Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thủ tục xét xử phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.9 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

ĐINH THỊ TRANG

THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, năm 2021

Luan van


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

ĐINH THỊ TRANG

THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI ĐỨC HỨA



Hà Nội, năm 2021

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn “Thủ tục xét xử phúc thẩm đối
với người dưới 18 tuổi từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tơi thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của
Tiến sĩ Bùi Đức Hứa. Tất cả những tài liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình khoa học nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

Đinh Thị Trang

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ

PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI ....... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, sơ lược lịch sử về sự hình thành và
phát triển của BLTTHS có ảnh hưởng đến của thủ tục xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi ............................................ 8
1.2. Nội dung của thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi ............................................................................................. 17
1.3. Phân biệt thủ tục phúc thẩm với xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối
với bị cáo là người dưới 18 tuổi ........................................................................ 18
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ
PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ....................................................................................................... 21
2.1. Quy định của pháp luật về thủ tục xét xử phúc thẩm đối với bị cáo là
người dưới 18 tuổi ............................................................................................. 21
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí
Minh .................................................................................................................. 37
2.3. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện về thủ tục xét
xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi tại Thành
phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân .................................................................... 48
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH .........................................................................................................................52

Luan van


3.1. Yêu cầu hoàn thiện quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi ............................................................. 52

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi ............................................................. 54
3.3. Các giải pháp khác ..................................................................................... 58
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 66

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật Tố tụng hình sự

TANDTC:

Tịa án nhân dân tối cao

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

Tp. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


VAHS:

Vụ án hình sự

VPPL:

Vi phạm pháp luật

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Bảng 2.1: Thống kê số lượng vụ án hình sự do người dưới 18 tuổi thực hiện
tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử cấp phúc thẩm từ năm 2016 đến
năm 2020 ............................................................................................... 41
Bảng 2.2: Thống kê số lượng bị cáo đã bị xét xử là người dưới 18 tuổi
trong tổng số bị cáo đã thụ lý bị xét xử phúc thẩm từ năm 2016 đến
2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 412
Bảng 2.3: Cơ cấu các loại tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện đã được
xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến 2020.......43
Bảng 2.4: Thống kê mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi bị xét xử
phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến 2020 ........... 44
Bảng 2.5: Thống kê người dưới 18 tuổi bị xét xử phúc thẩm tại Thành phố
Hồ Chí Minh theo nhóm tuổi ................................................................ 45

Luan van


Luan van



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay đất nước ta dưới sự lãnh đạo
của Đảng đã có nhiều thay đổi, phát triển nhanh chóng về mọi mặt nhằm đưa
đất nước ta từng bước sánh ngang với các nước trên thế giới, nước ta đã tham
gia vào nhiều tổ chức phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị...trong mấy thập
kỷ gần đây nước ta đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có tầm quan
trọng trong sự phát triển mọi mặt tại Đơng Nam Á nói riêng và châu Á nói
chung. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội...ngồi
việc du nhập thêm những điểm tích cực cũng cịn tồn tại và hình thành nên
nhiều tội phạm mới trong thời kỳ hội nhập. Tình hình phạm tội nói cung cũng
như phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện ngày càng phổ biến, đó là vấn
đề rất được quan tâm chú ý hiện nay.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm đối
với người dưới 18 tuổi là: “Vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án,
trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để
làm giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng
để các việc sai trái ấy xảy ra”, quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) năm 2015 đã dành nguyên 01 chương riêng biệt (Chương XXVIII,
gồm có 18 điều, từ Điều 413 đến Điều 430) quy định về thủ tục tố tụng đối
với người dưới 18 tuổi để giải quyết những vụ án hình sự (VAHS) có liên
quan đến người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi như: Người bị buộc
tội, người bị hại, người làm chứng từ đó tạo điều kiện để giúp những người
nói trên tham gia tố tụng, bảo đảm được quyền lợi chính đáng của những
người này do họ chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự trong việc giải quyết các vụ án mà bị cáo là người

1


Luan van


dưới 18 tuổi, cho thấy những người tiến hành tố tụng không những phải nắm
vững các quy định của pháp luật, tuân thủ chặt chẽ các thủ tục tố tụng đặc biệt
này mà cịn phải có kiến thức hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của
lứa tuổi dưới 18 tuổi để đề ra đường lối xét xử vừa thấu tình đạt lý, phục vụ
nhiệm vụ chính trị địa phương; song quan trọng hơn giúp các em hiểu rõ các
quy định của pháp luật tránh được các vi phạm đáng tiếc xảy ra, giúp các em
sửa chữa lỗi lầm trở thành các cơng dân có ích cho gia đình và xã hội.
Do vậy, trong thời gian qua Tồ án nhân dân đã có nhiều cố gắng thực
hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao góp phần quan trọng trong cơng tác
đấu tranh phịng chống tội phạm, phục vụ nhiệm vụ chính trị. Song với yêu
cầu cải cách tư pháp, cơng tác xét xử các VAHS của Tồ án nhân dân các cấp
vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót nhất là xét xử phúc thẩm VAHS đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi như: Vẫn cịn tình trạng những người tiến hành tố
tụng chưa được đào tạo chuyên sâu về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với
người dưới 18 tuổi nhưng vẫn tiến hành tố tụng; việc áp dụng biện pháp tạm
giam đối với bị cáo dưới 18 tuổi trong xét xử phúc thẩm có lúc vẫn cịn vi
phạm; trình độ của một số người tiến hành tố tụng chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao; sự đánh giá, nhìn nhận đối với lứa tuổi dưới 18 tuổi
phạm tội theo nhiều chiều hướng khác nhau dẫn đến đường lối xử lý chưa
thống nhất còn mang nặng tính răn đe... tác dụng giáo dục, phịng ngừa chưa
đáp ứng.
Chính vì vậy, trước những địi hỏi của cơng cuộc cải cách tư pháp, việc
nâng cao chất lượng xét xử phúc thẩm VAHS đối với bị cáo là người dưới 18
tuổi tại địa phương là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như
thực tiễn áp dụng pháp luật. Vì lý do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc xét xử vụ án có bị

cáo là người dưới 18 tuổi trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp để tiếp tục góp phần hồn thiện những quy định về thủ tục tố
2

Luan van


tụng xét xử phúc thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi và giải quyết
những vướng mắc của thực tiễn áp dụng BLTTHS là việc cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Thủ tục xét xử phúc thẩm đối với người dưới
18 tuổi từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thực tế bị cáo trong các vụ án hình sự là rất đa dạng, đủ thành
phần nhưng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi,
nhận thức...luôn được chú trọng nhằm bảo vệ quyền lợi cho họ một cách tốt
nhất có thể. Về phần hình phạt đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi cũng có
phần đặc biệt hơn đối với bị cáo là người thành niên nhằm giúp họ nhận ra
hành vi vi phạm pháp luật, cho họ có nhiều cơ hội sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Đối với đề tài “Thủ tục xét xử phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, học viên đã tham khảo một số nghiên cứu
về lĩnh vực tư pháp đối với người dưới 18 tuổi như:
PGS.TS. Trần Đình Nhã, “Chương XXIV – Trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội”, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 (tập thể tác giả do GS.TS. Võ
Khánh Vinh chủ biên);
ThS. Trịnh Đình Thể, “Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006;
Nguyễn Thùy Dương, “Quyền bào chữa của người bị buộc tội dưới 18

tuổi theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”,
Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, 2018;
Đặng Thị Thùy Vân, “Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18
tuổi phạm tội từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn
thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, 2020;

3

Luan van


Trần Thị Thùy Dương, “Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18
tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học,
Học viện khoa học xã hội, 2018;
Ths. Nguyễn Anh Chung, “Người phạm tội dưới 18 tuổi nhưng khi kết
án đã đủ 18 tuổi, áp dụng quy định nào để xóa án tích?”, Tạp chí Tịa án nhân
dân điện tử, đăng ngày 29/6/2020;
Tác giả Nguyễn Mai Bộ và Hồng Ngọc An, “Chính sách hình sự đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 19/2020.
Các cơng trình nghiên cứu ở trên chủ yếu đề cập đến cả quá trình giải
quyết vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi)
từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cho đến thi hành án mà chưa đi sâu vào
thủ tục xét xử hình sự phúc thẩm trên phạm vi lý luận chung cũng như việc áp
dụng thủ tục xét xử đối với người dưới 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Tp. HCM). Qua tìm hiểu về xét xử hình sự phúc thẩm đối với người dưới 18
tuổi phạm tội tại Tp. HCM vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận.
Vì vậy, việc lựa chọn và tiến hành nghiên cứu luận văn với đề tài: “Thủ
tục xét xử phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh” là cần thiết và khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã

cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự
đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi của Tòa án nhân dân Tp. HCM, luận văn
đưa ra các giải pháp hoàn thiện thủ tục xét xử phúc thẩm VAHS đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi tại Tp. HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ luận văn tập trung giải quyết là:
4

Luan van


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.
- Phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ
tục xét xử hình sự phúc thẩm đối với vụ án bị cáo là người dưới 18 tuổi.
- Phân tích và đánh giá thực trạng xét xử hình sự phúc thẩm đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn Tp. HCM; chỉ ra những kết quả đạt
được,hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân.
- Xây dựng phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả áp dụng thủ tục xét xử phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử phúc thẩm đối với người dưới
18 tuổi phạm tội. Quy đinh của pháp luật về thủ tục xét xử phúc thẩm đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn thực thi các quy định về thủ tục xét
xử phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tp. HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt
động xét xử hình sự phúc thẩm từ khi Tòa án nhận kháng cáo, kháng nghị đến
khi kết thúc bằng một bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật của cấp phúc
thẩm đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi mà Tòa án nhân dân Tp. HCM xét
xử từ năm 2016 đến 2020 đối với các bản án, quyết định của các Tòa án cấp
quận, huyện, thành phố đã xét xử sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm. Không nghiên cứu đối với những người tham gia tố tụng khác
và các bản án, quyết định do Tòa án nhân dân Tp. HCM xét xử sơ thẩm bị
kháng cáo, kháng nghị.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

5

Luan van


Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
Nhà nước và pháp luật, về quyền con người và quyền cá nhân trong tố tụng
hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, bình luận, suy luận logic,
phân tích quy phạm pháp luật, tổng hợp, thống kê tình hình thực tiễn xét xử
tại Tịa án nhân dân Tp. HCM. Qua đó học viên nghiên cứu rút ra những
kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc của thủ tục xét xử
phúc thẩm vụ án đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi nhằm tìm ra nguyên
nhân của những hạn chế, vướng mắc đó.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa về lý luận
Luận văn nghiên cứu đầy đủ các phương diện của quy định pháp luật tố
tụng về áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong khi xét xử phúc thẩm vụ án và
thực tiễn quá trình giải quyết vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi tại Tp.
HCM, qua đó phát hiện những điểm đã đạt được và hạn chế, làm rõ hơn
những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử phúc thẩm đối với bị cáo là người dưới
18 tuổi.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, luận văn đã nêu lên những hạn
chế, vướng mắc trong việc áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự trong thực tiễn
xét xử phúc thẩm các vụ án về bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đó
đưa ra những đề xuất về hướng giải quyết sao cho phù hợp với thực tế, đồng
thời hạn chế những sai lầm, khuyết điểm của cơ quan tiến hành tố tụng và
người tiến hành tố tụng. Luận văn của tác giả góp một phần nhỏ trong nguồn
kiến thức rộng lớn về hình sự, có thể giúp cho sinh viên, học viên, tài liệu
tuyên truyền pháp luật, phục vụ cho những người làm công tác thực tiễn và
6

Luan van


những ai có quan tâm đến lĩnh vực pháp luật hình sự đối với người dưới 18
tuổi nói chung cũng như thủ tục xét xử phúc thẩm đối với bị cáo là người
dưới 18 tuổi sử dụng làm tài liệu tham khảo
7. Kết cấu của luận văn
Gồm có phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục các bảng số liệu thống kê, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi.
Chương 2: Quy định của pháp luật về thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án

hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi và thực tiễn áp dụng tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh.

7

Luan van


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, sơ lược lịch sử về sự hình thành
và phát triển của BLTTHS có ảnh hưởng đến thủ tục xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi
1.1.1. Khái niệm thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi
Thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” mới được nhắc đến nhiều ở Việt Nam
trong những năm gần đây trong BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
và BLTTHS năm 2015. Theo quan niệm thông dụng quốc tế thì thuật ngữ này
được dùng với nghĩa chỉ tất cả các quá trình và thủ tục xử lý các hành vi
VPPL (cả hành chính và hình sự) do những người dưới 18 tuổi thực hiện. Với
ý nghĩa đó, khái niệm này bao trùm rất nhiều giai đoạn từ ngăn ngừa, giáo dục
đến xử lý hành chính, xử lý hình sự và tái hồ nhập cộng đồng cho người
dưới 18 tuổi vi phạm, sau khi họ đã chấp hành đầy đủ hình phạt và các biện
pháp giáo dục. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi người dưới 18 tuổi là
những người chưa trưởng thành do họ còn chưa phát triển đầy đủ về thể chất
và trí tuệ. Bên cạnh các điều khoản quy định riêng trong Hiến pháp về người

dưới 18 tuổi, Nhà nước còn ban hành riêng một văn bản luật quy định một
cách toàn diện về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Pháp luật hình sự đã có
chương riêng và một số điều khoản riêng quy định áp dụng đối với người
dưới 18 tuổi. Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 [21, tr.12] tại Điều
1 quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với
trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn. Cơng ước này thì Quy tắc tối
thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
ngày 14/12/1992 về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên
8

Luan van


(Quy tắc Bắc Kinh) cũng nêu rõ người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi
như là một sự kế thừa của Công ước về quyền trẻ em. Quy tắc Riyath được
Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.12.1990 [22, tr.20] về phòng ngừa phạm
pháp ở người chưa thành niên được mặc dù không đưa ra một cách cụ thể về
khái niệm người chưa thành niên song thông qua các quy định cũng giúp
chúng ta hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người dưới 18
tuổi được coi là bị can khi họ có quyết định khởi tố đối với một người đã thực
hiện hành vi phạm tội. Khái niệm bị can được tồn tại suốt cả quá trình tiến
hành tố tụng từ khi điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử, họ trở thành bị cáo là khi
họ đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyết định đưa vụ án ra xét xử là
cơ sở pháp lý chứng minh đã đủ chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử mà không
phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án.
Như vậy, người thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình tố tụng này
chưa đủ 18 tuổi là bị can, người dưới 18 tuổi kể từ thời điểm có quyết định
đưa vụ án ra xét xử của Tồ án đã thụ lý vụ án khi đó bị can chính thức trở
thành bị cáo. Thủ tục xét xử đầu tiên tại Tòa án là xét xử sơ thẩm, tùy vào các
căn cứ khác nhau của BLTTHS sẽ có các thủ tục tố tụng tiếp theo là phúc

thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Q trình xét xử để có bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và
phù hợp với người dưới 18 tuổi thì việc tìm hiểu đặc điểm bị cáo người dưới
18 tuổi là không thể thiếu đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến
hành tố tụng. Điểm đặc trưng của người dưới 18 tuổi là sự phát triển chưa
toàn diện về nhận thức, do vậy việc xét xử chủ yếu nhằm giáo dục, qua đó
giúp các em nhận thức được sai lầm và tuân thủ quy định của pháp luật.
Những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Cũng như thủ tục phúc thẩm xét xử VAHS nói chung, thủ tục phúc
thẩm VAHS bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện được bắt đầu bằng việc

9

Luan van


xem xét các kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định cấp
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Với những đặc điểm đặc thù của bị cáo là
dưới 18 tuổi, thủ tục xét xử phúc thẩm VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi
ngồi các quy định về thủ tục chung còn phải bảo đảm những nguyên tắc
được quy định riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Điều 91 BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Như vậy: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại
hoặc xét xử lại vụ án mà quyết định, bản án sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp
luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Thủ tục xét xử phúc thẩm là trình tự, thực hiện việc xem xét lại bản án
chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị.
Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đã quy định những biện pháp
bảo đảm cho toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt

tội phạm, khơng làm oan người vơ tội. Tồ án khi xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự phải ra bản án hoặc quyết định hợp pháp và có căn cứ. Mặc dù vậy, không
loại trừ trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm không đáp ứng được yêu cầu
của pháp luật. Để thận trọng trong việc xét xử cũng như bảo đảm quyền phản
đối bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát,
bị cáo, bị hại và đương sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định nguyên tắc
chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. Theo nguyên tắc này, bản
án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc
ra quyết định mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại ở cấp xét xử
thứ hai.
Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dưới hình thức phiên toà và xét
lại quyết định sơ thẩm dưới hình thức phiên họp và xem xét tính hợp pháp,
tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm về mặt nội dung. Những chủ
thể liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có quyền tham gia phiên tồ hoặc
phiên họp phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tồ án
10

Luan van


cấp phúc thẩm ra bản án hoặc quyết định cần thiết khác để giải quyết vụ án.
“Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.” (khoản 2 Điều
355 BLHS năm 2015)
1.1.2. Các đặc điểm của thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối
với bị cáo là người dưới 18 tuổi
Một là, bên cạnh phải thực hiện đúng các nguyên tắc xử lý tại Điều 3
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì khi xét xử phúc thẩm vụ án
hình sự có người dưới 18 tuổi phạm tội người tiến hành tố tụng cần thực hiện
đúng các nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017).

Hai là, Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội khơng nghiêm
trọng hoặc ít nghiêm trọng, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, là người
đồng phạm có vai trị khơng đáng kể trong vụ án, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
nếu khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017). Quy định của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội không xử phạt tù Chung thân hoặc Tử hình. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa
án cho bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp
dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích
hợp ngắn nhất; khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội và án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì khơng tính
để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Ba là, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết quy định tại
Điều 110, 111, 112 và Điều 119 BLTTHS năm 2015.
Bốn là, đối với người tiến hành tố tụng ngồi trình độ chun mơn,
nghiệp vụ đã được pháp luật cơng nhận thì có thể nói cần có các kỹ năng mềm
như hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Bởi những người tiến hành tố tụng am hiểu về những vấn đề, đặc điểm riêng,

11

Luan van


tính cách của người dưới 18 tuổi thì mới có thể đánh giá, nhận xét được một
cách xác đáng về tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều
kiện phạm tội, động cơ mục đích phạm tội cũng như nhân thân của người
phạm tội, từ đó có thể áp dụng biện pháp xử lý thích hợp.
Năm là, việc tham gia tố tụng của người đại diện hợp pháp, nhà trường,
đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và

sinh hoạt, người bào chữa do bị cáo, gia đình bị cáo yêu cầu hoặc theo sự
phân công chỉ định của cơ quan tiến hành tố tụng có quyền tham gia tố tụng
theo quyết định của Tòa án.
1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị
cáo là người dưới 18 tuổi
Người dưới 18 tuổi thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và sự bảo vệ
đặc biệt nhóm đối tượng này được quy định trong luật quốc tế và luật pháp
của tất cả các quốc gia, chỉ khác nhau về cách thức và mức độ. BLTTHS năm
2015 kế thừa những điểm tiến bộ trong các Bộ luật trước đây, phù hợp với
luật pháp quốc tế, xây dựng thủ tục tố tụng riêng đối với bị cáo là người dưới
18 tuổi tại Chương XXVIII.
Quy định thủ tục riêng này bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều
40 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989: “Các quốc gia thành viên
phải tìm cách thúc đẩy việc thiết lập những đạo luật, thủ tục, các cơ quan và
thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị tình nghi, bị cáo buộc hay bị xác
nhận là VPPL hình sự”, cũng như các Cơng ước khác về quyền con người mà
Việt Nam tham gia.
Xét xử phúc thẩm sửa chữa những sai lầm trong việc giải quyết vụ án
của Toà án cấp sơ thẩm. Toà án cấp phúc thẩm khi kiểm tra tính hợp pháp,
tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và trong quá trình xét xử lại vụ
án, xét lại quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện những sai lầm, thiếu sót
trong việc giải quyết vụ án của Tồ án cấp sơ thẩm và khắc phục, sửa chữa
12

Luan van



×