DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTXVN:
Thông tấn xã Việt Nam
CQTT:
Cơ quan thường trú
CQTTTN:
Cơ qua thường trú trong nước
CQTTNN:
Cơ quan thường trú ngồi nước
PV:
Phóng viên
BTV:
Biên tập viên
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình vẽ 1: Mơ hình hội tụ truyền thơng của McCrudden...........................................7
Hình vẽ 2: Ví dụ của liên kết giữa Điện thoại và SmartTV.......................................9
Hình vẽ 3: Một ví dụ của quảng bá chéo giữa Báo điện tử, báo in và điện thoại di
động...........................................................................................................................10
Hình vẽ 4: Mơ hình tịa soạn hội tụ cho báo điện tử.................................................16
Hình vẽ 5: Cơ cấu tổ chức hoạt động của TTXVN...................................................26
Hình vẽ 6: Quy trình tác nghiệp của Ban biên tập Tin trong nước...........................32
Hình vẽ 7: Mơ hình hệ thống tác nghiệp hội tụ TTXVN..........................................34
Hình vẽ 8: Mơ hình tác nghiệp Story-Centric...........................................................33
1
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
I.1 . Lý do lựa chọn đề án
Từ lúc ra đời cho đến nay, báo chí đã liên tục có những thay đổi để thích
nghi với điều kiện lịch sử và nhu cầu thụ hưởng thông tin của độc giả. Từ
những tờ báo ban đầu là những bản chép tay, đến những sản phẩm báo in đầu
tiên và phát triển cho đến đa phương tiện như ngày nay.
Trong những năm gần đây, sự phát triển hết sức mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, nhất là Internet đã tác động sâu sắc đời sống báo chí, truyền
thơng, cả q trình cung cấp lẫn tiếp nhận thơng tin. Trước hết là việc các
cơ quan báo chí khơng cịn độc quyền trong việc cung cấp thông tin do sự
xuất hiện của blog và mạng xã hội. Do đó, các cơ quan báo chí phải nhanh
chóng tiếp cận với những tri thức, kỹ thuật mới nhất của báo chí hiện đại, từ
đó nâng cao chất lượng về nội dung cũng như phục vụ tốt nhất cho công
chúng, đáp ứng đầy đủ những thông tin công chúng cần chứ không phải chỉ
cung cấp những gì mà báo chí có. Thứ hai là sự thay đổi vị thế của công
chúng, từ chỗ chỉ là người bị động tiếp nhận thông tin, trở thành người chủ
động tham gia sản xuất, cung cấp thông tin; đồng thời nhu cầu cá nhân hóa
trong việc tiếp cận thông tin ngày một trở nên mạnh mẽ, phù hợp với nhu
cầu riêng của từng cá thể trong cộng đồng mạng. Những thay đổi trên đã tạo
ra khả năng phát triển kinh doanh không giới hạn cho các cơ quan báo chí,
truyền thơng trong mơi trường tồn cầu hóa thông tin hiện nay đồng thời
cũng tạo áp lực lớn cho báo chí hiện đại trong việc thay đổi mơ hình sản
xuất, thay đổi phương thức tác nghiệp, cải tiến nền tảng kỹ thuật. Và một
cách thích nghi tự nhiên, các mơ hình truyền thơng, tác nghiệp, tịa soạn hội
tụ ra đời.
Sự hình thành khái niệm truyền thơng hội tụ (media convergence) và mơ
hình các tịa soạn hội tụ vào những năm đầu thế kỷ XXI đã thực sự tạo ra
những bước đột phá quan trọng với các cơ quan báo chí. Mơ hình này đã phá
vỡ bức tường ngăn cách giữa các loại hình báo in, truyền hình, phát thanh và
báo điện tử, từ đội ngũ quản lý và nhân viên đều làm việc trên một mặt phẳng,
có thể trực tiếp quản lý và giám sát các hoạt động chung của tòa soạn. Với
nguồn nhân lực trung tâm là các phóng viên đa phương tiện cùng nền tảng
2
công nghệ kỹ thuật hiện đại, mục tiêu mà mô hình hội tụ hướng đến là tạo ra
được những sản phẩm tin tức đa dạng, nhất quán trên nhiều loại hình, thiết bị ,
Thơng tin được chủ động phân phối theo cách mà cơng chúng cần tiếp nhận
nó một cách nhanh nhất, chất lượng, liên kết và đầy đủ nhất.
Có thể thấy, hội tụ truyền thông không chỉ làm thay đổi về mặt cơng
nghệ truyền thơng mà cịn ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, kết cấu xã
hội và hình thái văn hóa của nhân loại. Do đó, trong mơi trường hội tụ truyền
thơng, báo chí Việt Nam cần phải có những giải pháp phù hợp để thích ứng
với xu thế không thể cưỡng lại trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt
trong kỷ nguyên số hiện nay. Tuy xu hướng hội tụ và mục tiêu là rõ ràng,
nhưng mơ hình tịa soạn hội tụ, phương thức tổ chức, cơ cấu để tác nghiệp hội
tụ là rất khác nhau trong mỗi đơn vị báo chí truyền thơng.
Thơng tấn xã Việt Nam (TTXVN) là một cơ quan báo chí quốc gia hàng
đầu tại Việt Nam có quy mơ họat động dưới dạng một “tổ hợp báo chí” với hệ
thống các Cơ quan thường trú (CQTT) trải khắp các tỉnh thành trong nước và
gần 30 quốc gia trên khắp 5 châu lục. Ngồi chức năng thơng tấn là cung cấp
thơng tin cho các cơ quan báo chí trong và ngồi nước, TTXVN cịn sở hữu
kênh truyền hình, nhà xuất bản và hàng chục tòa soạn báo in, báo điện tử trực
thuộc để cung cấp thông tin trược tiếp tới công chúng. Với quy mô như vậy,
thách thức về tiếp cận mơ hình hội tụ tại TTXVN sẽ càng phức tạp hơn so với
một tịa soạn báo thơng thường.
Do vậy đề án dựa trên cơ sở lý luận về hội tụ truyền thơng và tịa soạn
hội tụ, dựa trên chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hiện thời của TTXVN,
xây dựng một mơ hình tác nghiệp hội tụ phù hợp cho TTXVN nhằm nâng cao
hiệu quả công tác thông tin tại TTXVN.
1.2 Mục tiêu của đề án:
Mục tiêu chính của đề án “Đổi mới phương thức tác nghiệp theo mơ hình hội
tụ, nâng cao hiệu quả thơng tin tại TTXVN” đó là: thơng qua việc cấu trúc lại
một số khâu tổ chức, cải tiến phương thức tác nghiệp và xây dựng một nền
tảng kỹ thuật phục vụ tác nghiệp thống nhất để từ đó chuyển đổi mơ hình hoạt
động nghiệp vụ của TTXVN theo hướng hội tụ. Mục tiêu xa hơn của đề án
này chính là những ưu việt mà mơ hình hội tụ mang lại đó là nâng cao năng
3
suất, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng thông tin, giúp thông tin
TTXVN lan tỏa sâu và rộng hơn trong thế hệ các độc giả mới. Đề án có ba
mục tiêu cụ thể như sau:
- Ứng dụng cơng nghệ mới, xây dựng nền tảng kỹ thuật hội tụ hiện đại
- Tái cơ cấu các đơn vị nghiệp vụ và xây dựng một cơ chế chỉ đạo, điều
hành thông tin mới của TTXVN, phù hợp mơ hình hội tụ.
- Thực hiện cải tiến phương thức tác nghiệp thông tin TTXVN đáp ứng
mơ hình mới.
1.3 Giới hạn của đề án:
Đề án hướng tới triển khai trên toàn bộ các đơn vị thông tin của TTXVN.
Thời gian thực hiện: 2 năm, từ 2017-2019.
4
PHẦN 2- NỘI DUNG
II.1
Căn cứ xây dựng đề án
2.1.1 Cơ sở lý luận về hội tụ truyền thông
Hội tụ: Theo từ điển tiếng Việt, “hội tụ” là gặp nhau ở cùng một điểm 1.
Trong tiếng Anh, hội tụ (convergence) là sự kết hợp của hai hoặc nhiều thực
thể/hiện tượng khác nhau.
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, hội tụ vừa có nghĩa là sự phát triển
của nhiều cơng nghệ khác nhau theo hướng thực hiện nhiệm vụ tương tự, lại
vừa có nghĩa là sự kết hợp của nhiều cơng nghệ và nhiệm vụ khác nhau lên
cùng cùng một môi trường.
Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người
với nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội. Truyền
thông thường bao gồm các thành phần chính là nội dung (hay cách thức thể
hiện nội dung-media), phương thức truyền (communication) và mục tiêu. Nội
dung của truyền thông bao gồm thông tin, kinh nghiệm, hiểu biết hay mệnh
lệnh … Những nội dung này được thể hiện qua âm thanh, văn bản, hình họa
… và được chuyển tải qua các phương thức khác nhau như nói, truyền tín
hiệu … để đến các mục tiêu là cá nhân hay tổ chức, thậm chí là chính người
gửi đi thơng tin. Như vậy về mặt thuật ngữ, hai từ tiếng Anh có tương đối
khác biệt là media (thiên về hàm nghĩa nội dung) và communication (thiên về
hàm nghĩa truyền tải nội dung) đang được sử dụng bằng cùng một từ tiếng
Việt là truyền thông.
Hội tụ truyền thơng (media convergence) là một khái niệm chưa có định
nghĩa thống nhất. Mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một góc nhìn về vấn đề này.
Janet Kolodzy đưa ra khái niệm: “ Hội tụ truyền thơng là một q trình diễn
ra liên tục, phát triển dựa trên sự kết hợp của bốn yếu tố: Nền công nghiệp
truyền thông, nội dung truyền thơng và cơng nghệ truyền thơng”2. Trong khi
đó Kevin L. McCrudden3 thì cho rằng hội tụ truyền thơng là sự giao thoa
giữa mơ hình truyền thơng mới và truyền thơng cũ. Ơng đưa ra mơ hình hội tụ
1
Viện ngơn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
Kolodzy, J. (2006). Convergence journalism: Writing and reporting across the news media. Rowman &
Littlefield.
3
Kevin L. McCrudden (1999), Media Convergence Models, Online Publication
2
5
truyền thơng lấy Internet làm trung tâm ( Hình vẽ 1 Mơ hình hội tụ truyền
thơng của McCrudden). Ơng cho rằng Internet là phương tiện truyền thông
mạnh mẽ nhất từng được tạo ra vì nó có thể bắt chước tất cả các phương tiện
truyền thơng khác mà khơng thể có chiều ngược lại. Mơ hình hội tụ cho thấy
rằng phương tiện truyền thông mới và cũ sẽ tương tác với nhau theo sự phát
triển của cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Hình vẽ 1 Mơ hình hội tụ truyền thơng của McCrudden
Theo bách khoa toàn thư Britannica 4, hội tụ truyền thơng là một hiện
tượng trong đó bao gồm sự phối hợp, liên kết chặt chẽ theo nguyên tắc 3C :
Computing, Communication, và Content (điện tốn, truyền thơng và nội
dung). Theo đó hội tụ truyền thơng diễn ra ở các dạng chính:
- Một là, về cơng nghệ: các luồng thơng tin được số hóa và chuẩn hóa ở
cấp độ cao cho việc truyền phát qua các mạng không dây hoặc băng thơng
rộng, nhằm hiển thị trên máy tính hoặc các thiết bị tương tự máy tính
(SmartPhone, SmartTV, PDA …)
- Hai là về cơng nghiệp: Sẽ có sự liên minh hoặc sáp nhập giữa các công
ty Công nghệ thông tin, các nhà mạng viễn thơng và các nhà xuất bản báo chí,
radio, truyền hình, âm nhạc, giải trí… để phát triển các loại hình kinh doanh
mới để khai thác lợi nhuận từ yêu cầu ngày càng cao của công chúng.
4
Britannica (2017), “media Converhence “,
6
- Ba là về phương thức thể hiện nội dung, các nhà cung cấp nội dung
cũng sẽ phát triển đồng thời nhiều loại hình thơng tin tới người đọc, sẽ khơng
cịn các tịa soạn báo giấy chỉ xuất bản mỗi báo giấy, hay đài phát thanh chỉ
phát thanh.
Những điều trên thể hiện rằng, trong hội tụ truyền thông, ranh giới giữa
các phương tiện thông tin đại chúng, giữa báo in, truyền hình, phát thanh,
giữa văn bản, hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động … đều bị xóa mờ. Tương tự
các phương thức truyền tải hay thiết bị đầu cuối (TV, Máy tính, điện thoại
thơng minh …) cũng nhạt nhịa.
Đứng dưới góc độ phân phối và tiếp nhận nội dung, truyền thông hội tụ
cho phép phát triển một cơ cấu phát hành, xuất bản “phẳng”, phân phối thông tin
từ nhiều nguồn, nhiều kênh tới độc giả. Đồng thời, cho phép độc giả tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra thơng tin mới thay vì thụ động tiếp nhận.
Đặc điểm của hội tụ truyền thơng.
Như đã nói, khái niệm hội tụ truyền thơng cịn có nhiều góc nhìn và chưa
có sự thống nhất. Tuy nhiên, một cách khái quát, hội tụ truyền thơng có
những đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, về góc độ cơng nghệ. Các cơng nghệ mới, sẽ hỗ trợ (và áp đặt)
cho hội tụ truyền thông bằng việc cung cấp đa dạng các thiết bị đầu cuối,
đồng thời các thiết bị đầu cuối lại được cung cấp nhiều chức năng khác nhau.
Tuy nhiên, các thiết bị sẽ phải được liên kết, hợp nhất một cách phức hợp trên
cùng một môi trường, cùng ” một hệ sinh thái” trong đó chủ đạo dựa trên nền
tảng kỹ thuật số, Internet và truyền dẫn trên giao thức IP (Internet Protocol).
Thực tiễn đã thể hiện điều này, chẳng hạn như sự xuất hiện các thiết bị đầu
cuối mới : Kính thơng minh Google Glass có khả năng kết nối với
SmartPhone, cho phép người dùng quay video và hiển thị thông tin lên mắt
kính; Đồng hồ thơng minh SmartWatch và Vơ tuyến thơng minh SmartTV có
khả năng kết nối Internet. Người sử dụng có thể xem video qua Youtube trên
điện thoại, đồng thời sử dụng một đường link trên điện thoại để mở video liên
quan trên SmartTV (Hình vẽ 2).
7
Hình vẽ 2: Ví dụ của liên kết giữa Điện thoại và SmartTV
Thứ hai, dưới góc độ cung cấp nội dung. Truyền thông hội tụ cho phép
phát triển một cơ cấu phát hành, xuất bản “phẳng”, phân phối thông tin từ
nhiều nguồn, nhiều kênh tới độc giả. Trong hội tụ truyền thơng, các tổ chức
báo chí, truyền thơng sẽ phải thực hiện việc đa dạng hóa các phương thức
cung cấp thông tin, tạo nên các multi-channels đến người dùng. Cũng giống
như góc độ cơng nghệ, dù nhiều kênh cung cấp nội dung, nhưng nội dung trên
các kênh này phải có tính liên kết, phức hợp. Các tổ chức báo chí lớn ở Việt
Nam, mặc dù chưa đạt đến mơ hình hội tụ nhưng đã phải đi theo xu thế này.
Chẳng hạn như Đài tiếng nói Việt Nam thay bằng việc phát sóng radio truyền
thống thì nay có thêm cả kênh truyền hình VOVTV và Báo điện tử vov.vn;
Đài truyền hình Việt Nam thay bằng phát truyền hình đơn thuần thì có cả báo
in Tà tạp chí truyền hình và Báo điện tử vtv.vn, VTVgo; TTXVN đã mở
kênh truyền hình VNews, xây dựng báo điện tử VietnamPlus.vn và đang có
kế hoạch cho tin phát thanh v.vv.. Tuy nhiên tính liên kết và thống nhất thông
tin giữa các kênh của các tổ chức này vẫn đang ở mức rất thấp. Trong khi đó
hội tụ truyền thơng khơng có nghĩa là phép cộng cơ học các loại hình báo chí,
các kênh phân phối trong cùng một cơ quan, mà thực chất trước xu thế hội tụ,
một tổ chức báo chí sẽ phải cấu trúc, sắp xếp lại để trở thành một “guồng
máy” sản xuất tin tức với sự tham gia của nhiều chủ thể báo in, báo mạng,
8
phát thanh, truyền hình, tạp chí… Các chủ thể phải điều tiết lẫn nhau, quảng
bá chéo lẫn nhau, kết hợp linh hoạt với nhau chế ra nhiều “món ăn” đáp ứng
các thị hiếu của cơng chúng hiện đại. Một ví dụ đơn giản cho liên kết, quảng
bá chéo thông tin thể hiện như Hình vẽ 3. Với một sự kiện diễn ra, sẽ có tin
nhắn SMS tới điện thoại di động thông báo về một tin vắn. Các kênh online sẽ
cung cấp cho độc giả với những thông tin chi tiết và bình luận. Thơng tin liên
tục được cập nhật và phản hồi từ người đọc. Sau đó bản báo in sẽ cung cấp
thêm các nội dung tổng hợp, phân tích sâu hay các tin hậu trường khác. Các
nội dung thơng tin trên ln được tham chiếu lẫn nhau.
Hình vẽ 3: Một ví dụ của quảng bá chéo giữa Báo điện tử, báo in và
điện thoại di động
Thứ ba, dưới góc độ tiếp nhận thơng tin của cơng chúng. Hội tụ truyền
thông cho phép người dùng được tự do lựa chọn cách thức tiếp cận thông tin
theo nhu cầu của họ. Cơng chúng có thể tiếp cận thơng tin qua các thiết bị các
nhân như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính cá nhân… Họ có thể
tương tác với nguồn tin một cách nhanh cóng và dễ dàng qua các kênh như
gọi điện thoại, qua Facebook, mạng xã hội hay tương tác qua các mục “bình
luận” trên từng bài viết. Một ví dụ khác là trong truyền hình truyền thống, các
chương trình TV phát theo trình tự thời gian và người dùng chỉ có thể lựa
9
chọn theo các kênh, trong khi đó với VOD (Video On Demand- Video theo
yêu cầu) người dùng có thể chọn các chun mục, chương trình chi tiết.
Ngồi ra tính cá nhân hóa và hướng đối tượng mà cơng chúng có được rất
cao. Chẳng hạn như cơng chúng có thể lựa chọn các giao diện phù hợp trên
một số website thông tin, hình thức hiển thị phù hợp với thiết bị truy cập của
người sử dụng (Máy tính hay điện thoại di động). Một số trang thông tin
“hiểu được” độc giả thường quan tâm đến lĩnh vực gì để hiện thị các nội dung
và các thông tin quảng cáo phù hợp v.vv..Một đặc điểm quan trọng khác của
truyền thông hội tụ đó là việc ranh giới giữa người sản xuất nội dung truyền
thông và người sử dụng các sản phẩm truyền thông ngày càng mờ. Công
chúng trong hội tụ truyền thông được tham gia sâu vào hoạt động sản xuất nội
dung truyền thơng và tính tương tác với nguồn tin rất cao. Ví dụ, thơng qua
việc thành lập trang điện tử washingtonpost.com, tờ Bưu điện Washington đã
chủ động mở rộng chức năng truyền thơng của mình thành “Diễn đàn cung
cấp thơng tin cho cơng chúng”. Ví dụ đơn giản hơn tại Việt Nam, ngày nay
mọi người đều có thể trở thành một “người đưa tin” khi sở hữu một chiếc điện
thoại có thể quay phim, chụp ảnh và kết nối Internet qua 3G/4G. Thông qua
việc tham gia vào hoạt động sản xuất văn hóa truyền thơng, cá thể văn hóa
trong văn hóa hội tụ có được thân phận mới của mình. Cơng chúng vừa có thể
là nhà sản xuất, vừa là khán giả; Vừa là người sản xuất văn hóa, đồng thời
vừa là người sử dụng các sản phẩm truyền thông; Vừa là nhân viên chuyên
nghiệp, vừa là nhân viên nghiệp dư...
Thứ tư, dưới góc độ kinh tế. Khơng gian hai chiều của hội tụ truyền
thông sẽ được thể hiện qua sự hội tụ về kinh tế đặc biệt là sự hội tụ tư bản.
Trong kinh tế học, hàm nghĩa của hội tụ tư bản là ngoài việc sáp nhập hoặc
mua lại cổ phần của doanh nghiệp, còn bao gồm phương thức, các tập đồn
báo chí hoặc cơng ty truyền thơng chung vốn để cùng kinh doanh một lĩnh
vực nào đó. Hội tụ tư bản trong hội tụ truyền thông sẽ chủ yếu xảy ra giữa
các công ty Công nghệ thông tin, các nhà mạng viễn thông và các nhà xuất
bản báo chí, radio, truyền hình, âm nhạc, giải trí … nhằm mục đích phát triển
các loại hình kinh doanh mới để khai thác tối đa lợi nhuận từ yêu cầu ngày
càng cao của công chúng. Vụ sáp nhập giữa Công ty cung cấp dịch vụ
10
Internet toàn cầu American Online (AOL) và Time Warner - hãng truyền
thông quản lý cả một đế chế xuất bản tạp chí, âm nhạc, phim ảnh và sản xuất
chương trình truyền hình năm 2001 là một ví dụ điển hình. Tại Việt Nam,
cũng đã manh nha của hội tụ tư bản do sự hội tụ truyền thông chẳng hạn như
đầu năm 2016, Tổng công ty Viễn thông Mobifone (nhà nước làm chủ sở
hữu) đã mua lại 95% cổ phần của Truyền hình An Viên (tư nhân làm chủ sở
hữu). Góc độ kinh tế cũng được thể hiện qua việc các công ty công nghệ mở
thêm các mảng dịch vụ nội dung, như việc Tổng công ty FPT sở hữu Báo
điện tử Vnexpress và mới đây triển khai kênh FPTplay để phân phối nội dung
truyền hình trên SmartTV.
Tác động của hội tụ truyền thơng đến đời sống báo chí
Hội tụ truyền thơng là một hiện tượng tồn cầu, là điểm đến của các cơ
quan báo chí ở nhiều nước trên thế giới. Tiến trình này sớm hay muộn, nhanh
hay chậm là phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, pháp luật, nền tảng khoa học
công nghệ mỗi nước. Cụ thể, hội tụ truyền thơng đang tác động đến đời sống
báo chí qua các nội dung như sau:
Một là, một số thông tin có tính chất báo chí phát triển nhanh như thơng
tin trên các diễn đàn, thông tin trên mạng xã hội và ngay cả các cơ quan báo
chí cũng phải quan tâm đến các kênh thông tin này vừa như một đầu vào tham
khảo và đánh giá dư luận xã hội lại vừa là một đầu ra của báo chí để đi tới
công chúng sâu rộng hơn, tới được mọi giai tầng trong xã hội. Thậm chí đã
xuất hiện thuật ngữ “báo chí cơng dân”, nơi tờ báo trở thành phương tiện kêu
gọi mọi người dân bình thường tham gia đóng góp ý kiến, đưa tin, bình luận.
Nhờ đó, tờ báo trở nên sống động hơn. Trên thế giới, cách đưa tin của nhiều
hãng thông tấn và tờ báo về các sự kiện lớn trong vòng 10 năm qua cho thấy
họ tận dụng rất tốt “nguồn tin công dân”. Thực tế, khơng tịa soạn nào đủ
nhân lực có thể nắm bắt toàn bộ diễn biến mới ở khắp nơi trên thế giới. Họ
phải dựa vào tai mắt của bạn đọc thông qua các mạng xã hội lớn như
Facebook, Twitter, My Space …
Hai là ,hội tụ truyền thông làm xuất hiện truyền hình qua Internet (IPTV
hay SmartTV). Nhiều hãng báo chí truyền thơng lớn đang đầu tư cho IPTV và
truyền hình tương tác vì lợi thế cơng nghệ và tiềm năng lợi nhuận khổng lồ
11
của nó. IPTV (Internet Protocol TV) là một điển hình cho sự hội tụ giữa viễn
thơng và truyền hình khi thơng qua các SmartTV được kết nối Internet, độc
giả có thể xem TV theo yêu cầu và tương tác qua màn hình TV gia đình. Tại
Việt Nam, hai hãng viễn thông lớn là Viettel và VNPT đã bước đầu triển khai
dịch vụ này qua NextTV (Viettel) và FPTplay (còn ở bước sơ khai, tính tương
tác cịn thấp).
Ba là, hội tụ truyền thơng thúc đẩy sự phát triển của truyền hình số
(digital) và loại bỏ dần truyền hình tương tự (analog). Năm 2006, Luxembour
là quốc gia đầu tiên hoàn thành quá trình chuyển đổi truyền hình từ analog
sang digital và sau đó lần lượt đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Hy
Lạp, Hàn Quốc … Việt Nam đã xây dựng và đang trong giai đoạn triển khai
“Đề án số hóa truyền hình giai đoạn 2017-2020” để tiến tới chấm dứt hoàn
toàn việc phát sóng truyền hình analog.
Hiện nay truyền hình số được chia làm 6 loại chính và Việt Nam đều đã
có tất cả các loại, đó là: truyền hình cáp (VTV, VNPT, FPT, SCTV … cung
cấp), truyền hình số mặt đất DTT, truyền hình số vệ tinh DTH (An Viên cung
cấp), truyền hình Internet IPTV (Viettel và FPT cung cấp) và truyền hình trực
tuyến OTT (VTV, VNPT, Viettel và FPT cung cấp). Số hóa truyền hình sẽ
nâng cao chất lượng hình ảnh của truyền hình cũng như nâng cao tính tương
tác và cá nhân hóa. Trong thời gian ngắn sắp tới người dùng có thể chia sẻ
bình luận trên truyền hình hay mua sắm trực tuyến các món đồ vừa xem trên
TV gia đình.
Bốn là, hội tụ truyền thơng làm xuất hiện báo điện tử thu phí. Hội tụ
truyền thông dẫn đến sự dịch chuyển độc giả từ báo in sang báo điện tử và
logic đơn giản là một khi doanh thu từ báo in sụt giảm thì các cơ quan
truyền thơng sẽ có xu hướng chuyển sang thu phí online để bù đắp. Nhiều tổ
chức báo chí lớn đã thực hiện thu phí báo mạng như hãng thông tấn AFP,
báo New York Times, Financial Times… Độc giả chỉ được đọc miễn phí
một số lượng nhỏ và một số thể loại nhất định, còn lại phải đăng ký và trả
một khoản phí. Đây đang là sự thay đổi trong mơ hình, hướng tới văn hóa trả
tiền cho các nội dung báo chí trực tuyến và điều này cũng áp lực cho cả các
cơ quan báo chí phải đầu tư cho những bài viết chất lượng hơn, chuyên sâu
hơn nhằm cạnh tranh với những thơng tin miễn phí trên mạng.
12
Năm là, hội tụ truyền thơng thúc đẩy q trình quốc tế hóa báo chí. Một
biểu hiện của nó là hình thức mà một ấn phẩm báo chí được phát hành ở
nhiều quốc gia hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc gia
khác. Trong bối cảnh thơng tin tồn cầu đang phát triển, các quốc gia, các tập
đồn báo chí, truyền thơng đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình đến các
quốc gia khác. Chính vì vậy họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn
khổ biên giới quốc gia. Hội tụ truyền thông đã tạo cơ hội để q trình quốc tế
hóa báo chí diễn ra nhanh chóng. Ở Việt Nam, nhiều tờ báo đã mở rộng ảnh
hưởng bằng cách phát triển các phiên bản điện tử tiếng Anh như Thanh Nien
News của Báo Thanh niên (thanhniennews.com), VietnamNet Bridge của
Vietnamnet (english.vietnamnet.vn). Tại TTXVN, có rất nhiều bản điện tử tiếng
nước ngồi như vietnamnews.vn (Tiếng Anh), lecourrier.vn (Tiếng Pháp),
vietnamplus.vn (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc) … Ngược lại cơng
chúng Việt Nam có thể xem và bình luận với BBC Tiếng Việt, hay các kênh
truyền hình CNN, Discovery, NHK … đang được phát và chuyển ngữ.
Khái niệm và Đặc điểm của tòa soạn hội tụ:
Xu thế hội tụ truyền thông đã tác động mạnh mẽ đến xã hội và đời sống
báo chí và địi hỏi báo chí phải thay đổi cơ cấu, phương thức tác nghiệp để
thích ứng và khái niệm Tịa soạn hội tụ ra đời. Đây là một xu thế của báo chí
hiện đại trong đó các cơ quan báo chí cấu trúc lại để sản xuất, chế biến, phân
phối thông tin một cách đa dạng nhất, để công chúng lựa chọn theo thị hiếu
của họ.
Theo các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Medienhaus Wien. Mơ
hình tịa soạn hội tụ là từ khóa cho những tiến trình thay đổi của thơng tin đại
chúng và các tổ chức báo chí truyền thơng. Mơ hình này bắt đầu bằng sự thay
đổi trên diện rộng trong nội bộ của một tổ chức báo chí.
Về mặt hình thức tịa soạn hội tụ là một “guồng máy” sản xuất tin tức, có
sự hợp nhất giữa các phịng (ban) chun mơn trong tịa soạn, các phóng viên,
biên tập viên cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian mở trên
cùng một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa phương
tiện làm hạt nhân – nơi có thể giúp lãnh đạo tòa soạn đưa ra chỉ thị nhanh nhất
và thống nhất về nội dung đến từng nhân viên trong tòa soạn. Stephen Quinn,
trong cuốn sách Convergent Journalism5 cho rằng tòa soạn hội tụ liên quan
5
Stephen Quinn: Convergent Journalism - The Fundamentals of Multimedia Reporting, P.103, Peter Lang
International Academic Publishers, 2005.
13
đến một hình thức tổ chức thơng tin mới của một tổ chức báo chí. Nó liên
quan đến bàn giao, chia sẻ, nơi những người chủ chốt, các biên tập viên đánh
giá từng sự kiện tin tức trên giá trị của nó và giao nhiệm vụ cho phóng viên
hay gửi tới độc giả qua những hình thức phù hợp nhất.
Mơ hình mới này có đặc điểm là sự xuất hiện của một Bàn chỉ huy
(Superdesk). Đây có thể được coi là bộ phận “đầu não” quyết định mọi vấn đề
về nội dung được sản xuất trên tất cả các nền tảng. Bàn chỉ huy là khu vực tập
hợp các cá nhân có vai trị quan trọng tham gia vào q trình sản xuất gồm:
biên tập viên (BTV) đầu vào (In), BTV đầu ra (Out), BTV kế hoạch
(Planning), Quản lý nguồn lực (Resources), BTV truyền thông xã hội (Social
Network), BTV tương tác (Interactive), phụ trách quảng bá chéo (Cross
Marketing).
Hình vẽ 4: Mơ hình tịa soạn hội tụ cho báo điện tử
David Brewer, chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông (Vương quốc
Anh) cho rằng, “việc xây dựng tòa soạn hội tụ không chỉ đơn giản là việc sắp
14
xếp lại vị trí làm việc mà cịn là cấu trúc lại quy trình phối hợp giữa các bộ
phận trong tịa soạn. Thay vì lập kế hoạch độc lập để sản xuất trên mỗi loại
hình báo chí truyền thống như trước đây, tại tòa soạn hội tụ, các BTV trong
Bàn chỉ huy sẽ cùng xây dựng một kế hoạch sản xuất từ những gói thơng tin
nhất qn. Trong đó, có sự đánh giá, sắp xếp, phân loại mức độ thể hiện và
thời gian đăng tải thông tin trên từng loại hình báo chísao cho phù hợp với
tính quan trọng, sức ảnh hưởng của đề tài”.
Kế hoạch sản xuất tin, bài còn bao gồm cả các hoạt động quảng bá chéo
giữa các sản phẩm với nhau, hoạt động tương tác của khán giả với mục đích
thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Sự phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu lập
kế hoạch là chìa khóa giúp đảm bảo tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả
các thiết bị truyền dẫn, từ đó củng cố thêm thương hiệu của cơ quan báo chí.
Phương thức hoạt động trên cũng giúp giản lược hóa q trình thu thập thơng
tin nhưng lại tăng tốc độ sản xuất và nâng cao chất lượng; đồng thời giúp
giảm chi phí do tránh được sự trùng lặp và tiết kiệm nguồn lực.
Một điểm đặc biệt trong mơ hình tổ chức tịa soạn hội tụ hiện đại là sự
xuất hiện của yếu tố tương tác - biểu hiện của sự thích nghi với sự thay đổi
của mơi trường báo chí. Ngay từ khi xử lý nguồn tin, các BTV phải tính tốn
để tạo thơng tin trên mạng xã hội, website để khán giả có thể tương tác được.
Khi vai trị của cơng chúng được đặt ở vị trí trung tâm, sự phản hồi của khán
giả thơng qua mạng xã hội hoặc các hoạt động tương tác như chia sẻ, bình
luận, gửi thư phản hồi... sẽ là thước đo giá trị giúp đơn vị sản xuất đánh giá
được chất lượng của sản phẩm, nắm được nhu cầu thông tin tiếp theo hoặc thu
thập thêm nguồn tin từ khán giả. Từ đó, quyết định có tiếp tục theo chủ đề
này nữa không (hoặc quyết định các sản phẩm tiếp theo). Việc đáp ứng liên
tục nhu cầu của khán giả không chỉ giúp gia tăng số lượng và tạo nên cộng
đồng khán giả trung thành mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển nguồn thu
cho các cơ quan báo chí.
Có thể khái qt các đặc điểm của tịa soạn hội tụ như sau:
Hội tụ về không gian làm việc: Trong tịa soạn, các phóng viên thuộc
các loại hình truyền thơng khác nhau như truyền hình, phát thanh, báo in, báo
15
mạng điện tử cùng hợp nhất địa điểm làm việc trong một văn phịng lớn, thay
vì mỗi loại hình bố trí riêng rẽ một tầng hay một tịa nhà riêng biệt.
Mơ hình mới này phá vỡ những rào cản giữa báo in, truyền hình, phát
thanh và báo mạng điện tử, từ đó tạo ra một hệ thống giao tiếp mở – nơi các
nhà báo có thể thu thập, xử lý thơng tin ngay tại chỗ, sau đó thể hiện các bản
tin qua các phương tiện truyền thông khác nhau, tạo ra sự gần gũi và khuyến
khích các phóng viên có thể hợp tác với nhau trong cơng việc, thay vì thường
xuyên tác nghiệp riêng biệt như trước.
Thiết kế, giữa tòa soạn là khu vực lãnh đạo – có một bàn siêu biên tập
(superdesk) – nơi được coi là “sở chỉ huy” của tòa soạn, giúp lãnh đạo đưa ra
chỉ thị một cách nhanh nhất khi tác nghiệp. Ngoài ra, các ban (phịng) chun
mơn cũng dễ dàng trao đổi ý tưởng và có phản hồi lại ngay sau khi nhận được
chỉ thị của lãnh đạo. Lãnh đạo các phịng (ban) có thể trao đổi trực tiếp với
nhau và lên kế hoạch sản xuất tin tức, từ đó chỉ đạo phóng viên đưa tin một
cách tốt nhất cho các loại hình báo chí.
Hội tụ trong phương thức tác nghiệp của nhà báo: Trong tịa soạn hội tụ,
phóng viên, biên tập viên, phóng viên ảnh cùng hợp tác làm tin, bài thay vì
hoạt động độc lập như trước. Nói một cách đơn giản, khi xảy ra sự kiện có
tính thời sự, một nhóm phóng viên cùng thu thập tin tức, đồng thời chia sẻ
những thông tin đã thu thập được và thống nhất chọn cách tốt nhất để đưa tin.
Với cách sắp xếp hội tụ về khơng gian, phóng viên viết cho báo in và báo
mạng điện tử cùng làm việc trong một mơi trường, có thể hỗ trợ nhau trong cơng
việc, thay vì mỗi bên chỉ quan tâm sản xuất nội dung cho kênh của mình như
trước kia. Khi (phịng) ban báo in họp bàn về nội dung, những phóng viên của
báo mạng điện tử cũng biết chính xác vấn đề gì đang được thảo luận để chủ động
tổ chức tin bài, mặc dù hai ban này được tổ chức riêng rẽ.
Ngoài ra, phóng viên báo in hồn tồn có thể sử dụng tư liệu, ảnh trong
bài viết, phóng viên truyền hình có thể sử dụng phần text của báo in làm lời
dẫn cho clip của mình… Các bản tin trên truyền hình cũng có thể sử dụng đồ
họa hay các số liệu của báo in và báo mạng đã đăng tải. Đối với báo mạng điện
tử có thể sử dụng những sản phẩm của truyền hình và file audio của phát thanh.
16
Trong q trình tác nghiệp, tịa soạn thường xun tổ chức các khóa bồi
dưỡng và đào tạo cho phóng viên báo in biết cách tường thuật tin tức trên
truyền hình; đối với phóng viên ảnh khơng chỉ biết chụp ảnh, mà cịn có thể
quay phim và tiến hành các cuộc phỏng vấn. Nói cách khác, khi làm việc
trong tịa soạn hội tụ, các nhà báo sẽ phải làm việc “đa năng” hơn và phải đối
mặt với hình thức hội tụ đa phương tiện, dù bản tin đó chỉ là một mẩu tin của
kênh truyền hình, hay báo mạng hoặc tờ báo in. Nhà báo tác nghiệp trong môi
trường này phải chuẩn bị những bản tin đó một cách đa dạng hơn để có thể
đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thơng khác nhau.
Qua đó có thể thấy, muốn làm tốt nội dung hội tụ, phóng viên, biên tập
viên của tịa soạn hội tụ phải là phóng viên “đa năng”, vừa có kỹ năng viết
bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí đa phương tiện.
Hội tụ về nội dung: Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây
dựng tòa soạn hội tụ là việc hội tụ nội dung tin tức. Các tác phẩm báo chí
được trình bày dưới dạng đa phương tiện, kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm
thanh, video, blog, liên kết đến các trang video, audio trực tuyến…
Việc hội tụ về nội dung cho thấy, tin tức rõ ràng và nhất quán trên tất cả
các thiết bị và loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương hiệu cho cơ quan
báo chí bằng cách tịa soạn có thể sử dụng các khả năng và thế mạnh của các
kênh khác nhau, tiếp cận đối tượng ở bất cứ đâu và lúc nào thơng qua các
phương tiện truyền thơng thích hợp nhất.
Điển hình nhất là tịa soạn New York Time rất tích cực trong việc xây
dựng tòa soạn hội tụ và cho “ra đời” nhiều sản phẩm truyền thơng hội tụ. Ví
dụ, sự kiện Tổng thống Mỹ Donnal Trump đắc cử năm 2017, New York Time
sử dụng cùng lúc cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video để truyền tải thơng
tin, đồng thời còn liên kết đến các trang mạng xã hội twitter của tổng thống
Mỹ, đăng tải thông tin một cách đầy đủ và có hệ thống q trình vận động
tranh cử, giúp độc giả dễ nắm bắt thông tin và tiện theo dõi.
Một số mơ hình tịa soạn hội tụ:
Có thể thấy, tòa soạn hội tụ là một “chiến lược biên tập”, nhằm thúc đẩy
cơng chúng có thể sử dụng bất cứ thiết bị nào để tiếp cận thông tin. Tuy
nhiên, việc tổ chức tòa soạn hội tụ phải phụ thuộc vào đặc điểm của từng tổ
17
chức báo chí như: lịch sử, cơ cấu, nhân sự, kỹ thuật, hành lang pháp lý hay
văn hóa cơng chúng tại quốc gia sở tại… Do đó, tuy sự ra đời và phát triển tòa
soạn hội tụ là một tất yếu khách quan của đời sống truyền thông hiện đại.
nhưng về mặt mơ hình, các tịa soạn hội tụ đang được tổ chức trên nhiều hình
thức khác nhau .Có thể phân chia mơ hình tịa soạn đang được triển khai trên
thực tế hiện nay thành ba cấp độ, theo mức độ hợp nhất.
Mơ hình hợp nhất hồn tồn: Kiến trúc và cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá
trình sản xuất lượng lớn các kênh truyền thông (báo in, báo mạng, truyền
hình) đều được kết hợp lại trong cùng một văn phịng tịa soạn hội tụ và được
kiểm sốt qua hệ thống quản lý thông tin công việc. Một ban biên tập chung
sẽ điều phối công việc cho cả báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Mơ
hình này cũng địi hỏi tồn bộ các nhà báo phải được đào tạo, làm quen với
việc thể hiện thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau về cùng một chủ đề để
sử dụng chúng trên các phương tiện khác nhau. Như vậy mơ hình này sẽ tập
trung hồn tồn quản lý vào nhóm siêu biên tập, cịn các phóng viên phải đa
nhiệm và đa năng (có thể tác nghiệp cả text, ảnh, video, đồ họa …)
Mơ hình liên kết truyền thơng: Ở hình thức này, các ban khác nhau, với
những nền tảng công việc khác nhau nhưng họ vẫn tương tác, phối hợp với
nhau thông qua các phương tiện kết nối. Lãnh đạo tòa soạn, ban biên tập sẽ
chịu trách nhiệm hướng họ đến các hình thức hợp tác cụ thể. Các nhà báo vẫn
sẽ chuyên sâu vào lĩnh vực của mình, đa kỹ năng cũng cần thiết nhưng khơng
bắt buộc. Hình thức hội tụ thì khơng được xem như là nhu cầu chiến lược mà
được coi là một công cụ góp phần thay đổi mơi trường và phong cách làm việc.
Mơ hình độc lập tương đối: Đây là hình tức hội tụ thấp nhất trong đó
hoạt động báo chí trong tổ chức tương đối độc lập. Việc thiết kế tòa soạn hội
tụ khơng có nghĩa là sẽ hướng tới khía cạnh hợp tác trong công việc. Những
rào cản, những khác biệt giãu in ấn, trực tuyến, phát thanh, truyền hình trong
cùng tổ chức là khơng dễ khắc phục. Hình thức hội tụ thậm chí khơng được
xem như là một phương pháp để cải thiện chất lượng công việc. Việc hợp tác
xảy ra một cách khơng có quy luật, có khi chỉ là tình cờ, phụ thuộc vào từng
cá nhân những người làm báo. Như vậy ở mơ hình này, các đơn vị chỉ hợp
nhất về không gian và tổ chức. Công việc cũng tương đối độc lập, sự hợp tác
18
giữa các đơn vị diễn ra đơn lẻ, chủ yếu dưới hình thức trao đổi ý tưởng và tuy
có nhiều kênh, loại hình phân phối thơng tin đến cơng chúng, nhưng sự liên
kết lẫn nhau giữa các kênh còn hết sức lỏng lẻo.
Một cách phân chia khác dựa trên kênh đưa tin thì mơ hình tịa soạn hội
tụ hiện nay cũng gồm ba loại, ba cấp độ chính:
Mơ hình tịa soạn 1.0: Lấy sản phẩm in làm trung tâm. Ở mơ hình này
các kênh thơng tin như báo in, báo mạng, tuy có sự liên kết với nhau nhưng
lại khá độc lập về quy trình cơng việc. Biên tập viên của báo in và báo mạng
vẫn riêng biệt. Họ vẫn cùng làm việc trong cùng một khơng gian mở nhưng
phóng viên chỉ tập trung sản xuất tin bài cho báo in. Báo mạng sẽ chọn lựa
một số tin tức nổi bật của báo in để đưa lên mạng, có thể giữ nguyên hoặc
biên tập lại. Điều này cho phép các báo in tiếp tục sản xuất những tin tức có
chất lượng, những bài điều tra, phân tích sâu. Như vậy, mơ hình tịa soạn này
chỉ hợp nhất về khơng gian làm việc, phóng viên chỉ cần viết cho một loại
hình và các đơn vị chuyên môn hoạt động khá độc lập.
Mơ hình tịa soạn 2.0: Lấy báo điện tử làm trung tâm. Ở mơ hình này,
các tin tức được ưu tiên phát trên mạng và các ứng dụng điện thoại di động
trước, sau đó mới đến báo in. Nhóm siêu biên tập sẽ điều phối công việc
chung cho tất cả các loại hình. Phóng viên được u cầu sản xuất tin bài cho
cả báo in và báo mạng, nhưng ưu tiên báo mạng và gửi một bản khác cho báo
in và các kênh khác nếu cần. Như vậy, theo mô hình này, phóng viên vẫn có
sự phân vai báo in-báo mạng nhưng phải tác nghiệp theo hướng đa nhiệm,
phải viết cho nhiều loại hình. Cường độ làm việc của phóng viên mơ hình 2.0
cao hơn 1.0 và thơng tin đầu ra được liên kết chặt hơn.
Mơ hình tịa soạn 3.0: Ưu tiên các kênh thơng tin số, cịn được gọi là tịa
soạn hợp nhất. Mục đích của tịa soạn là cung cấp nguồn tin cho tất cả các
kênh thông qua việc hợp nhất các dịng tin hồn chỉnh bằng việc in ấn hay
truyền thông kỹ thuật số, bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất. Ở mơ hình này
khơng có việc từng người sẽ chịu trách nhiệm cho mỗi kênh. Trách nhiệm đưa
tin thoccj về in ấn hay các kênh kỹ thuật số thuộc về tất cả các phóng viên.