Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Những vấn đề cần lưu ý trong SEO ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.53 KB, 16 trang )



Những vấn đề cần lưu ý
trong SEO

Đầu tiên mình muốn gửi lời cảm ơn tới anh Bình
Nguyễn vì đã tổ chức 1 cuộc thi hay ho như thế này để
anh em có dịp trổ tài văn chương và quan trọng hơn cả là
sự chia sẻ những cái mình học được cho cộng đồng cùng
đọc .

Không biết những nội dung ở đây các bạn đã đọc được ở đâu
chưa hay đã được học ở trung tâm đào tạo seo nào đó rồi .
Nhưng dù sao thì mình vẫn muốn chia sẻ lên cho các bạn
chưa được học và đọc về nó nhé . Các cao thủ seo ném đá
nhẹ tay cho em con đường rút lui khỏi giang hồ trong sự
thanh thản .



1. Trọng lượng liên kết


Trọng lượng liên kết bao gồm cả số lượng và chất lượng của
các liên kết được xây dựng trong 1 khoảng thời gian xác
định. Trọng lượng liên kết cao chưa chắc là số lượng liên kết
phải nhiều, và 1 liên kết chất lượng chưa chắc đã đủ để tăng
thứ hạng website.

1.1. Khối lượng liên kết


Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có 1000 liên kết kém chất
lượng và 10 liên kết chất lượng tốt.

Giả sử rằng: mỗi liên kết chất lượng tốt có khối lượng ( tạm
gọi là cân nặng ) = 100 liên kết kém chất lượng

=> Khối lượng của 10 liên kết chất lượng tốt = khối lượng
của 1000 liên kết chất lượng.

Về mặt khối lượng như vậy là bằng nhau và chắc chắn tạo ra
1.000 liên kết kém chất lượng sẽ nhanh hơn và tốn ít công
sức hơn là tạo ra 10 liên kết chất lượng tốt ( Tính tại thời
điểm bắt đầu xây dựng các liên kết ). Tuy nhiên, về mặt số
lượng thì rõ ràng là 10 < 1.000 và giả sử chúng ta cần mua 1
sản phẩm với giá 1 triệu đồng. Nếu bạn đưa cho người bán
hàng 10 tờ 100K chắc chắn người bán hàng sẽ thích hơn là
đưa 1.000 tờ 1K.

=> Nếu coi Google giống như người bán hàng, sản phẩm là
vị trí top của từ khóa thì các liên kết sẽ là giá trị của đồng
tiền và số lượng liên kết là số tờ tiền có mệnh giá xác định
bạn đưa cho google, chất lượng liên kết chính là giá trị của
đồng tiền của quốc gia với sản phẩm của google bán cho bạn.
( đây là ví dụ để các bạn dễ hiểu thôi các bạn đừng chém là
tiền USD > VNĐ thì chất lượng liên kết ở Mỹ cao hơn ở VN
nhé. Khập khiễng lắm )

Do đó, Trọng lượng liên kết với cùng 1 giá trị về khối
lượng, nhưng nếu chất lượng liên kết tốt hơn sẽ được
google đánh giá cao hơn và bền vững hơn là với số lượng

liên kết nhiều gấp n lần mà chất lượng liên kết lại kém
hơn. ( Trường hợp này rất có thể sẽ bị google coi là không tự
nhiên và nhất là khi các thuật toán của google ngày càng
hoàn thiện – đó sẽ là án tử hình cho các webmasters và seoers
)


1.2 Chất lượng liên kết được google đánh giá như thế
nào?


Google đánh giá chất lượng liên kết thông qua các yếu tố
khác quan:
 Natural links: Các liên kết tự nhiên là các liên kết
được đặt xung quanh các text khác có sự liên quan chặt chẽ
về mặt nội dung, lĩnh vực, ý nghĩa…


 URL Of Link: URL của liên kết đích phải được tối ưu
hóa ( thân thiện với công cụ tìm kiếm )

 Deep Link: Độ sâu của liên kết sẽ ảnh hưởng tới tốc độ
crawl của các robots tìm kiếm

 Age Of Link: Tuổi của liên kết sẽ xác định mức độ tin
tưởng của công cụ tìm kiếm với nó. Tuy nhiên, chưa chắc
rằng tuổi của liên kết càng cao là mức độ tin tưởng của công
cụ tìm kiếm càng cao ( Nó không hề tỷ lệ thuận ) vì nó cũng
còn tùy thuộc vào các yếu tố khác nữa mới có thể quyết định
được mức độ tin tưởng của liên kết


 Trust level of the link: Mức độ tin tưởng của liên kết
phụ thuộc nhiều vào tuổi, mức độ phổ biến của nó và chất
lượng của các links building ( ngoài ra còn những yếu tố
khác nữa )

 Link Populary: Mức độ phổ biến của liên kết được xác
định dựa trên tần suất xuất hiện của nó trên internet thông
qua các blog, MXH, website, diễn đàn…trong 1 khoảng thời
gian xác định

 Relative Link: Mức độ liên quan của liên kết được
đánh giá dựa vào mức độ liên qun nội dung của trang đặt liên
kết về trang đích

 Prestige of links building: Uy tín của các liên kết được
xây dựng phụ thuộc vào úy tín của các trang được đặt liên kết
đó.

 Links Dofollow: Với các liên kết được đặt thuộc tính “
nofollow” sẽ không được tính là 1 phiếu bầu và nếu có nhiều
“nofollow links” sẽ ảnh hưởng không tốt đối với chất lượng
liên kết. Do đó, cần phải xây dựng các “dofollow links” để
đảm bảo rằng liên kết đó được “lòng dân”

 Traffic link: Là lưu lượng người truy cập vào links đó
( trực tiếp hoặc qua 1 website khác )




2. Vận tốc liên kết

Là tốc độ mà bạn có được hoặc mất đi liên kết trong 1
khoảng thời gian xác định.

=> Vận tốc liên kết cao trong 1 khoảng thời gian ngắn có thể
sẽ giúp bạn cải thiện được thứ hạng của từ khóa trên serp
trong vài ngày hoặc 1,2 tuần ( tùy vào mức độ của từng
trường hợp cụ thể ) nhưng chắc chắn sau đó nó sẽ bị tụt hạng
rất nhanh và mạnh. Và sẽ rất khó khăn và mất thời gian để
bạn khôi phục nó quay trở lại

Để có được một kết quả lâu dài và ổn định thì việc xây dựng
liên kết với 1 tốc độ phù hợp và đều đặn là phương pháp tốt
nhất để google có thể đánh giá cao liên kết đích của bạn.


3. Dòng chảy liên kết ( cái này chắc nhiều bạn cũng đọc
rồi )

Là số lượng và dòng chảy của các liên kết trên 1 trang tới các
trang khác.
Chúng ta cần kiểm soát dòng chảy liên kết như sau:


4. Hành vi tìm kiếm và sử dụng thông tin ảnh hưởng tới
kết quả tìm kiếm

Google là công cụ tìm kiếm lớn và nó là một công cụ tìm
kiếm thông minh nhất hiện nay, hiện tại nó đang dần dần

hoàn thiện để nâng cao khả năng truy xuất các kết quả tìm
kiếm chính xác nhất, có lợi nhất cho người dùng. Chính vì
vậy, chắc chắn google đã và đang nghiên cứu những hành vi
tìm kiếm và sử dụng thông tin của người dùng để đưa ra các
thuật toán đánh giá thứ hạng website của chúng ta.

Như vậy, làm seo muốn tốt và hiệu quả lâu dài cũng cần phải
hiểu được những hành vi tìm kiếm và sử dụng thông tin của
người dùng như nào để có những kế hoạch seo phù hợp và
hiệu quả nhất.

Quy trình tìm kiếm thông tin của chúng ta thường sẽ là:



Như vậy, chúng ta sẽ cần bàn về ảnh hưởng tới kết quả tìm
kiếm như nào từ bước thứ 2 nhé.

1. Hành vi số 2: Nếu chúng ta tìm kiếm 1 từ khóa, nếu kết
quả truy xuất ra với các tiêu đề, mô tả không đúng với cái
chúng ta đang cần tìm, liệu chúng ta có click vào đó không,
kể cả khi nó ở vị trí top 1.

=> Có thể thấy rằng, các website được click vào từ kết quả
tìm kiếm càng nhiều thì chứng tỏ rằng, title và description
của trang website đó mô tả rất đúng với những gì người tìm
kiếm cần.

=> +1/10 điểm đánh giá thứ hạng cho website đó ( theo đánh
giá chủ quan thôi nhé )



2. Hành vi số 3: Nếu chúng ta click vào 1 website nào đó mà
nội dung bên trong không đúng như chúng ta cần hoặc như
tiêu đề và mô tả trên kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ tắt
trang đó ngay và ko có những hành vi tiếp theo đối với trang
đó nữa. và ngược lại

=> Nếu có nhiều người click vào website của bạn, sau đó tắt
luôn. Google có thể hiểu rằng: Website của bạn không có ích
cho họ và việc tụt hạng trên kết quả tìm kiếm là điều sớm hay
muộn mà thôi

=> -x/10 điểm đánh giá thứ hạng website đó ( tùy theo số
lượng các kết quả tìm kiếm có ích khác )

=> +2/10 điểm đánh giá thứ hạng website đó


2. Hành vi số 4: Nếu chúng ta tìm thấy 1 bài viết hay, có ích
thì chắc chắn bạn sẽ có 1 niềm tin rằng, các bài viết liên quan
khác của website đó cũng sẽ có nhiều bài hay khác nữa. Và
hành động tiếp theo của họ sẽ là tìm kiếm các thông tin liên
quan trên website đó. Và họ càng tìm kiếm càng lâu, càng
nhiều thì càng chứng tỏ rằng website đó là có ích với họ. Tuy
nhiên, nếu họ chỉ tìm kiếm 1 hồi và không ở lại lâu và cũng
không xem xét nội dung nào trên trang đó thì có nghĩa là
website đó cũng chỉ có 1 vài nội dung là hưu ích mà thôi

=> Google có thể hiểu rằng, website của bạn thực sự là hữu

ích hoặc là 1 website bình thường mà thôi.
=> + 3/10 điểm đánh giá cho thứ hạng website thực sự hữu
ích

3. Hành vi số 5: Chắc chắn rằng, bài viết phải hay, và hữu
ích thì chúng ta mới copy về và chia sẻ hoặc like… nó.

=> +1/10 điểm đánh giá cho thứ hạng website đó

4. Hành vi số 6: Nếu chúng ta quay lại 1 website nào đó,
điều này chứng tỏ website đó có nhiều thông tin mới, có ích
cho chúng ta. Do đó google sẽ đánh giá cao về chất lượng và
uy tín của website đó. Nhưng quan trọng là google không chỉ
đánh giá chúng ta quay lại 1 lần mà là rất nhiều lần + số
người quay lại

=> +x/10 điểm đánh giá thứ hạng website đó ( tùy theo mức
độ uy tín của website đó do google đánh giá là như nào )


Rút hết ruột gan ra rồi đó nha . Thanks các bạn đã thanks
và comment ủng hộ bài viết này nhé! Cảm ơn cả các bạn đã
chia sẻ bài viết này và ghi rõ nguồn nhé .

Chúc cho thegioiseo của chúng ta luôn phát triển và có được
nhiều bài viết chia sẻ bổ ích hơn nữa :X

×