro tác nghiệp: thực hiện chức năng phòng chống rửa tiền tại các
phòng nghiệp vụ theo các văn bản quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.
d) Khối sự nghiệp:
 Phịng quản trị tín dụng
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng theo quy định, quy trình của BIDV và SGD.
 Phòng giao dịch khách hàng cá nhân
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với khách hàng cá nhân

 Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với các khách hàng là tổ chức,
doanh nghiệp.
 Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuât, nhập quỹ
- Triển khai thực hiện các dịch vụ ngân quỹ
 Phịng thanh tốn quốc tế
- Xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng
quy chế, quy trình tài trợ thương mại và thẩm quyền hạch toán kế toán những


15

nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt, thực
hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao).
e) Khối quản lý nội bộ
 Phịng kế hoạch tổng hợp
- Thu thập thơng tin, xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của chi nhánh.
 Phịng điện tốn
- Thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của
Chi nhánh.
 Phịng tài chính kế tốn
- Quản lý và thực hiện cơng tác hạch tốn kế tốn chi tiết, kế hoạch tổng hợp.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với các hoạt động hạch toán kế toán của Sở
giao dịch (bao gồm cả các phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm).
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc SGD về việc hướng dẫn, thực hiện chế độ
tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý, tài sản định mức và quản lý
tài chính, tiết kiệm chỉ tiêu nội bộ hợp lý và đúng chế độ.
- Tham gia các tổ kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ quy chế,

quy trình trong cơng tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chỉ tiêu tài chính.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực
của số liệu kế toán, báo cáo kế tốn, báo cáo tài chính.
- Quản lý thơng tin và lập báo cáo.
 Phịng tổ chức nhân sự
- Đề xuất tham mưu, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ
chức - nhân sự và phát triên nguồn nhân lực tại chi nhánh SGDI.
 Văn phịng
- Thực hiện cơng tác hành chính, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy,
quy định thuộc lĩnh vực văn phịng và cơng tác quản trị hậu cần.
 Khối trực thuộc (các phòng Giao dịch)
- Thực hiện các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng bao gồm huy động vốn và


16

các hoạt động tín dụng; thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng thanh toán hay
thu đổi ngoại tệ.

1.1.4. Kết quả hoạt động tài chính của NHĐT&PTVN - Chi nhánh Sở giao
dịch 1
Bảng 1: Kết quả tài chính

(Đơn vị: triệu đồng)
Năm 2009
STT

1

2


3

Năm 2010

Năm 2011

Chỉ tiêu
Thu dịch
vụ ròng
LN trước
thuế
Tổng tài
sản

Tuyệt đối

%TT

Tuyệt đối

%TT

Tuyệt đối

%TT

115,000

50


118,000

2.6

139,227

18

428,000

33

300,000

-29.9

446,385

48.8

30,125,642

67

20,456,321

-32.1

22,654,597


10.7

(Nguồn: Báo cáo tài chính tại Chi nhánh SGD I năm 2009-2011)

1.2. Vấn đề quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1
1.2.1. Nguyên tắc quản lý chi phí
1. Chi phí của Ngân hàng là số phải chi phát sinh trong kỳ. Các khoản chi
phải được hạch tốn kịp thời, đầy đủ và có hố đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
2. Chi phí quản lý kinh doanh của Ngân hàng được quản lý theo định mức do
Trụ sở chính quy định phù hợp với từng đơn vị thành viên, từng thời kỳ và phù hợp
với quy định quản lý tài chính của Nhà nước.
3. Đối với những khoản chi không đúng chế độ, người đề xuất thực
hiện, người thẩm định/kiểm soát và người quyết định chi phải chịu trách
nhiệm cá nhân tương ứng với phần việc của mình theo quy định của pháp luật
và của Ngân hàng. Các khoản chi vượt định mức phải xác định rõ nguyên


17

nhân, trách nhiệm và báo cáo Tổng Giám đốc (Chủ tịch/Giám đốc Đơn vị
thành viên hạch toán độc lập).

1.2.2 Chi phí của Ngân hàng bao gồm:
1.2.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh
a) Chi huy động vốn
b) Chi phí hoạt động tín dụng
c) Chi phí hoạt động dịch vụ
d) Chi hoạt động kinh doanh khác


1.2.2.2 Chi khác về hoạt động nghiệp vụ
a) Chi hoa hồng môi giới
b) Chi về kho quỹ
c) Chi nộp thuế, lệ phí

1.2.2.3. Chi phí quản lý kinh doanh
a) Chi cho nhân viên
b) Chi về tài sản
c) Chi phí cho hoạt động quản lý cơng vụ
d) Các khoản chi phí quản lý kinh doanh khác

1.2.2.4. Chi phí dự phịng rủi ro
a) Dự phịng rủi ro tín dụng
b) Dự phịng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

1.2.2.5. Các khoản chi nội bộ trong hệ thống Ngân hàng
a) Chi lãi FTP
b) Chi trả lãi thuê tài chính
c) Chi đối với nội bộ khác
d) Các khoản chi khác cho các Đơn vị trong hệ thống.

1.2.3. Vấn đề quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1
Với quy mơ nhân lực cũng như hoạt động, chi nhánh Sở giao dịch 1 ln là
một trong những đơn vị có mức chi phí lớn. Tuy nhiên quy trình quản lý chi phí vẫn


18

cịn thủ cơng, mang nặng tính giấy tờ. Sau đây là giới thiệu tổng quan về quy trình
quản lý chi phí của chi nhánh Sở giao dịch 1:


1.2.3.1. Quản lý chi phí hoạt động kinh doanh
a) Chi huy động vốn:
- Chi phí trả lãi tiền gửi: Là khoản phải trả lãi phát sinh trên số dư tiền gửi
của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm: tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ
hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho khách hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm…
- Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá: Là khoản phải trả lãi đối với giấy tờ có
giá do Ngân hàng phát hành để huy động vốn như trả lãi đối với chứng chỉ tiền gửi,
trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Chi tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật:
+ Đối tượng: tất cả các đơn vị có nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các
cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh (bao
gồm người cư trú và không cư trú) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.
+ Loại tiền gửi được bảo hiểm, mức phí, cơng thức tính phí thực hiện theo
hướng dẫn của NHĐT&PTVN (hiện nay là Công văn số 8348/CV-TC1 ngày
16/10/2006 và công văn số 6004 ngày 15/10/2007).
+ Cách thức nộp phí:
Việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi được thực hiện tập trung tại Trụ sở
chính và ghi nhận vào chi phí của Chi nhánh khi duyệt quyết tốn tài chính năm.
Đơn vị phản ánh chính xác đối tượng khách hàng được bảo hiểm đảm bảo
quyền lợi người gửi tiền đồng thời phản ánh chính xác chi phí của đơn vị, theo dõi
và giám sát số phí bảo hiểm tiền gửi của đơn vị do Trụ sở chính nộp tập trung.
- Chi phí trả lãi tiền vay: Là khoản chi trả lãi trên số dư tiền vay Ngân hàng
Nhà nước, Bộ Tài chính, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác trong và ngoài
nước; trả lãi thuê tài chính.
- Chi khác về huy động vốn: Là khoản chi khác trong huy động vốn (chi phí
phát hành, chi tư vấn phát hành giấy tờ có giá, phí cam kết,…).
- Khoản phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động huy động vốn (áp
dụng khi tính tốn hiệu quả kinh doanh của từng hoạt động nghiệp vụ):



19

- Phân bổ tồn bộ những khoản chi phí quản lý kinh doanh theo dõi riêng
như chi phí in ấn chỉ quan trọng, chi khuyến mại trong hoạt động huy động vốn.
- Phân bổ theo tỷ lệ đối với chi phí quản lý kinh doanh chung khơng thể phân
tách riêng cho hoạt động huy động vốn.
b) Chi phí hoạt động tín dụng
- Chi thuê các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của
pháp luật.
- Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ q hạn khó địi:
+ Đối tượng: Đơn vị được chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân đã có
đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ đã xố, nợ q hạn khó địi cho Ngân
hàng trên cơ sở cơng sức đóng góp và hiệu quả đem lại của các tổ chức này.
+ Mức chi do Giám đốc đơn vị quyết định và không được vượt quá 5% số nợ
thu hồi. Mức chi thu hồi nợ tối đa đối với một món nợ không vượt quá 150 triệu đồng.
- Chi khác về hoạt động tín dụng: Là khoản chi khác trong hoạt động tín
dụng ngồi những khoản chi trên.
- Khoản phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng (áp dụng
khi tính tốn hiệu quả kinh doanh của hoạt động tín dụng):
+ Phân bổ tồn bộ chi phí theo dõi riêng liên quan đến hoạt động tín dụng như:
trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, hoa hồng mơi giới đối với hoạt động tín dụng….
+ Phân bổ theo tỷ lệ đối với chi phí quản lý kinh doanh chung khơng thể
phân tách riêng cho hoạt động tín dụng.
c) Chi phí hoạt động dịch vụ:
- Chi về dịch vụ thanh tốn: Là các khoản trả phí cho tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán cho Ngân hàng như trả phí thanh tốn cho Ngân hàng Nhà nước, tổ
chức tín dụng, tổ chức thanh tốn trong và ngồi nước, phí chuyển tiền trong nước,
quốc tế.
- Chi cước phí truyền tin phục vụ hoạt động thanh toán là các khoản chi cước

phí bưu điện về mạng viễn thơng và các khoản chi về bưu phí, điện báo, thuê kênh
truyền tin trả cho cơ quan Bưu điện và các nhà cung cấp khác (Swift, Reuteur...).


20

- Chi dịch vụ thẻ: Là các khoản chi phát hành, thanh tốn và chi phí khác
trong sử dụng thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ Visa, thẻ khác.
- Chi nghiệp vụ uỷ thác, đại lý: Là khoản phí mà Ngân hàng phải trả cho tổ
chức, cá nhân làm dịch vụ uỷ thác đại lý cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng. Các khoản chi phí hoa hồng đại lý, ủy thác phải thể hiện trong các hợp
đồng đại lý, ủy thác và được hạch toán chi theo số phải chi, có đủ chứng từ hợp pháp.
- Chi về dịch vụ tư vấn: là khoản chi trả trong việc thuê chuyên gia, thuê tư
vấn thực hiện các dự án nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng.
- Chi các hoạt động dịch vụ khác: Là khoản chi khác trong hoạt động dịch vụ
ngoài các khoản chi trên.
- Khoản phân bổ chi phí quản lý quản lý kinh doanh cho hoạt động dịch vụ
(áp dụng khi tính tốn hiệu quả kinh doanh của hoạt động dịch vụ):
+ Phân bổ chi phí theo dõi riêng liên quan đến hoạt động dịch vụ như: chi
khấu hao, bảo trì ATM, chi phí tư vấn phát triển dịch vụ, hoa hồng môi giới, khuyến
mại trong công tác dịch vụ….
+ Phân bổ theo tỷ lệ đối với chi phí quản lý kinh doanh chung không thể
phân tách riêng cho hoạt động dịch vụ.

1.2.3.2. Quản lý chi khác về hoạt động nghiệp vụ:
Đây là các khoản chi phí khó quản lý nhất trong các loại chi phí. Chi về hoa
hồng mơi giới thường là các khoản chi phí thoả thuận với khách hàng nhằm “lách”
khỏi cơ chế về lãi suất, cơ chế về tỷ giá. Chính vì vậy các khoản chi phí này thường
khơng có chứng từ rõ ràng, trên thực tế chỉ thơng qua các tài khoản hạch tốn kế
tốn để đánh giá các khoản chi phí này. Chi nộp thuế, lệ phí cũng là một trong

nhưng khoản chi phí mà các ngân hàng ngại nhất, đơn giản mỗi đơn vị hoạt động
kinh doanh cũng như mỗi cán bộ nhân viên đều mong muốn nộp thuế ít, nhưng thu
nhập vẫn cao. Nói cách khác địi hỏi người làm thuế phải năm rõ các phương thức để
tính tốn thuế 1 cách hợp lý. Trên thực tế quy trình quản lý chi phí đối với chi khác
về hoạt động nghiệp vụ đang rất mất kiểm sốt, nhất là trong tình trạng hoạt động lãi


21

suất đang biến động khó lường. Càng địi hỏi nhà quản lý có một phương tiện hỗ trợ
cần thiết hơn trong q trình quản lý chi phí tại chi nhánh Sở giao dịch 1.\
a) Chi hoa hồng môi giới:
- Nguyên tắc: Việc chi hoa hồng môi giới của Ngân hàng phải gắn với hiệu
quả kinh tế do việc môi giới mang lại.
- Đối tượng được hưởng tiền chi hoa hồng mơi giới là các tổ chức, cá nhân
(trong và ngồi nước) có làm mơi giới, dịch vụ cho Ngân hàng. Hoa hồng môi giới
không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của Ngân hàng, các khách hàng
được chỉ định, các chức danh quản lý, nhân viên của Ngân hàng.
- Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận
giữa Ngân hàng và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên
của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian
thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.
- Các hình thức chi hoa hồng mơi giới gồm: Chi đối với hoạt động cho vay,
thu hồi nợ, Chi đối với hoạt động huy động vốn, Chi đối với hoạt động dịch vụ, Chi
đối với hoạt động mua bán ngoại tệ.
- Mức chi hoa hồng môi giới: thực hiện theo Quy chế chi hoa hồng môi giới
do Hội đồng quản trị ban hành, trong đó:
+ Đối với khoản chi mơi giới để cho thuê lại tài sản (bao gồm cả tài sản xiết
nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê lại tài sản của Ngân hàng tối đa không
quá 5% tổng số tiền thu được từ cho thuê tài sản do môi giới mang lại trong năm.

+ Đối với khoản chi môi giới bán tài sản chế chấp, cầm cố: Mức chi hoa
hồng môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng không vượt quá 1% giá
trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản qua môi giới, mức chi môi giới để bán một tài
sản không vượt quá 100 triệu đồng.
b) Chi về kho quỹ:
- Chi vận chuyển, áp tải tiền, ngoại tệ, vàng bạc kim khí đá q và chứng từ
có giá:
+ Đối tượng: Nhân viên được giao áp tải, lái xe, cảnh sát bảo vệ (trừ cảnh sát
bảo vệ đã ký hợp đồng quy định trách nhiệm trong công tác bảo vệ, áp tải tiền, kim


22

loại…) thực hiện thường xuyên vận chuyển tiền, kim loại quý hiếm, chứng từ có giá
theo lệnh của Giám đốc.
+ Mức chi phụ cấp vận chuyển, áp tải tối đa: Tuỳ đặc điểm địa hình, khoảng
cách vận chuyển, Giám đốc đơn vị quyết định mức chi phù hợp.
- Vận chuyển giữa hai địa điểm cách nhau ≤ 30km: Tối đa 20.000
đồng/người/ngày.
- Vận chuyển giữa hai địa điểm cách nhau từ 30km đến dưới 200 km: tối đa
50.000 đồng/người/ngày.
- Vận chuyển giữa hai địa điểm cách nhau từ 200km đến dưới 400 km: tối đa
100.000 đồng/người/ngày.
- Vận chuyển đường dài (từ 400km trở lên): 140.000 đồng/người (áp dụng
khi thực hiện điều chuyển tiền giữa các Đơn vị trong hệ thống do Trụ sở chính hoặc
đơn vị được Trụ sở chính giao đầu mối phát lệnh).
Đối với vận chuyển, áp tải ngoại tỉnh, không thường xuyên > 30 km/lượt,
đơn vị lựa chọn chi phụ cấp vận chuyển, áp tải tiền hoặc phụ cấp lưu trú.
- Chi phân loại tiền, kiểm đếm, đóng bó và niêm phong tiền mặt:
+ Đối tượng: Cán bộ nhân viên kho quỹ và cán bộ nhân viên điều động tham

gia tuyển chọn tiền.
+ Định mức đối với cán bộ nhân viên kho quỹ: 27 bó và túi/người/ngày.
+. Mức chi:
- Vượt định mức được bồi dưỡng 5.000 đồng/bó hoặc túi trên số bó, túi vượt
đối với tiền mặt VND, 10.000 đồng/bó đối với tiền mặt ngoại tệ.
- Trường hợp kiểm đếm ngồi giờ mức thanh tốn theo chế độ làm thêm giờ
hoặc 5.000đ/bó, túi trên số bó, túi vượt đối với tiền mặt VND, 10.000 đồng/bó đối
với tiền mặt ngoại tệ.
- Đối với cán bộ không phải thủ quỹ, kiểm ngân khi thực hiện hỗ trợ việc
kiểm đếm tiền theo lệnh của Giám đốc được bồi dưỡng mức tối đa 50.000
đồng/người/ngày. Trường hợp thực hiện hỗ trợ kiểm đếm ngồi giờ thì thanh tốn
làm thêm giờ theo quy định.


×