Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN THEO LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.55 KB, 14 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN THEO LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH TRÊN
LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I.1. Khái quát về tiền lương và các khoản trích theo lương
Trong sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải quan
tâm đúng mức đến người lao động vì đây là nhân tố quan trọng của quá trình
sản xuất kinh doanh. Người lao động phải bỏ sức lao động của mình, sử dụng
những công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm
hoặc thực hiện những hành vi kinh doanh, để bù đắp lại phần nào hao phí về lao
động của mình, doanh nghiệp phải trả cho họ một khoản tiền phù hợp với số
lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp, số tiền này được gọi là tiền công
hay tiền lương.
Vậy tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội
mà người lao động yêu cầu để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình
kinh doanh.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người công nhân, ngoài ra họ
còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, khi gặp phải trường hợp rủi ro như
sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu… và các khoản tiền khác như
thưởng thi đua, thưởng năng suất lao động.
I.2. Sự cần thiết phải hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
Trong quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình
tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động).
Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của người sử
dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành
các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình. Để đảm bảo tiến
hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết phải đảm bảo tái sản xuất sức lao
động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải bồi hoàn dưới dạng thù lao
lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao, lao động được biểu hiện


bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối
lượng và chất lượng công việc của họ, để bản chất, tiền lương chính là hiểu hiện
bằng tiền của giá cả sức lao động. Về mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh
tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm
của người lao động đến kết quả công việc của họ.
Vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và
nền sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hóa và
tiền tệ thì tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh.
Tiền lương và các khoản trích trên lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kinh phí công đoàn, là những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì:
+ Tiền lương và các khoản trích trên lương là một trong những khoản chi
phí chủ yếu của doanh nghiệp, nó có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh,
giá thành sản phẩm và dịch vụ…
+ Chi phí về tiền lương và các khoản trích trên lương là một trong những
yếu tố quan trọng để đánh giá hàng tồn kho và sản phẩm dở dang. Nếu việc tính
toán và phân bổ tiền lương không đúng sẽ dẫn đến sai lệch về kết quả sản xuất
kinh doanh.
I.3.Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Kế toán phải thường xuyên ghi chép phản ánh giám sát chặt chẽ tình hình
sử dụng quỹ lương đúng nguyên tắc, theo đúng chế độ hiện hành thường xuyên
kiểm tra tình hình sử dụng lao động, sự chấp hành kỷ luật của người lao động
trong doanh nghiệp
Tính toán và phản ánh đúng đắn về tiền lương, tiền thưởng và các khoản
phụ cấp phải trả cho từng người lao động theo số lượng và chất lượng lao động
theo đúng thang bậc lương của từng người lao động.
Đôn đốc việc thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản trích theo
lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã
hội, đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất lao động, ngăn ngừa kịp thời
những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền

lương và bảo hiểm xã hội.
II. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, QUỸ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, người ta đều phải quan tâm đúng mức
tới người lao động vì đây là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.
II.1. Phân loại về lao động
Trong bất kỳ một tổ chức kinh tế nào lao động đều là một trong những
yếu tố quan trọng để cấu thành nên sản phẩm. Do vậy, trong doanh nghiệp
thường có rất nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý
và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại lao động. Việc phân loại và sắp
xếp người lao động theo nhóm, từng công việc khác nhau theo những đặc trưng
nhất định.
1.a. Phân theo thời gian lao động
Lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, trong danh sách bao
gồm bao gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Lao động tạm thời mang tính
thời vụ, cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp nắm được tổng số lao động
của mình, từ đó có kế hoạch để sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi
cần thiết.
1.b. Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất
* Lao động trực tiếp: bộ phận lao động này bao gồm những người trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đây là một bộ phận tạo ra những sản phẩm.
Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất
sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật) trực tiếp sử dụng. Những người phục vụ quá
trình sản xuất (như vận chuyển, bốc xếp, nguyên vật liệu trong nội bộ, sơ chế
vật liệu trước khi đưa vào dây truyền…).
* Lao động gián tiếp: đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián
tiếp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc bộ
phận này bao gồm nhân viên kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ
chức chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật) nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo,
tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như phó giám đốc, giám đốc,

các cán bộ phòng ban kế toán, thống kê cung tiêu….). Nhân viên quản lý hành
chính, (những người làm công tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy, quản
trị…).
1.c. Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: bao gồm những lao
động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện
các lao vụ dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng….
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia
vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán
hàng tiếp thị, nghiên cứu thị trường…
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt
động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp. Như các
nhân viên quản lý kinh tế quản lý hành chính….
Việc phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động,
kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
II.2. Phân loại tiền lương
- Tiền lương chính là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong
thời gian thực tế không làm việc nhưng được hưởng theo chế độ quy định như
nghỉ phép hội họp, học tập, lễ tết, ngừng sản xuất…
- Tiền lương phụ: đây là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong
thời gian thực tế không làm việc nhưng được hưởng theo chế độ quy định như
nghỉ phép hội họp, học tập, lễ tết, ngừng sản xuất.
II.3. Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp
3.a. Hình thức lương theo thời gian
Theo hình thức này căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao
động để tính lương phải trả cho từng người theo đúng thang bậc lương của họ.
Hình thức tiền lương theo thời gian có thể áp dụng theo cách trả lương theo thời
gian giản đơn, hay trả lương theo thời gian có thưởng.
* Trả lương theo thời gian giản đơn có thể là lương tháng hoặc lương giờ,
lương công nhật. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định

mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác.
Công thức tính tiền lương theo thời gian như sau:
L
tt
= L
cb
x T
Trong đó:
- L
tt
: Tiền lương thực tế người lao động nhận được
- L
cb
: Tiền lương cấp bậc giờ tính theo thời gian
- T: Thời gian thực tế đã làm việc của người lao động
+ Lương tháng: là lương trả cho công nhân viên theo thang bậc lương
mức lương được tính theo thời gian là một tháng, không phân biệt số ngày làm
việc trong tháng. Người hưởng lương theo hình thức này nhận được tiền lương
theo cấp bậc lương và theo các bản phụ cấp (nếu có).
+ Lương ngày: là tiền lương tính trả cho người lao động theo mức lương
ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Mức lương một ngày =
Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng bằng mức lương một
ngày nhân số ngày làm việc thực tế trong tháng.
+ Lương giờ:
Căn cứ vào mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế trong tháng.
Mức lương giờ =
Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng = mức lương 1 giờ *
số giờ làm việc thực tế trong tháng.

×