Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đặc điểm so sánh tu từ trong chuyên mục giáo dục kinh tế trên báo viết hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.83 KB, 121 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu phong cách học nói chung và phong cách học tiếng Việt nói
riêng là một vấn đề được quan tâm và chú trọng của khoa học hiện nay. Phong
cách học ngôn ngữ nghiên cứu các quy luật lựa chọn và sử dụng các phương tiện
ngơn ngữ trên bình diện nói năng nhằm phản ánh tính đa dạng hơn của chức năng
ngơn ngữ. Vì vậy, trong giao tiếp, ít nhiều chúng ta thường sử dụng các qui tắc tu
từ vào ngôn ngữ lời nói, khiến cho lời nói trở nên bóng bẩy, súc tích về ý nghĩa
hơn. Và dưới quan điểm của ngơn ngữ học hiện đại (Ferdinand de Saussure) cũng
đã có sự phân biệt khái niệm “ngơn ngữ” và “lời nói”, đây là lý thuyết cốt lõi dẫn
đến quá trình ra đời của hai ngành học: ngôn ngữ học ngôn ngữ và ngơn ngữ học
lời nói. Và cũng bắt đầu từ đây, đối tượng của ngôn ngữ học không chỉ là ngôn
ngữ học tĩnh mà cịn tính đến ngơn ngữ trong cách kết hợp, sử dụng của mỗi cá
nhân. Sự phân chia hai khái niệm trên đã ảnh hưởng đến phương pháp luận của tất
cả các chuyên nghành thuộc ngôn ngữ học, trong đó có phong cách học.
Các quy tắc tu từ là những biểu hiện đặc trưng ở mỗi bình diện nói năng,
phản ánh tính đa dạng của chức năng ngơn ngữ và là đối tương nghiên cứu của các
chuyên ngành thuộc ngơn ngữ học lời nói. Các quy tắc tu từ được sử dụng phổ
biến trong báo chí hiện nay và trở nên quen thuộc với độc giả. Từ đó, nó cho ta cái
nhìn mới mẻ về nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ, đặc biệt là phép so sánh tu từ
xuất hiện ngày càng dày đặc
Trong những năm trở lại đây, chúng ta khơng cịn xa lạ với biện pháp so
sánh tu từ xuất hiện trên báo chí nói chung và trong chuyên mục giáo dục - kinh tế
nói riêng. Sự xuất hiện của biện pháp tu từ này trên báo chí được thể hiện một cách
tập trung, điển hình và đa dạng, khơng thua kém với bất kỳ phong cách ngôn ngữ
nào khác.
Đề tài “Đặc điểm so sánh tu từ trong chuyên mục giáo dục - kinh tế trên
báo viết hiện nay” được thực hiện dựa trên nền tảng lý thuyết là khoa học về
phong cách học nói chung, về các quy tắc tu từ chuyển nghĩa nói riêng. Riêng về
so sánh tu từ, đã có nhiều cơng trình đưa ra khái niệm cũng như mơ tả chi tiết về


cấu tạo hình thức, cấu tạo nội dung, đặc điểm của các yếu tố trong biểu thức so
sánh.


2
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ giới thiệu những cơ sở lý thuyết về
biện pháp tu từ nói chung và so sánh tu từ nói riêng trong tiếng Việt. Trên có sở
đó, đi đến tìm hiểu giá trị của phép so sánh trong báo chí tiếng Việt hiện nay. Cụ
thể hơn, chúng tôi chỉ đề cập đến hai lĩnh vực: kinh tế và giáo dục, giúp nâng cao
năng lực nắm bắt, xử lý thông tin của độc giả. Đặc biệt, qua việc nghiên cứu so
sánh về hai chuyên mục vốn được nhiều độc giả quan tâm sẽ chỉ ra được những nét
tương đồng và khác biệt về biện pháp so sánh, từ đó giúp người học rèn luyện
năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp người học vượt qua nhiều khó khăn khi giải
nghĩa các nội dung trong những bài báo có sử dụng so sánh tu từ; đồng thời góp
phần làm cho việc sử dụng ngơn ngữ trở nên tinh tế hơn, kết quả giảng dạy và học
tập trở nên có hiệu quả cao hơn.
Khi đi sâu nghiên cứu và phân tích biện pháp so sánh tu từ trong các chuyên
mục giáo dục và kinh tế sẽ cho ta vận dụng cơ sở lý luận của biện pháp so sánh tu
từ, đồng thời làm nổi bật các dạng so sánh trong hai chun mục này. Ngồi ra,
thơng qua việc thống kê, phân loại, phân tích cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung
cũng như đặc điểm các yếu tố trong biểu thức so sánh để tìm hiểu giá trị nghệ thuật
của so sánh tu từ trong báo chí hiện nay, từ đó khái quát nên giá trị thẩm mỹ, giá
trị ngôn ngữ, giá trị nhận thức cũng như phong cách riêng của báo chí trong cách
sử dụng so sánh tu từ, làm nên sức cuốn hút cho người đọc, tạo hiệu quả cao cho
bài báo.
2. Lịch sử vấn đề
So sánh tu từ xuất hiện rất nhiều trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân
dân ta. Đặc biệt trong văn chương, so sánh tu từ được vận dụng rất nhiều nhằm
tăng hiệu quả biểu đạt. Chỉ nhìn vào kho tàng ca dao, tục ngữ cũng như những
thành ngữ, quán ngữ, người viết cũng đã thấy rõ điều đó. Vì thế, so sánh tu từ trở

thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên phải đến năm 1958, ở Việt
Nam khi bộ môn Tu từ học ra đời, so sánh tu từ mới được nghiên cứu một cách có
hệ thống.
2.1 Vấn đề về so sánh tu từ
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã kế thừa và vận dụng rất
nhiều những cơ sở lý thuyết nghiên cứu về phong cách học nói chung và các biện
pháp tu từ trong tiếng Việt nói riêng, có thể kể đến: Phong cách học tiếng Việt, 99


3
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc); Phong cách học và
đặc điểm tu từ trong tiếng Việt (Cù Đình Tú); Phong cách học tiếng Việt (Hữu
Đạt); Giáo trình phong cách học tiếng Việt (Hồng Tất Thắng)…Qua những cơng
trình này cho thấy, về phương diện lý thuyết, các nhà ngôn ngữ - phong cách học
tập trung vào nghiên cứu về khái niệm, cấu trúc, đặc điểm của các yếu tố cũng như
chức năng của so sánh tu từ.
Bên cạnh đó, nhiều bài viết cũng đã đi vào nghiên cứu về lý thuyết so sánh
tu từ được đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ. Tuy các bài viết này tuy chỉ đơn giản là
những bài nghiên cứu ở phạm vi hẹp nhưng thể hiện khá rõ nét và chi tiết những
đặc trưng tiêu biểu của so sánh tu từ, như: tác giả Nguyễn Thế Lịch với các bài:
Các yếu tố và cấu trúc của so sánh nghệ thuật, Yếu tố chuẩn trong cấu trúc so
sánh nghệ thuật, Yếu tố cơ sở so sánh trong cấu trúc so sánh nghệ thuật và Cấu
trúc so sánh và thành ngữ so sánh của tác Vũ Thúy Anh. Hai tác giả này đã đưa ra
các ra mơ hình cấu trúc hình thức của phép so sánh cũng như đi sâu vào phân tích
cấu tạo, đặc điểm các yếu tố trong cấu trúc so sánh. Hơn hết, cả hai tác giả đều
thống nhất rằng, khơng phải mọi yếu tố trong mơ hình đều xuất hiện trong cấu trúc
so sánh, mà tùy ngữ cảnh và tình huống giao tiếp, một số yếu tố có thể vắng mặt.
Ngoài ra, một số bài nghiên cứu đi vào tìm hiểu những vấn đề liên quan đến
lý thuyết so sánh. Các bài viết này đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về biểu
thức so sánh trong mỗi quan biện chứng với các phương tiện tu từ khác cũng như

với phép so sánh luận lý, điển hình như về mối quan hệ của ẩn dụ và so sánh (“ Từ
so sánh đến ẩn dụ” của Nguyễn Thế Lịch); mối quan hệ giữa so sánh và so sánh tu
từ (“Từ so sánh đến…so sánh” của Nguyễn Xuân Mậu); thang độ của phép so sánh
(“thang độ , phép so sánh, và sự phủ định” của Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Thị
n)… Hay như cơng trình “Nhận diện cấu trúc và biện pháp so sánh trong tác
phẩm văn chương” của Đậu Thành Vinh cũng đã cung cấp một số luận điểm về
việc nhận diện so sánh tu từ. Cùng với các bài viết trên đã tạo ra một cơ sở quan
trọng giúp cho việc nhận diện so sánh tu từ trong tác phẩm văn chương trở nên dễ
dàng và chính xác hơn.
2.2. Vấn đề về so sánh tu từ trong các phong cách văn bản
Xung quanh vấn đề tìm hiểu về việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong
ngôn ngữ văn chương, chúng tơi nhận thấy có các hướng nghiên cứu sau:


4
- Một số cơng trình tập trung khảo sát cách sử dụng so sánh tu từ trong tác
phẩm nghệ thuật của một số tác giả, từ đó khái quát nên giá trị biểu đạt của so sánh
tu từ cũng như phong cách cá nhân của tác giả đó. Có thể kể đến các bài viết như:
Sự thay đổi chuẩn so sánh và giá trị biểu hiện của cấu trúc so sánh trong thơ Xuân
Diệu” của Nguyễn Thị Ngân Hoa; Cấu trúc tỉ dụ trong thơ Tố Hữu của Nguyễn
Thị Bích Thủy; So sánh tu từ ở một số vị trí mạnh trong thơ Chế Lan Viên của
Trần Thị Ánh Thu; Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn Chu Lai qua thủ
pháp so sánh của nhóm tác giả Trần Thị Thùy Linh - Nguyễn Đức Tồn hay Bước
đầu tìm hiểu lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ Chủ Tịch của Nguyễn
Thanh…Ngoài ra, một số tác giả khác chỉ đi vào tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp so sánh tu từ. Điển hình như trong Ngôn ngữ thơ Việt Nam, tác giả Hữu
Đạt đã đề cập đến cái hay của biện pháp so sánh thể hiện từ ca dao đến thơ ca hiện
đại.
- Bên cạnh những cơng trình trên cịn xuất hiện một số bài viết đi vào tìm
hiểu lối so sánh trong giao tiếp như Chiến lược liên tưởng - so sánh trong giao tiếp

của người Việt của Nguyễn Đức Tồn hay đề cập đến sự khác biệt về cách lựa chọn
đối tượng so sánh cũng như cách so sánh trong hai cộng đồng văn hóa bản ngữ
khác nhau trong Văn hóa thể hiện qua hình ảnh tơn giáo và con người trong thành
ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng Việt của Phạm Minh Tiến
- Có số bài viết đi vào cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh
mà phải thể kể đến: “Về bản chất thành ngữ so sánh trong tiếng Việt của Hoàng
Văn Hành, Một số nhận xét về thành ngữ so sánh có tên động vật của Nguyễn
Thúy Khanh và Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt của Trương Đơng San…
- Một khía cạnh khác đi vào khảo sát so sánh logic và so sánh tu từ học
trong đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt qua cơng trình Khảo sát câu so sánh
logic và câu so sánh tu từ học trên ngữ liệu Anh - Việt của Lưu Quý Khương. Hay
đi vào nghiên cứu về hình thức của cấu trúc so sánh như Nguyễn Thị Hạnh
Phương với cơng trình Đặc điểm của cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Tố Hữu và
Chế Lan Viên.
Gần với đề tài của chúng tôi nhất là ba luận văn thạc sỹ ngôn ngữ, đề cập
đến những vấn đề cụ thể về so sánh tu từ dưới góc nhìn của ba thể loại khác nhau,
nhưng đều có chung một hướng nghiên cứu đó là tìm hiểu về cấu trúc và đặc điểm


5
các yếu tố biểu thức so sánh, gồm “Cấu trúc so sánh trong ngôn ngữ thơ ca Việt
Nam hiện đại” của tác giả Lê Thị Kim Phượng, cơng trình đã khái quát nên giá trị
tu từ của các kiểu cấu trúc so sánh cũng như sự kế thừa và cách tân cấu trúc so
sánh của thơ hiện đại so với ca dao; “Biện pháp so sánh ca từ Trịnh Công Sơn”
của Nguyễn Thị Hồng Sanh, đã khái quát nên giá trị thẩm mỹ, giá trị ngôn ngữ, giá
trị nhận thức cũng như phong cách riêng của Trịnh Công Sơn trong cách sử dụng
tu từ; “Đặc điểm so sánh tu từ trong ngơn ngữ truyện ngắn Phạm Thị Hồi” của
Nguyễn Thị Như Nguyệt, đã làm rõ sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ và
cấu trúc so sánh tu từ của nhà văn Phạm Thị Hoài với các tác giả khác.
Có thể nói, vấn đề nghiên cứu ngơn ngữ thơ ca từ góc độ phong cách học,

cụ thể là cấu trúc so sánh tu từ, bước đầu đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý.
Mặc dù không cùng đối tượng nghiên cứu với đề tài luận văn, nhưng các cơng
trình này đã cung cấp cho chúng tôi cách thức, phương pháp tiếp cận, giải quyết
vấn đề một cách thỏa đáng. Bên cạnh đó, chúng tơi nhận thấy chưa có cơng trình
nào nghiên cứu so sánh tu từ báo chí nói chung và trong chuyên mục giáo dục kinh tế nói riêng. Vì thế, chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Đặc điểm so sánh
tu từ trong chuyên mục giáo dục - kinh tế trên báo viết hiện nay” cũng với mục
đích so sánh biện pháp tu từ này về mặt hình thức cũng như ngữ nghĩa nhưng được
sử dụng trong hai mặt quan trọng của đời sống con người hiện nay, có ý nghĩa hết
sức thiết thực, đó chính là giáo dục và kinh tế trên báo viết tiếng Việt hiện nay
nhằm mở ra một cách nhìn đa dạng hơn trong phong cách tiếng Việt hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài mà chúng tơi tiến hành nghiên cứu hình thức so
sánh trên các chuyên mục liên quan đến kinh tế và giáo dục theo phương diện sau:
- Cấu trúc hình thức, cấu trúc nội dung của các biểu thức so sánh tu từ
- Giá trị của các biểu thức so sánh trong chuyên mục giáo dục và kinh tế
- Trên cơ sở đối chiếu biện pháp so sánh, chúng tôi nêu lên những nét tương
đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa cũng như cách lựa chọn so sánh trong
chuyên mục kinh tế và giáo dục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là những cấu trúc so sánh tu từ
được các tác giả sử dụng trên các bài viết. Tuy nhiện, trong phạm vi giới hạn của


6
một luận văn, chúng tôi đi sâu nghiên cứu cấu trúc của hình thức so sánh tu từ
trong chuyên mục giáo dục và kinh tế trên các loại báo viết hiện nay. Tuy nhiên,
do báo chí hiện nay có rất nhiều loại, để tiện cho việc khảo sát, chúng tôi xin giới
hạn phạm vi nghiên cứu vào các loại báo có các chuyên mục về giáo dục và kinh tế
như:
- Về báo điện tử, chúng tôi sẽ khảo sát:

Chuyên mục giáo dục trên trang
Chuyên mục kinh tế trên trang
- Về báo in sẽ khảo sát trên cả hai chuyên mục: kinh tế và giáo dục ở hai tờ
báo khá phổ biến hiện nay, đó là Tuổi trẻ và Giáo dục và thời đại trong thời gian
từ tháng 01 - 01 - 2010 đến 31 - 5 - 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Đặc điểm so sánh tu từ trong chuyên mục giáo dục kinh tế trên báo viết hiện nay” chúng tôi tiến hành tiếp cận, khai thác đối tượng
theo các phương pháp sau đây:
- Phương pháp thống kê: Đọc, thống kê đơn vị câu có sử dụng biện pháp so
sánh tu từ
- Hệ thống hóa, so sánh và phân loại: Từ các kết quả trên tiến hành phân
nhóm các kiểu cấu tạo hình thức và cấu tạo nội dung
- Phương pháp phân tích, miêu tả và tổng hợp: Mô tả, nhận xét, đánh giá
hiệu quả biểu đạt của các biểu thức so sánh. Từ đó tổng hợp nên những giá trị của
các biểu thức so sánh.
Ngồi ra, chúng tơi cịn vận dụng các kiến thức và phương pháp nghiên cứu
của một số ngành ngôn ngữ học hiện đại như phong cách học, thi pháp học, ngữ
nghĩa học, kí hiệu học…để đi vào phân tích sâu hơn cấu trúc hình thức, nội dung
ngữ nghĩa cũng như mạch ngầm văn hóa chứa đựng trong các biểu thức so sánh.
6. Những đóng góp của luận văn
Biện pháp so sánh là một trong những hình thức được sử dụng ngôn ngữ
một cách linh hoạt sáng tạo dựa vào năng lực liên tưởng của con người. So sánh
được sử dụng rộng rãi trong mọi ngôn ngữ, so sánh thể hiện sự trải nghiệm thế
giới, mang đặc điểm văn hóa của từng dân tộc. Chính vì vậy, nó là đối tượng
nghiên cứu khá thú vị. Luận văn không chỉ dừng lại ở việc miêu tả đặc điểm hình


7
thức mà cịn mong muốn tìm hiểu nội dung thể hiện và giá trị của các loại so sánh
trong các bài báo chuyên mục kinh tế và giáo dục. Khi thực hiện luận văn này,

chúng tơi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhất định trong việc nghiên cứu nét đặc
trưng của phép so sánh trong lĩnh vực kinh tế và giáo dục.
- Tìm hiểu nét đặc trưng của biện pháp so sánh trong các bài báo chuyên
mục kinh tế và chuyên mục giáo dục. Qua đó có thể bước đầu tìm hiểu những quan
niệm của người Việt Nam về các lĩnh vực này.
- Đối chiếu biện pháp so sánh trên lĩnh vực kinh tế và giáo dục qua báo chí
tiếng Việt để tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt.
7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc so sánh tu từ trong chuyên mục giáo dục kinh tế trên báo viết hiện nay
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị của biểu thức so sánh tu từ và
trong chuyên mục giáo dục - kinh tế trên báo viết hiện nay


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm so sánh và so sánh tu từ
1.1.1. Khái niệm so sánh
Thực tế khi nhìn vào kho tàng về thành ngữ so sánh của mỗi dân tộc trên thế
giới, mặc dù cùng một thành ngữ biểu hiện một nội dung ngữ nghĩa như nhau
nhưng ở mỗi dân tộc lại sử dụng một hình ảnh hồn tồn khác nhau. Những hình
ảnh so sánh này gắn liền với quan điểm và văn hóa của từng dân tộc đó. Ví dụ như
nói về tính cách của con người là hiền lành thì người Việt cho rằng bụt mới hiền
nên có thành ngữ “hiền như bụt”. Nhưng với người Anh thì họ lại cho rằng chim
bồ câu mới hiền lành nhất nên mới so sánh “as gentle as pigeon” (hiền như chim
bồ câu). Ngược lại, có trường hợp tương đồng về yếu tố chuẩn nhưng giá trị về
ngữ nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.
Cần phân biệt so sánh tu từ với so sánh luận lí, bởi chúng đều là thao tác


đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau nhưng hai loại so sánh này lại
có sự khác nhau về chất. Nếu so sánh tu từ là sự đối chiếu giữa các đối tượng
khác loại thì so sánh luận lí là sự đối chiếu giữa các đối tượng cùng loại. Nếu so
sánh tu từ  nhằm mục đích gợi lên một cách hình ảnh đặc điểm giữa các đối
tượng từ đó tạo nên xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người tiếp nhận thì
so sánh luận lí đơn thuần chỉ cho ta thấy sự ngang bằng hay hơn kém giữa các
đối tượng đấy mà thơi. Ví dụ :
So sánh tu từ
- Ðơi ta như cá ở đìa
Ngày ăn tản lạc, tối dìa ngủ chung
-   Ðứt tay một chút chẳng đau

So sánh luận lí
 - Khơi đã cao bằng mẹ.
- Con hơn cha nhà có phúc.
- Nam học giỏi như Bắc.

Xa nhau một chút như dao cắt lịng
Nói cách khác, so sánh tu từ khác với so sánh luận lý ở tính hình tượng, tính
biểu cảm và tính dị loại của đối tượng. Chính do mục đích diễn tả một cách hình
ảnh này mà so sánh tu từ ít nhiều đều “khập khiểng” và mang tính khoa trương.


9
1.2.2. So sánh tu từ
1.2.2.1. Khái niệm so sánh tu từ
So sánh tu từ là phương thức ngữ nghĩa đuợc cấu tạo dựa trên quan hệ liên
tưởng. Do hai quan hệ liên tưởng và kết hợp là chung cho mọi ngôn ngữ nên dân
tộc nào cũng sử dụng so sánh tu từ trong diễn đạt. Tuy nhiên do sự khác nhau về

cấu trúc ngơn ngữ (mỗi ngơn ngữ có những đặc điểm riêng về kết cấu ngữ âm, kết
cấu từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp), về “bức tranh thế giới”, “cách nhìn thế giới”
nên rất ít khi có sự tương đồng hồn tồn trong cách so sánh tu từ.
Đã có rất nhiều tác giả đưa ra quan điểm riêng của mình khi nghiên cứu so
sánh tu từ trong tiếng Việt, nhưng tất cả vẫn thống nhất một cách tương đối về cơ
sở lý thuyết. Để minh chứng rõ điều này, chúng ta có thể tham khảo một số định
nghĩa của các tác giả tiêu biểu sau đây:
Đầu tiên phải kể đến Đinh Trọng Lạc (ĐTL), là tác giả với nhiều cơng trình
nghiên cứu khá nổi bật về biện pháp so sánh tu từ. Trong giáo trình 99 phương tiện
và biện pháp tu từ tiếng Việt, ông định nghĩa: “So sánh (cịn gọi là so sánh hình
ảnh hay so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối
chiếu hai đối tượng khác loại của thực thể khách quan khơng đồng nhất với nhau
hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [15, tr.154].
Cũng trong cuốn Từ điển Tu từ - Phong cách - Thi pháp học của chính tác
giả (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa (NTH), định nghĩa: “So sánh là phương thức
diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật
có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể những cảm xúc thẩm mỹ
trong nhận thức người đọc, người nghe” [14, tr.190].
Hay Cù Đình Tú (CĐT) đã định nghĩa trong Phong cách học và đặc điểm tu
từ tiếng Việt như sau: “so sánh tu từ là một cách công khai đối chiếu hai hay nhiều
đối tượng có cùng một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một
cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [47, tr.157].
Tác giả Hồng Tất Thắng (HTT) trong Giáo trình phong cách học tiếng Việt
quan niệm, “thực chất của so sánh tu từ là việc trực tiếp đối chiếu hai đối tượng có
thuộc tính chung nào đó (thuộc tính giống nhau) nhằm biểu hiện một cách hình
tượng phẩm chất bên trong của một đối tượng” [39, tr.24].


10

Như vậy có thể thấy, các quan niệm của các tác giả tiêu biểu trên đều thống
nhất khi nêu ra bản chất của thao tác so sánh chính là “đối chiếu” (trong đó tác giả
CĐT nhấn mạnh là “cơng khai đối chiếu” và tác giả HTT cũng cho là “trực tiếp
đối chiếu”) những sự vật (ĐTL - NTH), đối tượng (các tác giả cịn lại) có nét
tương đồng nào đó (NTH) hay có cùng nét giống nhau (ĐTL), dấu hiệu chung
(CĐT) nhằm tạo ra cách nói hình ảnh, hình tượng, biểu cảm về đối tượng.
Các khái niệm trên về cơ bản đều có bản chất như nhau, song mỗi quan
niệm vẫn thể hiện ý kiến riêng của từng cá nhân. Điều này được thể hiện:
- Thứ nhất, về đối tượng được gọi tên trong hai vế: so sánh và được so sánh.
Nếu ĐTL và NTH gọi chúng là “sự vật” thì các tác giả khác vẫn gọi chúng là “đối
tượng”. Cách gọi khác nhau như thế sẽ khó đảm bảo tính khái qt cho khái niệm.
Có thể lý giải cụ thể rằng, yếu tố được so sánh không chỉ là những sự vật có tính
chất hiện hữu hay vật chất cụ thể như hoa, lá, cây, cỏ… mà còn bao gồm cả những
yếu tố chỉ hiện tượng như mưa, gió, nắng…; hay trạng thái của con người như
buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ…; hay những khái niệm trừu tượng như cuộc sống,
tình u, con người…
- Thứ hai, khi nói đến việc đối chiếu các đối tượng của phép so sánh, đồng
thời để nhấn mạnh sự so sánh thì phải nói đến sự có mặt đầy đủ của cả hai yếu tố
trong cấu trúc so sánh, đó là: yếu tố được so sánh và yếu tố chuẩn được so sánh.
Quan điểm này được tác giả CĐT và HTT thể hiện khá rõ nét khi chú trọng đến
tính “cơng khai” và ‘trực tiếp” của phép so sánh. Điều này nhấn mạnh nhằm làm
rõ sự khác nhau giữa so sánh với các phương tiện biểu hiện ngữ nghĩa như ẩn dụ,
hoán dụ… vốn cũng được cấu tạo dựa trên quan hệ liên tưởng nhưng chỉ xuất hiện
một vế, vế cịn lại khơng hiện diện trên bề mặt câu chữ mà ẩn đằng sau cấu trúc
của nó. Trong lúc đó, các tác giả cịn lại chỉ đề cập sự đối chiếu một cách chung
chung, không vạch ra ranh giới rõ ràng trong thao tác này đối với các phương tiện
tu từ khác.
- Thứ ba, về số lượng yếu tố trong CTSS, hai tác giả ĐTL và HTT chỉ nêu
hai đối tượng tham gia vào phép so sánh, chẳng hạn như: …xe cộ và tiếng máy
rậm rịch trên mặt sông phẳng lỳ như một cánh đồng…(Rằng bây giờ mói thấy đây,

25/4/2010, Tuổi trẻ). Trong lúc đó, hai tác giả cịn lại lưu ý đến yếu tố “hai hoặc
nhiều đối tượng”. Thế nhưng thực tế cho thấy, phép so sánh không chỉ là sự đối


11
chiếu giữa hai đối tượng mà còn xuất hiện khá nhiều biểu thức so sánh có hơn hai
đối tượng có mặt trong thao tác đối chiếu. Có thể thấy rõ điều đó qua biểu thức:
Những anh hùng đánh Mỹ hơm nay
Như Cửu Long mênh mơng sóng nước
Như Trường Sơn đơng đặc rừng cây
(Lê Anh Xuân)
- Thứ tư, khi đề cập đến cơ sở so sánh thì ngồi tác giả NTH và CĐT, các
tác giả còn lại cho rằng, số lượng nét tương đồng là “một nét giống nhau” (ĐTL),
“một dấu hiệu chung” (CĐT). Với những quan điểm trên, theo chúng tôi là chưa
đầy đủ bởi không phải sự so sánh nào cũng dựa trên cơ sở một nét tương đồng mà
có khi phải sử dụng nhiều nét tương đồng. Vì thế để đảm bảo tính khái quát nên
diễn đạt là có thuộc tính chung hoặc có ít nhất một thuộc tính chung.
Điều cuối cùng đó là ý nghĩa của so sánh tu từ, các tác giả cho rằng, so sánh
tu từ nhằm “diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” (ĐTL);
“gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người
nghe” (NTH); “nhằm biểu hiện một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng”
(BTT, CĐT). Đáng chú ý là quan điểm của tác giả NTH khi ông đã nêu được tác
dụng của phép so sánh là “gợi ra những cảm xúc thẩm mỹ” cho người đọc, người
nghe. Tuy nhiên, tác giả cũng chưa thật chính xác khi cho rằng, so sánh tu từ “gợi
ra hình ảnh cụ thể”. Bởi vì, bên cạnh những biểu thức so sánh lấy cụ thể để miêu tả
hình ảnh chưa cụ thể, thì có trường hợp ngược lại, lấy cái trìu tượng để giải thích
cho cái cụ thể, chẳng hạn như: “Quê hương là chùm khế ngọt” (Đỗ Trung Quân)
Theo quan niệm của chúng tơi, có thể chấp nhận so sánh tu từ chính là sự
cơng khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có thuộc tính chung nhằm diễn tả một
cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng.

1.2.2.2. Cấu trúc về so sánh tu từ
* Cấu trúc hình thức và các yếu tố trong CTSS
Cũng giống như khái niệm về so sánh tu từ, cấu trúc về so sánh tu từ cũng
có nhiều quan nhiệm khác nhau. Chúng tơi có thể đưa ra một số mơ hình CTSS
điển hình của một số tác giả tiêu biểu:
Theo Hoàng Văn Hành, cấu trúc logic của phép so sánh là “A t1 như B t2”
và tác giả khẳng định: “trong cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh, t2 không bao


12
giờ xuất hiện dưới dạng hiển ngơn”. Vì thế, theo ông, mô hình tổng quát và đầy đủ
của phép so sánh là “A t như B”. Khi đưa ra mô hình này, tác giả đã mâu thuẫn với
chính mình vì tiếp trục ở đoạn dưới ông viết về loại thành ngữ có mơ hình “như B”
như sau: “xem ra những thành ngữ có cơ cấu nghĩa này thường là thành ngữ có vế
B phức tạp về mặt cấu trúc”. [8, tr,11]. Hơn thế, mơ hình cấu trúc “A t1 như B t2”
khơng chỉ ra được đâu là thuộc tính chung làm cơ sở của sự so sánh. Việc ký hiệu
t1, t2 có thể dẫn đến cách hiểu là các thuộc tính cùng loại. Thực ra thuộc tính
chung của cả A và B khác với thuộc tính riêng A hay của riêng B. Yếu tố ơng gọi
là t1 khơng cịn là thuộc tính riêng của sự vật A nữa mà trở thành thuộc tính chung.
Và dù có đề cập đến t2, tức mơ hình gồm năm yếu tố nhưng ơng vẫn thấy được
CTSS đầy đủ, tổng quát là “A t1 như B”, tức chỉ cịn bốn yếu tố. Đây là cơng trình
nghiên cứu về các thành ngữ so sánh vào năm 1976, vì thế bài viết của ơng vẫn đi
vào phần lịch sử vấn đề của các cơng trình nghiên cứu so sánh.
Cũng với quan điểm của Hoàng Văn Hành, nhiều tác giả khác cũng quan
niệm mơ hình CTSS gồm năm yếu tố: AnxBm, trong đó: A là cái được so sánh, n là
cơ sở so sánh, x là từ so sánh, B là cái so sánh và m là thành phần miêu tả. [41,
tr.18].
Quay về với giáo trình Tiếng Việt dành cho học sinh phổ thồng sẽ nhận thấy
rất rõ học sinh mơ hình CTSS gồm ba yếu tố: “A từ so sánh B”. Với cấu trúc này
chúng ta sẽ thấy không chỉ ra được CSSS, yếu tố CSSS nếu có biểu hiện thì bị đẩy

về phía A, coi đó là thuộc tính của A [24, tr.7]. Một thực tế cho thấy, trong tiếp
nhận nội dung BTSS thì phải cần có CSSS thì mới phân tích được vì sao những sự
vật, hành động tưởng chừng rất xa lạ lại có thể so sánh với nhau và đem lại biết
bao cảm xúc, giá trị nhận thức cho người tiếp nhận.
Trong luận văn này, chúng tơi đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn
Thế Lịch về mơ hình CTSS trong cơng trình “C ấu trúc so sánh trong tiếng Việt”.

Đây là một mơ hình cấu trúc ngơn ngữ tổng qt và khá đầy đủ, với bốn yếu tố
đó là: yếu tố được/ bị so sánh (YTĐ/BSS), yếu tố cơ sở so sánh (YTCSSS), yếu
tố quan hệ so sánh (YTQHSS), yếu tố chuẩn (YTCh). Có thể hình dung CTSS
dưới mơ hình sau:
1
YTĐ/BSS

2
YTCSSS

3
YTQHSS

4
YTCh


13

sự vật A

thuộc tính chung


từ so sánh

sự vật B - thuộc tính của B

Tiếng suối

trong

như

tiếng hát xa

Gái

có chồng

như

gơng đeo cổ

Như vậy, nhìn vào mơ hình chúng tơi nhận thấy:
- Yếu tố 1: Yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay
tiêu cực.
- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có
vai trị nêu rõ phương diện so sánh.
- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.
- Yếu tố 4: Yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Các yếu tố trong mơ hình này có thể gia giảm hoặc thay đổi vị trí nhưng với
hai yếu tố A và B thường không thể thiếu được. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, cũng có thể khuyết A nếu ngữ cảnh giao tiếp cho phép, nhưng B thì khơng

thể, nó phải ln xuất hiện vì nếu B sẽ khơng thể hình thành phép so sánh.
- Các yếu tố trong CTSS
+ Yếu tố được/ bị so sánh (A)
Thông thường đây là yếu tố biểu thị người, vật, hành động hay tính chất
được hay bị đưa ra so sánh so với yếu tố chuẩn.
Ví dụ: Phụ nữ Đan Lai là vậy, họ hồn nhiên như cây rừng (Đời Sơn nữ,
5/3/2011, Giáo dục và thời đại)
Nói cách khác, bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào của hiện thực khách quan
cũng đều có thể trở thành YTĐSS của CTSS, từ đối tượng cụ thể, có thể tri giác
(mưa, nắng, nhà, sông, núi, trẻ nhỏ…) đến những đối tượng trìu tượng, khó xác
định (nỗi buồn, vết thương…).
+ Yếu tố cơ sở so sánh
Đây là một trong những yếu tố làm cho phép so sánh trở nên rõ ràng và sáng
sủa hơn.Vì thế, nó bắt buộc phải có, hoặc hiện ra thành lời, hoặc ngầm ẩn. Yếu tố
này sẽ cho biết CSSS sẽ thuộc về phương diện nào, tính chất nào. Nó thể hiện nét
tuơng đồng của YTĐSS và YTCh, tức thể hiện được thuộc tính chung của sự vật


14
hay trạng thái chung của hoạt động, nêu rõ CSSS và có thể dùng cho cả YTĐSS và
YTCh.
Chẳng hạn:
Trẻ em như búp trên cành
Có thể diễn đạt như sau: Trẻ em tươi non như búp trên cành
Hay: Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành.
Yếu tố CSSS có thể là so sánh chìm hoặc so sánh nổi. Nó kích thích sự làm
việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống
nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra đặc điểm của hai đối tượng miêu
tả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, yếu tố CSSS là từ trung tâm nhưng vẫn có
thể được ngầm ẩn. Và khi đó, CSSS dành phần rộng rãi cho liên tưởng của người

tiếp nhận, kích thích sự liên tưởng, óc sáng tạo của người tiếp nhận và mang lại
hiệu quả biểu đạt cao.
-Yếu tố quan hệ so sánh
Yếu tố này thể hiện mối quan hệ trong so sánh, nối YTĐSS với YTCh nhằm
thiết lập mối quan hệ giữa chúng. Từ so sánh bao gồm: như, là, tựa như, giống
như, bằng, hơn, như thể, ví như…. Cũng có thể là một cặp từ: bao nhiêu… bấy
nhiêu; có khi là những từ ngữ phủ định: khơng bằng, thơi là, khơng cịn là … hoặc
cũng có thể vắng mặt. Từ so sánh là mang sắc thái khẳng định hơn từ so sánh như.
- Yếu tố chuẩn (B)
Đây là yếu tố dùng để so sánh, được coi là chuẩn, xác định mức độ hơn,
kém, giống, khác của yếu tố cần so sánh. Qua đó, phương diện của YTĐSS được
bộc lộ và thể hiện. Như vậy, cấu trúc so sánh của tác giả Nguyễn Thế Lịch là một
cấu trúc so sánh mà chúng tơi cho là hồn chỉnh nhất. Nó phản ánh một cách hiển
ngơn, tồn vẹn nhất ý đồ liên tưởng, đối chiếu những sự vật, hiện tượng có nét
tương đồng để nêu bật một cách hình ảnh đối tượng được tác giả tập trung khai
thác. Tìm hiểu đặc điểm các yếu tố trong cấu trúc so sánh giúp chúng ta nhận biết
chính xác hơn về giá trị của phép so sánh tu từ biểu hiện trong nội dung tác phẩm.
 Cấu trúc hình thức
So sánh tu từ khác với mọi cách tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng ở chỗ
bao giờ cũng công khai phô bày hai vế: vế được so sánh và vế so sánh. Mỗi vế có
thể gồm một hay nhiều đối tượng. Các đối tượng có thể là sự vật, tính chất, hành


15
động. Hai vế gắn với nhau tạo thành các hình thức so sánh. Dựa vào vị trí của từ so
sánh, chúng ta có các hình thức so sánh theo cấu trúc sau:
A + Từ so sánh (Như/ tựa như/ chừng như…) + B
Ví dụ: Con đường 622 giống như chiếc sườn của xương cá, bởi vì dọc theo
trục đường có nhiều đường đường rất nhỏ (Núi lở - nỗi lo khơng trường lớp,
22/1/2011, Giáo dục và thời đại)

Như B+A. Hình thức này xuất hiện khi trật tự của các yếu tố trong cấu trúc
so sánh thay đổi
Ví dụ: Như những “trái bom” nở chậm, số vỏ bình bị chiếm dụng này (đã
bị hoán cải thành thương hiệu khác) đã không được kiểm định trong nhiều năm
qua nên chất lượng không còn bảo đảm, rất nguy hiểm cho người tiêu dùng (Cả
ngàn bình gas có vấn đề, 23/03/2011, Tintuconline)
A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)
A/B: khuyết từ so sánh. Đây là hình thức vắng từ so sánh, do tính chất cơ
đọng, cân đối và sự cố định của kết cấu.
Ví dụ: Kinh tế Trung Quốc: Con ngựa bất kham,(17/05/2010, tintuconline)

A là B: Cơng thức này, từ “là” có giá trị tương đương với từ so sánh
“như”, nhưng từ “là” mang sắc thái khẳng định, “như” mang sắc thái giả định.
Ví dụ: - Quạt sạc, đèn sạc được xem như là “vị cứu tinh” khi mất điện
(sắc thái giả định)
- Quạt sạc, đèn sạc được xem là “vị cứu tinh” khi mất điện (sắc thái
khẳng định) (TP.HCM: Hàng sạc “ăn theo” mùa thiếu điện, 14/05/2010,
tintuconline)
Kiểu so sánh này khác với phán đốn logic khẳng định có cơng thức “S là P”.
Ở phán đoán logic khẳng định nếu thay thế từ “là” bằng “như là” thì nội dung cơ
bản của phán đoán lập tức thay đổi, giá trị khẳng định logic sẽ khơng cịn.
Ví dụ: Cơ ấy là bác sĩ (khẳng định logic)
Cô ấy như là bác sĩ (không khẳng định)


16

Ở so sánh tu từ, nếu thay “là” bằng “như là” thì nội dung cơ bản khơng thay
đổi mà thay đổi về sắc thái ý nghĩa: từ khẳng định chuyển sang giả định.
 Về mặt nội dung
Cả hai vế (vế so sánh và vế được so sánh) các đối tượng về bản chất là khơng
đồng loại nhưng lại có những thuộc tính cá biệt giống nhau (trên cơ sở một mối
quan hệ giống nhau). Những thuộc tính cá biệt giống nhau này là hạt nhân của nội
dung phép so sánh. Tài năng sáng tác của người sử dụng phép so sánh chính là
việc biết khai thác, phát hiện ra các thuộc tính giống nhau của hai đối tượng khác
loại một cánh bất ngờ, chính xác, tạo ra những liên tưởng sâu sắc.
- So sánh tu từ nổi: nét giống nhau thể hiện trên bề mặt câu chữ cụ thể
Ví dụ: - Các chi nhánh cứ thế tăng liên tục như tàu con thoi. (Cuộc chơi
ngân hàng và 3 "cái chết" từ từ, 22/03/2011, Tintuconline)
- So sánh tu từ chìm: nét giống nhau không được phô bày ra bằng từ ngữ cụ
thể mà lẩn vào bên trong hai vế của phép so sánh khiến người đọc phải tự tìm ra.
Ví dụ: - Cơ chế đưa ra ngày 11/2 là một liều thuốc mạnh, (Tỷ giá
USD/VND: Tránh “ngựa quen đường cũ”, 19/02/2011, tintuconline)
Về mặt nội dung biểu hiện thì so sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên
tưởng rộng rãi hơn là so sánh nổi, nó kích thích sự liên tưởng, suy nghĩ của trí tuệ
và tình cảm hơn so sánh nổi.
Sự phân tích cấu tạo nội dung của so sánh tu từ chìm ở trên cho thấy rằng, nét
giống nhau ở so sánh tu từ chìm xuất hiện trong quá trình suy nghĩ, liên tưởng của
người đọc dưới dạng những khả năng, những biến thể. Trái lại, nét giống nhau của
so sánh tu từ nổi luôn xuất hiện dưới dạng của một bất biến thể. Một so sánh tu từ
được xem là “đắt” cần thỏa mãn hai điều kiện: các đối tượng được đưa ra so sánh
là khác loại. và phát hiện nét giống nhau giữa hai đối tượng.
1.2.2.3. Chức năng của so sánh tu từ
Hầu hết các tác giả đều đồng nhất quan điểm về chức năng của so sánh tư từ
với ba chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng biểu cảm và chức năng
đánh dấu phong cách cá nhân.
Có thể nói, quy tắc so sánh là phương tiện giúp ta nhận thức sâu sắc hơn

thuộc tính nào đó của đối tượng, là phương tiện để bày tỏ thái độ, lòng yêu ghét, sự
khẳng định hay phủ định đối với đối tượng được miêu tả. Chẳng hạn, Nguyễn Du


17
đã trở thành bậc thầy trong việc lấy những âm thanh, hình ảnh độc đáo để so sánh
và miêu tả mọi tiếng đàn, như khi miêu tả tiếng đàn cho Thúc Sinh trước mặt Hoạn
Thư đó là tiếng đàn đắng cay, chua chát, khổ nhục ê chề, rên rĩ khóc than:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lịng
Chức năng nhận thức khơng chỉ dành riêng cho so sánh tu từ mà còn là chức
năng của so sánh luận lý. Hơn thế, so sánh tu từ tiếng Việt thường kèm theo lối
khoa trương (phóng đại) hoặc uyển ngữ (nói giảm) nhằm tác động vào lý trí, giúp
người nghe nhận thức rõ hơn thuộc tính bản chất của đối tượng được so sánh.
Trong lời nói hằng ngày có những cách nói ví von rất hay, rất hình ảnh, rất thấm
thía. Dân gian sử dụng biện pháp so sánh một cách sáng tạo trong thành ngữ, tục
ngữ như: xấu như ma, đẹp như tiên, nhanh như sóc, nhanh như cắt….
So sánh tu từ còn giúp làm nổi bật hình tượng, đem đến cho người đọc ấn
tượng mạnh mẽ, sâu sắc về đối tượng được miêu tả. Không chỉ vậy, qua bất cứ
phép so sánh tu từ nào người ta cũng có thể nhận ra lịng u ghét, thái độ phủ định
hay khẳng định của người nói với đối tượng được miêu tả. Như trong tác phẩm
“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, tác giả đã miêu tả về vị quan phụ
mẫu thời bấy giờ: “Cái râu mới lạ làm sao! Nó đen như vệt hắc ín và cong như cái
lưỡi liềm, nó nhọn như mũi dùi nung và bầu như đầu dao trổ. Nó khum khum quắp
lấy hai cái mép như hai cánh dơi, nó vất vể ra như hai mang tai gần như hai sừng
củ ấu…”. Bằng phép so sánh, tác giả đã huy động tất cả các hình ảnh về các sự vật
có đặc điểm tương tự như bộ râu: vệt hắc ín, cái lưỡi liềm, mũi dùi nung, đầu dao
trổ, hai cánh dơi, sừng củ ấu để so sánh, đối chiếu về các phương diện của bộ râu
vị quan kia. Qua đó người đọc nhận thức một cách hình tượng về tính uy nghi, oai
vệ nhưng rất hách dịch và ghê tởm của các đấng quan lại thời phong kiến. Đồng

thời, bộc lộ thái độ phủ định, đả kích của tác giả, của quần chúng lao động đối với
chế độ quan lại phong kiến đương thời.
Một so sánh đẹp là một so sánh biết phát hiện ra những gì mà người thường
khơng nhìn nhận thấy. Như trên báo Vietnamnet, tác giả đã đưa ra một loạt những
hình ảnh, âm thanh, hương vị khá thú vị và bất ngờ để so sánh với 5 thanh điệu
trong tiếng Việt như sau:


18
Dấu huyền cũng là âm trầm, kéo đầu nhưng không vang, giống như dư vị của
nước mắm cứ ngòn ngọt, mằn mặn trong miệng.
Dấu nặng ký hiệu là một chấm dưới từ cũng giống như nhiệm vụ của chanh
là luôn đi kèm tạo cảm giác thanh mát.
Dấu sắc cũng là một âm cao, ngot ngào, được ví như đường trong món ăn có
tác dụng làm thăng hoa độ đậm đà của món ăn
Vị ngọt của đường làm người ta quên đi hương vị trần trụi nguyên sơ của đồ
ăn, giống như dấu sắc, khi phát âm thật ngân nga như một bản thánh ca buổi sớm.

Có lên và có xuống, âm vang của dấu hỏi giống như tác dụng của gừng
làm trung hịa những món ăn tanh, lạnh như hải sản, hay làm trà để giữ ấm cơ
thể. (Ngũ vị Tiếng Việt, 25/1/2011, vietnamnet)
So sánh tu từ là đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của
tưởng tượng một cách kì diệu. Nhờ so sánh tu từ mà tác giả có thể phát triển các
hình ảnh so sánh để phát huy thêm sức biểu hiện của so sánh tu từ.
Do mang chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm và do cấu tạo đơn giản
nên so sánh được dùng trong nhiều phong cách tiếng Việt. Trong phong cách chính
luận, so sánh được sử dụng khá phổ biến nhằm tăng cường sức mạnh bình giá. Các
hình ảnh so sánh thường được phát triển để phát huy thêm sức biểu hiện. Trong lời
nói nghệ thuật, chính sự phát hiện nét giống nhau chính xác, bất ngờ của nhà văn
đã làm cho so sánh tu từ biểu hiện đầy đủ khả năng tạo hình, diễn cảm của nó. Mọi

phương diện của kích thước, màu sắc, hình dạng, hoạt động…của đối tượng được
miêu tả đều bộc lộ hết sức phong phú, gợi hình ảnh:
Bác ngồi đó lớn mênh mơng
Trời xanh, biển rộng ruộng đồng nước non
(Tố Hữu)
Và trong phép so sánh trên Tố Hữu đã thể hiện tình cảm, sự kính trọng, yêu
thương đối với Bác Hồ vĩ đại. So sánh tu từ là phương thức ngữ nghĩa được cấu
tạo dựa trên quan hệ liên tưởng. Do hai quan hệ liên tưởng và kết hợp là chung cho
mọi ngôn ngữ nên có thể thấy dân tộc nào cũng sử dụng so sánh tu từ trong diễn
đạt. Có khi cùng biểu hiện một nội dung ngữ nghĩa nhưng tác giả lại dùng những
hình ảnh khác nhau để so sánh:
- Thân em như nước giếng giữa đường…


19
- Thân em như củ ấu gai

(Ca dao)
Sử dụng so sánh tu từ người ta có thể nhận ra những nét riêng thuộc về phong
cách cá nhân. Người đọc có thể nhận ra những nét riêng thuộc về người sử dụng
qua các BTSS, đồng thời mang đặc trưng của cả phong cách thời đại mà tác giả
đang sống.
Ở lĩnh vực báo chí, mặc dù bản chất thơng tin khác rất nhiều so với văn
chương nhưng khơng phải khơng có u cầu sáng tạo. Đối với mỗi nhà báo, sự
sáng tạo ở phương diện ngôn ngữ sẽ là một trong những yếu tố góp phần khẳng
định phong cách của học. Tất nhiên, phong cách nhà báo bộc lộ ở nhiều phương
diện khác nhau mà ở mỗi phương diện đều có những điểm rất dễ nhận thấy. Những
điểm này giúp độc giả phân biệt được nhà báo này với nhà báo khác, kể cả trong
những trường hợp họ là những nhà báo có chung sở trường về một thể loại nào đó.
1.2.3. Mối quan hệ giữa so sánh tu từ và các biện pháp tu từ khác

1.2.3.1. So sánh và hoán dụ
Hoán dụ tu từ nó gần với ẩn dụ hơn là với so sánh, và cũng có thể nói nó
hồn tồn khác với so sánh tu từ.
“Hoán dụ tu từ là cách lấy tên gọi của đối tượng này lâm thời gọi tên đối
tượng khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng hay tiếp cận logíc giữa hai đối
tượng”. Theo định nghĩa này, hốn dụ mang tính khách quan, bởi vì mối quan hệ
giữa sự vật chuyển đổi tên gọi và vật được chuyển đổi tên gọi là có thật chứ khơng
hồn tồn dựa vào cách nhìn chủ quan của con người
Với ý nghĩa như vậy, ta có thể thấy hốn dụ khác hoàn toàn với với so sánh.
Nếu so sánh là đối chiếu hai sự vật, hai đối tượng, thì hoán dụ lại lấy tên gọi của
đối tượng này lâm thời để gọi tên cho đối tượng khác.
1.2.3.2. So sánh và ẩn dụ
Về bản chất, chúng ta dễ dàng nhận thấy ẩn dụ cũng là một biện pháp so
sánh, nhưng là so sánh ngấm, trong đó chỉ xuất hiện yếu tố so sánh. Như vậy, ẩn
dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này (lấy cái so sánh) để lâm thời gọi tên đối
tượng khác (cái được so sánh) dựa trên cơ sở so sánh ngầm, hiểu ngầm một thuộc
tính chung nào đó giữa hai đối tượng.


20
Về cấu tạo nội dung, ẩn dụ cũng giống như so sánh ở chố cần phải liên tưởng,
đối chiếu để tìm ra những thuộc tính cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng khác
loại. Những thuộc tính cá biệt giống nhau này có thể được phát hiện,. liên tưởng
trên nhiều mặt của hai đối tượng như: màu sắc, hình dáng, chất liệu, trạng thái…
Về hình thức, nếu phép so sánh có yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh
cùng thể hiện trên văn bản thì ẩn dụ chỉ phô bày một vế (vế so sánh) như là cái
biểu thị. Còn vế kia (vế được so sánh) hay là cái được biểu thị giấu kín, ẩn chìm,
khơng phơ bày trực tiếp như so sánh.
1.3. Báo chí và ngơn ngữ báo chí
1.3.1. Báo chí, loại hình và thể loại báo chí

Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng, là một trong
những phương tiện truyền thông rộng lớn nhằm chuyển tải thông tin và truyền bá
tư tưởng. Báo chí bao gồm các loại sau:
* Báo viết: Hình thức thể hiện đối với loại báo này là trên giấy. Nó xuất hiện
lâu đời, với ưu điểm nổi bật nhất cho đến ngày nay đó là tính phổ cập cao, có nội
dung sâu và người đọc có thể sử dụng nó như một tài liệu để nghiên cứu. Tuy
nhiên, hạn chế lớn nhất của loại báo viết này là tính thời sự, nó cung cấp thơng tin
chậm hơn hẳn so với các hình thức báo khác, tương tác giữa hai chiều bị hạn chế
(nếu có thì theo một định kỳ nhất định). Nó chỉ phổ biến ở thành thị, cịn nơng
thơn hầu như khơng có.
* Báo hình: Thơng tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết
bị đầu cuối máy phát hình và máy thu hình (tivi). Với ưu điểm nổi bật là thơng tin
đến nhanh với khán thính giả, và vì thế báo hình ngày càng phát triển sâu rộng đến
với tất cả mọi người, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, tính tương tác giữa
khán giả vẫn chưa cao.
* Báo điện tử: (cịn gọi là loại hình internet hay là báo điện tử), cũng thuộc
loại báo viết nhưng không phải trên giấy mà trên giao diện website, giúp người đọc
có thể vừa đọc được thơng tin vừa xem được nhiều hình ảnh sống động, thậm chí
có thể nghe được những thơng tin đó. Ưu điểm lớn nhất của loại báo này chính là
thơng tin cập nhật rất nhanh chóng và tính tương tác giữa hai chiều rất cao.
* Báo nói: Ra đời vào khoảng thế kỷ XIX, thông tin chủ yếu được phát qua
radio để đến với thính giả. Mặc dù thông tin đến nhanh được với khán giả nhưng



×