Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cân đối năng lượng và một số bệnh liên quan doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.08 KB, 5 trang )

Cân đối năng lượng và một số bệnh
liên quan

Thế nào là cân đối/cân bằng năng lượng?
Khoa học Dinh dưỡng đã xác định cân đối năng lượng là phải hội đủ cả 4 yếu tố:
Đủ nhu cầu năng lượng khuyến nghị theo lứa tuổi, giới và tình trạng sinh lí
Nếu tính theo trọng lượng cơ thể thì nhu cầu năng lượng khuyến nghị (NCNLKN) cho trẻ
em cao hơn hẳn người lớn. Do đó trẻ có ăn uống đủ nhu cầu năng lượng thì mới phát
triển tốt cả thể lực và trí tuệ và đáp ứng được các nhu cầu vui chơi học tập; người lớn có
đủ năng lượng mới đáp ứng được nhu cầu làm việc và cống hiến cho gia đình và xã hội.
Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế xác định NCNLKN dựa vào tuổi, giới, tình trạng sinh lý và
mức độ lao động. Ví dụ NCNLKH cho trẻ 1-3 tuổi với cân nặng trung bình 14 kg là
1.180 Kcal/ngày; trẻ 4-6 tuổi, nặng trung bình 20 kg cần 1.470 Kcal và trẻ 7-9 tuổi nặng
trung bình 27 kg cần 1.825 Kcal/ngày.



Cân đối tỷ trọng của 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng P:L:G
Tỷ trọng năng lượng (%) Protein (P):Lipid (L):Glucid (G) cho người Việt Nam hiện nay
là 12-14:18-25:70-69.
Năng lượng từ P là 12-14 %, nhưng cần đảm bảo số lượng (gam) P từ các thức ăn nguồn
động vật đối với trẻ 1-3 tuổi cần phải chiếm ≥60% protein tổng số, với trẻ 4-9 tuổi ≥50%
và với người lớn 30-35%.
Nhu cầu năng lượng L cho người lớn nên hạn chế ở mức 18-25%, với năng lượng từ các
acid béo no ≤10%, từ các acid béo không no (như linoleic, alpha-linolenic,
decosahexaenoic,…) 4-10%. NCNL lipid cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15-49) là 20%,
phụ nữ có thai/ cho con bú là 20-25%, có thể tới 30%. Ở trẻ em, do nhu cầu năng lượng
cao để phát triển và hoạt động vui chơi, giải trí nên nhu cầu L rất cao, trẻ 6-11 tháng tuổi
có thể đến 40%, trẻ 1-3 tuổi 35-40%.
Năng lượng G chiếm 70-69%, phấn đấu giảm dần xuống <60%, trong đó cần hạn chế sử
dụng các chất bột đã tinh chế, các loại đường đơn, tăng cường sử dụng các loại đường đa


phân tử (oligossaccharid) hay G phức hợp (khoảng 70%) để giảm bớt gánh nặng sản xuất
insulin cho tuyến tụy; Do chất xơ được coi là thực phẩm chức năng, có tác dụng nhuận
tràng, kích thích hoạt động ruột già, tăng khả năng tiêu hóa, hấp phụ và đào thải các sản
phẩm oxy hóa, các chất độc hại có trong thực phẩm ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ ung thư
đại tràng, ruột kết, giảm cholesterol, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, điều hòa glucose
máu và giảm đậm độ năng lượng khẩu phần, cho nên cần khuyến khích tiêu thụ chất xơ
tối thiểu 20-22 gam /ngày.
Như vậy, để đảm bảo mức cân đối về năng lượng, cần chú ý ăn đủ, cân đối, đa dạng các
thực phẩm tự nhiên, tránh ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn (vì thường có nhiều chất
béo); Không nên lạm dụng các loại nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga; Hạn chế sử
dụng rượu, bia, các loại bánh kẹo, đường mật, kem.
Cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao
Khi năng lượng ăn vào = Năng lượng tiêu hao (chủ yếu cho các hoạt động thể lực): cơ thể
sẽ khỏe mạnh, trẻ phát triển bình thường, người lớn làm việc có năng suất cao. Khi năng
lượng ăn vào < Năng lượng tiêu hao sẽ dẫn đến hậu quả Suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu
năng lượng ăn vào > Năng lượng tiêu hao: Hậu quả sẽ là Thừa cân/béo phì. Như vậy,
ngoài đảm bảo nhu cầu chuyển hóa cơ bản để cơ thể tồn tại, cần phải ăn uống đủ năng
lượng để trẻ phát triển, vui chơi, học tập tốt và người lớn làm việc, xây dựng gia đình và
đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Cân đối năng lượng giữa các bữa ăn và sắp xếp thời gian ăn uống hợp lý
Cần phân bố năng lượng hợp lý cho các bữa chính trong ngày, nên ăn nhiều vào bữa sáng
(khoảng 40% năng lượng), ăn vừa phải vào bữa trưa (khoảng 30-35%), giảm ăn về chiều
tối (khoảng 30-25%); Trẻ em cần được ăn uống đủ các bữa phụ theo lứa tuổi; Hạn chế ăn
vặt và ăn uống vào ban đêm.
Bệnh liên quan đến thiếu năng lượng: Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng
(Protein Energy Malnutrition – PEM).
Bệnh được gọi chung là suy dinh dưỡng (SDD), thường xẩy ra khi chế độ ăn nghèo năng
lượng, chất đạm và các vi chất dinh dưỡng, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở 3 thể
thiếu cân, thấp còi và gầy còm với nhiều mức độ, nhưng đều ảnh hưởng nghiêm trọng
đến phát triển thể chất, tinh thần vận động và trí tuệ của trẻ.

Nguyên nhân SDD chủ yếu là do sai lầm về nuôi dưỡng khiến trẻ không được cung cấp
đầy đủ năng lượng, các chất đạm, béo, bột đường, vitamin và muối khoáng. Suy dinh
dưỡng còn do trẻ bị bệnh như viêm phổi, sởi, tiêu chảy, nhất là trẻ từ 6 tháng - 2 tuổi. Trẻ
bị bệnh sẽ kém ăn, gây thiếu cả số và chất lượng các chất dinh dưỡng, dẫn đến SDD.
Ngược lại, trẻ SDD thường bị suy giảm miễn dịch, rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Cách phát hiện SDD sớm là dựa vào cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay của trẻ; Đơn
giản nhất là dựa vào cân nặng trên biểu đồ: nếu đường nối các điểm ghi cân nặng hàng
tháng của trẻ nằm trong kênh A và có chiều đi lên là trẻ phát triển bình thường; chiều
nằm ngang hoặc đi xuống ở kênh B và kênh C là SDD thiếu cân vừa/ độ II và nặng/ độ
III. Điều quan trọng là trẻ SDD thường bị thiếu máu, thiếu vi chất, đặc biệt là thiếu
vitamin A gây khô mắt có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.
SDD hoàn toàn có thể điều trị khỏi nhưng cần phát hiện sớm. SDD nhẹ và vừa có thể
điều trị ngay tại nhà bằng điều chỉnh chế độ ăn uống. Cần cho trẻ ăn nhiều bữa trong
ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú, bú kéo dài
đến 2 năm. Tuỳ theo lứa tuổi mà cho trẻ ăn thêm bột, cháo nhưng phải chế biến với thịt
hoặc trứng, đậu đỗ, dầu mỡ và các loại rau, hoa quả. Để điều trị phục hồi SDD vừa và
nặng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng các sản phẩm đặc biệt giầu năng lượng,
protein và đa vi chất dinh dưỡng đồng thời cho uống vitamin A liều cao 1 liều duy nhất:
Trẻ dưới 6 tháng 50.000 đơn vị; Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi 100.000 đơn vị; Trẻ trên 1 tuổi
200.000 đơn vị. Nếu trẻ vừa SDD vừa bị tiêu chảy, tuyệt đối không được cai sữa, không
được cho trẻ kiêng. Nếu trẻ bị SDD rất nặng, nhất là khi bị bệnh nhiễm trùng kèm theo,
phải được đưa đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Bệnh liên quan đến thừa năng lượng: Thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp và
các bệnh mạn tính không lây:
WHO định nghĩa thừa cân (TC) là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao,
béo phì (BP) là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể
hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Người BP ngoài thân hình phì nộn, nặng
nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, đái
tháo đường, sỏi mật, xương khớp và cả ung thư. Trẻ TC-BP dễ sớm mắc các bệnh mạn
tính không lây như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nghiên

cứu của Viện Dinh dưỡng (2002) cho thấy trong số học sinh tiểu học TC-BP ở Hà Nội có
66,7% tăng triglycerid; 10,5% tăng cholesterol toàn phần; 5,7% tăng LDL-C và 5,7%
giảm HDL-C, 16,6% tăng huyết áp, cao hơn nhiều so với trẻ bình thường.
PGS. TS. Phạm Văn Hoan

×